Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.35 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA
BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT B MẠN TÍNH ĐANG ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Đồng Thị Hằng Phương, Phạm Thị Ngọc Bích, Trần Khánh Toàn
Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu cắt ngang sử dụng công cụ SF-36 để đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của 112 bệnh nhân
Viêm gan vi rút B mạn tính, độ tuổi từ 20 - 79 đang được điều trị ngoại trú thuốc kháng vi rút tại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội năm 2018 - 2019. Tổng điểm trung bình CLCS của bệnh nhân theo SF-36 là 75,8 ± 18,3; với 79,3 ± 22,4
điểm sức khỏe thể chất và 72,6 ± 14,1 điểm sức khoẻ tinh thần. Yếu tố có mức điểm cao nhất là hoạt động thể chất
(89,8 ± 31,3 điểm) và thấp nhất là sức khoẻ chung (59,0 ± 29,5 điểm). Đa số bệnh nhân (61,6%) được phân loại
CLCS ở mức tốt (≥ 80 điểm). Điểm CLCS giảm dần theo tuổi, thấp hơn ở những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng,
có HBeAg(+) và cao hơn ở những người có học vấn trên phổ thông trung học (p < 0,05). CLCS của bệnh nhân ở
mức cao song cần quan tâm cải thiện tình trạng sức khoẻ chung, nhất là ở những BN có triệu chứng lâm sàng và
có HBeAg (+). Đồng thời cần có các nghiên cứu đầy đủ hơn về tác động của việc điều trị với CLCS của bệnh nhân .
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, SF-36, viêm gan vi rút B mạn tính, điều trị thuốc kháng vi rút, bệnh
nhân ngoại trú.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm vi rút viêm gan B là một trong những
bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất với ít nhất 2
tỷ người mắc, chiếm khoảng gần một phần ba
dân số thế giới; trong số đó, có khoảng 240
triệu người mang vi rút mạn tính [1]. Viêm gan
vi rút B (VGVRB) mạn tính là một vấn đề sức
khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn cầu
có liên quan đến trên một triệu người chết mỗi
năm, chủ yếu vì biến chứng của xơ gan, ung
thư gan. Ngoài ra, bệnh còn gây ra nhiều biến
chứng khác có thể làm suy giảm chất lượng


cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân [2].
Điều trị VGVRB mạn tính là một quá trình lâu
dài, trong đó bệnh nhân phải đối mặt với nhiều
Tác giả liên hệ: Đồng Thị Hằng Phương,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 20/09/2019

khó khăn về kinh tế, xã hội, tâm lý cũng như
thể chất, có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu ra
về sức khỏe. Bởi vậy, đánh giá hiệu quả điều
trị VGVRB mạn tính không chỉ dựa trên các chỉ
số về lâm sàng mà còn phải quan tâm đến cả
CLCS của bệnh nhân. Ở Việt Nam, mặc dù có
tỷ lệ mắc VGVRB mạn tính cao song hiểu biết
về CLCS của người bệnh vẫn còn hạn chế [3].
Có nhiều công cụ đánh giá CLCS trong đó,
SF-36 là bộ công cụ đơn giản, dễ sử dụng và
đã được áp dụng rộng rãi cho nhiều bệnh mạn
tính trên thế giới cũng như ở Việt Nam [4 - 6]…
Bởi vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
này với mục tiêu sử dụng bộ công cụ SF-36 để
đánh giá CLCS và một số yếu tố liên quan ở
bệnh nhân VGVRB mạn tính đang điều trị bằng
thuốc kháng vi rút tại Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội năm 2018 - 2019.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Ngày được chấp nhận: 21/10/2019


