Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH CHO CÔNG TY cổ PHẦN TRAPHACO TRONG QUÁ TRÌNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 188 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN DŨNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN TRAPHACO TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội, Năm 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN DŨNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN TRAPHACO TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9.34.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS Chu Đức Dũng
2. GS.TS Nguyễn Thiết Sơn

Hà Nội, Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với tiêu đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh
cho Công ty Cổ phần Traphaco trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, là công
trình nghiên cứu khoa học độc lập, công phu và nghiêm túc của tôi. Các số liệu, tài
liệu tham khảm và trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy
và hoàn toàn trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

ĐỖ VĂN DŨNG

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .............................................................. xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................7

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .....7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh………… ..................................................................................................10
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................12
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của quốc gia và năng
lực cạnh tranh ngành ........................................................................................12
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...15
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp dược .....................................................................................................16
1.3. Tóm lược kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các công trình
nghiên cứu đã được công bố ...............................................................................18
1.4. Định hướng nghiên cứu của đề tài ................................................................19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DƯỢC ......................................22
2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược ......................22
2.1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh doanh nghiệp .............................................22
2.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh .....................................................25
2.1.3. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................28
ii


2.2. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược .............29
2.2.1. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh..........................................29
2.2.2. Các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược ..31
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
dược ………. .........................................................................................................38
2.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp........................................................38
2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ........................................................44
2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dược

trên thế giới ...........................................................................................................43
2.4.1. Kinh nghiệm của Tập đoàn dược phẩm GSK – Anh .............................45
2.4.2. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Sanofi-Aventis – Pháp....48
2.4.3. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp dược Trung Quốc ....................52
2.4.4. Bài học nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty dược Việt Nam ......53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................57
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................58
3.1. Nghiên cứu định tính .....................................................................................58
3.1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................58
3.1.2. Xây dựng đề cương phỏng vấn các chuyên gia và thực hiện phỏng vấn. ...59
3.1.3. Xây dựng và phát triển thang đo các tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp dược ...................................................................62
3.1.4. Tổng hợp thang đo các tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp dược ......................................................................................................72
3.1.5. Xây dựng phiếu khảo sát ........................................................................75
3.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................80
3.2.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu. .......................................................................80
3.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty dược .............................................................................82
3.2.3. Xử lý dữ liệu ...........................................................................................83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................84

iii


CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO .....................................................................85
4.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Traphaco ...........................................85
4.1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Traphaco ....................................85
4.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Traphaco .....................................86

4.2. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Traphaco………… ...............................................................................................88
4.2.1. Thực trạng nâng cao năng lực tài chính .................................................89
4.2.2. Thực trạng nâng cao năng lực quản lý và điều hành ..............................92
4.2.3. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................95
4.2.4. Thực trạng nâng cao năng lực Marketing...............................................98
4.2.5. Thực trạng nâng cao trình độ thiết bị và công nghệ .............................105
4.2.6. Thực trạng nâng cao năng lực tạo lập quan hệ .....................................107
4.2.7. Thực trạng nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển ......................111
4.2.8. Thực trạng nâng cao văn hóa doanh nghiệp .........................................113
4.3. Đánh giá chung về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Traphaco .............................................................................................................118
4.3.1. Thành tựu nâng cao năng lực cạnh tranh của Traphaco .......................118
4.3.2. Hạn chế nâng cao năng lực cạnh tranh của Traphaco .........................119
4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .........................................................120
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................124
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ ........................................................................................................125
5.1. Bối cảnh kinh tế và định hướng phát triển ngành dược Việt Nam ..............125
5.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và những yêu cầu nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành dược Việt Nam tới năm 2025. .............................................125
5.1.2. Định hướng phát triển của ngành dược Việt Nam ...............................127

iv


5.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Traphaco trong giai đoạn
2020 – 2030 ........................................................................................................129
5.2.1. Mục tiêu phát triển của Traphaco .........................................................129

5.2.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Traphaco ....................130
5.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần
Traphaco……….. ...............................................................................................131
5.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính .................................................131
5.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................134
5.3.3. Giải pháp phát triển sản phẩm mới.......................................................135
5.3.4. Giải pháp phát triển kênh phân phối ....................................................137
5.3.5. Giải pháp tăng cường truyền thông ......................................................139
5.3.6. Một số giải pháp khác ..........................................................................141
5.4. Kiến nghị.....................................................................................................145
5.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước .................................................................145
5.4.2. Kiến nghị đối với Cơ quan quản lý ngành dược ..................................147
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................148
KẾT LUẬN ............................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .........................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152
PHỤ LỤC ...............................................................................................................161

