Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Bánh Tráng Giấy Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BÁNH
TRÁNG GIẤY HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN HỒ ANH KHOA

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN NGỌC THÚY HIỀN
MSSV: 4077549
Lớp Kinh tế nông nghiệp 3
Khóa: 33

Cần Thơ – 2011


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

LỜI CẢM TẠ

Qua 4 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ với sự chỉ dạy và hướng dẫn
nhiệt tình của các thầy (cô) khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh đặc biệt là bộ môn
Kinh tế nông nghiệp, đã giúp cho tôi có những kiến thức để hoàn thành bài luận
văn này, cũng như cung cấp những kinh nghiệm quý báu để bắt đầu bước vào đời.
Trong quá trình làm luận văn, tôi đã có được những hiểu biết thêm về quá


trình lịch sử, địa lý của địa bàn mà mình tìm hiểu nói chung và hoạt động của
làng nghề nói riêng. Đồng thời tôi còn học hỏi được một số kinh nghiệm thực tế
từ các cô chú ở các phòng ban của Sở NN&PTNT cũng như ở Huyện Tam Bình;
đó sẽ có ích cho tôi sau này khi làm việc.
Xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, giám đốc phòng Trung
tâm thông tin nông nghiệp nông thôn thuộc Sở NN&PTNT Tỉnh Vĩnh Long và
các cô (chú), anh (chị) ở Ủy ban Xã Tường Lộc cũng như các cô (chú), anh (chị)
trong làng nghề bánh tráng giấy đã tận tình giúp tôi có số liệu và tài liệu để hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Hồ Anh Khoa, người đã hướng dẫn và
đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thành bài luận văn.
Vì kiến thức của tôi và thời gian thực tập có hạn và do đây là lần đầu tiếp
xúc với thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy (cô) bỏ qua
và góp ý để bài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn

Ngày 22 tháng 4 năm 2011
Sinh viện thực hiện

Nguyễn Ngọc Thúy Hiền

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

1

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này cho chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực và không trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 22 tháng 4 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Thúy Hiền

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

2

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................


....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

Ngày 22 tháng 4 năm 2011
Thủ trưởng đơn vị

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

3

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

....................................................................................................................

....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................


....................................................................................................................

....................................................................................................................
....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Ngày …. Tháng…. Năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

4

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

Ngày…. Tháng…. Năm 2011
Giáo viên phản biện

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

5

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

MỤC LỤC
Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu..................................... 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định ............................................................. 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4.1 Không gian nghiên cứu...................................................................... 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4.4 Lược khảo tài liệu .............................................................................. 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
2.1 Phương pháp luận ......................................................................................... 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản.................................................................... 4
2.1.2 Các tiêu chí về làng nghề và nghề truỳên thống ................................. 6
2.1.3 Tìm hiểu sơ lược về Nghị định 66/2006/NĐ-CP ................................ 7
2.1.4 Tìm hiểu sơ lược về Thông tư 113/2006/TT-BTC ............................ 8
2.1.5 Các khái niệm chỉ tiêu kinh tế.......................................................... 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 11
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin ....................................................... 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 11
2.3 Các công cụ thống kê.................................................................................. 11
2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả ........................................................... 11
2.3.2 Mô hình hồi quy đa biến .................................................................. 11
2.3.3 Kỳ vọng của mô hình....................................................................... 12
2.3.4 Các bước kiểm định trong phần mềm Eview.................................... 14
GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

