Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nâng cao năng lực đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân ở địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.88 MB, 185 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ím D ữH iỉ

BAO CAO TONG KÊT
KÉT Q U Ả THỰ C HIỆN ĐÊ TÀI KH& CN
CẢP ĐẠI HỌC Q UÓC GIA

TÊN ĐÈ TÀI:

NÂNG CAO NĂNG L ự c ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở ĐỊA PHƯƠNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẰU CẢI CÁCH TỮ PHÁP Ở VIỆT NAM

Mã số đề tài: Ọ G TĐ.11.17
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trịnh Quốc Toản

Hà Nội, tháng 2/2015


BẢNG CHỬ VIÉT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

TAND



: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

VKSND

: Viện kiếm sát nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

UBTVQH

: ủ y ban Thường vụ quốc hội

ĐẠI HỌC Q U Ô C G IA HÀ NỘI



TRUNG TÂM THÔNG TiN ĨH Ư VIỆM I
I-----

000 ÊOO 00S~DS


MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ TÒA ÁN
TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÈN
1.1

Khái niệm và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền

1.1.1. Khái niệm Nhà nước pháp quyền
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền
1.2.

Đặc trưng các hoạt động của Tòa án và các yêu cầu đối vói Tòa
án trong Nhà nưóc pháp quyền

1.2.1. Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền một nhánh quyền lực
Nhà nưó'c được phân quyền
1.2.2. Đặc trưng của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền
1.2.3. Các yêu cầu đối với Tòa án trong Nhà nước pháp quyền
Chương 2: VAI TRÒ, CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG

L ự c CỦA THẨM PHÁN, LỊCH s ử PHÁT TRIẺN CHẾ
ĐỊNH THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1.

Vai trò của Thấm phán Tòa án nhân dân địa phương

2.2.


Năng lực của Thấm phán, những tiêu chí đánh giá năng
lực Thấm phán Tòa án nhân dân địa phương

2.2.1. Khái niệm năng lực của Thẩm phán Tòa án nhân dân
2.2.2. Những tiêu chí đánh giá năng lực Thâm phán
2.3.

Lịch sử phát triên chế định Thấm phán trong pháp luật
Việt Nam từ năm 1945 đến nay

2.3.1. Giai đoạn từ cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi

3


ban hành Hiến pháp năm 1959
2.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Hiến pháp năm 1959 đến trước khi
ban hành Hiến pháp năm 1992
2.3.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành Hiến pháp 1992 đến trước khi
Quốc hội ban hành Nghị quyết số số: 51/2001/QH10 ngày
25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến
pháp năm 1992
2 3 4

Giai đoạn từ sau khi ban hành Nghị quyết số số:
51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Hiến pháp năm 1992 đến trước khi ban hành
Hiến pháp năm 2013


2 3 5

Chế định Thấm phán trong Hiến pháp 2013 và Luật Tố chức
Tòa án nhân dân năm 2014
Chương 3: THựC TRẠNG NĂNG

Lực THẨM

PHÁN TÒA

ÁN NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG, NHU CÀU VÀ CÁC GIẢI

PHÁP NÂNG CAO NĂNG L ự c ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN DỊA PHƯƠNG
3.1.

Thực trạng năng lực đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân
dân địa phương ở nước ta hiện nay

3.2.

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn
chế của đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương
ở nước ta hiện nay

3.3.

Nhu cầu, quan điểm, định hướng nâng cao năng lực đội
ngũ Thấm phán Tòa án nhân dân địa phương


3.4.

Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ Thấm phán Tòa
án nhân dân địa phương ở nước ta đáp ứng yêu cẩu cải
cách tư pháp
KÉT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chương 1

MỘT SÓ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN
VÊ TÒA ÁN TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÊN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÈN
1.1.1. Khái niệm Nhà nước pháp quyền

Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã đưa ra những ý niệm về
môi quan hệ giữa nhà nước thông qua những người cầm quyền lực nhà nước và
pháp luật, vê tình trạng không chịu trách nhiệm của giới nắm quyền lực nhà
nước. Những tư tưởng đó đã phê phán một cách kịch liệt chế độ vô trách nhiệm,
hay còn được gọi là chế độ đặc miễn trách nhiệm của vua chúa phong kiến.
Những

ý

niệm tiến bộ đó mãi đến thế kỷ XVII, XVIII, và XIX của Cách mạng

tư sản mới được các nhà tư tưởng nâng cấp thành học thuyết về Nhà nước pháp
quyền.
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ra đời nhằm chống lại sự chuyên

quyền, độc đoán, gắn liền với việc xác lập và phát triển dân chủ. Động lực ra đời
của hệ tư tưởng này bắt nguồn từ những quan điểm của người xưa rằng, sự công
bằng, pháp luật là những thuộc tính vốn có từ ngàn xưa của trời đất. Bởi vậy,
bạo lực, lộng quyền và hỗn loạn là cái tương phản lại quy luật trên cần phải xoá
bỏ1. Khái niệm „pháp quyền“ mà chúng ta nói đến hoàn toàn khác với quan
niệm „pháp trị“ của các tác giả pháp gia, mà Hàn Phi tử của Trung quốc làm đại
diện, ơ đó pháp luật là công cụ của nhà nước, nhà cầm quyền sống trên pháp
luật. Trái lại dưới chế độ pháp quyền không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cả
các nhà câm quyền. Đó là truyền thống của của phương Tây, xuất phát từ nền
Cộng hòa La mã, và sau này được phát triển thành học thuyết pháp quyền, mà
đặc điếm của nó là sự ưu thế của pháp luật.
Những tư tưởng vĩ đại đó tiếp tục được các nhà tư tưởng chính trị - pháp lí
của Cách mạng tư sản phát triển lên một thế giới quan chính trị - pháp lí mới.

1 LS. N g u y ễ n V ă n T h ả o : X â y dựng N hà nước p h á p quyền dư ớ i sự lãnh đạo của Đảng. N xb.
T ư p h á p , 2 0 0 6 , tr. 10

5


Đó là thế giới quan của các nhà tư tưởng của cách mạng dân chủ tư sản Anh,,
Pháp, và Đức của Locke, của Montesquieu, của Kant và của Hegel.
Bên cạnh việc chống lại sự độc tài, chuyên chế của chế độ phong kiến,,
các nhà tư tưởng nói trên còn khẳng định mạnh mẽ những tư tưởng nhân đạo,
các nguyên tắc của tự do, bình đẳng giữa các cá nhân, thừa nhận những quyền
con người là tạo hoá và bất khả xâm phạm. Họ cố gắng trong việc tìm tòi ra
những cơ cấu, hình thức và cả những công cụ nhằm chống lại sự tiếm quyền,
tình trạng vô trách nhiệm của quyền lực nhà nước thông qua những người có
quyền lực nhà nước.
Sự phát triển của lí luận học thuyết Nhà nước pháp quyền tư sản chịu ảnh

hưởng của hai luồng tư tưởng: Một là sự khẳng định ngày càng cao những quan
niệm mới về tự do của con người thông qua việc tôn trọng tính tối cao của pháp
quyền - pháp luật tự nhiên; Hai là, xác lập mối tương quan quyền lực chính trị
mới giữa giai cấp tư sản đang lên và chế độ phong kiến đã lỗi thời. Hơn nữa, cần
phải loại trừ khả năng độc đoán, chuyên quyền trong cơ quan hay cá nhân cụ
thể. Vì lẽ đó, học thuyết Nhà nước pháp quyền gắn liền với chủ nghĩa lập hiến tư
•>