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASEAN
APEC
BMI

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt


Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Asian Nations
Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á –

Cooperation

Thái Bình Dương

Business Monitor

Tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế

International

CP

Cổ phần

CT

Cạnh tranh
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

DHG


Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Y tế

DMC

Domesco
Doanh nghiệp

DN
DMS

Distribution management

Hệ thống quản lý kênh phân phối

system

ĐTCT

Đối thủ cạnh tranh

ĐH

Đại học

ETC

Ethical drugs

Thuốc bán theo đơn bác sĩ


FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

GACP

Good Agricultural and

Thực hành tốt trồng trọt và thu hái

Collection Practices
Good Manufacturing

GMP –WHO

Practices – World Health

Thực hành tốt sản xuất dược phẩm

Organization.
GSP
GLP
GPP
GDP

Good Storage Practice


Thực hành tốt bảo quản

Good Laboratory Practice

Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm
thuốc

Good Pharmacy Practices

Thực hành tốt nhà thuốc

Good Distribution Practices

Thực hành phân phối thuốc tốt

vi


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

Tập đoàn dược phẩm GlaxoSmithKline

GSK

Cơ sở sản xuất thuốc được cơ quan
quản lý có thẩm quyền của nước tham

gia EMA (Cơ quan quản lý dược Châu

GMP-EU

Âu) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn EU-GMP
Hội nhập kinh tế quốc tế

HNKTQT

Hồ Chí Minh

HCM

Công ty Cổ phần Dược phẩm

IMP
IPO

Imexphram
Chào bán chứng khoán lần đầu ra công

Initial Public Offering

chúng

KH

Khách hàng


KHCN

Khoa học công nghệ

LTCT

Lợi thế cạnh tranh

MTV

Một thành viên
Nâng cao năng lực cạnh tranh

NCNLCT

Năng lực cạnh tranh

NLCT

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

NHTMCP

Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia

NDRC
NXB

Nhà xuất bản
Nghị Quyết Đại hội đồng cổ đông


NQ-ĐHĐCĐ
OTC

Thuốc bán không cần qua đơn bác sĩ

Over-The-Counter

OPC

Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC

PME

Công ty Cổ phần Pymephaco

QĐ-QLKH

Quyết định quản lý khoa học

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng chính phủ

ROA

Doanh lợi tài sản

ROE


Doanh lợi vốn chủ sở hữu

vii


ROS
R&D

Doanh lợi tiêu thụ
Rearch and Develop

Nghiên cứu và phát triển

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Agreement

Dương

Thành Phố

TP

Công ty Cổ phần Traphaco

Traphaco
UBND

Ủy ban nhân dân

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

WTO

World Trade Organization

viii

Tổ chức thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến NCNLCT của công ty dược
...................................................................................................................................60
Bảng 3.2. Kết quả thảo luận về các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp dược ....................................................................................................62
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thang đo các tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp dược ....................................................................................72
Bảng 3.4. Biến quan sát các tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp dược ....................................................................................................75
Bảng 3.5. Thống kê số lượng phiếu điều tra khảo sát ...............................................82
Bảng 3.6. Kết quả Cronbach’s Alpha của các tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực
cạnh tranh của Traphaco ...........................................................................................83
Bảng 4.1. Đánh giá khả năng thanh toán của Traphaco giai đoạn (2014-2018) .............89
Bảng 4.2. Kết quả nâng cao năng lực tài chính ........................................................90
Bảng 4.3. Hiệu quả hoạt động của Traphaco so với một số DN trong ngành ..........91
Bảng 4.4. Hiệu quả hoạt động chu kỳ vòng quay tiền của Traphaco so với các DN
khác. ..........................................................................................................................91
Bảng 4.5. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Traphaco ............................92
Bảng 4.6. Bảng kết quả chỉ số ROE, ROA, ROS của Traphaco so với công ty niêm
yết khác .....................................................................................................................92
Bảng 4.7. Kết quả nâng cao năng lực quản lý và điều hành .....................................93
Bảng 4.8. Kết quả nâng cao trình độ nguồn nhân lực ...............................................95
Bảng 4.9. Lương bình quân của cán bộ nhân viên Traphaco ....................................96
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện đào tạo của Traphaco ................................................96
Bảng 4.11. Kết quả nâng cao năng lực Marketing ....................................................98
Bảng 4.12. Kết quả mở rộng hệ thống phân phối của Traphaco giai đoạn 2014-2018
.................................................................................................................................100

