Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Biện pháp phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán tại trường mầm non trà my, thành phố thủ dầu một, GVHD đỗ THị quỳnh ngọc (1) đã chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.31 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM

-------------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC NĂM HỌC 2019 -2020

ĐỀ TÀI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG KHÁI
QUÁT HÓA CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT
ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN TẠI TRƯỜNG
MẦM NON TRÀ MY THÀNH PHỐ THỦ DẦU
MỘT
NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trịnh Tú Lệ
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Trần Thị Ngọc Nhi
GVHD: Đỗ Thị Quỳnh Ngọc
NĂM HỌC: 2019– 2020

1


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Năm Học 2019 - 2020


1. Tên đề tài: Biện pháp phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động làm quen với toán tại trường mầm non Trà My, thành phố Thủ
Dầu Một.
2. Mã số: (do cán bộ quản lý ghi)
 Ứng dụng

3. Loại hình nghiên cứu: Cơ bản
4. Lĩnh vực nghiên cứu:
 Khoa học Xã hội và Nhân
 Kinh tế
 Khoa học Giáo dục

 Triển khai

 Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
 Khoa học Tự nhiên

5. Thời gian thực hiện: ......... tháng
Từ tháng
Năm ...
đến tháng …

Năm ...

6. Đơn vị quản lý về chuyên môn:
Khoa: Sư phạm
Bộ môn: Giáo dục mầm non
7. Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: Đỗ Thị Quỳnh Ngọc
Học vị:

Đơn vị công tác (Khoa, Phòng): Khoa sư phạm
Địa chỉ nhà riêng:
Điện thoại nhà riêng:
Di động: 0905784488
E-mail:
8. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:
2


Sinh viên chịu trách nhiệm chính: (Họ tên, email, điện thoại)
Họ và tên: Trịnh Tú Lệ
Email:
Số điện thoại: 0327568601
Các thành viên tham gia đề tài( Không quá 4 người):
TT
1

2

3

Họ và Tên

Lớp, Khóa

Trịnh Tú Lệ

Khoa Sư phạm, Khóa 2018-2022

Nguyễn Thị Ngọc Hà


Khoa Sư phạm, Khóa 2018-2022

Trần Thị Ngọc Nhi

Khoa Sư phạm, Khóa 2018-2022

3

Chữ ký


LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ của Lãnh Đạo Khoa Sư Phạm và Giám Đốc Chương
Trình Ngành GDMN, các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là sự quan tâm, giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình của cô giáo Đỗ Thị Quỳnh Ngọc, nhóm em đã hoàn
thành bài nghiên cứu khoa học với đề tài: “Biện pháp phát triển khả năng
khái quát hóa cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán”.
Lời đầu tiên cho nhóm em tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn,
Lãnh Đạo Khoa Sư Phạm và Giám Đốc Chương Trình Ngành GDMN cùng các
thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhóm em hoàn thành bài NCKH.
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu và các cô giáo trong Trường mầm non Trà My đã
cộng tác giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm em đã cố gắng rất nhiều nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, nhóm em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Sinh viên chịu trách nhiệm chính

Trịnh Tú Lệ


4


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
HTBT:

Hình thành biểu tượng

KQH:

Khái quát hóa

MĐ:

Mức độ

5


MỤC LỤC
Phần, chương, mục

Trang

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1


2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3

3.1. Khách thể nghiên cứu

3

3.2. Đối tượng nghiên cứu

3

4. Phạm vi nghiên cứu

3

5. Giả thuyết khoa học

3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

7. Phương pháp nghiên cứu


4

8. Đóng góp mới của đề tài

4

9. Cấu trúc của đề tài

4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

5

1.2. Một số khái niệm cơ bản

8

1.2.1. Khái quát hóa

8

1.2.2 Khả năng; khả năng khái quát hóa

13

1.2.3 Phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi


14

1.3. Hoạt động hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

19

1.3.1 Bản chất của hoạt động hình thành biểu tượng toán

19

1.3.2 Nội dung hình thành biểu tượng toán cho trẻ

20

1.3.3 Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ

21

1.4. Sự phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ 5 – 6 tuổi trong

23

hoạt động hình thành biểu tượng toán
Kết luận chương 1
6

27


Chương 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG KHÁI QUÁT HÓA


CỦA TRẺ 5-6 TUỔI

TRONG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN

2.1 Khái quát về quá trình điều tra thực trạng

29

2.1.1 Mục đích điều tra thực trạng

29

2.1.2 Đối tượng điều tra thực trạng

29

2.1.3 Nội dung điều tra thực trạng

29

2.1.4 Phương pháp điều tra thực trạng

29

2.2 Kết quả điều tra thực trạng

31

2.2.1. Nhận thức của giáo viên về phát triển khả năng KQH cho


31

trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động HTBT toán.
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động HTBT toán cho trẻ 5 - 6

