Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện môi trường nước do ô nhiễm môi trường tại làng nghề bún ở Phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỂ CẢI
THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG
NGHỀ BÚN PHƯỜNG KHẮC NIỆM, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH
BẮC NINH
Sinh viên: TRẦN THỊ LÝ
Ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Lớp: K56-KTNNB
Khóa: 2011-2015
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Ban Giám hiệu Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo, đặc
biệt là thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT, những người đã trang bị chi tôi
những kiến thức cơ bản và định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo
đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu.
- UBND phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Phòng
Quan Trắc Môi Trường tỉnh Bắc Ninh và người dân trên địa bàn nghiên cứu đã
cung cấp những thông tin cần thiết, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu thực tiễn tại địa phương.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Song.
Người thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới những bạn bè và người thân
trong gia đình, luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cả về vật chất và tinh
thần để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Lý
1
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Bắc Ninh- tỉnh dẫn đầu trong cả nước về số lượng làng nghề và sự phát triển
mạnh của kinh tế làng nghề. Làng nghề truyền thống phát triển không những
giúp thu nhập của người dân được nâng cao chất lượng cuộc sống ngày một tốt
lên mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận lớn lao động. Tuy
nhiên sự phát triển về kinh tế lại được đánh đổi bởi mức độ ô nhiễm ngày càng
gia tăng của môi trường. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí hiện đang ở
mức báo động, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của đại đa số người dân trong
các làng nghề truyền thống tại đây.
Trước tình hình đó đề tài đã đi sâu nghiên cứu mức sẵn lòng trả của các hộ
dân nhằm cải thiện môi trường nước do ô nhiễm môi trường tại làng bún truyền
thống Khắc Niệm, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố chính ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi
trả của người dân từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước trên địa bàn.
Mục tiêu chung của đề tài trên cơ sở nghiên cứu, xác định mức sẵn lòng trả của
người dân phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh do ô nhiễm môi
trường nước từ sản xuất bún, đề xuất giải pháp cụ thể cho người dân và chính
quyền cải thiện môi trường nước. Để tiến hành nghiên cứu thực tế, tôi đã tìm hiểu
và hệ thống hóa cơ sở lý luận về môi trường, ô nhiễm môi trường, mức sẵn lòng
chi trả, phương pháp CVM. Các đề tài nghiên cứu có liên quan tới vấn đề môi
trường, áp dụng các phương pháp luận về hàng hóa dịch vụ môi trường trên Thế
giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản
xuất bún gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trên
địa bàn, tình hình kinh tế xã hộ tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó xác định mức sẵn
lòng chi trả của người dân, phân tích đánh giá các yếu tố chính tác động tới mức

sẵn lòng chi trả. Đề xuất giảm pháp hạn chế tác động của sản xuất bún ảnh
hưởng tiêu cực tới môi trường và môi trường nước trên địa bàn.
Khi nghiên cứu thực tế, đề tài sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường
(CVM) là phương pháp trọng tâm nghiên cứu và các phương pháp thống kê.
Phương pháp CVM sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, một thị trường giả
định được đưa ra nhằm tìm ra mức sẵn lòng chi trả(WTP) của đối tượng được
điều tra. Một bảng hỏi với các câu hỏi đóng- mở được thiết kế để tìm ra mức
WTP của người gây ô nhiễm và chịu ô nhiễm. Phương pháp thống kê sẽ cho
1
thấy thực trạng tình hình ô nhiễm tại địa phương, thống kê phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả trên cơ sở thông tin đã thu thập. Từ đó, đề
tài có cơ sở đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước tại địa phương, giảm
thiểu ô nhiễm.
Qua điều tra, cho thấy trên địa bàn phường Khắc Niệm có ba khu chuyên
sản xuất bún Tiền trong, Tiền Ngoài và Quế Sơn(nằm tách biệt với 5 khu phố
khác) và có tới 200 hộ sản xuất bún và 140 máy làm bún. Năng suất trung bình
của các hộ từ 5 tạ- 1 tấn/ ngày mang lại nguồn thu nhập ổn định từ 5- trên 7
triệu đồng/tháng cho hộ sản xuất vừa và lớn. Với năng suất đó mỗi ngày các hộ
làm bún tại Khắc Niệm đã thải ra môi trường một lượng lớn nước thải khoảng từ
4000- 5500m
3
/ngày. Điều này đã ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất
của người dân nơi đây. Nguồn nước tại các ao hồ, kênh mương … tại làng nghề
bún đều ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi tanh, người dân có các dấu hiệu về các bệnh
ngoài da.
Các đối tượng điều tra đều nhận định sản xuất bún có gây ảnh hưởng đến
môi trường và môi trường nước, họ đều bày tỏ mối lo ngại về vấn đề ô nhiễm
nước đang ngày càng nghiêm trọng tại địa phương. Tuy nhiên, các hộ làm bún
và cả người dân sống tại đây đều không có biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm,
nếu có thì các biện pháp đều ở mức đơn giản, hiện tại với mức ô nhiễm nghiêm