ix


Bảng 4.13. Chu kỳ vòng quay tiền của Traphaco so với các doanh nghiệp khác
trong ngành năm 2018 .............................................................................................101
Bảng 4.14. Kết quả nâng cao năng lực Marketing ..................................................104
Bảng 4.15. Kết quả nâng cao trình độ thiết bị và công nghệ ..................................106
Bảng 4.16. Kết quả nâng cao năng lực tạo lập quan hệ ..........................................107

Bảng 4.17. Kết quả nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển...........................112
Bảng 4.18. Kết quả nâng cao văn hóa doanh nghiệp theo đánh giá của doanh nghiệp
.................................................................................................................................114
Bảng 4.19. Kết quả nâng cao văn hóa doanh nghiệp theo đánh giá của khách hàng
.................................................................................................................................117

x


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu định tính .................................................................58
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Traphaco ................................................87
Hình 4.2. Tỷ lệ thông tin được mã hóa trên truyền thông của các doanh nghiệp dược
tại Việt Nam từ tháng 11/2017 đến hết tháng 12/2018 ...........................................102
Hình 4.3. Logo của Traphaco .................................................................................118

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, năng lực cạnh tranh (NLCT) và nâng cao năng lực
cạnh tranh (NCNLCT) đã trở thành vấn đề quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp
nào. Khi nền kinh tế phát triển nhanh hơn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
(HNKTQT) sâu rộng và mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) bản địa phải
tham gia cạnh tranh với các DN quốc tế ngay trên lãnh thổ quốc gia mình. Thực tế,
các DN thuộc ngành công nghiệp dược có vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đóng góp lớn trong phát triển kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp dược là một ngành có những đặc thù riêng về sản
phẩm, công nghệ sản xuất, thị trường khách hàng và sự quản lý của nhà nước, do

đó, sự phát triển của các DN thuộc ngành kinh doanh dược phẩm khá nhạy cảm với
những phản ứng của thị trường. Kinh tế xã hội phát triển mạnh kéo theo nhu cầu
tiêu dùng dược phẩm ngày càng cao và đa dạng, các DN dược có nhiều cơ hội phát
triển song cũng nhiều thách thức. Thách thức của các DN dược là cấp độ cạnh tranh
ngày càng cao trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, mỗi DN không
chỉ cạnh tranh với các DN hay sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với các
DN nước ngoài, sản phẩm nhập khẩu. So với các ngành kinh doanh khác, các
tiêu chí cạnh tranh của các DN ngành dược ngày càng cao và đa dạng hơn. Tại
Việt Nam, mức tiêu thụ các sản phẩm dược tùy thuộc khá nhiều vào đặc điểm thể
trạng, tâm lý của khách hàng và thị trường, do vậy, để chiếm ưu thế trong cạnh
tranh, các DN dược cần phải thận trọng khi xác định lựa chọn các công cụ và
tiêu chí cạnh tranh.
Công ty Cổ phần Traphaco (Traphaco) là một trong số ít các DN dược uy tín
nhất tại Việt Nam trong nhiều năm liền. Theo báo cáo đánh giá của Công ty Cổ
phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), trong những năm qua,
Traphaco đã có những đóng góp to lớn nhất định trong ngành dược Việt Nam. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, số lượng các DN dược phẩm ngày càng tăng
mạnh, bao gồm các DN trong và ngoài nước. Do đó, dù là DN lớn và có uy tín tại