38

tuổi nhằm phát triển khả năng khái quát hóa
2.2.3. Đánh giá mức độ phát triển khả năng KQH của trẻ 5-6

43

tuổi trong hoạt động HTBT toán
2.3 Nguyên nhân của thực trạng

44

Kết luận chương 2
Chương 3:

46

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG KHÁI QUÁT HÓA

CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN

3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp.

47


3.2 Một số biện pháp.

49

3.3 Thiết kế một số giáo án HTBT toán cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

54

nhằm phát triển khả năng khái quát hóa
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

69

2. Kiến nghị

70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội để tiếp thu một nền văn
minh phát triển cao, đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người đứng
ở vị trí trung tâm. Trong nền văn minh ấy trình độ khoa học phát triển
cao cùng với sự bùng nổ thông tin, đòi hỏi con người phải có những

phẩm chất nhân cách phù hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo
thế giới, cải tạo chính mình. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu quan trọng đặt nền móng cho sự
phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ bước vào học phổ thông.
Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai
trò to lớn. Dạy toán cho trẻ không nhằm đào tạo cho trẻ những nhà toán
học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhậy, trí thông minh, sự
phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức
sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng, khả năng
định hướng không gian.
Môn toán là môn học rất khô khan và cứng nhắc. Các tiết học toán
đặc biệt là tiết học hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép
đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau,
chỉ khác về số lượng là 3, 4, 5, ...10. Vì vậy nếu ta chỉ tập chung vào kiến
thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh
chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ.
Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ
mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu
tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương
pháp, hình thức tổ chức các hoạt động làm quen với toán cho trẻ ở trường
mầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên
không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học”.
Năm 2019, sau khi được đi kiến tập tại trường mầm non Trà My,
nhóm tôi nhận thấy rằng giáo viên không tổ chức tiết học toán độc lập
với các bước rõ ràng mà dạy toán cho trẻ thông qua các trò chơi. Từ các
trò chơi rất đơn giản, trẻ nhận biết được các con số, hình dạng, so sánh
kích thước, khó có thể phân biệt được ranh giới giữa học và chơi khiến
trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và hứng thú và tích cực hoạt động.


8


Từ kiến thức chuyên môn đã được đào tạo kết hợp với việc tiếp thu
phương pháp giáo dục tiên tiến hiện đại tôi đã chắt lọc và đưa ra sáng
kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát triển khả năng khái quát hóa
cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khả năng khái quát hóa
cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. Từ đó, đề xuất một số
biện pháp nhằm góp phần phát triển khả năng KQH cho trẻ ở lứa tuổi này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Khả năng khái quát hóa của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với
toán
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động làm quen với toán
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu sự phát triển khả năng KQH của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động
làm quen với toán ở trường mầm non Trà My trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng KQH cho trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động này.
5. Giả thuyết khoa học
- Nếu xây dựng và vận dụng các biện pháp một cách khoa học, hợp lý trên
cơ sở đặc điểm lứa tuổi và đặc trưng của hoạt động làm quen với toán thì có thể
phát triển khả năng KQH cho trẻ 5-6 tuổi.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận.

- Nghiên cứu thực trạng phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ 5 - 6 tuổi
trong hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non.

9


- Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ 5-6
tuổi trong hoạt động làm quen với toán.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp phân tích - tổng hợp và
hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát một số tiết dạy làm quen với toán của trẻ ở trường
mầm non.
+ Phương pháp phỏng vấn với các giáo viên mầm non.
+ Phương pháp điều tra (ankét): dùng khảo sát giáo viên mầm non.
- Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu thu thập được ở phiếu điều
tra.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển khả năng khái quát hóa của
trẻ trong hoạt động làm quen với toán.
- Làm rõ thực trạng phat triển khả năng khái quát hóa của trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động làm quen với toán.
- Đề xuất được một số biện pháp phát triển khả năng KQH qua hoạt động
làm quen với toán.
- Thiết kế được một số giáo án tổ chức hoạt động làm quen với toán cho
trẻ 5-6 tuổi nhằm phát triển khả năng KQH.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận

văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ 5-6
tuổi trong hoạt động làm quen với toán.
10