trọng thì không có tác dụng. Họ mong muốn nguồn nước được cải thiện, có nước
sạch để sử dụng cho sinh hoạt.
Phía cơ quan, chính quyền địa phương cũng nhận định tình trạng và mức độ
ô nhiễm tại địa bàn nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở mức nghiêm
trọng. Năm 2007 phường được Viện Khoa học và Thủy lợi làm chủ dự án hỗ trợ
xây dự bể xử lí nước thải cho làng nghề bún với công suất 450 m
3
/ngày đêm
song do lượng nước thải quá lớn công trình chỉ hoạt động trong vòng 1 năm, cho
tới nay hệ thống xử lí đã ngưng hoạt động. Phía địa phương có những phương
ánh nhất định: thu gom rác thải, nạo vét kênh mương….nhằm giẩm ô nhiễm
nhưng chưa có giải pháp cụ thể triệt để giảm ô nhiễm nước. Cũng chưa có mức
phạt nào đối với đối tượng gây ô nhiễm làng nghề hay hoạt động gây ô nhiễm
của làng nghề truyền thống dẫn tới khó khăn trong công tác quản lí.
Nghiên cứu thực hiện điều tra phỏng vấn trên 120 hộ trong địa bàn sản xuất
bún. Khi được hỏi về mức sẵn lòng tham gia chi trả của người dân có tới 97,5%
2
tổng số hộ sẵn lòng tham gia chi trả, 2,5% số hộ cho rằng họ không đủ khả năng
chi trả hoặc họ không gây ô nhiễm không phải trả.
Mức WTP trung bình của các đối tượng điều tra là 33.162(đồng/hộ/tháng).
Trong đó mức WTP của hai đối tượng: hộ sản xuất bún và người dân là khác
nhau. Hộ sản xuất bún bằng lòng chi trả mức WTP= 40.000 đồng/tháng và
50.000 đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất cùng là 31.7%, WTP thấp nhất là 20.000
đồng/tháng. Ước tính mỗi hộ làm bún sẽ bằng lòng chi trả 38.830
(đồng/hộ/tháng) để cải thiện chất lượng môi trường nước do ô nhiễm từ hoạt
động sản xuất bún gây ra cho môi trường nước. Nghiên cứu điều tra 60 hộ dân
thì có 3 hộ không sẵn lòng tham gia chi trả. Có 40% số hộ được điều tra sẵn lòng
chi trả ở mức WTP= 30.000 đồng/tháng, 1,7% hộ có WTP= 50.000 đồng/tháng.
Mức WTP trung bình hộ dân sẵn lòng chi trả để cải thiện môi trường nước
25.830(đồng/hộ/tháng). Vậy người gây ô nhiễm sẵn lòng chi trả ở mức cao hơn

