Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TIẾP cận THI PHÁP học TRONG BẾN TRẦN GIAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.99 KB, 4 trang )

2.2. Đề xuất phương hướng giảng dạy truyện ngắn Bến trần gian của Lưu Sơn
Minh trong trường phổ thông, đại học
2.2.1. Tiếp cận truyện ngắn Bến trần gian theo góc độ thi pháp học
Trên thực tế, thi pháp học không thực sự mới mẻ bởi nó đã có từ thời Arixtốt và
được phát triển qua nhiều thế kỷ dưới nhiều dạng thức khác nhau. Tuy nhiên đã có một
khoảng thời gian dài mấy thế kỷ người ta dường như lãng quên và xa lạ với nó. Đến thế
kỷ XIX, nó bắt đầu được quan tâm trở lại và Vôxôlốpxki được xem là người tiên phong
mở ra một hướng mới cho thi pháp học. Những năm 20 của thế kỷ XX, thi pháp học
phát triển lại một cách mạnh mẽ ở Liên Xô với những nhà nghiên cứu tên tuổi như
Vichto Sôlốpxki, V.Êykhonbam. Cho tới những năm 60, thi pháp học đã có những bước
tiến vượt bậc và thực sự ảnh hưởng sâu rộng trong giới văn học Phương Tây. Ở Việt
Nam, PGS. TS Trần Đình Sử là người có công trong việc giới thiệu và phát triển thi
pháp học, góp phần rất lớn trong việc thay đổi cách tiếp nhận văn học ở Việt Nam
đương thời. Với những công trình nghiên cứu như Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Những
thế giới nghệ thuật thơ (1995), Thi pháp Truyện Kiều (2002),… ông đã mang đến một
luồng gió mới, tạo nên một “cơn sốt” nghiên cứu thi pháp học cho đến ngày nay.
Theo Trần Đình Sử, khi tiếp nhận văn học theo hướng thi pháp, chúng ta cần chú ý
tiếp cận các vấn đề sau:
Thứ nhất, cần tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người. Tìm hiểu “sự lí giải,
cắt nghĩa sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện,
biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và
thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó”. Để tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về
con người, người đọc tìm hiểu cách nhà văn gọi tên nhân vật như thế nào, miêu tả nhân
vật như thế nào, chú ý lặp đi lặp lại các hành động gì của nhân vật, miêu tả tâm lí nhân
vật như thế nào, thậm chí chi tiết, ngôn ngữ cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật về con
người. Từ đó, sẽ thấy được chiều sâu bên trong chi phối cách xây dựng nhân vật của
nhà văn, sẽ có được tiêu chuẩn đánh giá giá trị nhân văn trong các hiện tượng văn học.
Thứ hai, thời gian nghệ thuật. Thời gian không chỉ là đối tượng được thể hiện
trong văn bản văn học, mà còn là một nhân tố cấu thành văn bản văn học. Thi pháp học
đặc biệt quan tâm đến vấn đề thời gian trần thuật, tức là “thời gian biểu diễn bằng
phương tiện ngôn từ” . Khi khảo sát thời gian trần thuật, thi pháp học chú ý đến mở


đầu và kết thúc của trần thuật; tốc độ, nhịp độ của trần thuật; chiều hướng của thời
gian có thể là phát triển theo chiều tuyến tính của sự kiện được trần thuật, cũng có thể
trần thuật đảo ngược từ hiện tại về quá khứ… Thời gian trần thuật là một phương thức
biểu hiện nghệ thuật, do đó, nó góp phần thể hiện tiết tấu của bức tranh cuộc sống được
tái hiện, tư tưởng tình cảm của người trần thuật… Bên cạnh đó, thi pháp học cũng quan
tâm đến thời gian được trần thuật với các bình diện thời gian hiện tại, thời gian quá
khứ, thời gian tương lai, và đi kèm với nó là quan niệm về thời gian, ý thức về thời
gian.
Thứ ba, không gian nghệ thuật. Với tư cách là phương thức tồn tại của thế giới
nghệ thuật, không gian có thể biểu hiện ở các phạm trù như cao – thấp, rộng – hẹp,
trong – ngoài, thoáng đãng – tù túng hoặc gắn với các địa điểm cụ thể như núi non,