Chương 3: Một sô biện pháp phát triển khả năng khái quát hóa cho
trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những công trình nghiên cứu khái niệm khái quát hóa của trẻ
5-6 tuổi trên thế giới
Khái quát hóa là một năng lực đặc thù của tư duy con người. Nó giữ một
vị trí quan trọng trong quá trình lĩnh hội hệ thống các biểu tượng chung, các ký
hiệu, ngôn ngữ và các khái niệm. Do đó, KQH có vai trò quan trọng trong hoạt
động của con người nói chung cũng như trong việc giúp trẻ chiếm lĩnh những
khái niệm khoa học ở trường phổ thông. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề tư duy
và khái quát hóa của trẻ em được rất nhiều nhà tâm lý học quan tâm không chỉ
ở Việt Nam mà còn ở cả trên toàn thế giới.
Đại diện cho tâm lý học phương Tây:
* J.Piaget (1896-1980) - nhà tâm lý học người Thụy Sĩ. Ông đã có những
đóng góp to lớn trong việc tìm hiểu quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Ông là
người đề ra thuyết “Thao tác trí tuệ” và các giai đoạn phát triển nhận thức của
trẻ em và cho rằng: Tư duy của trẻ phát triển liên tục qua các giai đoạn và dựa
trên cơ sở của sự phát triển các thao tác tư duy. Ông đã chia quá trình phát triển
trí tuệ thành 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (Từ sơ sinh đến 2 tuổi): Giai đoạn cảm giác - vận động (Giai

đoạn giác động).
Giai đoạn này trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới bên ngoài bằng cách sử dụng
tất cả các giác quan. Thông qua hoạt động với đối tượng, trẻ nhận thức được sự
vật và sự tồn tại của chúng ngay cả khi trẻ không nhìn thấy.
- Giai đoạn 2 (Từ 2 đến 7 tuổi): Giai đoạn tư duy tiền thao tác.
11


Trong giai đoạn này, ngôn ngữ phát triển nhanh chóng, các biểu tượng dần
được hình thành. Tư duy của trẻ mang tính trực quan cụ thể thông qua hình ảnh
ký hiệu và trẻ luôn lấy mình làm trung tâm để nhìn nhận thế giới xung quanh.
- Giai đoạn 3 (Từ 7 đến 11 tuổi): Giai đoạn thao tác cụ thể.
Tư duy của trẻ đã có khả năng bảo toàn và khả năng đảo ngược. Tức là trẻ
nhận biết rằng số lượng vẫn giữ nguyên dù có một số thay đổi. Tuy nhiên tư
duy của trẻ vẫn mang tính trực quan cụ thể, chưa có tính lô gic.
- Giai đoạn 4 (Từ 11 tuổi đến tuổi trưởng thành): Giai đoạn thao tác hình thức.
Đặc trưng của giai đoạn này là trẻ có thể giải quyết vấn đề một cách lô gic,
hệ thống, hiểu được các khái niệm trừu tượng.
Như vậy, nghiên cứu của J.Pitaget chỉ ra rằng:
-Trí tuệ của trẻ phát triển theo từng giai đoạn nhất định. Mỗi giai đoạn là
một mốc phát triển, do đó chúng ta không nên đốt cháy giai đoạn.
- Tư duy trẻ mầm non (Từ 0 đến 6 tuổi) mang tính trực quan, cụ thể (giai
đoạn 1 và giai đoạn 2). Ở giai đoạn này, KQH được hình thành và phát triển
cùng với sự hình thành và phát triển của thao tác tư duy. Trong giai đoạn 2,
J.Piaget chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ tư duy biểu tượng và thời kỳ tư duy tiền
khái niệm - thời kỳ tư duy trực giác. Đây là thời kỳ đầu liên quan đến lập luận
tiền khái niệm của trẻ.
* Hangri Valong (1879 - 1962) - nhà tâm lý học người Pháp, ông cũng coi
sự phát triển trí tuệ của trẻ như là sự chuyển dần các hành động bên ngoài và ý
nghĩ. Nhưng khác với J.Piaget, ông chỉ so vai trò của dạy học - của sự luyện