1


thị trường Việt Nam, nhưng trước những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các
đối thủ cạnh tranh lớn thì bản thân Traphaco cũng cần phải nhanh chóng đánh giá
và nhìn nhận đúng về NLCT và khả năng NCNLCT của mình để tìm ra câu trả lời
cho câu hỏi cần làm gì để tồn tại và phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu sâu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Traphaco là cơ sở, căn cứ
để công ty tiếp tục tìm ra các giải pháp mới nâng cao hơn năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nghiên cứu này còn giúp các nhà nghiên cứu trong
nước, các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý hiểu rõ hơn về thực

trạng nâng cao năng lực cạnh tranh và thấu hiểu hơn về những khó khăn mà
Traphaco và các DN dược khác đang phải đối mặt trong điều kiện hiện nay. Đồng
thời, nghiên cứu theo hướng này cũng gợi ý và kiến nghị Nhà nước và cơ quan quản
lý ngành dược đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho sự phát
triển bền vững của các DN ngành dược. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao
năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu tiến sĩ của mình. Kết quả nghiên cứu sẽ trực
tiếp giúp cho ban lãnh đạo và cán bộ quản lý của Traphaco hiểu rõ thực trạng nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình, có thêm các giải pháp tối ưu để nâng
cao năng lực cạnh tranh hơn nữa, góp phần phát triển mạnh ngành công nghiệp dược
của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án: Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao
năng lực cạnh tranh của Traphaco, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, từ đó, đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn năng lực cạnh tranh cho
Traphaco trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu như sau:
- Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu về NLCT, NCNLCT nhằm
xác định hướng nghiên cứu của đề tài.

2


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh
tranh của Traphaco.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Traphaco
trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng.
- Chỉ rõ những hạn chế về hoạt động NCNLCT của Traphaco và phân tích
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ nâng cao hơn nữa năng lực cạnh
tranh cho Traphaco trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Công ty Cổ phần Traphaco.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bắt đầu từ năm 1986 đến nay, với nhiều
thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực và nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, bên
cạnh những cơ hội thì những nguyên tắc, luật chơi chung của quá trình này đặt ra thách
thức lớn đối với các tổ chức, các ngành nghề và các quốc gia khi tham gia hội nhập.
Luận án nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần
Traphaco trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, tức là nghiên cứu những hoạt
động NCNLCT do Traphaco tự thực hiện nhằm nâng cao hơn năng lực cốt lõi và
tạo lực phát triển bền vững cho tổ chức. Luận án so sánh một số chỉ tiêu kết quả
hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của Traphaco với một số DN dược khác
như: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG), Công ty Cổ phần Dược phẩm
Imexphram (IMP), Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) nhằm
làm rõ hơn thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Traphaco so với các đối thủ
cạnh tranh trong ngành.
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng NCNLCT
của Traphaco trong 5 năm, giai đoạn từ 2014-2018. Đề xuất giải pháp và kiến nghị
nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cho Traphaco, tầm nhìn đến năm 2030.
3


- Về đối tượng khảo sát: Tác giả khảo sát thông tin về nâng cao năng lực
cạnh tranh của Traphaco thông qua việc trưng cầu ý kiến của 2 nhóm đối tượng:
Nhóm 1 bao gồm Ban lãnh đạo (BLĐ), cán bộ quản lý (CBQL) của Công ty Cổ

phần Traphaco và nhóm 2 bao gồm khách hàng là các chủ quầy thuốc phân phối sản
phẩm của Traphaco trên cả ba miền Bắc Trung Nam (Phụ lục 05).
4. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã hệ thống hóa những lý luận về vấn đề nghiên cứu và đưa ra quan
điểm riêng về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bằng phương
pháp phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, luận án đã trình bày quan điểm riêng
về các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược cùng các
tiêu chí đánh giá. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược không chỉ
tập trung nâng cao các nguồn lực về: Tài chính; Năng lực quản lý và điều hành;
Chất lượng nguồn nhân lực; Trình độ máy móc và thiết bị công nghệ; Mà còn nâng
cao về năng lực nghiên cứu và phát triển; Nâng cao năng lực tạo lập mối quan hệ và
đặc biệt là nâng cao văn hóa doanh nghiệp.
Luận án đã nghiên cứu và tìm hiểu được kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh
tranh của một số doanh nghiệp, tập đoàn dược quốc tế và rút ra được bài học kinh
nghiệm cho Công ty Cổ phần Traphaco và các doanh nghiệp dược Việt Nam.
Nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung nghiên cứu mới cho Công ty Cổ
phần Traphaco trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra một số khó khăn, hạn chế về nâng cao năng lực cạnh tranh như: (i) Khả năng huy
động tài chính; (ii) Hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến của nguồn nhân lực; (iii)
Năng lực Marketing và truyền thông; (iv) Xây dựng quan hệ với các nhà đầu tư; (v)
Công tác nghiên cứu và phát triển.
Luận án đề xuất được một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa
năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Traphaco, trong đó, giải pháp mới phù
hợp với bối cảnh thực tiễn hiện nay là cần chú trọng vào nâng cao năng lực
Marketing. Phát triển các sản phẩm mới; Phát triển kênh phân phối; Tăng cường
truyền thông là trọng tâm của giải pháp này.