6


SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

2.3.5 Ma trận SWOT ................................................................................ 15
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................. 16
3.1 Khái quát về Huyện Tam Bình ................................................................... 16
3.1.1 Lịch sử hình thành ........................................................................... 16
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 16
3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội................................................................. 18
3.2 Khái quát về Xã Tường Lộc và Ấp Nhà Thờ .............................................. 23
3.2.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 23
3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................. 23
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
CỦA LÀNG NGHỀ BÁNH TRÁNG GIẤY Ở HUYỆN TAM BÌNH .......... 26
4.1 Khái quát về làng nghề ............................................................................... 26
4.1.1 Lịch sử hình thành làng nghề ........................................................... 26
4.1.2 Vai trò của làng nghề....................................................................... 27
4.1.3 Công đoạn làm bánh ........................................................................ 29
4.1.4 Tình hình sản xuất bánh ở Xã Tường Lộc hiện nay.......................... 30
4.2 Thực trạng sản xuất của làng nghề.............................................................. 31
4.2.1 Nguồn nhân lực ............................................................................... 31
4.2.2 Nguồn lực tài chính ......................................................................... 35
4.2.3 Nguồn vật lực .................................................................................. 36
4.3 Phân tích kết quả sản xuất bánh tráng giấy năm 2010 ................................. 36
4.3.1 Phân tích các loại chi phí ................................................................. 36
4.3.2 Đánh giá kết quả sản xuất ................................................................ 39
4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ sản xuất ................. 42

4.4.1 Kết quả mô hình hồi quy ................................................................. 42
4.4.2 Các bước kiểm định mô hình ........................................................... 43
4.4.3 Giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình ................................. 44
4.5 Phân tích SWOT......................................................................................... 45
4.5.1 Điểm mạnh ...................................................................................... 45
4.5.2 Điểm yếu ......................................................................................... 46
4.5.3 Cơ hội.............................................................................................. 46

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

7

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

4.5.4 Thách thức....................................................................................... 47
4.5.5 Phân tích SWOT.............................................................................. 47
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ................ 50
5.1 Giải pháp về vốn ........................................................................................ 50
5.2 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm ................................................................... 50
5.3 Giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm...................................................... 51
5.4 Giải pháp về nguồn nhân lực ...................................................................... 51
Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................... 52
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 52
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 53
6.2.1 Các Sở ban ngành Tỉnh.................................................................... 53
6.2.2 Ngân sách chính sách xã hội Việt Nam............................................ 53
6.2.3 UBND Huyện và cơ quan ban ngành địa phương, hộ sản xuất......... 53

6.2.4 Đài truyền hình, phát thanh, báo đài và các công ty du lịch.............. 54
6.2.5 Hộ sản xuất trong làng nghề ............................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 55
PHỤ LỤC........................................................................................................ 56

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

8

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Số lượng bánh sản xuất của làng nghề từ năm 2008 -2010 .................. 28
Bảng 2: Giá trị sản xuất bánh của làng nghề từ năm 2008 – 2010 ..................... 28
Bảng 3: Tỷ lệ nhân khẩu của hộ........................................................................ 29
Bảng 4: Tỷ lệ lao động tham gia sản xuất ......................................................... 29
Bảng 5: Số lượng lao động phân theo giới tính – độ tuổi .................................. 30
Bảng 6: Kinh nghiệm của lao động tham gia sản xuất....................................... 30
Bảng 7: Trình độ học vấn của hộ sản xuất ........................................................ 31
Bảng 8: Số hộ tham gia hợp tác xã ................................................................... 31
Bảng 9:Các khoản mục chi phí nguyên liệu chính năm 2010 ............................ 33
Bảng 10: Chi phí củi sử dụng trong năm 2010 .................................................. 35
Bảng 11: Chi phí nhân công năm 2010 ............................................................. 35
Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất bánh tráng giấy năm 2010...... 36
Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất bánh quặng năm 2010 ............ 36
Bảng 14: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất bánh xếp năm 2010................ 37

Bảng 15: Phân tích ma trận SWOT................................................................... 43

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

9

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Cơ cấu ngành nghề của Huyện năm 2010 ............................................ 18

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

10

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTG: bánh tráng giấy
HTX: hợp tác xã
NN&PTNT: nông nghiệp và phát triển nông thôn
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