90

TCNCYH 123 (7) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
1. Đối tượng
Bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành (từ 16
tuổi trở lên) đã được chẩn đoán mắc Viêm gan
vi rút B mạn tính đang được điều trị ngoại trú
bằng thuốc kháng vi rút ít nhất 3 tháng tại Khoa
Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ
tháng 7/2018 - 6/2019. Loại trừ các bệnh nhân
mắc ung thư gan, hoặc có kết hợp viêm gan do
các nguyên nhân khác, phụ nữ có thai và cho
con bú.
2. Phương pháp
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
- Cỡ mẫu và chọn mẫu: Chọn mẫu thuận
tiện với toàn bộ 112 bệnh nhân đến khám điều
trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh trong thời gian
nghiên cứu.
- Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin:
Thu thập các thông tin sẵn có từ hồ sơ bệnh
án ngoại trú và phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân
theo bộ câu hỏi cấu trúc được tích hợp bộ công
cụ đánh giá chất lượng cuộc sống SF-36, phiên
bản Tiếng Việt [5]. Bộ công cụ SF-36 gồm 36
câu hỏi chia thành 8 yếu tố thuộc hai lĩnh vực
sức khoẻ: thể chất (gồm khả năng hoạt động

thể chất, hạn chế về thể chất, cảm giác đau và
sức khoẻ chung); và tinh thần (gồm sức sống,
hoạt động xã hội, hạn chế cảm xúc và sức khoẻ
tâm lý). Điểm của mỗi câu hỏi được chuyển đổi
qua thang điểm từ 0 đến 100 theo hướng dẫn,
sau đó tính điểm trung bình cho từng lĩnh vực
và từng yếu tố với nguyên tắc điểm càng cao
thì tình trạng sức khoẻ càng tốt. Điểm CLCS
được tổng hợp từ điểm của hai lĩnh vực sức
khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần [4; 7; 8].
- Nội dung nghiên cứu:
+ Thông tin về nhân khẩu (tuổi, giới, hôn
nhân), điều kiện kinh tế xã hội (học vấn, nghề
nghiệp, địa bàn sinh sống), hành vi và tiền sử
(hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, gia đình có
người mắc bệnh); bệnh sử (triệu chứng lâm

TCNCYH 123 (7) - 2019

sàng, một số xét nghiệm cận lâm sàng như men
gan, HBeAg, tải lượng vi rút,..) và quá trình điều
trị kháng vi rút (thời gian điều trị, thuốc điều trị,
tác dụng phụ,…).
+ Chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ
SF-36:
• Điểm trung bình CLCS và điểm cho từng
lĩnh vực (Sức khỏe thể chất và Sức khỏe tinh
thần) và cho mỗi yếu tố được tính bằng trung
bình cộng của điểm số của các câu hỏi tương
ứng theo thang điểm từ 0 - 100.

• Phân loại CLCS và từng lĩnh vực sức khoẻ
theo 3 mức: dưới trung bình (< 50 điểm); trung
bình và khá (50 - dưới 80 điểm) và tốt (≥ 80
điểm).
+ Mối liên quan giữa CLCS và từng lĩnh vực
sức khoẻ với các yếu tố nhân khẩu, kinh tế xã
hội, tiền sử, bệnh sử và điều trị thuốc kháng vi
rút ở trên.
- Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được
phân tích bằng phần mềm Stata phiên bản 14.0
và trình bày dưới dạng các tham số thống kê
mô tả gồm trung bình (SD), trung vị (tứ phân vị)
và tỷ lệ phần trăm. Sử dụng các test kiểm định
phi tham số và hồi quy đa biến để xác định các
yếu tố liên quan với CLCS ở mức ý nghĩa thống
kê 95%.
3. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
thông qua đề cương Luận văn Bác sĩ Nội trú
của Trường Đại học Y Hà Nội (Quyết định số
3486/QĐ-ĐHYHN ngày 11/7/2018). Bệnh nhân
được giải thích bằng lời về mục đích, nội dung
nghiên cứu, và tự nguyện chấp thuận tham
gia trả lời phỏng vấn. Bệnh nhân từ chối tham
gia không bị phân biệt đối xử. Việc phỏng vấn
không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh
nhân. Các thông tin cá nhân được mã hoá và
bảo vệ bí mật và chỉ sử dụng phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.