!

sản .
Học thuyết pháp quyền có ít nhất 3 ý nghĩa quan trọng làm nền tảng. Thứ
nhất, luật pháp là công cụ điều chỉnh quyền lực của chính phủ. Thứ hai, mọi chủ
thể đều bình đẳng trước pháp luật và thứ ba, thẩm quyền tài phán phải tuân thủ
theo thủ tục tố tụng đã được ấn định trước. Là công cụ điều chỉnh chính quyền,
pháp luật có hai nhiệm vụ: Giới hạn chính quyền và đề phòng sự lạm dụng
quyền lực nhà nước, đồng thời khiến cho chính quyền trở nên sáng suốt hơn và
có những chính sách khôn ngoan hơn. Pháp quyền hoàn toàn đối lập với nhân

về

khái niệm "Nhà nước pháp quyền" có nhiều cách tiếp cận, nhận thức

khác nhau, cụ thế có người nhấn mạnh yếu tố nhân quyền, tính tối cao của Hiến
pháp, pháp luật, có người nhấn mạnh yếu tố phân chia quyền lực nhà nước và sự
1 LS. N g u y ễ n V ă n T h ảo : X â y dự n g N hà nước p h á p quyền dư ớ i sự lãnh đạo của Đảng, Nxb.
T ư p háp, 2 0 0 6 , tr. 12

6



hạn chế quyền lực nhà nước, có người nhấn mạnh tính dân chủ, quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân... Trong tổng thể nhũng quan điểm trên, chúng ta thấy
yếu tô có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm các yêu cầu của Nhà
nước pháp quyền chính là thiết chế Tòa án. Bởi vì, mục đích cao nhất của Nhà
nước pháp quyền là bảo vệ con người, tránh mọi sự lạm dụng quyền lực nhà
nước mà vi phạm quyền lợi của người khác. Tòa án chính là thành trì cuối cùng
để thực hiện mục đích đó.1
Song cũng có quan điếm cho rằng Nhà nước pháp quyền là Nhà nước phải
có nền tư pháp hoạt động độc lập, nếu như hoạt động tư pháp không độc lập thì
mặc dù có một số dấu hiệu được xác định là hiện hữu trong Nhà nước, chẳng hạn
như có các Tòa án, có hệ thống pháp luật, thậm chí là có bầu cử, tự d o ... thì Nhà
nước đó vẫn sẽ không phải thực sự là Nhà nước pháp quyền2.
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp, rộng
lớn không ngừng phát triển theo thời gian, với những đòi hỏi tất yếu thể hiện
quy luật phát trien xã hội. Do vậy nếu đưa ra một khái niệm theo kiểu liệt kê các
đặc trưng của Nhà nước pháp quyền thì e rằng khó có thể có được một định
nghĩa bao quát hết nội hàm khái niệm Nhà nước pháp quyền.Vì vậy để xây dựng
được khái niệm Nhà nước pháp quyền thì nên xác định vấn đề cốt lõi nhất, căn
bản nhất của Nhà nước pháp quyền đặt ra là gì và phương thức thực hiện để đạt
được vấn đề đó.
Trong tiếng Anh, không có thuật ngữ "Nhà nước pháp quyền" mà chỉ có
thuật ngữ "pháp quyền" (The Rule of Law), thuật ngữ này được hiểu vấn đề cốt
lõi của pháp quyền là pháp luật về quyền. Pháp luật phân định và bảo vệ các
quyền: Quyền của công dân và quyền của Nhà nước; quyền của các nhánh quyền
lực nhà nước như lập pháp, hành pháp, tư pháp3.
Trong tiếng Pháp, thuật ngữ Nhà nước pháp quyền "Etat de droit" được
hiêu là "Nhà nước của quyền hay nói một cách khác quan hệ xã hội được xây
1. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà N ộ i , .
2. Đ ao Trí ú c (Chủ biên) (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước.

Xem, Nguyễn Sĩ Dũng, Cội nguồn của pháp quyền, Tia sang, 2004 , 7 và Báo Tuổi tre ngày 16
tháng 8 nam 2004

7


dựng trên cơ sở các quyền: quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của các chủ thể
khác, pháp luật điều chỉnh và phân định các quyền này".
Như vậy, ngay trong bản thân thuật ngữ "pháp quyền" đã thể hiện rất rõ
vấn đề cốt lõi của khái niệm: Pháp luật về quyền. Quyền ở đây được hiểu là
quyền của mọi thành viên trong xã hội, quyền không chỉ của đa số, số đông mà
còn là quyền của thiểu số, quyền không chỉ của Nhà nước mà còn là của tư
nhân....Những quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến
pháp và pháp luật không phải chỉ là ý chí của Nhà nước mà còn là ý chí của mọi
thành viên trong xã hội. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước có vai trò, nghĩa vụ
tô chức quyền lực và vận hành xã hội sao cho bảo đảm tất cả những quyền trên
được thực hiện. Trên cơ sở cách tiếp cận này, hiện nay có nhiều quan điểm đưa
ra khái niệm Nhà nước pháp quyền tương đối gần nhau:
Theo giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật,
ĐHQGHN thì Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự
phân công lao động khoa học, họp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên
cơ sở pháp luật, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính
khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người.4
Tuy khái niệm này đã đề cập đến phương thức tổ chức quyền lực nhà nước và
nhấn mạnh yếu tố pháp luật nhưng yếu tố "quyền" chưa thể hiện một cách rõ
nét.
Khác với nguyên tắc phổ biến pháp chế của các nước xã hội chủ nghĩa
trước đây, Nhà nước pháp quyền là một khái niệm chính trị - pháp lý đòi hỏi
phải tuân thủ luật tự nhiên và thiết lập một cơ chế nhằm bảo vệ các quyền tự

nhiên của con người3. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước dân chủ đối lập hoàn
toàn với Nhà nước pháp trị, chuyên chế độc tài. Trong Nhà nước pháp quyên,
người ta đề cao luật tự nhiên và phản ánh nó vào Hiến pháp, đồng thời phân chia
quyên lực đê kiềm chế chính quyền, với mục tiêu bảo vệ con người.
4 Xem, Lý luận chung vè Nhà nước và pháp luât, Hoàng thị Kim Quế (Chủ biên), Đ H Q G HN, 2007 , 174
5. Khoa Luật - Đại học Q uốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, NXB Đạ:
học quốc gia Hà Nội.