4



5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án hoàn thiện, củng cố và bổ sung khung lý thuyết về
NCNLCT của doanh nghiệp dược.
- Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích đánh giá thực trạng NCNLCT của
Traphaco, đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao hơn NLCT cho Traphaco trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tác giả nghiên cứu, phân tích và tổng kết các công trình nghiên cứu khoa học
trong nước và quốc tế liên quan đến NLCT và NCNLCT. Từ đó, tìm ra khoảng
trống nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của đề tài và làm rõ định hướng nghiên cứu
của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp dược
Tác giả tổng hợp, phân tích và phát triển cơ sở lý thuyết về NCNLCT, trong
đó đề cập đến các khái niệm về NCNLCT, nội dung các tiêu chí NCNLCT của DN
dược. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến NCNLCT của
DN dược và kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Tác giả trình bày rõ các phương pháp nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, các
nội dung về cách lựa chọn thang đo, cách xây dựng bảng hỏi phỏng vấn - bảng điều
tra xã hội học và cách thức tiến hành phỏng vấn, khảo sát được tác giả phân tích chi
tiết trong chương này.
Chương 4: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Traphaco
Tác giải khái quát quá trình hình thành và phát triển của Traphaco, bao gồm
quá trình hình thành, phát triển và khái quát bộ máy cơ cấu tổ chức của Traphaco.


5


Luận án phân tích sâu thực trạng NCNLCT của Traphaco và tìm ra những ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về NCNLCT của Traphaco.
Chương 5: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần
Traphaco.
Tác giả trình bày bối cảnh kinh tế và định hướng phát triển ngành dược Việt
Nam; Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Traphaco trong giai đoạn 2020
– 2030; Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần
Traphaco trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và một số kiến nghị với Nhà nước
và Cơ quan quản lý ngành dược nhằm hỗ trợ cho các DN dược phát triển bền vững.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chủ đề về năng lực cạnh tranh (NLCT) và nâng cao năng lực cạnh tranh
(NCNLCT) của DN trong thời kỳ hội nhập kinh tế, được rất nhiều nhà khoa học
trên thế giới nghiên cứu. Trong đó, nổi bật là các tác giả với các nghiên cứu sau:
Theo Birger Wernerfelt (1984) trong tác phẩm: “A resource-based View of the
Firm”, “Quan điểm dựa trên nguồn lực công ty” cho rằng yếu tố quyết định đến
NLCT và hiệu quả kinh doanh của tổ chức là nguồn lực trong tổ chức [54]. Trình
bày quan điểm về nguồn lực trong tổ chức thì theo Jay Barney trong tác phẩm có
tiêu đề: “Firm resource and sustained competitive advantage”, “Nguồn lực công ty
và lợi thế cạnh tranh bền vững” đã đưa ra định nghĩa “ nguồn lực của DN bao gồm

tất cả tài sản, khả năng, quy trình tổ chức, thuộc tính công ty, thông tin, kiến
thức,…kiểm soát bởi một tổ chức cho phép nó nhận thức và thực hiện chiến lược
nâng cao hiệu suất và hiệu quả của nó” [70, tr.101]. Như vậy, quan điểm của Birger
Wernerfelt cho rằng yếu tố tạo nên NLCT của DN là những yếu tố bên trong tổ
chức bao gồm các nguồn lực vật chất (như công nghệ, kỹ thuật, máy móc, thiết bị,
vị trí địa lý và quyền sử dụng nguyên liệu thô); Nguồn lực con người (bao gồm
chiến lược đào tạo, kinh nghiệm đào tạo, óc phán xét, sự thông minh, mối quan hệ,
cái nhìn sâu sắc của các nhà quản lý và nhân sự trong tổ chức); Nguồn lực tổ chức
(bao gồm cơ cấu tổ chức, hệ thống lập kế hoạch, kiểm soát, phối hợp chính thức và
không chính thức, cũng như các mối quan hệ phi chính thức trong DN) [70, tr.102].
Năm 1985, Porter là người đầu tiên đưa ra quan điểm về NLCT và theo ông
NLCT của DN là chuỗi giá trị mà tổ chức đó sở hữu, được trình bày trong tác phẩm
có tiêu đề: “Competitive