91


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

III. KẾT QUẢ
1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Một số thông tin cá nhân của bệnh nhân
Thông tin của bệnh nhân

Giá trị

Tuổi trung bình (năm)

40,3 ± 12,1

Giới nam

73 (65,2%)

Học vấn trên PTTH

79 (75%)

Có nghề nghiệp ổn định

85 (75,9%)

Kết hôn, sống chung


99 (88,4%)

Sinh sống ở địa bàn nông thôn

72 (64,3%)

Tiền sử gia đình mắc VGB

36 (32,3%)

Có triệu chứng lâm sàng

35 (31,2%)

HBeAg (+)

37 (45,1%)*

Thời gian điều trị trung bình (tháng)

10,8 ± 16,1

* Chỉ tính trong số 87 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm
Bảng 1 cho thấy đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là nam giới, với độ tuổi trung bình là
40,3 tuổi; 70,5% có trình độ học vấn trên PTTH; 75,9% có nghề nghiệp ổn định; 64,3% bệnh nhân
sống ở nông thôn và 88,4% đã kết hôn. Gần một phần ba số bệnh nhân (32,3%) có tiền sử gia đình
mắc VGVRB; 31,2% có các triệu chứng lâm sàng của VGVRB và 45,1% bệnh nhân có HBeAg(+).
Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút trung bình của bệnh nhân là 10,8 tháng.
2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo SF - 36
Bảng 2. Điểm chất lượng cuộc sống và các lĩnh vực sức khoẻ của bệnh nhân

Trung bình ± SD

Trung vị (25% - 75%)

Điểm sức khoẻ thể chất

79,3 ± 22,4

89,0 (66,4 - 95,6)

Điểm sức khoẻ tinh thần

72,6 ± 14,1

77,1 (66,8 - 81,4)

Điểm CLCS

75,8 ± 18,3

84,0 (65,5 - 88,1)

p*
< 0,01

* Test Mann-Whitney
Theo Bảng 2, điểm trung bình CLCS của bệnh nhân là 75,8 ± 18,3/100 điểm với giá trị trung vị
là 84,0 (65,5 - 88,1điểm). Điểm trung bình và trung vị của sức khoẻ thể chất là 79,3 ± 22,4 và 89,0
(66,4 - 95,6) điểm, cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) so với điểm sức khoẻ tinh thần, lần lượt
là 72,6 ± 14,1 và 77,1 (66,8 - 81,4) điểm.


92

TCNCYH 123 (7) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC



Biểu đồ 1. Điểm trung bình các yếu tố thành phần của chất lượng cuộc sống
Biểu đồ 1 cho thấy có 7/8 yếu tố thành phần của CLCS có điểm số trung bình trên 60; trong đó,
các yếu tố có điểm cao nhất là khả năng hoạt động thể chất (89,8 ± 16,5 điểm) và hạn chế về cảm
xúc (84,8±31,3 điểm); thấp nhất là sức khoẻ chung (59,0 ± 29,5 điểm) và sức sống (61,5 ± 12,7
điểm).

Tốt (≥ 80 điểm)
100%

Trung bình, khá (50-< 80 điểm)

35.7

80%
60%

61.6

66.1


40%
20%
0%

Dưới trung bình (< 50 điểm)

57.2
27.7

20.5

10.7

13.4

7.1

CLCS chung

Sức khỏe thể chất

Sức khỏe tinh thần

Biểu đồ 2. Phân loại điểm chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của bệnh nhân
Theo Biểu đồ 2, đa số bệnh nhân (61,6%) có điểm CLCS ở mức tốt từ 80 điểm trở lên; tỷ lệ này
là 66,1% với sức khoẻ thể chất và 35,7% với sức khoẻ tinh thần. Tỷ lệ bệnh nhân có điểm CLCS
dưới mức trung bình ( < 50 điểm) là 10,7% (lần lượt là 13,4% với sức khoẻ thể chất và 7,1% với sức
khoẻ tinh thần).