so với người chịu ô nhiễm để cải thiện ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng
từ sản xuất bún của họ tác động tới môi trường xung quanh. Mức sẵn lòng trả
của các hộ cũng được xác định chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Tuổi, Giới tính,
Trình độ, Nghề nghiệp, Đánh giá về chất lượng môi trường nước và Thu nhập.
Sau khi phân tích dựa trên các kết quả từ mô hình hồi quy, nghiên cứu cho thấy
WTP của người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố chính: Giới tính: các
đối tượng là nam giới có mức WTP cao hơn so với nữ giới; Nghề nghiệp: hộ làm
nghề bún và các nhóm ngành nghề có thu nhập cao ổn định cũng sẵn lòng chi trả
cao hơn so với nông dân; Đánh giá về chất lượng môi trường môi trường nước:
đối tượng đánh giá chất lượng môi trường nước ô nhiễm do sản xuất bún có mức
sẵn lòng chi trả cao hơn so với đối tượng đánh giá khác; Thu nhập: được xác
định là yếu tố tác động trực tiếp tới mức bằng lòng chi trả. Đối tượng có thu
nhập cao sẵn lòng chi trả cao hơn cho cải thiện chất lượng môi trường nước.
Cuối cùng nghiên cứu cũng chỉ ra nhũng khó khăn tồn tại của môi trường
hiện tại. Đề xuất các giải pháp cơ bản khắc phục tình trạng ô nhiễm nước: Một
là, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Hai là, Quy
hoạch không gian làng nghề theo đặc thù ngành nghề gắn với bảo vệ môi trường.
Ba là, chính quyền địa phương tăng năng lực quản lý và tổ chức thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường. Bốn là, huy động sự tham gia đóng góp của cộng
đồng dân cư vào công tác bảo vệ môi trường.
3
Do thời gian nghiên cứu có hạn, qua phần kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra
các kết luận phù hợp bới các mục tiêu:
Thứ nhất, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về môi trường, ô nhiễm môi
trường nước, mức sẵn lòng chi trả, phương pháp CVM. Đề tài cũng đã
nghiên cứu cơ sở thực tiễn về những nghiên cứu có liên quan tới môi trường
nước, mức sẵn lòng chi trả hay phương pháp CVM ở Việt Nam và trên thế
giới từ đó đúc rút ra bài học kinh nghiệm.
Thứ hai, đề tài đã đề cập đến thực trạng sản xuất bún trên địa bàn
phường Khắc Niệm và ảnh hưởng của nó tới môi trường nước.

Thứ ba, Nghiên cứu điều tra phỏng vấn 120 hộ dân. Sau khi tiếp xúc ,
phỏng vẫn hộ dân và sử dụng phương pháp CVM để tìm hiểu, nghiên cứu đã đề
ra 5mức giá khác nhau cho các hộ trong đó mức giá thấp nhất là 10.000 đồng
/tháng và mức cao nhất là 50.000 đồng /tháng. Trong đó đa số hộ dân sẵn lòng
chi trả ở mức 30.000 đồng/tháng, 10.000 đồng/tháng là mức người dân lựa chọn
ít nhất. Kết quả thu được qua nghiên cứu cho thấy, mức tiền chi trả bình quân
của người được phỏng vấn khoảng 33.162(đồng/hộ/tháng).Và mức WTP của
toàn phường Khắc Niệm trong một tháng là 95.705.532(đồng/tháng).
Thứ tư, nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới WTP gồm: tuổi,
trình độ học vấn, thu nhập, đánh giá của người dân về môi trường nước, giới
tính, nghề nghiệp của người được phỏng vấn. Trong đó các yếu tố: giới tính,
nghề nghiệp, đánh giá của người dân về ảnh hưởng của sản xuất bún đến môi
trường nước, thu nhập có ảnh hưởng rõ rệt tới WTP. Trong đó thu nhập của hộ
có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sẵn lòng chi trả của người dân.
Thứ năm, đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
nước.
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
TÓM TẮT KHÓA LUẬN 1
MỤC LỤC 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 9
Từ viết tắt 9
Nghĩa tiếng anh 9
Nghĩa tiếng việt 9
BTNMT 9
Bộ tài nguyên môi trường 9
CVM 9
Contingent Value Method 9
Phương pháp tạo dựng thị trường 9