VSANTP: vệ sinh an toàn thực phẩm

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

11

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ năm 1975 đến nay, đặc biệt là từ năm 1986 trở về sau, nền kinh tế nói
chung ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được phục hồi và đang trên đà
phát triển. Có thể nói nghề thủ công cùng với nông nghiệp là hai hoạt động kinh
tế chủ yếu, gắn chặt và bổ sung cho nhau trong giai đoạn phát triển ĐBSCL;
trong đó nông nghiệp trồng lúa vốn là thế mạnh của vùng góp phần đảm bảo an
toàn lương thực cho cả nước và xuất khẩu với khối lượng ngày càng tăng. Bên
cạnh việc sản xuất nông nghiệp, nông hộ còn tận dụng thời gian nhàn rỗi của
mình để làm một số nghề phụ như: đan lục bình, se nhang, chằm nón lá, nấu rượu,
dệt chiếu….dần dần làng nghề truyền thống và làng nghề lần lượt ra đời nhằm
góp phần vào việc giải quyết công ăn, việc làm, tạo thêm thu nhập cho một bộ
phận cư dân tại Nam bộ, đặc biệt là người dân sống ở nông thôn.
Tỉnh Vĩnh Long là một trong những Tỉnh được cấp giấy công nhận làng
nghề và nghề truyền thống nhiều nhất vùng ĐBSCL. Hiện nay Tỉnh có khoảng
121 làng nghề và nghề truyền thống với nhiều ngành nghề khác nhau như: làng
nghề truyền thống quết cốm dẹp, nghề làm đậu hũ ky ở Huyện Bình Minh, nghề

dệt chiếu ở Huyện Vũng Liêm, làng nghề gạch – gốm ở Huyện Long Hồ đã tồn
tại khoảng 100 tuổi. Bên cạnh những làng nghề truyền thống kể trên thì Tỉnh còn
có các làng nghề mới phát triển như làng nghề làm bánh tráng giấy ở Huyện Tam
Bình, làng nghề se lõi lát ở Huyện Vũng Liêm, làng nghề nấm rơm Huyện Trà
Ôn… đang phát triển. Trong đó sản phẩm của làng nghề bánh tráng giấy ở Huyện
Tam Bình được Sở NN&PTNT Tỉnh Vĩnh Long đánh giá có khả năng phát triển
với tốc độ cao vì làng nghề đã không ngừng tìm tòi làm ra nhiều loại bánh mới để
đáp ứng nhu cầu khách hàng và rất được nhiều người ưa thích, chính vì vậy mà
nhắc đến bánh tráng giấy (hoặc bánh xếp, bánh quặng) là du khách nhớ đến bánh
tráng giấy Ấp Nhà Thờ. Nhưng trong hai năm trở lại đây, do khủng hoảng kinh tế
làm giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ không ổn định, lao
động có xu hướng đi làm thuê ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dẫn đến
GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

12

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

việc các hộ trong làng thu hẹp sản xuất. Mặc dù làng nghề được hưởng chính
sách giải quyết việc làm 120 của Chính phủ vào năm 2010 và đặc biệt là được sự
hỗ trợ của nước Bỉ thông qua dự án FOS cách đây 10 năm đến nay vẫn còn,
nhưng tình hình sản xuất hiện nay chưa thực sự phát triển. Chính vì nguyên nhân
này, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy ở Huyện
Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng làng nghề bánh tráng giấy ở Huyện Tam Bình và đề

xuất giải pháp phát triển làng nghề.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng chung của hộ gia đình sản xuất bánh tráng giấy
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ sản xuất
Đề xuất một số giải pháp để phát triển làng nghề bánh tráng giấy
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Các nhân tố chi phí bột, dừa, củi, nhân công, vay vốn, trình độ học vấn,
kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ làm bánh tráng giấy.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Kết quả sản xuất năm 2010 thu được bao nhiêu lợi nhuận?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ sản xuất?
Làng nghề có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nào?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Ấp Nhà Thờ, Xã Tường Lộc, Huyện
Tam Bình.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Các số liệu thứ cấp trong đề tài được lấy từ giai đoạn 2008 – 2011
Số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 3 năm 2011
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu bắt đầu từ 27/01/2011 đến 15/4/2011