TCNCYH 123 (7) - 2019


93


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 3. Một số yếu tố liên quan với CLCS trong phân tích hồi quy đa biến
Sức khỏe
thể chất

CLCS

Sức khỏe
tinh thần

Coef.

p

Coef.

p

Coef.

p

Nữ giới

- 3,8


> 0,05

- 5,9

> 0,05

- 1,6

> 0,05

Tuổi (năm)

- 0,6

< 0,01

- 0,9

< 0,01

- 0,3

< 0,05

7,7

> 0,05

11,6


< 0,05

3,3

> 0,05

Có triệu chứng lâm sàng

- 18,6

< 0,01

- 25,1

< 0,01

- 11,8

< 0,01

Tổn thương gan mạn

- 0,5

> 0,05

- 1,1

> 0,05


- 1,3

> 0,05

HBeAg (+)

- 8,2

< 0,01

- 12,8

< 0,01

- 5,3

> 0,05

Điều trị bằng Entecavir

3,5

> 0,05

3,3

> 0,05

1,5


> 0,05

Thời gian điều trị (tháng)

0,2

> 0,05

0,2

> 0,05

0,1

> 0,05

Học vấn PTTH trở lên

Bảng 3 cho thấy điểm CLCS của bệnh nhân có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi, học vấn,
triệu chứng lâm sàng và tình trạng HBeAg. CLCS giảm theo độ tuổi, với mức giảm 0,6 điểm CLCS;
0,9 điểm sức khỏe thể chất và 0,3 điểm sức khỏe tinh thần cho mỗi tuổi. Mức giảm lần lượt là 18,6
điểm CLCS; 25,1 điểm sức khỏe thể chất và 11,8 điểm điểm sức khỏe tinh thần ở bệnh nhân có triệu
chứng lâm sàng. Tương tự, bệnh nhân bị giảm 8,2 điểm CLCS và 12,8 điểm sức khỏe thể chất khi
có HBeAg (+). Ngược lại, bệnh nhân với học vấn PTTH trở lên có mức điểm CLCS, điểm sức khỏe
thể chất và điểm sức khỏe tinh thần cao hơn lần lượt là 7,7 điểm; 11,6 điểm và 3,3 điểm, song khác
biệt chỉ có ý nghĩa thống kê với điểm sức khỏe thể chất.

IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện trên 112 bệnh
nhân VGVRB mạn tính đang điều trị ngoại trú

bằng thuốc kháng vi rút tại Bệnh viện Đại học
Y Hà Nội, trong đó bệnh nhân nam chiếm gần
2/3, phù hợp với tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B
mạn ở nam thường cao hơn nữ [1]. Với tuổi
trung bình là 40,3 và phần lớn đang ở độ tuổi
lao động, CLCS là một trong những vấn đề cần
quan tâm đối với các bệnh nhân VGVRB mạn
tính.
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung
bình CLCS theo thang điểm SF - 36 ở bệnh
nhân VGVRB mạn tính là 75,8 ± 18,3/100 điểm;
tương đương với nghiên cứu của Xue ở Trung
94

Quốc (2017) với 78,0 điểm. Nghiên cứu của
Chen ở Đài Loan (2017) cho điểm CLCS thấp
hơn (69,77 điểm) do bao gồm cả những bệnh
nhân chưa được điều trị, trong khi việc điều trị
thuốc kháng vi rút đã được chứng minh giúp
cải thiện CLCS của bệnh nhân [9; 10]. So với
một số nghiên cứu ở Việt Nam, điểm CLCS của
bệnh nhân VGVRB mạn tính trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn rõ rệt so với ở người
trưởng thành khoẻ mạnh (90,71 điểm) nhưng
cao hơn nhiều so với ở bệnh nhân viêm khớp
dạng thấp (33,29) hay bệnh nhân suy thận mạn
và (40,78) [5; 6; 10; 11].
Xét trên từng lĩnh vực, điểm trung bình sức
TCNCYH 123 (7) - 2019