tập trong sự phát triển tư duy của trẻ. Trong đó, đặc biệt chú ý đến nội dung và
biện pháp phát triển tư duy dưới ảnh hưởng của luyện tập.
Nhà tâm lý học người Mỹ Gbeuner, ông đã nghiên cứu về tâm lý học trẻ em
và quá trình nhận thức. Ông mô tả sự phát triển trí tuệ giống như một quá trình
đi từ hành động thực tiễn đền các mẫu hình tượng và cuối cùng là đi đến các biểu
12


tượng. Trong tác phẩm “Tâm lý học nhận thức”, ông đã nghiên cứu khái quát
hóa và vai trò của nó ở các mức độ khác nhau trong hoạt động trí tuệ.
Trong khi đó, các nhà tâm lý học Đông Âu và Liên Xô (cũ) lại tiến hành
những nghiên cứu của mình theo 2 hướng chính:
Hướng 1: Nghiên cứu tư duy là nghiên cứu quá trình phân tích - tổng hợp,
đặc biệt mối quan hệ giưa chúng là khái quát hóa - trừu tượng hóa.
Hướng 2: Nghiên cứu tư duy như là một hệ thống với các thao tác nhập và
theo cơ chế nhập tâm.
Hai hướng trên trong tâm lý học sư phạm được thể hiên trong hai loại
nghiên cứu dạy học cụ thể:
- Thuyết hình thành khái niệm: những nhà nghiên cứu đại diên cho hướng
này như: D.N. Bogoia Vlenskyi, Na. Mentrinxlaia, L.Vzankov, Klannova ….
Theo hướng nghiên cứu này các tác giả cho rằng động lực quan trọng trong việc
phát triển trí tuệ của trẻ chính là sự nỗ lực tích cực vượt qua được khó khăn gặp
phải trong quá trình lĩnh hội các tri thức mới.
- Thuyết hình thành các thao tác trí tuệ: Đại diện cho thuyết này có các
nhà tâm lý học: A.L. Leonchep, P.A. Ganperi, L.X. Vugotxki…. Những nhà
nghiên cứu theo hướng này cho rằng: cách thức quan trọng để phát triển tư duy
trẻ em chính là việc điều khiển các giai đoạn hình thành thao tác tư duy bằng
con đường chuyển từ ngoài vào trong.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về khái quát hóa của trẻ ở Việt
Nam.

Có 2 hướng nghiên cứu cơ bản:
Một là, nghiên cứu bản chất, vai trò của trò chơi học tập đối với sự phát
triển trí tuệ và sự hình thành phát triển nhân cách trẻ.
Hai là, nghiên cứu thiết kế và đưa ra cách sử dụng trò chơi học tập nhằm
phát triển trí tuệ, trong đó có khái quát hóa.
Ở Việt Nam, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tư duy và
khái quát hóa.
13


Trước hết phải kể đến Hồ Ngọc Đại và các đồng nghiệp của ông đã nghiên
cứu sự phát triển tư duy và khái quát hóa của trẻ em ở bậc tiểu học. Ngoài ra
một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phạm Thị Hồng Nga, Phạm
Thị Đức… cũng đề cập đền vấn đề khả năng khái quát hóa của trẻ lớp 1.
Đối với trẻ mẫu giáo, cũng đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về
khả năng KQH của trẻ như:
- Luận án phó tiến sĩ của Trần Xuân Hương, nghiên cứu tư duy của trẻ
mẫu giáo. Trong đó, tác giả đi sâu tìm hiểu tư duy trực quan sơ đồ, giúp trẻ hình
thành biểu tượng khái quát hóa qua biện pháp xây dựng và sử dụng các mô hình
và các sơ đồ trực quan.
- Luận án thạc sĩ của Vũ Thị Ngân, chủ yếu tìm hiểu khả năng khái quát
hóa của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, các đặc điểm, con đường hình thành và một số biện
pháp hình thành khả năng khái quát hóa cho trẻ 5 tuổi trên giờ học làm quen
với đồ vật và thiên nhiên.
- Còn tiến sĩ Đỗ Thị Minh Liên cũng đã có những công trình nghiên cứu
về phát triển khả năng tư duy của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là phát triển khả năng
khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động làm quen với toán.
Như vậy, trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về tư duy và khái quát hóa, các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau
của vấn đề khái quát hóa. Nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu phát triển khả

năng khái quát hóa cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích như: Làm quen
với môi trường xung quanh, làm quen với đồ vật và thiên nhiên…. Nhưng vấn
đề về thực trạng khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo trong hoạt động HTBT
toán ít được quan tâm đúng mức.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái quát hóa
a. Khái niệm
14