sông biển, nhà cửa, con đường, bầu trời… Khi tìm hiểu không gian nghệ thuật, bên
cạnh việc chỉ ra đặc điểm của thế giới nghệ thuật được tái hiện, còn cần chỉ ra quan
niệm của nhà văn về không gian. Chỉ ra được quan niệm của nhà văn về không gian
cũng chính là chỉ ra được cảm nhận của nhà văn về cuộc sống, thấy được chiều sâu
trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Ngoài ra, tiếp nhận văn học từ góc độ thi pháp học còn chú ý đến vấn đề thi pháp
thể loại, kết cấu hình tượng, kết cấu văn bản trần thuật và ngôn từ nghệ thuật…
Việc khám phá các tác phẩm văn học xưa nay vẫn thường theo các lối tiếp cận
truyền thống như giới thiệu, cảm nhận, đánh giá, phân tích các yếu tố nghệ thuật riêng
lẻ. Tuy nhiên khi thi pháp học xuất hiện, nó đã đem đến cho việc tiếp cận tác phẩm văn
học một cái nhìn, cách khám phá hoàn chỉnh, cụ thể và mang tính quy luật phổ quát hơn
dưới sự tổ chức hình thức mang tính nội dung của sáng tác văn học. Đối tượng của thi
pháp học không phải là hình thức mang tính cấu trúc, quan điểm ngôn ngữ mà là hình
thức mang tính nội dung. Tức là cuộc sống được ý thức và sự tự ý thức về cuộc sống
thông qua hình thức nghệ thuật. Vì vậy khi khám phá tác phẩm văn học dưới góc độ thi
pháp ta sẽ thấy rằng hình thức nghệ thuật luôn gắn với tính hệ thống, tính quan niệm và
tính chất tinh thần. Hoàn toàn không mang tính chia tách hay riêng lẻ. Cũng chính vì

vậy mà tác phẩm văn học được soi rọi sẽ hiện hữu khả năng phản ánh đời sống của một
hình thức nghệ thuật được sự giới hạn và chiều sâu ở từng góc độ thẩm mỹ của nó. Bên
cạnh đó, nó còn giúp ta thấy được sự vận động và phát triển của tư duy, tính xác định
của nội dung tác phẩm. Từ đó, nâng cao khả năng cảm thụ cho người đọc với tác phẩm
văn học được khám phá. Tóm lại, thi pháp học rất cần thiết trong việc nghiên cứu cũng
như giảng dạy văn học trong nhà trường.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi cho rằng GV hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện
ngắn Bến trần gian (Lưu Sơn Minh) từ góc độ thi pháp học theo các phương diện sau:
quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật.
2.2.2.1.

Quan niệm nghệ thuật về con người

GV yêu cầu người học cần tìm hiểu tên một số tác phẩm có hình tượng người
lính sau đó kết hợp các hoạt động dạy học để người học so sánh và chỉ ra được dạng
nhân vật siêu thực – những vong hồn liệt sĩ – là một trong những khám phá mới mẻ,
táo bạo của người viết trong việc khắc họa chân dung người lính. Điều này thể hiện sự
nỗ lực cùng tấm lòng trân trọng của tác giả trên hành trình phát hiện vẻ đẹp của anh bộ
đội Cụ Hồ dù là từ một thế giới khác – thế giới bên kia. Và Bến trần gian và một tác
phẩm như thế. GV cần hướng dẫn HS chỉ ra được: Nếu lúc sinh thời, họ là những người
đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, ra trận với hoài bão độc lập tự do cho quê hương, dân tộc thì
khi nhắm mắt xuôi tay, bị kẹt giữa hai cõi âm – trần, khát vọng này vẫn còn cháy bỏng.
Không được như bao đồng đội khác hồn có thể quay về quê hương nhờ chết có mồ mả
và có người hương khói, các vong hồn thực hiện khát vọng này bằng “những kí ức đằm
sâu, thân thương” của mình. Những kỉ niệm của Lăng về bến sông quê hương, ngôi nhà
nhỏ với bóng dáng mẹ già cô đơn mà phúc hậu. Chính những nét phác thảo về bị kịch
mà nhân vật Lăng phải nếm trải từ chiến tranh, Lưu Sơn Minh đem đến cho người đọc
những day dứt khôn nguôi. Lăng chính là đích đến của hành trình nhà văn tìm kiếm