8


Nhà nước trong chế độ pháp trị (The Rule of Law), lẽ đương nhiên phải
có :ách thức tố chức và hoạt động khác với nhà nước không ở hoặc không có
chủ trương xây dựng chế độ này. Đe tiện cho việc phân biệt này, và cũng để cho
phì hợp với các qui định của Hiến pháp, nhà nước trong chế độ pháp quyền
đưcc gọi là Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền ở đây như là một hình
thứ; nhà nước. Hình thức này phải phản ánh đúng cái nội dung mà nó cần phải
biển hiện. Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù của triết học, dùng để phán
ánh sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng: nội dung nào, thì có hình thức
cấu trúc đó. Để hiểu được Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước, có
nhieu cách tiếp cận, và có nhiều cách phân tích. Một trong những cách có thể sử
dụnĩ là việc chỉ ra những dấu ấn của Nhà nước pháp quyền khác với các nhà
nưcc không phải là pháp quyền.
Trước hết Nhà nước pháp quyền có cách thức tổ chức và hoạt động đối
nghịch với các nhà nước độc tài, chuyên chế. Những nhà nước của chế độ chính
trị phong kiến, của chế độ chính trị chiếm hữu nô lệ, của nhà nước của các chế
độ ihuộc địa cũng không phải là Nhà nước pháp quyền. Những chế độ chính trị
(ché độ nhà nước) nêu trên đều gắn liền với sự bóc lột đa số nhân dân, cai trị nhân
dân bằng các biện pháp độc tài, bằng vũ khí, bằng các loại nhà tù, nhà giam...
Nhấn dân không được quyền tham gia vào các công việc của nhà nước, không có

quyền, mà chỉ gánh chịu các trách nhiệm nặng nề mà giai cấp thống trị ban hành.
Nhả nước pháp quyền phải là một nhà nước hợp pháp, một nhà nước dân chủ,
một nhà nước của hoà bình, mà ở đó quyền lực thuộc về nhân dân.
Như vậy, một Nhà nước pháp quyền không thể là một nhà nước nhân trị,
hay còn được gọi là đức trị, mà là một nhà nước dựa trên cơ sở của pháp luật.
Trước hết phải tuân thủ Hiến pháp, đạo luật tối cao buộc các chủ thể trong xã
hội phải thi hành. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước phải đặt trong tình
trạng phải bị kiếm soát, phải bị hạn chế. Mục đích của sự hạn chế và kiểm soát
quyền lực của nhà nước để bảo vệ con người, tránh mọi sự lạm dụng quyền lực
nhà nước, mà vi phạm quyền lợi của người khác.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước đối nghịch với hình thức
9


nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc pháp trị. Nội dung của tư tưởng pháp trị
do các tác giả của Trung Quốc cổ đại, phái Pháp gia (Hàn Phi Tử) đề xướng là
chống lại tư tưởng nhân trị. Trong một nhà nước pháp trị không nhất thiết phải có
hiến pháp, mà chỉ cần có pháp luật của nhà Vua. Bổn phận của nhà vua không
phải là chú trọng đến đạo tu thân, mà cốt ở chỗ ấn định các luật pháp và ban bố
cho mọi người biết đế thi hành. Cũng không khác gì quan niệm của nhân trị, pháp
luật chủ yếu là hình phạt để trừng trị. Nhưng khác nhân trị ở chỗ được dùng
thường xuyên hơn, thay chỗ cho đạo đức của phép trị nước bàng nhân trị. Pháp
luật chỉ là văn bản của nhà vua được ban hành theo ý chí độc tôn của nhà vua, mà
không phải là ý chí của nhân dân, không có nhân quyền, không có quyền công
dân, không có hiến pháp để hạn chế quyền lực của nhà vua, trừ trường hợp đặc
biệt những ông vua lập hiến.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước cũng đối nghịch với nhà
nước của cơ chế thời chiến, và nhà nước của cơ chế tập trung của nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước đây.
Do nhu cầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cũng như trong cuộc kháng

chiến chống chế độ chuyên chế phong kiến, phải đảm bảo nguyên tắc bí mật bất
ngờ, phải tập trung mọi nguồn lực kể cả vật chất và tinh thần của mọi thành
phần, tầng lớp cư dân, nhiều hoạt động cũng như các quyết định của nhà nước
không được công khai, không được bàn bạc thảo luận. Các thiết chế dân chủ hầu
như phải ngừng, hoặc hạn chế hoạt động. Thiết chế của nhà nước thời chiến khác
với các thiết chế của Nhà nước pháp quyền. Nếu như ở nhà nước thời chiến, quân
sự phải đứng trên dân sự, thì Nhà nước pháp quyền ngược lại bao giờ quân sự
cũng phải chịu sự lãnh đạo của dân sự.
Bên cạnh nhà nước thời chiến, một nhà nước của thời kỳ bao cấp, tập trung
cũng không phải Nhà nước pháp quyền. Bởi lẽ rằng một nhà nước tập trung, bao
câp làm cho các chủ thế không tự chịu trách nhiệm về nhũng hành vi của mình,
luôn luôn chờ sự chỉ đạo của cấp trên. Đây cũng không thể là biểu hiện của Nhà
nước pháp quyền.
Xét cho cùng, bản chất của Nhà nước pháp quyền là nhà nước bị hạn chế
10


quvén lực. Nhà nước pháp quyền không thể có được ở một nhà nước chuyên
chế, tập trung với mục đích là hạn chế nhân quyền. Nhà nước thì rât cân thiêt
cho nhân loại, nhưng những người nắm được quyền lực nhà nước cũng rất dễ đi
đến chỗ lạm dụng quyền lực, nên phải hạn chế, phải kiểm soát quyền lực nhà
nước. Hạn chế quyền lực như là một tiêu chí sâu xa của nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và vận hành xã hội
trên cơ sở các quyền tự nhiên, không ai có thể đứng trên pháp luật. Các quyền
này được phân định và tổ chức sao cho sự lạm quyền không thể xảy ra và quyền
tự do, dân chủ, quyền tự nhiên của người dân được bảo vệ. Hiến pháp, pháp luật
có tính tối cao và là các công cụ quan trọng nhất đế xác lập và phân định các
quyền. Hiến pháp, pháp luật được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý
tiến bộ của nhân loại nhằm đảm bảo thực sự những giá trị xã hội được thừa nhận
chung của nền văn minh thế giới: công bằng, nhân đạo, dân chủ, pháp chế.

Trong đó, Hiến pháp được coi là linh hồn của Nhà nước pháp quyền và là bản
khế ước xã hội quan trọng nhất.
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền

Mặc dù pháp quyên là nền tảng của xã hội dân chủ, nhưng không có sự
nhất trí hoàn toàn về các đặc trưng tạo nên nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên,
pháp quyền thường thừa nhận là các công dân đều được bảo vệ trước những
hành động tuỳ tiện của các cấp chính quyền nếu như các quyền của họ được hiến
pháp ghi nhận. Luật pháp phải đwocj công bố công khai cho tất cả mọi người
để được áp dụng một cách bình đẳng. Việc chấp hành quyền lực nhà nước phải
dựa trên các đạo luật được ban hành theo hiên spháp và nhằm mục đích bảo vệ
tự do, công lý. Nước pháp quyền có nội hàm rộng lớn, bao gồm các thành tố cơ
bản có mối liên hệ biện chứng, thống nhất hữu cơ, tác động lẫn nhau, vừa là cơ
sở,

vừa là điều kiện, động lực của nhau: Nhà nước

-

Pháp luật

-

Xã hội

-

Công

dân - Tự do dân chủ. Dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng xét một cách

phổ quát và đã được thừa nhận chung thì Nhà nước pháp quyền có những đặc
trưng cơ bản sau:

11


-

Nhà nước pháp quyên đảm bảo tôi cao luật pháp mang tính công lý,

tỉnh công băng và tính khách quan
Nhà nước pháp quyền ở nghĩa hẹp nhất đấy là sự tuân thủ pháp luật của
tất cả các chủ thể trong xã hội, mà trước hết là Nhà nước. Ở góc độ cơ bản này,
thì chính Nhà nước này là khác biệt căn bản với Nhà nước nhân trị. Pháp quyền
có nghĩa là không một cá nhân nào, cho dù là tổng thống được đứng trên pháp
luật, các chính phủ dân chủ phải thực thi quyền lực theo quy định của pháp luật,
và bản thân chính phủ cũng phải bị pháp luật giới hạn. Luật pháp phải thẻ hiện ý
chí của nhân dân, mà không phải ý chí của các quan chức nhà nước, cũng như
của ý chí các đảng phái tự phong.
Tính hợp pháp của quyền lực nhà nước liên quan mật thiết với tính đảm
bảo tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Chính việc tuân thủ hiến pháp và
pháp luật tạo nên tính hợp pháp của các hành vi thực hiện quyền lực nhà nước.
Không có một cá nhận nào, tổ chức nào tự đặt mình đứng trên pháp luật và đứng
ngoài pháp luật. Đây là đặc trưng quan trọng và làm cho Nhà nước pháp quyền
trở thành Nhà nước khác biệt so với các Nhà nước khác. Với sự ra đời của tư
tưởng về Nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật có sự
thay đổi căn bản. Pháp luật giữ vai trò thống trị không chỉ đối với xã hội mà còn
đối với chính bản thân Nhà nước. Đây là sự kết hợp giữa hệ thống quyền lực với
hệ thống các quy tắc xử sự trong xã hội. Khác với Nhà nước pháp trị trong lịch
sử, pháp luật của Nhà nước pháp quyền trở thành công cụ chế ước, quy định,

kiểm tra, giám sát tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước. Nhà nước
pháp quyền tự đặt mình dưới pháp luật chứ không phải đứng trên và ngoài pháp
luật. Pháp luật không chỉ là công cụ để duy trì và phát triển xã hội mà còn là
công cụ để duy trì sự tồn tại của chính Nhà nước. Chức năng và quyền hạn của
Nhà nước được giới hạn trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nguyên tắc
họp hiến, hợp pháp và chế độ trách nhiệm pháp lý là những yêu cầu của việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền. Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho
phép, còn công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Neu vượt
quá giới hạn pháp luật, Nhà nước sẽ trở thành độc tài, chuyên chế, đi ngược lại
12


với lợi ích của nhân dân, cướp đi tự do của công dân. Như vậy, Nhà nước và
công dân đều có quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
Tuy nhiên, nếu chỉ đề cao vai trò, vị trí, tính tối cao của Hiến pháp và
pháp luật không thôi thì nó cũng chẳng phân biệt được gì so với pháp luật cai trị
của các Nhà nước khác trong lịch sử. Cái làm cho Hiến pháp và pháp luật của
Nhà nước pháp quyền có tính tối cao và trở thành linh hồn của Nhà nước pháp
quyền, khác với các Nhà nước khác trong lịch sử, ỉà ở chỗ bản chất, nội dung và
phương thức hình thành của nó.
Pháp luật của các Nhà nước độc tài, chuyên chế là thứ pháp luật độc tài,
do ý chí của giai cấp cầm quyền đặt ra để cai trị xã hội. Pháp luật được coi là
công cụ riêng của giai cấp cầm quyền chủ yếu dùng để trấn áp xã hội, nên nó
gắn liền với sự bóc lột đa số nhân dân lao động, cai trị nhân dân bằng vũ khí và
nhà tù ... Nhân dân không được quyền tham gia vào công việc của Nhà nước mà
ngược lại, phải gánh chịu các trách nhiệm nặng nề do giai cấp thống trị ban
hành.
Ngay pháp luật trong Nhà nước pháp trị cũng vậy. Người đầu tiên đề ra
chủ thuyêt vê pháp trị là Hàn Phi Tử. Nó tiến bộ hơn bởi tư tưởng dùng pháp
luật đê quản lý xã hội một cách thống nhất trong cả nước và trong mọi thời điểm

chứ không phải quản lý xã hội một cách tùy hứng, nhưng nó vẫn là thứ pháp luật
riêng do giai cấp thống trị (Vua) ban hành, không phải là ý chí của nhân dân. Đe
cai trị xã hội theo mục đích của mình, pháp luật trong Nhà nước pháp trị rất hà
khắc, chủ yểu là các hình phạt để trừng trị, răn đe, không có quyền bình đẳng
giữa con người với con người. Nó được dùng để bảo vệ giai cấp thống trị mà
thôi.
"Tính chất pháp quyền" trong Nhà nước pháp quyền không chỉ thuần
túy là "có pháp luật" hay đơn thuần là có "pháp chế", tuân thủ nghiêm minh
pháp luật không thôi, mà tính pháp quyền còn thể hiện rõ trong nội dung ghi
nhận của pháp luật đảm bảo các giá trị công bằng, nhân đạo, vì con người, phù
hợp với đạo đức xã hội, bình đẳng giữa mọi cá nhân trong xã hội, giữa cá nhân
13


với Nhà nước, công khai, minh bạch, có cơ chế kiểm soát mọi hoạt động của chủ
thể Nhà nước 6.
Khác với pháp luật của các Nhà nước đã nêu trên, pháp luật trong Nhà
nước pháp quyền trước hết là pháp luật của mọi công dân trong xã hội. Nó chính
là ý chí, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân được luật hóa, là bản khế ước có sự
đồng thuận giữa nhân dân và Nhà nước. Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước thực
hiện các điều khoản đã được thỏa thuận. Tuy nhiên, khi Nhà nước nắm quyền,
nguy cơ lạm dụng quyền lực nhà nước để mưu cầu lợi ích cá nhân, đi ngược lại
các điều khoản đã cam kết có thể xảy ra, quyền và tự do của nhân dân sẽ bị xâm
phạm. Vì vậy, Hiến pháp chính là bản văn hạn chế quyền lực nhà nước. Neu như
không có vấn đề bảo vệ nhân quyền, quyền con người thì có lẽ nhân loại cũng
không cần có một bản Hiến pháp cho mỗi quốc gia. Hiến pháp ra đời cùng với
cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của chế độ
dân chủ. Hiến pháp là bản khế ước của toàn xã hội ghi nhận tất cả các quyền tự
do dân chủ của nhân dân, các quyền cơ bản của con người, ghi nhận quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân. Đó là bản văn quy định về cách thức tổ chức quyền

lực nhà nước với những biện pháp tối ưu đảm bảo sự hạn chế quyền lực nhà
nước trước các nguy cơ lạm quyền. Hiến pháp chính là chuẩn mực, khuôn thước
cho mọi hành vi của Nhà nước và công dân. Hiến pháp có quyền tối thượng
trong hệ thống pháp luật quốc gia. Các hành vi vi phạm Hiến pháp của các quan
chức cũng như nhân viên của Nhà nước đều bị truy tố trước pháp luật. Mọi đạo
luật mâu thuẫn với Hiến pháp đều vô hiệu, ngành Tư pháp có thẩm quyền và
nhiệm vụ tuyên bố luật áp dụng đó có hợp hiến hay không và quyết định áp
dụng luật nào.
Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật là quản lý bằng lý
trí phổ biến của nhân dân được luật hóa chứ không phải bàng mệnh lệnh, luật
của cá nhân tùy tiện, chuyên quyền, độc đoán. Nhờ pháp luật mà những giá trị
vốn chỉ thuộc về giai cấp cầm quyền lại trở thành của toàn xã hội. Nhà nước và

(' Hoàng Thị Kim Quế (2002), Góp phần nghiên círu nhũng vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước pháp
quyền, Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật T.XVIII, (2).