Khái quát hóa được xác định là một quá trình tư duy và là một trong những
vấn đề tâm lý được nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ và
được định nghĩa khác nhau:
Theo A.V.Daparoget: “KQH là việc hợp nhất trong ý nghĩ những sự vật
và hiện tượng của hiện thực có một số thuộc tính chung nào đó”.
Các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy trong giáo trình
Tâm lý học: “KQH là quá trình con người dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối
tượng khác nhau nhưng có chung những thuộc tính, liên hệ, quan hệ… nhất
định thành một nhóm, một loại”.
Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm thì cho rằng: “KQH là một năng lực đặc thù
của tư duy con người, có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của mỗi
người. Đó là hình thức phản ánh những dấu hiệu và phẩm chất chung của các
sự vật và hiện tượng.”
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm chung nhất như
sau: KQH là quá trình tư duy để nhận ra những dấu hiệu chung của một nhóm
sự vật, hiện tượng, từ đó đưa về một nhóm, loại và loại trừ những điểm khác
nhau giữa chúng đồng thời thể hiện chúng bằng ngôn ngữ.
b. Bản chất khái quát hóa
KQH là một quá trình mà trước tiên chủ thể phải tìm và xác định những
dấu hiệu chung giống nhau giữa các đối tượng để đưa chúng vào một nhóm hay

một loại và dùng một từ ngữ thể hiện dấu hiệu chung đó. Kế tiếp là xác định
được các đối tượng cụ thể phù hợp với dấu hiệu chung đã xác định trước đó.
Như vậy, KQH bao giờ cũng dẫn đến một dấu hiệu chung nào đó.
Như chúng ta đã biết, ở mỗi sự vật, hiện tượng đều có những dấu hiệu,
thuộc tính, mối quan hệ bản chất và không bản chất. Mặt khác, các dấu hiệu
chung bản chất bên trong bị che khuất bởi các dấu hiệu không bản chất bên
ngoài. Cho nên, trong việc tìm ra những dấu hiệu bản chất bên trong, chủ thể
sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là việc xác định những dấu hiệu, thuộc tính bên
15


ngoài của đối tượng. Và để có thể phát hiện ra những dấu hiệu chung bản chất
bên trong đòi hỏi phải có sự phân tích, so sánh, tổng hợp… sâu sắc đối với các
đối tượng sẽ khái quát.
Như vậy, KQH vừa được xem như là một thao tác của tư duy và là sản
phẩm của tư duy.
* Khái quát hóa là thao tác cơ bản của tư duy.
Trong tâm lý học hiện đại, các công trình nghiên cứu về tư duy đã chỉ ra
rằng: Tư duy là quá trình cá nhân thực hiện các thao tác nhất định để giải quyết
vấn đề, nhiệm vụ nào đó. Xét về mặt cấu trúc, quá trình tư duy bao gồm các
thao tác: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa.
Các công trình nghiên cứu về tư duy của các nhà khoa học như: Piaget,
L.X. Vuwgotxki, Đ.B. Enconhin… đã xác định đượ khái quát hóa có từ lúc 1
đến 3 tuổi, khi trẻ bắt đầu hoạt động với thế giới đồ vật theo cơ chế bắt chước.
Chính việc theo dõi, bắt chước các hành động của người lớn ở trẻ là cơ sở của
khả năng KQH sau này. Việc hình thành khả năng KQH thể hiện rõ trong quá
trình lĩnh hội khái niệm khái quát hóa phản ánh các dấu hiệu bản chất và thuộc
tính chung của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, từ đó xây dựng
nên khái niệm. Khái niệm tồn tại trong các từ, khi lĩnh hội một từ mới trẻ phải
lĩnh hội cả nghĩa của từ. Khi lĩnh hội được nghĩa của từ thì trẻ sẽ lĩnh hội được

khái niệm.
KQH hình thành mối quan hệ đặc biệt từ đó mở ra các bản chất của các
đối tượng, dần dần đi đến cái chung của nhóm đối tượng.
Khác với các hình thức phản ánh các hiện tượng khách quan khác, KQH
phản ánh các đặc điểm và thuộc tính chung của các sự vật, hiện tượng trong
hiện thực khách quan, phản ánh các mối quan hệ nguồn gốc của một hệ thống
trọn vẹn nào đó. Kết quả là khái quát hóa giúp hình thành các khái niệm mà
theo L.X. Vưgotxki đã xác định thì khái quát hóa là một hành vi từ ngữ đặc biệt
16