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

13

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long


1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ gia đình sản xuất bánh tráng giấy tại
Ấp Nhà Thờ, Xã Tường Lộc, Huyện Tam Bình.
1.4.4 Lược khảo tài liệu
Ngô Cẩm Chương (2009). “Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển
nghề đan lục bình tại Xã Hòa An Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang”. Mục tiêu
của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng nghề đan lục bình ở Tỉnh Hậu Giang,
từ đó đề ra giải pháp để phát triển nghề đan lục bình.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính, thống kê mô tả để xác định
thực trạng hàng thủ công mỹ nghệ.
+ Giải pháp phát triển nghề đan lục bình sử dụng công cụ phân tích ma
trận SWOT.
Sự khác biệt giữa luận văn và đề tài nghiên cứu là luận văn tập trung nghiên
cứu về kết quả sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ sản xuất
bánh, sau đó đề ra giải pháp phát triển dựa trên ma trận SWOT và có đánh giá
của chuyên gia.

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

14

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Nghề truyền thống
Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ nghề truyền thống ở nước ta: nghề thủ
công truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủ công, nghề phụ,…
“Nghề truyền thống là nghề được hình thành từ rất lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc
có nguy cơ bị mai một, thất truyền”. (Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày
18/12/2006 của Bộ NN&PTNT)
Nghề thủ công truyền thống thường có các đặc điểm sau:
 Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta
 Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề
 Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề
 Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam
 Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất.
 Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng
cao, vừa là hàng hóa vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở
thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam
 Là nghề nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp
đáng kể về kinh tế vào Ngân sách Nhà nước.
(Nguồn: Nguyễn Quang Viết (2010). Định hướng đào tạo nghề cho lực lượng lao
động trong các làng nghề truyền thống, NXB Lao động-xã hội)
2.1.1.2 Làng nghề
Làng nghề là một thiết chế kinh tế-xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi 2
yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao
gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối
liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa


15

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và
phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa, nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp và nông thôn Việt
Nam với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản
xuất nhỏ tự cấp, tự túc.
Xét về mặt định lượng, làng nghề là những làng mà ở đó có số người
chuyên làm nghề thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề
đó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng dân số của làng.
Tóm lại, khái niệm làng nghề cần được hiểu là những làng ở nông thôn có
các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng
thu nhập so với nghề nông.
(Nguồn: Nguyễn Quang Viết (2010). Định hướng đào tạo nghề cho lực lượng lao
động trong các làng nghề truyền thống, NXB Lao động-xã hội)
2.1.1.3 Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không
nhứt thiết tất cả các dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công
nhiều khi cũng làm nghề nông để đảm bảo cuộc sống, sự kết hợp đa nghề này
thường được thể hiện trong một làng hay trong từng gia đình. Nghề thủ công ra
đời nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nông dân, nông nghiệp và thúc đẩy nhau
cùng phát triển.
Do yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất
hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề nơi khác. Tuy nhiên,
không phải bất cứ làng nào có vài ba lò rèn hay hai ba nhà làm nghề là làng nghề.

Để xác định đó có phải làng nghề hay không cần xem xét tỷ trọng lao động, thu
nhập từ làng nghề so với tổng thu nhập của thôn làng.
(Nguồn: Nguyễn Quang Viết (2010). Định hướng đào tạo nghề cho lực
lượng lao động trong các làng nghề truyền thống, NXB Lao động-xã hội)
2.1.1.4 Hộ kiêm
Còn gọi là hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề hoặc hộ ngành nghề kiêm sản
xuất nông nghiệp; là những hộ vừa làm nông nghiệp, vừa làm một hoặc một số
ngành nghề phi nông nghiệp. Cả hai hoạt động ngành nghề và sản xuất nông

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

16

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

nghiệp đều có vai trò quan trọng hoặc ít nhất là không thể thiếu được một trong
hai loại hoạt động sản xuất kinh doanh này trong việc đảm bảo công ăn việc làm
và đời sống cho bản thân hộ gia đình đó. Các loại hộ này có thể có hoặc không
đăng ký sản xuất kinh doanh ngành nghề phi nông nghiệp tùy theo điều kiện của
từng địa phương.
(Nguồn: Nguyễn Mạnh Dũng (2004). Phát triển ngành nghề ở nông thôn,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội)
2.1.1.5 Hộ chuyên ngành nghề (gọi tắt là hộ chuyên)
Hộ chuyên ngành nghề nông thôn là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao
động bao gồm các thành viên trong hộ cũng như lao động thuê ngoài tham gia
các ngành nghề phi nông nghiệp dưới bất cứ hình thức sản xuất hay kinh doanh,
dịch vụ nào; tự tạo việc làm hay làm công hưởng lương; nguồn thu nhập chủ yếu