14


công dân tuân thủ pháp luật là tuân thủ những "quy tắc chính đáng và vững
chắc, biết đối xử với con người như con người."7 Sự bảo vệ của pháp luật trở
thành định chế đáng chú trọng trong lịch sử nhân loại.
Tuy vậy, nên nhó rằng Nhà nước pháp quyền chỉ dựa vào pháp luật thôi
thì chưa đủ mà đó phải là Nhà nước được xây dựng trên nền tảng đạo đức và
tinh thần của một xã hội công dân. Đó là một Nhà nước hợp hiến, hoà bình và là
một Nhà nước công bằng với mục đích duy nhất là bảo đảm sự an toàn và phát
triển cho con người.
-

Nhà nước pháp quyên là một Nhà nước dân chủ, được thành lập một


cách chính đáng
Trước hết, cần tìm hiểu quyền lực nhà nước bắt nguồn từ đâu và quyền lực
nhà nước là của ai. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đã từng có quan điểm cho
răng quyền lực nhà nước bắt nguồn từ một lực lượng siêu nhân (Chúa Trời), nó
được trao cho Vua thay Trời trị vì hạ giới và chăn dắt dân lành. Quyền lực nhà
nước là tài sản riêng của Vua và tồn tại vĩnh viễn như một thiên mệnh. Quyền
lực nhà nước là từ bên trên, bên ngoài nhân dân. Quyền lực cá nhân và. hoàng
tộc là cái chi phôi vua chứ không phải quyền lực của nhân dân.
Có quan điểm cho rằng quyền lực nhà nước bắt nguồn từ đạo đức hay từ
lý trí tối cao áp đặt cho con người và xã hội, quyền lực nhà nước thuộc về một
hay một nhóm người trong xã hội. Những người cai trị này tự cho mình là
những bậc tài trí, anh minh hơn người, thuộc một đẳng cấp khác với mọi công
dân khác trong xã hội nên có quyền được đứng trên mọi người.
Ngược lại, có quan điểm cho rằng quyền lực nhà nước là của nhân dân,
chỉ có nhân dân mới là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực đó. Chỉ có
nhân dân với ý chí chung của mình liên hiệp lại và lập nên Nhà nước. Tính cách
mạng của quan điểm này là nhân dân có quyền lựa chọn Nhà nước, lựa chọn các
đại biếu của mình tham gia công việc của Nhà nước. Thực hiện khế ước xã hội
là phương thức mới tạo lập nên Nhà nước. Khi Nhà nước không đáp ứng được

7. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền Im nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15


yêu cầu của nhân dân, thì nhân dân có quyền thay thế Nhà nước ấy bằng một
Nhà nước khác. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước dân chủ, trong đó mỗi thành
viên đều đạt được mục đích sống của mình và được bảo vệ chắc chắn nhất. Nói
một cách khác, trong Nhà nước pháp quyền, nhân dân đều có quyền quyết định,

tham gia một cách thực chất vào quy trình ra quyết định hay thiết kế chính sách
của Nhà nước.
Khái niệm dân chủ tuy xuất hiện rất sớm từ thời Hy Lạp cổ đại, nhưng
nó là một thứ dân chủ còn rất nhiều khiếm khuyết. Đó là nền dân chủ Hy Lạp
được tạo ra bởi các thành bang với số dân cư ít, nền dân chủ La Mã cổ đại mà
đại diện là những tầng lóp giàu có, dựa chủ yếu vào chế độ nô lệ và cướp bóc
thuộc địa. Sau cuộc cách mạng Tư sản, xuất hiện nền dân chủ tư sản và dân chủ
XHCN. Tuy nhiên, trên thực tế đó mới chỉ là nền dân chủ hạn chế, hỉnh thức. Đê
có một nền dân chủ thực sự, lâu nay người ta vẫn đang mải miết tìm ra các cơ
chế bảo đảm thực hiện. Trong đó, vấn đề cốt lõi chính là vấn đề tổ chức quyền
lực nhà nước.
Nhà nước là rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Cho đến nay và
tương lai sau này, con người không thể sống thiếu Nhà nước. Nếu không có Nhà
nước, con người rơi vào trạng thái hỗn loạn "cuộc chiến con người chổng lại con
người". Vì mục đích an toàn hơn, con người phải thành lập ra Nhà nước, trao
quyền tự do của mình cho Nhà nước để nhận được sự an toàn và mệnh lệnh từ
Nhà nước8. Nhưng Nhà nước phải được thành lập một cách hợp hiến, hợp pháp.
Bởi quyền lực nhà nước dù thuộc về nhân dân, nhưng không có nghĩa mọi việc đều
do nhân dân trực tiếp thực hiện. Trong một xã hội đông dân cư, có cơ cấu phức tạp,
đa sắc tộc với một nền kinh tế lớn, phát triển hoặc quan hệ quốc tế đa dạng, cần
phải có các quyết định nhanh chóng, kịp thời, xác đáng và bảo đảm được lợi ích
của cá nhân và thiểu số, việc cai trị trực tiếp của nhân dân là rất khó thực hiện9 Do
đó, tuy quyền lực vẫn thuộc về nhân dân nhưng nhân dân có thể ủy quyền cho
các đại diện của mình trong chính quyền. Điều này đòi hỏi nhân dân phải có cơ
8. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

16



chê kiêm tra, giám sát đối với những người thay mình nẳm quyền lực nhà nước
nhăm hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước, bởi đại diện không thế thích
hợp mãi và luôn có khuynh hướng xa rời dần xã hội, đúng trên xã hội. Chính
yếu tô này tạo nên đặc trưng thứ hai của Nhà nước pháp quyền là Nhà nước phải
bị hạn chế quyền lực.
Các chức danh quan trọng của Nhà nước phải được nhân dân tín nhiệm,
mọi quyết sách của Nhà nước phải được công khai, minh bạch. Nhà nước pháp
quyền của thời hiện đại phải là nước dân chủ, tức là nhà nước của dân, do dân và
vi dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình bằng hai hình
thức cơ bản trực tiếp và gián tiếp/đại diện. Trong điều kiện hiện nay dân chủ
gián tiếp /đại diện vẫn có những ưu thế hơn. Bầu cử là một trong những biện
pháp quan trọng nhất thê hiện sự tín nhiệm của nhân dân trong việc thành lập ra
bộ máy nhà nước, cho phép nhân dân tham gia vào việc điều hành đất nước, nó
phải được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Quyền lực của Nhà nước chỉ
xuất phát từ sự bỏ phiếu đồng ý của nhân dân. Qua hình thức bầu cử, nhân dân
có thê chọn người đại diện mà mình tín nhiệm tham gia vào bộ máy nhà nước để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, bầu cử chính là hình thức thể
hiện nguồn gốc và bản chất dân chủ của Nhà nước, thể hiện quyền lực nhà nước
thuộc vê nhân dân. Ớ bất cứ nền dân chủ nào khác, sự đảm bảo quan trọng nhất
về trách nhiệm của quyền là các công dân có quyền kiểm soát Chính phủ của
mình thông qua bầu cử.
Bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm đại biểu và các chức danh khác của cơ
quan Nhà nước chính là sự hạn chế quyền lực nhà nước. Khi các đại biểu và
những người đảm nhiệm các chức danh khác trong cơ quan Nhà nước được nhân
dân bầu ra luôn phải chịu sự giám sát của nhân dân, bị nhân dân bãi miễn nếu
không được nhân dân tín nhiệm.
Tuy nhiên, đê nhân dân có thể chọn được người xứng đáng và tin cậy
giao trọng trách nắm giữ quyền lực nhà nước thì tất cả các chức danh quan trọng
của Nhà nước phải được công khai, minh bạch. Không chỉ công khai về nội