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần lần lượt
là 79,3 và 72,6 điểm. Mức điểm này cao hơn
so với nghiên cứu của Trần Quang Vinh (2019)
tại Bệnh viện Đồng Nai (54,5 và 60,3 điểm) và
Bệnh viện Kiên Giang (47,8 và 67,3 điểm) cũng
như nghiên cứu của Chen (2017) với 45,94 và
49,37 điểm [3; 9]. Điểm khác biệt nữa là trong
nghiên cứu của chúng tôi, điểm sức khỏe thể
chất cao hơn so với điểm sức khỏe tinh thần
(p < 0,05). Tuy nhiên, điều này cũng đã được
ghi nhận trong nhiều nghiên cứu trước đây và

hội (60,2) và hạn chế về thể chất (47,2).
Tương quan điểm số giữa các yếu tố CLCS
có sự khác biệt theo loại bệnh tật. Chẳng hạn
Bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp trong nghiên
cứu của Phạm Hoài Thu (2014) có điểm cao
nhất là sức sống (41,26) và thấp nhất là hoạt
động xã hội (27,01). Mặc dù vậy, với điểm trung
bình cao vượt trội, đa số bệnh nhân VGVRB
trong nghiên cứu của chúng tôi được phân loại
CLCS ở mức tốt (61,6% có điểm CLCS từ 80
trở lên) cao hơn nhiều so với ở bệnh nhân suy

được lý giải một phần do việc điều trị thuốc
kháng vi rút thường giúp cải thiện sức khỏe thể
chất nhiều hơn và xảy ra trước so với Sức khỏe
tinh thần [10]. Điểm số của hai lĩnh vực này có

sự tương quan chặt chẽ với nhau do các yếu
tố về sức khỏe thể chất vẫn có những tác động
nhất định đến sức khỏe tinh thần và ngược lại
[8]. Kết quả nghiên cứu đặt ra yêu cầu cần phải
quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chức năng xã
hội trong quá trình chăm sóc và điều trị cho
bệnh nhân.
Trong 8 yếu tố thành phần của CLCS theo
SF - 36, hoạt động thể chất là yếu tố có điểm
trung bình cao nhất (89,8 điểm) và sức khoẻ
chung có điểm số thấp nhất (59,0). Điểm hoạt
động thể chất cao nhất cũng được ghi nhận
trong nghiên cứu của Bondini năm 2007 (89,3
điểm) và nghiên cứu của Lam năm 2009 (85,6
điểm) [12; 13]. Trong khi đó, sức khoẻ chung
cũng là yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất trong
các nghiên cứu của Chen năm 2017 (45,15
điểm) hay của Lam năm 2009 (49,9 điểm) [9;
13]. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận
trong nghiên cứu của Xue (2017) ở các bệnh
nhân đang được điều trị cũng như bỏ điều trị
ở các thời điểm khác nhau [10]. Trong khi đó,
theo nghiên cứu của Trần Quang Vinh (2019),
ở Đồng Nai điểm cao nhất thuộc về Sức khỏe
chung (60,1), thấp nhất là hạn chế thể chất
(52,6) và ở Kiên Giang lần lượt là hoạt động xã

thận mạn 5,35% [11] hay bệnh nhân Viêm khớp
dạng thấp (3,33%) [5]. Tỷ lệ này trong Sức khỏe
thể chất cao hơn so với Sức khỏe tinh thần.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
độ tuổi, trình độ học vấn của bệnh nhân, tình
trạng có biểu hiện lâm sàng hoặc có HBeAg
(+) là những yếu tố liên quan đến CLCS của
bệnh nhân VGVRB mạn tính ở các mức độ và
xu hướng khác nhau. Điểm CLCS giảm theo
tuổi và thấp hơn ở những bệnh nhân có triệu
chứng lâm sàng hoặc có HBeAg (+). Tuổi tác
tăng lên thường gắn liền với giảm miễn dịch,
sức đề kháng và tình trạng sức khoẻ chung
đồng thời và thường có thời gian mắc bệnh dài
hơn nên CLCS và các lĩnh vực sức khoẻ cũng
giảm theo [9]. Bên cạnh đó, các triệu chứng lâm
sàng có thể gây nên các khó chịu, ảnh hưởng
đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày; trong khi
HBeAg (+) đi kèm với tình trạng viêm gan mạn
tính tấn công làm giảm điểm CLCS của bệnh
nhân [10]. Trong khi đó, học vấn cao giúp tăng
cả điểm CLCS lẫn điểm Sức khỏe thành phần
về thể chất cũng như tinh thần có thể liên quan
đến việc tuân thủ tốt hơn dẫn đến tăng hiệu quả
điều trị ở những đối tượng có học vấn cao hơn
[10; 14].
Khác với nghiên cứu của Wang (2012),
trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng tổn
thương gan mạn tính không phải là một yếu tố
nguy cơ làm giảm điểm CLCS của Bệnh nhân.