(khoảng 80% tổng thu nhập) của hộ là từ các hoạt động ngành nghề phi nông
nghiệp.
Các hộ chuyên ngành nghề có thể có đất nông nghiệp nhưng số lao động
tham gia và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ là thứ yếu, không đáng kể so
với số lao động và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp (khoảng 20%
tổng thu nhập)
(Nguồn: Nguyễn Mạnh Dũng (2004). Phát triển ngành nghề ở nông thôn,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội)
2.1.2 Các tiêu chí về làng nghề và nghề truyền thống
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNT,
tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như
sau:
2.1.2.1 Nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc
c) Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

17

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

2.1.2.2 Làng nghề

Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận
c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.1.2.3 Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định tại Thông tư này.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng
nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của
Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
2.1.3 Tìm hiểu sơ lược về Nghị định 66/2006/NĐ-CP
2.1.3.1 Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định một số nội dung và chính sách phát triển nông thôn.
2.1.3.2 Đối tượng áp dụng
Trong đó có các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn.
2.1.3.3 Chính sách khuyến khích
Nhà nước có chương trình và dành kinh phí từ ngân sách hỗ trợ chương
trình bảo tồn, phát triển làng nghề.
UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, có cơ chế hỗ
trợ các dự án bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn ngoài kinh phí hỗ trợ của
Nhà nước.
Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn .
Đối với các Tỉnh khó khăn về nguồn thu ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ
một phần trong dự toán hàng năm.
Đối với các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được :
+ Hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư
+ Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành


GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

18

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

+ Vay vốn từ Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm theo quy định hiện
hành
+ Thực hiện theo quy định của Nhà nước về tín dụng đầu tư phát
triển, tín dụng xuất khẩu
+ Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo lãnh vay
vốn tại các tổ chức tín dụng
Xúc tiến thương mại
+ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các
cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện
hành của chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
+ UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để hỗ
trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ
địa lý hàng hóa, có chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu.
Khoa học công nghệ (KHCN)
+ Ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí khuyến nông, khuyến
ngư, khuyến công hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn về các nội dung: thông tin,
tuyên truyền, xây dựng mô hình, chuyển giao KHCN, bồi dưỡng, tập huấn và đào
tạo, tư vấn và dịch vụ.
2.1.4 Tìm hiểu sơ lược về Thông tư 113/2006/TT-BTC
2.1.4.1 Nội dung của Thông tư

Hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành
nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
2.1.4.2 Đối tượng hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước
Phạm vi lĩnh vực ngành nghề nông thôn: chế biến, bảo quản nông, lâm,
thủy sản.
Đối tượng được hỗ trợ kinh phí: các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề
nông thôn được UBND Tỉnh quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề,
làng nghề truyền thống theo quy định của Bộ NN&PTNT về nội dung và tiêu
chuẩn công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

19

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

2.1.4.3 Nội dung hoạt động được hỗ trợ
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm
cơ sở ngành nghề nông thôn.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, xây dựng mô hình, chuyển giao khoa
học công nghệ, bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo, tư vấn và dịch vụ.
2.1.4.4 Căn cứ và nguồn kinh phí hỗ trợ
Hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi
trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn:
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn của cả nước và
quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh được cấp thẩm
quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện (nếu được UBND cấp tỉnh

