Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Người lớn có nên đi chủng ngừa sởi ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.5 KB, 3 trang )

Người lớn có nên đi chủng ngừa sởi ?


Biện pháp phòng tránh bệnh sởi tốt nhất vẫn là
tiêm vắc xin
Đối với người đã tiếp xúc với người bệnh:
Dùng globulin miễn dịch, chích trong vòng năm ngày
sau khi tiếp xúc có thể ngăn ngừa được bệnh hoặc
làm giảm độ nặng của bệnh.

Một số đối tượng được khuyến cáo sử dụng phương
pháp này là phụ nữ có thai chưa được miễn dịch với
sởi, trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi sinh ra từ mẹ không có
miễn dịch chống sởi.

Đối với người chưa tiếp xúc với người bệnh:

Dùng văcxin để phòng ngừa bệnh lâu dài. Có thể tiêm
văcxin sởi đơn lẻ hoặc văcxin sởi kết hợp với quai bị
và rubella (MMR - measles, mumps, rubella). Hiện
văcxin sởi đơn lẻ không có ở các điểm tiêm dịch vụ,
chỉ có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc
gia. Những người được tiêm loại văcxin sởi đơn lẻ có
thể phòng ngừa được bệnh sởi nhưng vẫn có thể
mắc các loại bệnh sốt phát ban dạng sởi khác như
rubella chẳng hạn.

MMR thường được tiêm liều thứ nhất cho trẻ 12 - 15
tháng tuổi. Liều thứ hai được tiêm khi trẻ lên 4 - 6
tuổi, nhưng không nên quá 11-12 tuổi. Phái nữ trong
độ tuổi sinh sản hoặc dự định có thai nên được tiêm


MMR phòng bệnh, đặc biệt là rubella, ít nhất ba tháng
trước khi mang thai.

Văcxin ngừa sởi an toàn cao và ít tác dụng phụ. Nên
tiêm phòng cho những người lớn không nhớ rõ mình
đã bị nhiễm sởi hay chưa; những người không có
bằng chứng đã tiêm ngừa sởi; HSSV; những người
có công việc phải tiếp xúc nhiều và các nhân viên y
tế. Tuy nhiên không nên chích cho phụ nữ có thai,
người mắc bệnh lao chưa điều trị, bệnh ung thư,
ghép tạng, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, AIDS
và các bệnh ác tính toàn thân khác.

×