TCNCYH 123 (7) - 2019


95


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tương tự, mối liên quan giữa tải lượng vi rút
với điểm CLCS cũng không rõ ràng như trong
nghiên cứu của Kim (2012) vốn được thực hiện
sau 24 tuần điều trị trong khi bệnh nhân của
chúng tôi đang điều ở các thời điểm khác nhau.
Đây có thể cũng là lý do chưa ghi nhận được
mối liên quan giữa CLCS và thời gian điều trị
như trong nghiên cứu của Xue (2017) [10; 14;
15].
Trong nghiên cứu này, mối mối liên quan
giữa CLCS và việc điều trị thuốc kháng vi rút
chưa được làm rõ do cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ
với bệnh nhân được chọn mẫu thuận tiện ở các
giai đoạn khác nhau. Điều này đòi hỏi cần có
thêm các nghiên cứu đầy đủ hơn về tác động
của điều trị đối với CLCS của bệnh nhân. Mặt
khác, cũng như các nghiên cứu khác ở Việt
Nam có sử dụng công cụ SF - 36, điểm số từng
lĩnh vực sức khoẻ chỉ mới tính trung bình cộng,
chưa được chuẩn hoá do thiếu thông tin quần
thể tham khảo.

V. KẾT LUẬN
Bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính đang
điều trị ngoại trú bằng thuốc kháng vi rút tại
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có mức CLCS cao

theo thang điểm SF - 36 với điểm trung bình là
75,8 ± 18,3 và đa số bệnh nhân (61,6%) được
phân loại CLCS ở mức tốt (≥ 80 điểm). Cần
quan tâm cải thiện tình trạng sức khoẻ chung
của các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và
có HBeAg (+). Đồng thời cần có các nghiên cứu
đầy đủ hơn về mối liên quan giữa CLCS với
việc điều trị thuốc kháng vi rút.

Lời cảm ơn
Nghiên cứu được hoàn thành với sự giúp đỡ
và hỗ trợ tích cực của các bác sĩ và nhân viên
y tế của Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học
Y Hà Nội. Xin cảm ơn các bệnh nhân và người
nhà bệnh nhân đã nhiệt tình cung cấp thông tin
và đóng góp cho thành công của nghiên cứu.
96

Các tác giả cam kết không có xung đột lợi ích.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ott JJ, Stevens GA, Groeger J, et al.
(2012). Global epidemiology of hepatitis B virus
infection: new estimates of age specific HBsAg
seroprevalence and endemicity. Vaccine, 30.
2. Schweitzer A., Horn J., Mikolajczyk
R.T., et al. (2015). Estimations of worldwide
prevalence of chronic hepatitis B virus infection:
a systematic review of data published between
1965 and 2013. Lancet, 386(10003), 1546 1555.