phân cấp) quyết định dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường
cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn; trong đó xác định rõ nguồn
kinh phí thực hiện dự án bao gồm: từ nguồn Ngân sách Nhà nước, nguồn huy
động từ các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ việc đầu tư dự án và nguồn huy
động hợp pháp khác. Trong đó nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương tối đa là
60% tổng mức vốn đầu tư dự án, nguồn huy động đóng góp của tổ chức cá nhân
được hưởng lợi và nguồn huy động hợp pháp khác tối thiểu là 40% tổng mức đầu
tư dự án. Đối với những tỉnh khó khăn về ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ
một phần trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện, mức hỗ trợ do Chính
phủ trình Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công hỗ trợ cơ sở
ngành nghề nông thôn:
Ngân sách trung ương hỗ trợ các hoạt động khuyến công do trung ương
quản lý; ngân sách địa phương hỗ trợ hoạt động khuyến công do địa phương
quản lý; mức chi và nội dung chi cụ thể được thực hiện theo Thông tư liên tịch số
36/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính, Bộ
NN&PTNT, Bộ Công nghiệp về hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế
đối với hoạt động khuyến công.

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

20

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

2.1.4.5 Các hỗ trợ khác
Các cơ sở ngành nghề nông thôn được Nhà nước hỗ trợ các hoạt động xúc

tiến thương mại theo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia theo quyết định
số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế
xây dựng thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 20062010
2.1.5 Các khái niệm chỉ tiêu kinh tế
Tất cả các chi phí này đều tính cho 1 bọc bánh
- Tổng chi phí: là toàn bộ các khoản đầu tư mà người sản xuất đã chi ra
trong hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm mong muốn. Các loại chi phí bao
gồm: chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác.
Tổng chi phí = chi phí lao động + chi phí vật chất + chi phí khác
- Doanh thu: là giá trị thành tiền từ số lượng sản phẩm sản xuất với đơn giá
sản phẩm bán ra
Doanh thu = số lượng × đơn giá
- Lợi nhuận: là phần giá trị còn lại của doanh thu sau khi trừ đi các khoản
chi phí bỏ ra
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
Lợi nhuận có 2 loại: lợi nhuận không tính lao động gia đình và lợi nhuận
tính công lao động gia đình.
- Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra
thì hộ sản xuất sẽ nhận được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh thu/chi phí =

doanhthu
chiphí

- Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra
thì hộ sẽ nhận được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận/chi phí =

Loinhuan
Chiphí


- Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): tỷ số này cho biết trong một đồng
doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận/doanh thu =

Loinhuan
Doanhthu

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

21

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Dữ liệu của đề tài được thu thập từ hai nguồn: dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ Internet, các tài liệu và niên giám thống
kê của Huyện Tam Bình ở phòng thống kê, phòng công thương của Huyện;
UBND và Hội phụ nữ Xã Tường Lộc, các kế hoạch dự án có liên quan đến làng
nghề bánh tráng giấy ở Sở NN&PTNT.
Dữ liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra soạn
trước. Đối tượng được chọn phỏng vấn trực tiếp là các hộ sản xuất bánh tráng
giấy, bánh xếp và bánh quặng ở Ấp Nhà Thờ, Xã Tường Lộc, Huyện Tam Bình.
Những nội dung được phỏng vấn liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Phương
pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp ngẫu nhiên đơn giản và theo mạng quan hệ với
cỡ mẫu 47 (40 hộ làm bánh tráng giấy, 7 hộ làm bánh xếp và bánh quặng).

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: sử dụng các phương pháp thống kê mô tả với các tiêu
chí như tần suất, tỷ lệ, trung bình để phân tích thực trạng làng nghề hiện nay.
- Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ sản xuất.
- Đối với mục tiêu 3: sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT và
phỏng vấn chuyên gia để xây dựng các giải pháp phát triển làng nghề.
2.3 CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ
2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp mô tả dữ liệu bằng các phép
tính và chỉ số thống kê như: số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch
chuẩn…là quá trình xử lý các số liệu thu thập bằng phần mềm SPSS nhằm đạt
được các mục tiêu nghiên cứu.
2.3.2 Mô hình hồi quy đa biến
Hồi quy đa biến là thủ tục ước lượng các hệ số trong một phương trình hồi
quy, khi kết quả dự báo phụ thuộc một cách tuyến tính vào các biến mô tả. Số
liệu được xử lý bằng phần mềm Eview 4.0. Phương pháp hồi quy tuyến tính tốt
nhất được xác định thông qua sai số bình phương tối thiểu.