CTRSH 9
Chất thải rắn sinh hoạt 9
DEWTAS 9
Decentralized Wastewater Treatment Solutions 9
Giải pháp xử lí nước thải phi tập trung 9
MT 9
Môi trường 9
QCCP 9
Quy chuẩn cho phép 9
QCVN 9
Quy chuẩn Việt Nam 9
TCM 9
Travel expenses 9
Chi phí đi lại 9
TWTP9
Total Willingness To Pay 9
5
Tổng giá sẵn lòng chi trả 9
OOHBDC 9
Câu hỏi lựa chọn nhị phân 9
UBND 9
Ủy ban nhân dân 9
WTA 9
Willingness To Accept 9
Giá sẵn lòng chấp nhận 9
WTP 9
Willingness To Pay 9
Mức sẵn lòng chi trả 9
DANH MỤC BẢNG 10
DANH MỤC HÌNH 11

DANH MỤC HỘP 12
PHẦN I 13
PHẦN MỞ ĐẦU 13
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 13
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 14
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 14
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 14
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 15
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 15
PHẦN II 16
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 16
2.1 Cơ sở lý luận 16
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 16
2.1.2 Lý luận về phương pháp tạo dựng thị trường (Contingent Valuation
Method – CVM) 26
2.2 Cơ sở thực tiễn 27
6
2.2.1 Những nghiên cứu áp dụng phương pháp tạo dựng thị trường trên thế giới
27
2.2.2 Những nghiên cứu về vấn đề môi trường tại Việt Nam 32
2.3 Bài học từ tổng quan nghiên cứu 36
PHẦN III 37
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37
3.1.1 Vị trí địa lý 37
3.1.2 Diện tích tự nhiên 38
3.1.4 Tài nguyên Đất 39
3.1.5 Tình hình kinh tế- xã hội 39
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42

3.2.1 Phương pháp khung phân tích 42
Hình 3.2 Khung phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến WTP 43
3.2.2 Nguồn số liệu 44
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 45
3.2.4 Phương pháp phân tích 46
3.2.5 Phương pháp dự báo 49
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 49
PHẦN IV 50
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
4.1 Thực trạng quá trình sản xuất bún ảnh hưởng đến môi trường sống của người
dân phường Khắc Niệm 50
4.1.1 Tác động tới môi trường không khí 51
4.1.2 Tác động đến tài nguyên và hệ sinh thái 51
4.1.3 Tiếng ồn và rủi ro 52
4.1.4 Tác động đến môi trường kinh tế- xã hội 53
4.1.5 Sản xuất bún ảnh hưởng đến môi trường nước 54
TT 56
Thông số 56
7
Phương pháp thử 56
QCVN 40 : 2011/BTNMT 56
Kết quả 56
C (B) 56
Cmax (B) 56
4.2 Đánh giá của các đối tượng điều tra về vấn đề ô nhiễm trên địa bàn 59
4.3 Thái độ cơ bản của đối tượng được phỏng vấn về mức sẵn lòng chi trả để cải
thiện chất lượng môi trường nước trên địa bàn 63
4.4 Mức sẵn lòng chi trả của người dân vầ cộng đồng cho cải thiện chất lượng
nước 65
4.4.1 Xác định mức sẵn lòng chi trả của đối tượng điều tra để cải thiện chất

lượng nước trên địa bàn do sản xuất bún 65
4.5 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến WTP 69
□ Dưới THCS □ Trên THCS 92
8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
CVM Contingent Value Method Phương pháp tạo dựng thị
trường
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
DEWTAS Decentralized Wastewater
Treatment Solutions
Giải pháp xử lí nước thải phi
tập trung
MT Môi trường
QCCP Quy chuẩn cho phép
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCM Travel expenses Chi phí đi lại
TWTP Total Willingness To Pay Tổng giá sẵn lòng chi trả
OOHBDC A one-and-one-half bounded
dichotomous choice question
Câu hỏi lựa chọn nhị phân
UBND Ủy ban nhân dân
WTA Willingness To Accept Giá sẵn lòng chấp nhận
WTP Willingness To Pay Mức sẵn lòng chi trả
9
DANH MỤC BẢNG
10
DANH MỤC HÌNH
11