3. Tran Quang Vinh, Vo Quang Trung
(2019). Health - related quality of life (HRQoL)
and health state utilities with chronic hepatitis - B
(CHB), A population - based survey in Vietnam.
J Pak Med Assoc, 69(Suppl 2)(6), S80 - S86.
4. Scoggins J.F. and Patrick D.L.
(2009). The use of patient - reported outcomes
instruments in registered clinical trials: evidence
from ClinicalTrials.gov. Contemp Clin Trials,
30(4), 289 - 92.
5. Phạm Hoài Thu, Đỗ Thị Thúy, và
Nguyễn Văn Hùng (2017). Nghiên cứu áp
dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá sự
thay đổi chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân
viêm khớp dạng thấp. Tạp chí Nghiên cứu Y
học, 106(1), 146 - 154.
6. Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Đỗ
Nguyên, và Tô Minh Ngọc (2014). Nghiên cứu
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận
mạn đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội
thận bệnh viện Chợ Rẫy năm 2012. Tạp chí Y
học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(6 phụ bản),
474 - 480.
7. Lins L. and Carvalho F.M. (2016). SF
- 36 total score as a single measure of health
- related quality of life: Scoping review. SAGE
Open Med, 4: 2050312116671725.
8. Farivar S.S., Cunningham W.E., and
Hays R.D. (2007). Correlated physical and
TCNCYH 123 (7) - 2019



mental health summary scores for the SF - 36
and SF - 12 Health Survey, V.I. Health Qual Life
Outcomes, 5: 54.
9. Chen M.C., Hung H.C., Chang H.J., et
al. (2017). Assessment of Educational Needs
and Quality of Life of Chronic Hepatitis Patients.
BMC Health Serv Res, 17(1), 148.
10. Xue X., Cai S., Ou H., et al. (2017).
Health - related quality of life in patients with
chronic hepatitis B during antiviral treatment
and off - treatment. Patient Prefer Adherence,
11: 85 - 93.
11. Lê Việt Thắng và Nguyễn Văn Hùng
(2012). Khảo sát chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân suy thận mạn tính chạy thận nhân
tạo chu kỳ bằng thang điểm SF36. Tạp chí Y
học thực hành, 1(802), 45 - 47.
12. Bondini S., Kallman J., Dan A., et al.

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
(2007). Health - related quality of life in patients
with chronic hepatitis B. Liver Int, 27(8), 1119 1125.
13. Lam E.T., Lam C.L., Lai C.L., et
al. (2009). Health - related quality of life of
Southern Chinese with chronic hepatitis B
infection. Health Qual Life Outcomes, 7: 52.
14. Wang L., Wang Y., Tang L., et
al. (2012). Quality of life and the relevant

factors in patients with chronic hepatitis B.
Hepatogastroenterology, 59(116), 1036 - 1042.
15. Kim J.H., Kwon S.Y., Lee Y.S., et al.
(2012). Virologic response to therapy increases
health - related quality of life for patients with
chronic hepatitis B. Clin Gastroenterol Hepatol,
10(3), 291 - 296.

Summary
QUALITY OF LIFE OF PATIENTS WITH CHRONIC HEPATITIS
B DURING ANTIVIRAL TREATMENT AT HANOI MEDICAL
UNIVERSITY HOSPITAL
A cross-sectional study was conducted to assess the quality of life of 112 patients with Chronic
Hepatitis B, aged 20 to 79, who were on antiviral treatment at the clinic of Hanoi Medical University
Hospital in 2018-2019 using the SF-36 tool. The mean of total SF-36 quality of life score was 75.8
± 18.3 (79.3 ± 22.4 for physical health and 72.6 ± 14.1 for mental health). The majority of patients
(61.6%) was classified as good quality of life (scored at least 80). The lowest score was for general
health scale (59.0) and the highest one was for physical activity scale (89.8). The quality of life
(QoL) score decreased accordingly with patient’s age and was lower among patients with clinical
symptoms or with HBeAg (+) while it was higher among those with tertiary education (p < 0.05).
The patients’ QoL is good, but the general health status should be prioritized for improvement,
especially among patients with clinical symptoms and those who are positive with HBeAg.
There is also a need for further studies on the impact of antiviral treatment on patients’ QoL.
Keywords: Quality of life, SF-36, chronic hepatitis B, antiviral treatment, and outpatient.

TCNCYH 123 (7) - 2019

97




×