Advantage: Creating and Sustaining Superior

Performance”, “Lợi thế cạnh tranh: Tạo lập và duy trì hiệu suất cao”. Cũng trong

7


cuốn sách này, Porter trình bày chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động liên quan đến
sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, nó bao gồm 9 hoạt động,
trong đó có 5 hoạt động cơ bản và 4 hoạt động bổ trợ. Theo đó, những hoạt động cơ
bản của tổ chức được coi là chuỗi giá trị là những công việc từ cung cấp nguyên vật
liệu đầu vào, gia công sản phẩm, phân phối sản phẩm, đến hoạt động bán hàng và
các dịch vụ sau bán hàng. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các
yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm. Các hoạt động cơ bản này
trực tiếp liên quan đến luồng di chuyển (vật lý) của quá trình tạo ra giá trị sử dụng
của sản phẩm và đưa sản phẩm đến với người sử dụng. Hoạt động hậu cần đầu vào

liên quan đến việc tiếp nhận, lưu kho và đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Hoạt
động sản xuất liên quan đến quá trình chế biến nguyên vật liệu đầu vào thành sản
phẩm cuối cùng. Hoạt động hậu cần đầu ra liên quan đến tiếp nhận, lưu kho và phân
phối thành phẩm đến nơi tiêu thụ. Hoạt động marketing và bán hàng liên quan đến
việc tạo ra những phương thức và khuyến khích người mua. Dịch vụ (sau bán
hàng) liên quan đến các hoạt động nhằm duy trì hoặc tăng cường giá trị của sản
phẩm. Vì vậy, đây có thể coi là các hoạt động trực tiếp liên quan đến NLCT của
DN, làm tốt các hoạt động cơ bản này cũng đồng nghĩa NCNLCT vượt trội so
với đối thủ cạnh tranh [85].
Năm 1998, trong tác phẩm: “Human Resource Management in Enterprise
Competitiveness”, “Quản lý nguồn nhân lực đối với khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp” của tác giả Sriyan De Silva [91], trình bày về các vấn đề liên quan
đến quản lý nguồn nhân lực. Một trong những nội dung nổi bật và đáng chú ý của
tác phẩm này là tác giả Sriyan De Silva đã khẳng định quản lý nguồn nhân lực hiệu
quả là công cụ quan trọng làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu này là rất giá trị đối với các DN muốn nâng cao năng lực cạnh tranh dựa
trên nguồn lực con người.
Năm 2007, quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh cũng được trình bày
trong một nghiên cứu được công bố bởi Prashant Gupta, Rajeash Kumar Jain, và
Upinder Dhar với tiêu đề: “Enhancing enterprise competitiveness: (Marketing,

8


people, IT and Entrepreneurship)”, “Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
thông qua Marketing, nguồn lực con người, công nghệ thông tin và kinh nghiệm
kinh doanh”. Trong đó, nâng cao NLCT của DN được tiếp cận thông qua việc tăng
cường tổng thể các nguồn lực của tổ chức về năng lực Markeing, nguồn nhân lực,
công nghệ thông tin và chiêm nghiệm các kinh nghiệm kinh doanh của doanh
nghiệp. Đáng chú ý, nghiên cứu này tìm hiểu cách NCNLCT của các DN ở các