dung mà còn phải công khai về quy trình, thủ tục. Tham nhũng là sự kết hợp của
1

ĐẠi HỌC Q U Ố C G IA HẢ N ộY

!

TRUNG TẦM THÒ N G TIN THƯ V IỆ N ị



000 £ 000050!?

I


ba yếu tố cơ bản: quyền lực độc quyền, quyền hạn tùy tiện và mức độ trách
nhiệm không thỏa đáng khi thực hiện quyền hạn. Muốn chống tham nhũng phải
nhắm vào cả ba điểm trên. Công khai, minh bạch là yếu tố hàng đầu của cuộc
chiến chống tham nhũng.10
Công khai là mọi hoạt động, mọi quyết sách của Nhà nước phải được
công bố hoặc phổ biến, truyền tin trên các phương tiện đại chúng, làm cho mọi
người dân được tiếp cận với các quyết định của Nhà nước một cách dễ dàng.
Minh bạch là không những phải công khai mà phải trong sáng, không khuất tất,
không rắc rối, không gây khó khăn cho người dân, không làm cho người dân
nhầm tưởng, có những định hướng sai lầm cho tương lai.
Do vậy, sự công khai, minh bạch của chính quyền chính là quyền được
nam bắt thông tin của công chúng. Việc được tiếp cận với các thông tin cho
phép công dân chất vấn, chỉ trích và cản trở các hành động của chính quyền mà
họ không đồng tình, cũng như cho phép họ tìm cách uốn nắn những hành vi sai

trái của các quan chức. Trách nhiệm của chính quyền là phải báo cáo về các hoạt
động của họ cho công dân biết, quyền của công dân là được hành động chống lại
các quan chức có hành vi mà các công dân coi là không chuẩn mực. Đó chính là
một yếu tố thiết yếu của nền dân chủ.
Cách thức để người dân nắm bắt thông tin là quyền tự do truyền thông,
tự do ngôn luận, là quyền được bỏ phiếu trưng cầu dân ý .... Qua phương tiện
thông tin đại chúng người dân có thể theo dõi một vụ án, góp ý cho một dự luật
hay kiểm tra các dự án của Chính phủ...Công dân có thể dựa vào báo chí để
phát giác tham nhũng, vạch trần việc thực thi công lý, những hành động sai
phạm hay thiếu hiệu quả của quan chức Nhà nước. Như vậy quyền được thông
tin, đưọ'c tư do báo chí, được trưng cầu dân ý cũng là những cách thức hạn chế
quyền lực nhà nước từ bên ngoài. Trong Nhà nước pháp quyền, những quyền này
phải được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật
- Nhà nước pháp quyền là Nhà nước bị giới hạn quyền lực

! 0. Nguyễn Đăng Đung (2005), Sự hạn chế quyền ÌỊtc nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18


Con người là một động vật cao cấp, khác các loài động vật khác ở chỗ
con người không sống ngoài xã hội, tức là phải liên kết và quan hệ với nhau.
Trong một điều kiện như vậy, xã hội phải có to chức. Một trong những tố chức
không thế thiếu được đó là Nhà nước. Sự xuất hiện Nhà nước như là một bước
tiến vượt bậc của nhân loại, cho phép con người từ một xã hội mông muội bước
sang thời kỳ của văn minh.
Nhà nước là rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Cho đến hiện nay
và một tương lai cho cả sau này con người không thể sống thiếu Nhà nước,
trong một trạng thái vô Chính phủ, ít nhất là cho đến khi xây dựng xong chủ
nghĩa cộng sản. Neu như: "Nhà nước sụp đổ từ bên trong, để mặc cho những

công dân của nó mất cả những điều kiện cơ bản của cuộc sống ổn định: luật
pháp và an ninh, sự tin cậy trong các hợp đồng và những phương tiện trao đổi
lành mạnh. Những cuộc khủng hoảng này làm chúng ta nhớ lại sự hiểu biết sâu
sắc của Thomas Hobbes cách đây gần một nửa thiên niên kỷ trong luận văn
Leviathan vào năm 1651, rằng cuộc sống mà không có một Nhà nước hiệu lực
để duy trì trật tự thì rất "đơn độc, nghèo nàn, đồi bại, tàn bạo và ngắn ngủi"11.
Bên cạnh sự cần thiết như vậy, chúng ta cũng cần phải nhận ra rằng Nhà nước
luôn luôn có xu hướng lạm quyền, mà vi phạm đến quyền lợi của cá nhân.
Từ những thời xa xưa nhất, con người đã họp lại với nhau thành các
phường hội lớn hơn, bắt đầu bằng hộ gia đình, rồi đến các nhóm quan hệ huyết
thống và rồi đến các Nhà nước hiện đại. Đe các Nhà nước có thể tồn tại, các cá
nhân và các nhóm phải nhượng lại quyền lực trong những lĩnh vực then chốt,
như quốc phòng, cho một cơ quan cộng đồng. Cơ quan đó phải nắm giữ quyền
lực cưỡng chế đối với tất cả những hình thức khác trong một phạm vi lãnh thổ
xác định nào đó.
Các Nhà nước phát triển muôn hình, muôn cỡ, tùy thuộc vào sự tổng hòa
các nhân tố như văn hóa, như tài nguyên thiên nhiên, những cơ hội buôn bán và
sự phân phôi quyền lực. Nhà nước Athen co đại, chang hạn dựa chủ yếu vào chế

1 I. N gân hàng thế giới (1 9 9 8 ), N hà nước trong m ột thế giới đang chuyển đổi / Báo cáo về
tình hình thế giới năm 1997, N xb. C hính trị Q uốc gia Hà nội, tr. 33.