DANH MỤC HỘP
12
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước – dấu hiệu của sự sống nhân loại, nguồn tài nguyên quý giá được
các nước trên Thế Giới quan tâm tới khai thác bền vững, sử dụng hợp lí, cải tạo
chất lượng triệt để nhằm phục vụ cho hoạt động sống, phát triển của con người.
Tuy nhiên trong những năm gần đây ở Việt Nam, sự phát triển mạnh của
các làng nghề nông thôn, hoạt động của các làng nghề thu hút nhiều thành phần
kinh tế tham gia, giải quyết việc làm cho khoảng 30% lao động nông thôn
(Huỳnh Phương Thảo, Đoàn Lê Bảo Ý, 2010). Sự phát triển của các làng nghề đã
mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nông dân. Song đi đôi với sự phát triển
kinh tế là sự báo động về mức độ ô nhiễm nghiêm trọng về vấn đề môi trường.
Đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước, không khí…tại các làng nghề nông thôn.
Bắc Ninh là tỉnh có sự phát triển mạnh của các làng nghề truyền thống.
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề trong đó có 30 làng nghề truyền thống,
32 làng nghề mới với những sản phẩm nổi tiếng như gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, bún
(Khắc Niệm), sắt thép (Đa Hội, Châu Khê), giấy (Phong Khê, Phú Lâm), rượu
(Tam Đa, Đại Lâm), tái chế nhôm (Văn Môn) Việc phát triển các làng nghề
truyền thống tuy mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân nơi đây nhưng đã
đánh đổi bằng sự hủy hoại môi trường nước(Báo Bắc Ninh Online,2014)
Phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh vốn là làng nghề
nổi tiếng lâu đời, chuyên sản xuất các sản phẩm bún, bánh đa có tiếng tại Bắc
Ninh. Trên địa bàn Khắc Niệm hiện có tới hơn 200 hộ là nghề sản xuất bún
trong đó tập chung chủ yếu tại các thôn Tiền Trong, Tiền Ngoài và thôn Mồ
( Quế Sơn) với công suất mỗi hộ từ 7 tạ đến 1 tấn bún/ngày(Báo Bắc Ninh
Online,2014). Do đó lượng nước thải chưa qua xử lí của các hộ thải ra môi
trường lớn trong khi hệ thống kênh mương thoát nước xuống cấp và chưa được
cải tạo hợp lí. Sức khỏe của người dân trong làng nghề bị đe dọa trầm trọng

13
trong khi các hộ sản xuất và cơ quan địa phương vẫn chưa đưa ra và áp dụng các
giải pháp triệt để nhằm cải thiện chất lượng nước tại đây cho người dân. Để cải
thiện môi trường nước tại Khắc Niệm cần đến sự quan tâm, đầu tư của các tổ
chức xã hội, cơ quan trực tiếp chỉ đạo là chính quyền địa phương và nhấn mạnh
vai trò của người dân trong việc cải thiện môi trường nước. Người dân chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ ô nhiễm môi trường và là đối tượng hưởng lợi cuối cùng từ
việc cải thiện môi trường nước.
Vậy bằng cách nào để người dân có thể cải thiện được môi trường nước?
Người gây ô nhiễm và không gây ô nhiềm sẽ sẵn lòng chi trả bao nhiêu để cải
thiện chất lượng nước trong môi trường sống, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến mức sẵn lòng trả của người dân? Từ thực tế và những lý do trên, tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người
dân để cải thiện môi trường nước do ô nhiễm môi trường tại làng nghề bún
ở Phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu xác định mức sẵn lòng trả của người dân phường Khắc Niệm,
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh do ô nhiễm môi trường nước từ sản xuất bún,
đề xuất giải pháp cụ thể cho người dân và chính quyền cải thiện môi trường nước.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề môi trường, ô nhiễm
môi trường nước và mức sẵn lòng trả của người dân.
- Thực trạng ảnh hưởng sản xuất bún đến môi trường sống và môi
trường nước.
- Xác định mức sẵn lòng chi của người dân cho cải thiện môi trường nước,
các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân làng nghề bún
Khắc Niệm.
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế và cải thiện môi trường nước cho
người dân khai thác bền vững nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống

14
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Mức sẵn lòng trả, các yếu tố ảnh hưởng tới mức bằng lòng trả của người
dân phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nhằm cải
thiện môi trường nước.
b) Đối tượng điều tra
Các hộ nông dân sản xuất bún và hộ nông dân tại làng bún Khắc Niệm,
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Nghiêm cứu được giới hạn trong ranh giới hành chính và vị trí địa lý
phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu: Được thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 6
năm 2015
- Thời gian số liệu: Dữ liệu và thông tin sơ cấp trong đề tài nghiên cứu ở
địa bàn được thu thập chủ yếu trong thời điểm khảo sát năm 2015 .Số liệu thứ
cấp được thu thập từ năm 2010-2014.
1.3.2.3 Phạm vi nội dung
Tìm hiểu về vấn đề lý luận và thực tiễn mức sẵn lòng trả của người dân
cải thiện môi trường nước do ô nhiễm từ hoạt động sản xuất bún.
15
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
2.1.1.1 Khái niệm môi trường
Các khái niệm về môi trường trên thế giới

Theo Masn và Langenhim, 1957: Môi trường là các yếu tố tồn tại xung
quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Joe Whiteney(1993) cho rằng:
”Môi trường là những gì ngoài cơ thể có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng
tới sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời,
rừng biến, tầng Ozone, sự đa dạng sinh học về các loài”
( Lê Thị Sinh, 2011)
Nhà khoa học vĩ đại Anhstanh cho rằng: ”Môi trường là tất cả những
gì ngoài tôi ra”
Các tác giả Trung Quốc, Lương Tử Dung, Vũ Trung Giang định nghĩa
về môi trường: ”Môi trường là toàn cảnh sống của sinh vật kể cả con người
mà, sinh vật và con người đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống
của nó”
Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã
hội, tác động lên từng cá thể hay cộng đồng (UNEP – United Nations
Environment Programme). Theo định nghĩa của Tổ chức kinh tế văn hóa và
xã hội Liên Hợp Quốc (UNESCO) năm 1981 thì môi trường của con người
bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra,
những cái hữu hình (tập quán, niềm tin ), trong đó con người sống và lao
động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn
những nhu cầu của mình.
- Môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh
16
hưởng tới vật thể hoặc sự kiện.
- Môi trường sống là tổng thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng
tới sự sống và sự phát triển của cơ thể sống.
Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, ngày 29 tháng 11 năm 2005
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo, bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi
trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và

các hình thái vật chất khác.
Hiện nay, người ta đã thống nhất về định nghĩa chung nhất về môi trường:
“Môi trường là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng
tồn tại trong không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật
thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để
cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng
nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh
thái và của xã hội con người.” ( Nguyễn Thị Hương, 2013)
 Theo chức năng môi trường được chia làm ba loại:
- Môi trường tự nhiên(Natural environment) bao gồm các yếu tố như vật
lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít
nhiều chịu tác động của con người. Được chia thành môi trường đất, môi
trường nước, môi trường không khí Môi trường tự nhiên tạo không gian
cho con người sản xuất, cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản phụ vụ
cho quá trình sản xuất tạo của cải con người.
- Môi tường nhân tạo(Artificial environment): là tập hợp các yếu tố tự
nhiên và xã hội do con người tạo nên chịu sự chi phối của con người: nhà ở,
môi trường nông thôn, đô thị
- Môi trường xã hội(Social environment): là tổng thể các quan hệ giũa
con người với người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của
các cá nhân hay cộng đồng, bao gồm những quy định, các luật lệ, thế chế từ
17
Trung Ương đến địa phương và các tổ chức đa quốc gia. Hướng con người
hoạt động theo khuôn khổ luật pháp và tạo sức mạnh tập thể
Tóm lại môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người: tài nguyên, không khí,
đất nước Môi trường là tất cả những gì quanh chúng ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
 Chức năng của môi trường:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và
hoạt động sản xuất của con người.
- Môi trường la nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
(Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam,2005)
Tuy nhiên với sự phát triển ngày càng nhanh của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay môi trường ngày càng bị suy
giảm. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiện, khả năng chứa đựng chất phế
thải của môi trường ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường nước, môi trường
không khí, môi trường đất ở mức trầm trọng, nhiệt độ trái đất đang nóng
lên ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống của con người. Khai thác quá mức tài
nguyên môi trường sống khiến không gian sống và môi trường mất dần đi
khả năng tự phục hồi.
2.1.1.2 Khái niệm tiêu chuẩn môi trường và ô nhiễm môi trường
a. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý
và bảo về môi trường (Luật Bảo vệ môi trường ngày, 2005). Căn cứ vào tiêu
18
chuẩn môi trường để cơ quan tổ chức quản lý về môi trường nghiên cứu,
điều tra lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất có gây độc cho môi
trường.
b. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biễn đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
sinh vật (Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường, 2005).Ô nhiễm làm thay đổi