nước đang phát triển thông qua định hướng nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, thị
hiếu của thị trường, phát triển nguồn lực con người và phát triển hệ thống công
nghệ thông tin nhằm ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của tổ chức [89].
Trong tác phẩm có tiêu đề: “Intellectual Capital – The Key for Sustainable
Competitive Advantage for the SME's Sector”, “Nguồn vốn trí tuệ - Chìa khóa cho
lợi thế cạnh tranh bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, tác giả Ramona
Todericiu và Alexandra Stanit đưa ra vào năm 2015 đã chỉ ra, sự quản lý hiệu quả
và phát triển nguồn vốn trí tuệ là tài sản vô hình có ý nghĩa quan trọng đối với a
DN. Tác giả cho rằng, trong môi trường kinh doanh đầy biến động, các DN phải
cạnh tranh gay gắt với các đối thủ của mình, do vậy, DN cần đầu tư vào quản lý,
phát triển nguồn vốn trí tuệ để gia tăng LTCT trong phát triển dài hạn. Các tác giả
cũng đồng thời trình bày vai trò của các tài sản vô hình và nguồn vốn trí tuệ đối với
NCNLCT của quốc gia và sự phát triển bền vững của nền kinh tế [90].
Năm 2016, tác giả Dhirendra Kumar trình bày quan điểm về NLCT của DN
trong tác phẩm: “Building Sustainable Competitive Advantage: Through Executive
Enterprise Leadership”, “Xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua việc lãnh
đạo”, Dhirendra Kumar sử dụng định nghĩa cơ bản của Dahlgaard-Park để xây dựng
và phát triển nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, để DN trở nên
xuất sắc thì cần tập trung vào nhu cầu của KH trong cùng một vùng, một quốc gia
hoặc trên toàn cầu. Đây là một nội dung quan trọng khi xây dựng lợi thế cạnh tranh
bền vững cho tổ chức. Theo tác giả, có nhiều DN tại Mỹ đã và đang bắt đầu đạt
được sự xuất sắc dưới sự lãnh đạo và điều hành hiệu quả của người đứng đầu tổ
chức, từ đó, NCNLCT của tổ chức so với các DN đến từ châu Á như: Nhật Bản,

9


Trung Quốc và Hàn Quốc,... Họ cũng đang chuẩn bị nguồn lực để giải quyết được
vấn đề đặt ra khi áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ Liên Minh Châu Âu. Đáng
chú ý là trong cuốn sách này trình bày định nghĩa về một DN xuất sắc, trong đó, có

ba yếu tố chính tạo nên LTCT của một DN xuất sắc bao gồm: (1) Làm hài lòng tối
đa khách hàng; (2) Thời gian chu kỳ kinh doanh tối thiểu; Và (3) nguồn lực tiêu
dùng tối thiểu. Và để duy trì sự xuất sắc và ngày càng nâng cao LTCT của DN thì
vai trò của những người đứng đầu tổ chức như BLĐ và CBQL là rất quan trọng, do
đó, nghiến cứu này đã đưa ra một số giải pháp cho BLĐ và CBQL có thể điều hành
tổ chức hiệu quả hơn so với đối thủ trong và ngoài ngành [62].
Nhìn chung, chủ đề NLCT được nghiên cứu bởi các tác giả trên thế giới chủ
yếu là các đề tài được phân tích, đánh giá ở phạm vi các nước đang phát triển. Các
nghiên cứu trên bàn luận về NLCT của DN theo các hướng tiếp cận khác nhau.Tuy
nhiên, quan điểm chung của các nhà nghiên cứu đều cho rằng NLCT của DN là các
yếu tố liên quan đến nguồn lực bên trong của DN, là năng lực của người lãnh đạo và
khả năng của DN trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả, đáp ứng
nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra bí quyết để NCNLCT
cho DN thì cần tập trung vào quản lý đầu tư để phát triển nguồn vốn vô hình và vốn trí
tuệ trong tổ chức đó.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp
NLCT của DN chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài
của tổ chức. Trong tác phẩm: “Competitiveness of firms: Review of theory,
Frameworks and Models”, “Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Lý thuyết, khung
phân tích và mô hình” của tác giả Ambastha và Momaya (2004) [53] đưa ra lý
thuyết về NLCT ở cấp độ DN. Theo nhóm tác giả, NLCT của DN chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố như: (1) Nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình độ khoa
học công nghệ, tài sản của DN); (2) Quy trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy
trình công nghệ, quy trình tiếp thị); (3) Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển
sản phẩm mới). Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đánh giá được NLCT của các DN