“con người khác nhau” bên trong mỗi người, tái hiện những điều ẩn khuất, vô hình,
khó lý giải vẫn đang hiện tồn. Đó là một kiểu nhân vật điển hình cho sự vận hành đổi
mới trong quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau năm 1975.
Song song đó, GV định hướng cùng những góc nhìn thực tế, trải nghiệm cá nhân,
người học phải nhận ra hình tượng người phụ nữ trong Bến trần gian cũng được khắc
họa từ góc độ bi kịch trong số phận cá nhân. Bi kịch của họ cũng là bi kịch chung của
con người đi qua chiến tranh. Người mẹ (bà cụ Lăng) xuất hiện trong truyện ngắn thời
kỳ này với nỗi đau không gì khỏa lấp khi mất đi những đứa con, một nỗi đau ẩn sâu tận
tâm hồn trong “mấy chục năm” và sẽ còn kéo dài mãi. Và Thùy, đâu đó trong trái tim cô
vẫn dành một góc riêng cho Lăng nhưng Thùy đã không làm khác đi được! Thùy vẫn
phải chọn gia đình và vì gia đình: “em không thể đi với anh được, em còn phải trông
nom u nữa, với cả... còn anh ấy và các con em...”. Đó là là lẽ sống vì trách nhiệm và
bổn phận của con người. Suy cho cùng, chiến tranh đã khiến Thùy phải gánh lấy bi kịch
tình yêu dang dở.
2.2.2.2.

Thời gian nghệ thuật

Trước hết, GV hướng dẫn người học chỉ ra thời gian trong Bến trần gian là thời gian
đêm tối: “Anh đã đi mấy chục năm, vượt qua bao nhiêu khuôn mặt chỉ để đêm nay tới
đây và gọi Đò ơi!”. Đêm nay chỉ cần vượt qua con sông này, Lăng sẽ được đoàn tụ với
người thân. GV gợi ý về đặc điểm của khoảng thời gian đêm tối và khẳng định: Như
vậy thời gian đêm tối là thời khắc hồn ma trở về nhân gian, là thời điểm của giấc mơ và
bao điều lạ lùng khác.
GV cần giải thích rõ: thời gian nghệ thuật khác với thời gian vật lí, nó được khúc xạ
qua lăng kính chủ quan của nhân vật mà nhà văn chủ tâm xây dựng trong tác phẩm. Nó
có sự thay đổi về nhịp điệu, trình tự; gắn với cảm xúc, tâm trạng. Kiểu thời gian này
trong văn chương người ta gọi là thời gian tâm trạng hay thời gian tâm lý. Thời gian
tâm trạng là thời gian được nhìn nhận, khúc xạ qua ý thức, tâm trạng của con người.
Nói cách khác, đó là thời gian đã được nếm trải qua tâm hồn của nhân vật Khi giảng