19


độ nô lệ và những cướp bóc thuộc địa. Xa hơn về phía Đông những cơ cấu Nhà
nước chặt chẽ được xây dựng từ xa xưa dựa trên cơ sở sở hữu Nhà nước về đất
đai với bộ máy quan liêu phức tạp đã cản trở rất lâu sự xuất hiện những nền kinh
tế hiện đại, dựa trên cơ sở thị trường và nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, bất chấp sự đa dạng về xuất xứ, Nhà nước theo thời gian vẫn

phát triển. Các Nhà nước hiện đại có lãnh thô và dân số xác định vững chắc và
trong đó Nhà nước đóng vai trò tập trung và phối hợp. Quyền lực nhà nước tối
cao thường bao gồm ba chức năng riêng rẽ là lập pháp, tư pháp và hành pháp.
Kẻ từ thế kỷ thứ XVIII, thông qua việc chinh phục và xâm lấn thuộc địa, các
quốc gia dân tộc đã sáp nhập phần lớn thế giới vào những vùng lãnh thổ riêng
của các đế chế loại trừ lẫn nhau. Khi mà các đế chế tan rã, các nhóm thiểu số
thiết lập các quốc gia riêng làm cho số lượng các quốc gia trên thế giới tăng lên
một cách đáng kể. số thành viên của Liên quốc đã tăng vọt từ 50 nước độc lập
vào năm 1945 lên tới 200 nước vào 2005.

về cơ bản các Nhà nước trên thế giới

đã đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của nhân dân, khắc
phục được những khuyết tật của nền kinh tế thị trường như: Thiết lập cơ sở pháp
luật; duy trì trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường; đảm bảo các dịch vụ cơ
bản cho xã hội,...
Ngay từ khi thảo luận thông qua Hiến pháp thành văn đầu tiên của thế
giới, những người được mệnh danh là "cha đẻ" của bản hiến pháp này đã có
những suy nghĩ như vậy. Khi quyền lực được giao cho những người đại diện của
chúng ta nắm giữ và cai trị thì quyền lực đó rất dễ bị lạm dụng vì bản tính của
con người là lòng đam mê quyền lực. Chúng ta biết rằng ở trạng thái hoàn thiện
nhất con người luôn luôn có lý trí, có kỷ luật, có công bằng và cả lòng vị tha,
nhưng khi ở trạng thái bị tổn thương, con người không những có đam mê, lòng
không dung thứ, sự vô liêm sỉ, sự tùy tiện mà còn có cả lòng tham. Điều đó là lẽ
đương nhiên, vì con người không phải là thiên thần, nếu như con người chúng ta
là những thiên thần thì khỏi cần đến bộ máy nhà nước và điều ngược lại, nếu
Chính phủ là thần thánh, thì cũng khỏi cần phải quy định các cách thức phai

20



hoạt động theo một thể thức nhất định tức là bản Hiến pháp như ngày nay.12 Nhà
nước pháp quyền thể hiện tính dân chủ, tính quy luật cần phải tiến tới của nhân
loại, chính sự giới hạn quyền lực nhà nước là một trong những đòi hỏi của Nhà
nước pháp quyền.
Những cơ chế này chính là những quy định chế ước quyền lực được quy
định trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia, mà trước hết là phải nói đến hiến
pháp."Sự tha hóa" của Nhà nước theo cách gọi của Mác không chỉ xảy ra đối với
hàng ngũ công chức mà còn có cả giới lãnh đạo cao cấp của Nhà nước. Đòi hỏi
trong một Nhà nước pháp quyền, chính bản thân Nhà nước phải bị giới hạn.
Tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân, quyền con người là giá trị của
mọi giá trị trong tư tưởng về Nhà nước pháp quyền. Một trong những yêu cầu
đâu tiên của Nhà nước pháp quyền là sự bảo đảm các quyền cơ bản của con
người như: Tự do, bình đẳng, phẩm giá con người, những hình thức thể hiện
khác nhau của việc bảo đảm nhân quyền và bảo đảm những yếu tố truyền thống
của Nhà nước pháp quyền 13.
Với sự ra đời của học thuyết về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp
quyên tư sản trong hiện thực, iân đâu tiên trong lịch sử loài người đã bước từ địa
vị nô lệ trong xã hội thần dân sang địa vị công dân trong xã hội công dân. Công
dân trong mối quan hệ với Nhà nước pháp quyền là con người mà các quyền cơ
bản, thiêng liêng như quyền sống, tự do, bình đẳng, mưu cầu hành phúc, sở hữu
tài sản... được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật. Mỗi cá nhân có thể phát triển
bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội pháp lý để phát huy mọi khả
năng của mình.
Phương thức hạn chế quyền lực nhà nước là quyền con người được quy
định và đảm bảo trong Hiến pháp để có thể bất cứ lúc nào mọi hành động của
quyền lực nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) cũng phải đổi chiếu với
thê chê chính trị đó và được tôn trọng hơn, tránh việc thi hành quyền lực nhà

12. Phạm Hồng Hải (2001), "Vấn đề hoàn thiện các quan hệ tố tụng và nâng cao năng lực xét xử của

Tòa án cấp luiyện hiện nay", Tạp chí Tòa án nhân dân , (9).
I 3. Josef Thesing (2002), Nhà nước pháp quyền, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21


nước một cách tùy tiện, độc đoán và chuyên quyền. Nó trở thành những nguyên
tắc đơn giản không thể chối cãi nhằm bảo đảm hạnh phúc cho mọi công dân
trong xã hội.
Con người chúng ta tồn tại không phải để phục vụ Chính phủ như trong
các xã hội chuyên chế và độc tài đã từng tuyên bố, mà chính các Chính phủ tồn
tại để bảo vệ người dân, bảo vệ các quyền của họ và có vai trò thúc đẩy sự phát
triển của xã hội thông qua sự phát triển của mọi người.Pháp quyền có lien quan
đến hang loạt các lĩnh vực chính sách trên các phương diện chính trị, hiến páhp
và pháp luật, cũng như quyền con người. Bất kỳ một xẫ hội nào tán thành dân
chủ đều phải thừa nhận quyền con người như là nguyên tắc cần phải được bảo
đảm thi hành.
Quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà
nước. Hiến pháp và pháp luật đặt Nhà nước vào vị trí thấp hơn quyền con người
và tuyên bố quyền con người là bất khả xâm phạm. Những quyền đó suy đến
cùng cũng chỉ Nhà nước mới có khả năng bảo vệ. Tuy vậy, chính Nhà nước
cũng đồng thời là chủ thể có khả năng lạm dụng quyền lực nhiều nhất trong việc
vi phạm nhân quyền. Nên nhân quyền phải được ghi nhận trong Hiến pháp để
hạn chế quyền lực nhà nước.14
Tất nhiên, bảo vệ nhân quyền không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm nhân
quyền không bị vi phạm mà còn tiến tới chỗ tạo ra những điều kiện để người dân
tham gia vào công việc của Nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước. Khi
nhân quyền được bảo đảm thực hiện, công dân có thể giám sát, phê bình, chỉ
trích Nhà nước một cách công khai, dân chủ mà không sợ bị trù úm, trả thủ.
Công dân có quyền và nghĩa vụ chống lại mọi sự xâm phạm hay can thiệp một

cách tùy tiện trái pháp luật của Nhà nước. Nguyên tắc công dân có quyền làm tất
cả những gì pháp luật không cấm đã tạo ra cơ sở pháp lý cho sự phát triển và
hoàn thiện cá nhân. Công dân được sở hữu tất cả những gì thuộc về mình, chỉ
dành cho Nhà nước những cái tối thiểu cần thiết. Với sự ra đời của Nhà nước