10



khác nhau về quy mô, địa lý và lĩnh vực hoạt động, vì thế, nghiên cứu vẫn còn
nhiều hạn chế nếu vận dụng cho nhiều DN ở những qui mô, địa lý và lĩnh vực hoạt
động khác nhau.
Tác giả Chi Kun, Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động
quản trị và NLCT của DN, trong nghiên cứu với tiêu đề: “Corporate Governance
and Corporate Competitiveness: An international analysis”, “Lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp: Lý thuyết, khung phân tích và mô hình”. Tác giả đưa ra mô hình
đo lường các hoạt động quản trị trong tổ chức thông qua năm khía cạnh: (1) Cơ cấu
hội đồng quản trị; (2) Cương vị quản lý; (3) Chiến lược lãnh đạo; (4) Sở hữu tập
trung và các mối quan hệ vốn - thị trường; Và (5) trách nhiệm xã hội, cả năm yếu tố
này có mối quan hệ tương quan với NLCT của DN. Kết quả phân tích hồi quy cho
thấy, có sự ảnh hưởng qua lại giữa năng lực quản trị và NLCT của DN, điểm số cho
năng lực quản trị càng cao thì NLCT của DN sẽ càng mạnh [61]. Tuy nhiên, nghiên
cứu này chỉ tập trung vào các DN kinh doanh thành công, nằm trong danh sách 500
công ty lớn nhất và danh sách 1.000 công ty hoạt động hiệu quả nhất quốc gia. Bên
cạnh đó, nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa năng lực quản trị và NLCT,
mà không xét đến những mối quan hệ giữa các nguồn lực khác với năng lực cạnh tranh
của tổ chức. Do đó, vẫn còn tồn tại một khoảng trống nghiên cứu rõ ràng trong việc tìm
hiểu mối quan hệ giữa năng lực quản trị của DN ở các nước phát triển và khả năng
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Năm 2007, nhóm tác giả Thompson, Strickland & Gamble trong tác phẩm:
“Crafting and Executing strategy: The quest for competitive advantage: Concepts
and cases”, “Xây dựng và thực hiện chiến lược: Yêu cầu của lợi thế cạnh tranh:
Khái niệm và nghiên cứu trường hợp cụ thể”, đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến
NLCT một DN dựa trên 10 yếu tố bao gồm: Hình ảnh uy tín, khoa học công nghệ,
hệ thống phân phối, khả năng phát triển đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ
khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính, trình độ quảng cáo và khả năng
quản lý sự thay đổi [97]. Nghiên cứu này mới chỉ xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến NLCT của DN và đánh giá nó dựa trên phương pháp cho điểm nhằm so sánh


11


giữa các DN, tuy nhiên, chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này
đến NLCT và hiệu quả kinh doanh của DN.
Nghiên cứu của tác giả Sauka (2015): “Measuring the Competitiveness of
Latvian Companies”, “Đo lường năng lực cạnh tranh của các Công ty ở Latvia”, đã
xác định 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cấp DN, bao gồm: (1) Năng lực tiếp cận
các nguồn lực; (2) Năng lực làm việc của nhân viên; (3) Nguồn lực tài chính; (4)
Chiến lược kinh doanh; (5) Tác động của môi trường; (6) Năng lực kinh doanh so
với đối thủ cạnh tranh; (7) Sử dụng các mạng lưới thông tin liên lạc. Điểm hạn chế
của nghiên cứu này là chỉ xác định những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN và
đo lường mức độ của chúng thông qua khảo sát, mà chưa đề cập đến mối quan hệ
của các yếu tố này với NLCT của DN [92]. Kết quả của nghiên cứu được đánh giá
trong bối cảnh kinh doanh các DN tại Latvian, mà chưa nghiên cứu về các DN ở các
lĩnh vực hoạt động khác và ở vị trí địa lý khác, nên kết quả còn hạn chế khi áp dụng
vào các nước có nền kinh tế phát triển cũng như những công ty có ngành nghề kinh
doanh khác.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của quốc gia và
năng lực cạnh tranh ngành
Năng lực cạnh tranh của quốc gia và ngành kinh doanh là một trong những
chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá, trong đó nổi bật là các
nghiên cứu sau:
Luận án tiến sĩ năm 1999 của Nguyễn Đình Long với đề tài: "Phát huy lợi thế
so sánh nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam" [19].
Nghiên cứu này đã trình bày về NLCT của các sản phẩm nông sản trong nước so
với các sản phẩm khác và chỉ ra xuất khẩu nông sản là một thế mạnh của Việt Nam.
Tác giả cho rằng, nâng cao chất lượng sản phẩm là giải pháp tối quan trọng để sản
phẩm nông sản Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Năm 2001, luận án tiến sĩ với đề tài: "Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
dệt may xuất khẩu trong hội nhập kinh tế quốc tế" [29], tác giả Thân Danh Phúc đã

12


×