dạy Bến trần gian, GV cần hướng dẫn người học phân tích thời gian lồng ghép làm cho
thời gian nghệ thuật thoát khỏi sự trói buộc của trình tự thời gian sự kiện. Thời gian
lồng ghép và thời gian sự kiện cũng có một độ vênh nhất định. Nếu thời gian sự kiện
mang tính khách quan thì thời gian lồng ghép lại mang đậm tính chủ quan. Nói cách
khác, thời gian lồng ghép là sự tổ chức thời gian không tuân theo trật tự thông thường
quá khứ - hiện tại – tương lai. Thông thường sự việc nào xảy ra trước nói trước, sự việc
nào xảy ra sau nói sau nhưng thời gian lồng ghép có sự đảo lộn về trật tự thời gian, phát
ngôn trần thuật không phải là quá khứ, cũng không hẳn hiện tại, nó ở ranh giới giữa hai
chiều thời gian ấy. Nhìn chung đó là sự xáo trộn một cách linh hoạt, đặc biệt thời gian
lồng ghép thể hiện rõ nhất, cụ thể nhất, ý nghĩa nhất khi trong tác phẩm có sự đan bện,
soi chiếu thường xuyên giữa thời hiện tại, quá khứ, tương lai trong những khoảnh khắc
đồng thời. Sự xuất hiện của dòng thời gian suy nghĩ, hồi tưởng về quá khứ, ghép nối
quá khứ theo cùng trục hiện tại khiến cho thời gian nghệ thuật trong tác phẩm không
còn là dòng chảy thống nhất mà đã bị cắt ra thành nhiều phân đoạn nối tiếp và xen kẽ
nhau.Biểu hiện rõ nét trong Bến trần gian đó là thời gian sự việc được gián đoạn, đảo
trộn, sắp đặt giữa thời gian cõi thực, cõi tâm linh và cõi ảo giác. Thêm vào đó là những
khắc khoải chờ đợi phút giây hòa bình, đợi chờ ngày trở về được đo bằng những chỉ số


thời gian xác định hoặc không xác định. Lăng trong Bến trần gian xoáy vào cõi lòng
người đọc bởi cái điệp khúc “mấy chục năm… mấy chục năm rồi…” cồn cào cháy ruột:
“Anh đã đi mấy chục năm mà vẫn luẩn quẩn trong rừng”, “mấy chục năm rồi, nhanh
lên, tôi không thể đứng đây được nữa”, “xin đừng đưa tôi về xứ của ma, tôi còn phải về
thăm u, mấy chục năm rồi…” v.v. Nỗi nhớ mong như có hình khối, nó bất chấp sự quên
lãng của thời gian, sự khắc nghiệt của kiếp vong hồn.
2.2.2.3.

Không gian nghệ thuật

GV yêu cầu người học chỉ ra được những không gian nào được tạo dựng trong

truyện ngắn Bến trần gian. Từ quá trình đọc tác phẩm kết hợp hướng dẫn của GV, người
học nhận ra: không gian nghệ thuật trong tác phẩm một không gian nghệ thuật khá đa
dạng Nó là kiểu không gian nửa thực nửa ảo, cái thực và ảo đan cài vào nhau nhằm bộc
lộ những tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Trước hết là không gian gia đình, ở đó có
bà cụ Lăng, có Thùy những người mà Lăng yêu thương, mỏi mòn chờ đời: “Anh đã đi
mấy chục năm mà vẫn luẩn quẩn trong rừng”, “mấy chục năm rồi, nhanh lên, tôi không
thể đứng đây được nữa”, “xin đừng đưa tôi về xứ của ma, tôi còn phải về thăm u, mấy
chục năm rồi…” để được gặp lại. Cứ như thế, khát khao “hoài vọng cố hương” của
Lăng như một dư ba xoáy say vào cõi lòng người đọc. Tiếp nối là không gian bến sông
được nhà văn kiến tạo nên nhằm góp phần phục dựng bi kịch của người sau cuộc chiến.
Bến sông như một tác nhân kéo dài, khơi sâu nỗi bất hạnh và bi kịch của đời Lăng: tuổi
xuân mải miết xuôi dòng, còn niềm vui, hạnh phúc bình dị thì như con đò bỏ bến sang
ngang. Hơn hết, GV phải định hướng cho người học phát hiện sự hiện diện của một
không gian mang ám ảnh huyền thoại, ma quái. Trong Bến trần gian, không gian của
cõi trần thế mang không khí “liêu trai” hư ảo. Cuộc gặp gỡ giữa hồn ma (Lăng) và
người (mẹ Lăng) ở bến sông được tạo nên từ ý thức của nhà văn. Đó là sự nhập nhòe
đồng hiện cõi trần và cõi âm, giữa ma và người. Nơi đó có sự giao hòa giữ hai thế giới
âm dương và con đò sẽ là cầu nối đưa người chết trở về gặp lại người thân của mình.
Một bến sông nơi trần gian nhưng huyễn hoặc, đầy sức ám ảnh giúp người đọc lần bước
đi vào những khúc quanh tâm trạng và khám phá tầng sâu vô thức của con người.



×