14 Montesquieu S.L (1967), Tinh thần Pháp luật , Nxb Sài Gòn 1967, Sài Gòn.

22


pháp quyền, con người đã được giải thoát khỏi chế độ phong kiến độc đoán
chuyên quyền.
Những người sáng lập tư tưởng Nhà nước pháp quyền đều nhấn mạnh
rằng Nhà nước pháp quyền chính là Nhà nước mà quyền lực của nó bị giới hạn
để đảm bảo các quyền và tự do của công dân. Đe đảm bảo được sự giới hạn
quyền lực nhà nước, các nhà tư tưởng lập hiến đều coi trọng đến việc phân
quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước và coi đó là một trong những nhân tô
không thế thiếu của Nhà nước pháp quyền.
Theo học thuyết phân quyền, quyền lực nhà nước được phân chia thành
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập pháp được trao cho Quốc hội,
quyền hành pháp được trao cho Chính phủ và quyền tư pháp được trao cho Tòa
án. Quyền lập pháp là quyền thế hiện ý chí chung của mọi công dân trong xã
hội, được thể hiện qua chế độ làm việc và quyết định theo đa số của tập thể
Quốc hội. Quyền hành pháp là quyền thực hiện ý chí chung của Quốc hội hay
nói một cách khác chức năng của Chính phủ là thực hiện pháp luật trong quản lý
quốc gia. Quyền này đòi hỏi sự quyết đoán, nhanh nhạy và tập trung cao. Quyền
xét xử thuộc về Tòa án. Chức năng của cơ quan này là xét xử các hành vi vi
phạm Hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và Nhà nước, bảo vệ công lý, tự do
công dân và trật tự - an toàn xã hội.
Trong các ngành quyền lực nhà nước, lập pháp được coi là một ngành có

nguy cơ xâm phạm đến quyền tự do của con người nhiều nhất, bởi cơ quan này
vừa có quyền điều chỉnh lại vừa có quyền kiểm soát hành vi của rất nhiều người
trong xã hội thông qua việc ban hành luật. Còn ngành hành pháp không những
có quyền phân phối các vinh dự mà lại có quyền sử dụng vũ lực, có thê xâm
phạm đến tài sản và tự do của công dân, giam cầm, đánh đập, lưu đày, tịch thu
tài sản của người khác mà không có lý do chính đáng... Ket quả của việc đảm
bảo quyền con người sẽ được thực hiện khi có những hoạt động xét xử công
bằng và vô tư của tư pháp. Muốn vậy, Tòa án phải thực sự độc lập với lập pháp
và hành pháp.

23


Cơ chế kiểm soát, kìm chế đối trọng không chỉ thể hiện ở mối quan hệ
giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp mà còn thể hiện thông qua nhiều quan hệ
ngang, dọc, chéo... giữa các cơ quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan địa
phương. Nguyên tắc kìm chế đối trọng được áp dụng rõ nét nhất ở Nhà nước Mỹ
thông qua Hiến pháp 1787 và nó được sử dụng ở chừng mực nào đấy tại các
Nhà nước khác trên thế giới.
Phân quyền là để đảm bảo cho Nhà nước và nền dân chủ không bị tiêu
diệt, chứ không phải là để thỏa hiệp hay chia quyền giữa các lực lượng xã hội
đối lập nhau và khi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì phân quyền chính
là sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyên, các
cơ quan quyền lực nhà nước không chỉ phải hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật mà còn bị giới hạn bởi pháp luật. Pháp luật không chỉ là cái mà các cơ quan
quyền lực nhà nước phải tuân thủ mà còn là phương tiện đế hạn chế chính
quyền. Do đó, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà quyền lực của nó được
giới hạn để tránh việc xâm phạm các quyền và tự do của công dân.
- Nhà nước pháp quyển phải ỉà nhà nước có nền tư pháp độc lập
Ngay từ thời cổ Hy Lạp, La Mã người ta đã khẳng định: ở đâu có pháp luật,

thì ở đó phải có một hệ thống bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách
nghiêm chỉnh. Sự bảo đảm đó trước hết phải bằng hoạt động của các cơ quan
trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước này có chức năng
xét xử các hành vi, vi phạm các quy định của pháp luật nhà nước. Đó là hệ thống
các cơ quan tư pháp, trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến, hoạt động tư
pháp (xét xử) cũng như các hoạt động lập pháp và hành pháp đều tập trung vào
trong tay giai cấp phong kiến mà đại diện là nhà Vua. Nhà Vua vừa ban hành
các văn bản pháp luật, vừa tổ chức thực hiện pháp luật, lại vừa xét xử các hoạt
động vi phạm các văn bản pháp luật do nhà Vua ban hành. Vì vậy nhằm mục
đích hạn chế quyền lực vô hạn định của Nhà Vua, đồng thời cũng là mục tiêu
của cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, các nhà khoa
học giả tư sản đề nghị hãy tách hoạt động thực hiện các văn bản pháp luật, và
hoạt động xét xử các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật ra khỏi hoạt
24


động ban hành các văn bản pháp luật. Đó là tư tưởng của các nhà triết học, xã
hội học và luật học của thế kỷ 17-18, mà đại diện là John Locke và

s.

Montesquieu.
Thể chế Tòa án là một thể chế rất đặc biệt trong hệ thống các cơ quan
Nhà nước. Không những nó được hưởng quy chế phân quyền như các cơ quan
lập pháp và hành pháp, mà còn phải độc lập hoàn toàn trước hai cơ quan này.
Mặc dù nhiều Nhà nước dân chủ tư sản được tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng trên thực tế hành
pháp và lập pháp vẫn có sự phối kết hợp với nhau ở một mức độ nhất định, mà
còn chí có tư pháp do nhu cầu chức năng xét xử, bao giờ cũng được độc lập. Sức
mạnh của Nhà nước pháp quyền tùy thuộc nhiều vào niềm tin của người dân vào

hệ thống tư pháp. Thể chế Tòa án đã cung cấp cho xã hội một phương pháp xác
định sự thật và sự công bằng trong các hành động của tư nhân và Nhà nước bằng
3 lĩnh vực cơ bản:
Thứ nhất, trách nhiệm chính của hệ thống thể chế này có tác dụng đảm bảo
sự bình ổn cho xã hội, góp phần tránh các cuộc trả thù một cách dã man trong
quan hệ giữa con người với con người.15
Thứ hai, sự phát triển kinh tế với mục đích làm cho xã hội trở nên phồn
thịnh cũng cần có những thể chế để giải quyết những tranh chấp giữa các doanh
nghiệp, các công dân và các cơ quan của Chính phủ, để làm sáng tỏ những điều
còn mơ hồ của luật pháp và những quy định để buộc phải phục tùng, các xã hội
khác nhau đã nghĩ ra cả một loạt những cơ chế chính thức và không chính thức.
Nhưng cũng chẳng có cơ chế nào quan trọng hơn hệ thống tư pháp nêu trên.
Thứ ba, chỉ có riêng ngành này mới có quyền chính thức phán quyết sự
họp pháp của những hoạt động của các ngành hành pháp và lập pháp. Yiệc
quyết định cho tư pháp có quyền xét xử lại các hành vi, quyết định của chính bộ
phận, các cơ quan Nhà nước là một bước tiến vượt bậc của dân chủ và văn minh

15. Ngân hàng thế giới (2002). Xây dim ọ; Thế chế hỗ trợ thị trường. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội,
tr. 153.

25


×