trực tiếp hay gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lí, hóa học, nhệt độ,
chất hòa tan ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi
trường vượt quá mức cho phép được xác định. Chất gây ô nhiễm có thể là
chất rắn(rác) hay chất lỏng(các dung dịch hóa chất của chế biến thực phẩm,
nhuộm, ) hoặc chất khí(SO2, NO2, CO ), các kim loại nặng. Sự suy thoái
môi trường làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường
gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới(WTO) định nghĩa: ô nhiễm môi trường
là việc chuyển chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả
năng gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm
chất lượng môi trường sống.
Nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như
sản xuất công nghiệp, khai thác Ngoài ra, ô nhiễm cũng do một số tác động
từ tự nhiên: núi lửa phun trào, thiên tai, động đất sóng thần
2.1.1.3 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương Châu Âu về nước định nghĩa ô nhiễm nước: Sự ô nhiễm
nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước,
làm ô nhiễm nước gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi – giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài
hoang dại.
Ngoài ra, ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ,
19
nước ngầm bị tác động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Hay là sự thay đổi
theo chiều sâu các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự
xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với
con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc
độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại
hơn ô nhiễm đất.Ô nhiễm nước xảy ra trước khi nước bề mặt chảy qua rác
thải sinh hoạt, nước thải, rác thải công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất

rồi thấm xuống nước ngầm.
Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước được chia thành nguồn tự nhiên
và nguồn nhân tạo
• Nguồn tự nhiên:
- Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị
vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó
ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng
lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và
cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô
nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc
hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị
lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự
nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không
thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng
nước toàn cầu.
• Nguồn nhân tạo:
- Từ sinh hoạt nguồn nước thải sinh hoạt (domestic wastewater) nước
thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, trường học, chứa các chất thải
trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của
20
nước thải trong quá trình sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh
học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng, chất rắn và vi trùng.
Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải và tải lượng các chất
trong nước thải của mỗi người là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao
thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
- Từ hoạt động công nghiệp và tiểu thu công nghiệp: nước thải công
nghiệp(industrial wastewater) được thải thừ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay

nước thải ô nhiễm, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống
nhau mà phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất cụ thể. Ví dụ sản xuất da ngoài
các chất hữu cơ còn có kim loại nặng, đồng, sắt; nước thải từ chế biến thực
phẩm chủ yếu chứa chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm thường được
dùng để so sánh là COD(nhu cầu oxy hóa học), BOD5(nhu cầu oxy sinh
hóa), SS(chất rắn lư lửng). Trong nghiên cứu dùng đại lượng PE(population
equivalent) để so sánh tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công
nghiệp với nước thải đô thị.( Bách khoa toàn thư mở)
• Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Hiện nay, trong các hệ sinh thái nước, đã xác định được trên 1500 tác
nhân ô nhiễm khác nhau, khi đi vào môi trường các tác nhân biến đổi dưới
sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường(ánh sáng, nhiệt độ, sinh vật ). Tuy
nhiên một số tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước:
- Các chất rắn không hòa tan: chất rắn keo và chất rắn lửng lơ(SS –
suspended solid: khoáng sét, than bùn ). Lắng cặn hữu cơ kèm theo quá
trình hô hấp trong lớp bùn, gây thiếu oxy tạo khí độc H2S, CH4, N2
- Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: có nguồn gốc tự nhiên và
nhân tạo như polysaccarit, protein, hợp chất chứa nito, axit humic, lipit, phụ
gia thực phẩm
- Các chất hữu cơ độc tính cao: thường là chất bền vững, khó bị vi
21
sinh vật phân hủy như phenol và dẫn xuất phenol, các hóa chất bảo vệ thực
vật các loại tanin và lignin, hyđrocabon đa vòng ngưng tụ
- Các chất dinh dưỡng: gồm nito và photpho. Trong nước tồn tại dưới
dạng nito hữu cơ, nito ntri và nito nitrat gây hiện tượng phú dưỡng và độc
hại đối với nước ăn uống.
- Các kim loại nặng: Hg, Pb, As, Sb, Cu, Cr, Zn, Mn có trong nước
với nồng độ cao gây ô nhiễm. Kim lạo nặng có chủ yếu trong nước thải công
nghiệp, sinh hoạt, y tế, nông nghiệp và khai thác. Các nguyên tố Hg, Cd, As
rất độc đối với sinh vật kể cả ở nồng độ thấp.