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

22

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

Mô hình hồi quy đa biến có biến phụ thuộc là Y, phụ thuộc vào nhiều biến
độc lập X khác nhau. Do đó mô hình có dạng như sau:

Y   0   1  1   2  2  ....   i  i  u i
Trong đó
Y: là biến phụ thuộc (biến được giải thích)
 0 : là hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X1,

X2 …Xi bằng 0
X1, X2 …Xi: là các độc lập (biến giải thích)
 1 ,  2 , …  i gọi là hệ số hồi quy riêng. Hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh

hưởng của từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biến
còn lại được cố định
ui là phần biến động của mô hình không giải thích được nên gọi là phần dư.
2.3.3 Kỳ vọng của mô hình
Trong quá trình sản xuất để sản xuất được 1 sản phẩm đầu ra thì người sản
xuất cần kết hợp một cách hợp lý nhiều yếu tố đầu vào để đạt được lợi nhuận mà
mình mong muốn. Cụ thể hộ làm bánh tráng giấy thì cần bỏ ra các loại chi phí
đầu vào như: bột mỳ, bột khai, bột mỳ, củi, dừa, ngày công lao động…Vì vậy để
phân tích kết quả trong sản xuất của hộ sản xuất, ta cần xem xét mối liên hệ giữa
biến phụ thuộc (lợi nhuận) và các biến độc lập (các loại chi phí…). Theo lý
thuyết về kinh tế sản xuất thì lợi nhuận được xem là khoản dôi ra sau khi trừ đi
các khoản chi phí, cũng có thể nói lợi nhuận là khoản thu nhập chấp nhận rủi ro.
Qua các nghiên cứu trước đây cho thấy sự thay đổi của các yếu tố đầu vào
có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Hầu hết mối quan hệ giữa các loại chi phí,
vốn vay với lợi nhuận là ngược chiều; quan hệ giữa sản lượng và giá bán, kinh
nghiệm, trình độ học vấn là cùng chiều. Dựa vào các lý thuyết đó, sau đây là
bảng kỳ vọng mô hình, trong đó dấu “-” thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa
biến phụ thuộc với biến độc lập, dấu “+” thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa
biến phụ thuộc với biến độc lập trong mô hình.

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa


23

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


Giải pháp phát triển làng nghề bánh tráng giấy Huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long

Biến độc lập

Kỳ vọng

Chi phí bột

-

Chi phí củi

-

Chi phí dừa

-

Chi phí nhân công

-

Sản lượng


+

Giá bán

+

Kinh nghiệm

+

Trình độ học vấn

+

Vay vốn

-

Trong đó:
Biến phụ thuộc
Loinhuan: lợi nhuận của hộ tính trên 1 bọc bánh (1.000 VNĐ/bọc bánh)
Các biến độc lập
CPBOT: chi phí bột gồm bột mỳ, bột khai, bột nổi (1.000 VNĐ/bọc bánh)
CPCUI: chi phí củi (1.000 VNĐ/bọc bánh)
CDUA: chi phí dừa (1.000 VNĐ/bọc bánh)
CPNC: chi phí nhân công (1.000 VNĐ/bọc bánh)
SANLUONG: sản lượng bánh (bọc bánh)
GIABAN: giá bán bánh (1.000 VNĐ/bọc bánh)
KINHNGHIEM: kinh nghiệm của hộ (năm)
TDHV: trình độ học vấn (cấp)

VAYVON: biến giả (1/0) vay vốn với 1 là hộ có vay vốn, 0 là hộ không vay
Phương trình hồi quy kỳ vọng của mô hình
Lợi nhuận =  0 -  1 *CPBOT -  2 *CPCUI -  3 *CPDUA -  4 *CPNC +
 5 *SANLUONG +  6 *GIABANH +  7 *KINHNGHIEM +  8 *TDHV  9 *VAYVON

GVHD: ThS.Nguyễn Hồ Anh Khoa

24

SVTH: Nguyễn Ngọc Thúy Hiền


×