- Các vi sinh vật gây bệnh: vi trùng, vi khuẩn, giun sán, khuẩn ecoli
- Các chất hóa học, phóng xạ, dầu mỡ ( Caobang edu, 2013)
Ngoài ra còn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: khí thải, tiếng ồn, độ
rung. Do sử dụng các loại máy sản xuất gây độ rung, tiếng ồn. Khí thải từ sử
dụng lò hơi thải ra môi trường chủ yếu các loại khí, bụi: CO, CO2, NO2
• Ô nhiễm nguồn nước do sản xuất bún
* Nguyên nhân:
 Do quá trình sản xuất bún của các hộ nông dân tại địa phương.
 Do chưa có hệ thống xử lí nước xả thải
 Hệ thống xử lí nước thải làng nghề chưa đáp ứng đủ nhu cầu về hiệu
suất.
 Hệ thống thoát nước và kênh mương xuống cấp.
2.1.1.4 Khái niệm làng nghề và ô nhiễm làng nghề
Theo Trần Minh Yến, 2004 khái niệm làng nghề bao gồm những nội dung
sau:
Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành
bởi hai yếu tố ngành và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định,
trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính,
giữa họ có mối liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành
và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sản
22
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp
và nông thôn. Làng nghề gắn liền với những đặc trưng của nền văn hóa lúa
nước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ tự cấp tự túc.
Xét về mặt định lượng: làng nghề là những làng mà ở đó có số người
chuyên làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó
chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dân số của làng.
(Lê Thị Thanh Thúy, 2014)
2.1.1.5 Khái niệm cải thiện chất lượng môi trường

Cải thiện chất lượng môi trường là những việc làm trực tiếp hay gián
tiếp nhằm giảm sự ô nhiễm môi trường xuống giới hạn cho phép được quy
định trong tiêu chuẩn môi trường(Nguyễn Thị Hương, 2013).
2.1.1.6 Mức sẵn lòng chi trả (WTP – Willingness To Pay)
WTP là mức sẵn lòng chi trả của cá nhân để hưởng thụ một giá trị nào
đó(Nguyễn Thị Hương, 2013). Ví dụ người dân sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để
có được chất lượng nước sạch tốt nhất. Mức sẵn lòng chi trả là thước đo sự
thỏa mãn hay sự hài lòng khi tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ nào đó.
Phần bằng lòng trả của cộng đồng chính là phần diện tích dưới đường cầu
của người tiêu dùng (hưởng lợi) với lượng hàng hóa tương ứng. Như vậy phần
bằng lòng chi trả của khách hàng(WTP) bằng phần giá phải trả, giá nhân lượng
tiêu dùng hay còn gọi là phần doanh thu của người sản xuất(chưa bị ảnh hưởng
của thuế) diện tích B(hình 2.1) cộng (+) với thặng dư người tiêu dùng diện tích
A(hình 2.1); Hay nói một cách khác bằng tổng chi phí sản xuất (diện tích dưới
đường cung) cộng thặng dư của người sản xuất(diện tích trên đường cung và
dưới giá) và thặng dư của người tiêu dùng.

A+B là bằng lòng trả (WTP)
23

×