của ý nghĩ. Còn V.V. Đavuwđop thì cho rằng khái quát hóa đã giúp tổng hợp
lại các dấu hiệu trừu tượng từ đó tạo nên khái niệm.
Như vậy, KQH là một thao tác tư duy phức tạp và diễn ra bằng con đường
phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra những dấu hiệu chung giống nhau hay
bản chất của các sự vật, hiện tượng và tìm tên gọi để biểu đạt chúng. Phân tích,
so sánh, tổng hợp là các thao tác tư duy tham gia vào quá trình KQH và KQH
được coi là sự tồng hợp ở mức cao.
* Khái quát hóa là sản phẩm của tư duy.
KQH bao giờ cũng là hình thức phản ánh cái chung, cái giống nhau nào
đó được tách ra từ hai hay nhiều sự vật, hiện tượng riêng lẻ và liên kết lại thành
hệ thống trọn vẹn nào đó.
Những thuộc tính mà KQH phản ánh có thể là những thuộc tính giống
nhau theo dấu hiệu bề ngoài hoặc thuộc tính bản chất. Do vậy, những bản chất
thuộc tính đồng thời là thuộc tính chung cho một nhóm nào đó nhưng những
thuộc tính giống nhau chưa hẳn là thuộc tính bản chất. Việc tách những dấu hiệu
chung bản chất để liên kết các sự vật trên cơ sở loại bỏ các thuộc tính bên ngoài
không bản chất giúp trẻ lĩnh hội những khái niệm đơn giản, dễ dàng.
Như vậy, khái niệm là sự phản ánh khái quát toàn bộ một nhóm các đối
tượng giống nhau có dấu hiệu chung bản chất. Khái niệm không mang hình

thức cảm tính, mặc dù nó xây dựng trên cơ sở cảm giác. Do đó khái niệm là sản
phẩm của tư duy sáng tạo.
KQH phản ánh những mối liên hệ, quan hệ qua lại giữa các sự vật, hiện
tượng xung quanh có tính quy luật. Khi đó từ ngữ được sử dụng trong những
trường hợp này để khái quát hóa kinh nghiệm. Có thể coi KQH là hành động
tìm từ để biểu đạt sự hiểu biết, là hoạt động mang ý nghĩa về mặt nhận thức.
Và nếu không có từ để biểu đạt hành động thì khái quát hóa không có ý nghĩa
về mặt nhận thức.
17


Trong quá trình KQH, dựa vào những dấu hiệu chung, vào vốn từ ngữ, chủ
thể tư duy xác định được các sư vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể phù hợp với
dấu hiệu chung nào đó. Vi vậy, kết quả của quá trình KQH còn phụ thuộc vào
sự lĩnh hội từ ngữ.
Như vậy, KQH không chỉ là sản phẩm của quá trình tư duy mà nó còn là
sản phẩm của tư duy ngôn ngữ và kết quả của nó là sự lĩnh hội nghĩa của từ,
hình thành các khái niệm và hệ thống khái niệm. Trong đó, khái niệm là sản
phẩm của quá trình KQH và trở thành phương tiện của hoạt động tư duy cho
phép con người đi sâu tìm hiểu, khám phá những bí ẩn của tự nhiên.
c. Phân loại khái quát hóa
Theo các công trình nghiên cứu về KQH đã xác định KQH gồm hai loại:
KQH kinh nghiệm và KQH lý luận (KQH nội dung).
- Khái quát hóa kinh nghiệm là: Quá trình khái quát để nhận ra những dấu
hiệu chung bên ngoài của một nhóm sự vật, hiện tượng (Tức là chủ thể phân
tích, tổng hợp, so sánh… để tìm ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng),
rồi đưa về một nhóm, một loại, loại trừ những điểm khác nhau giữa chúng và
thể hiện chúng bằng từ ngữ. KQH kinh nghiệm giúp cá nhân tìm thấy những
mối liên hệ bên ngoài của các đối tượng và phân tích nó với các dấu hiệu còn
lại, làm cơ sở cho sự phân loại nào đó. Từ đó, giúp chủ thể tiếp thu các khái

niệm sơ đẳng ban đầu.
- Khái quát hóa lý luận (KQH nội dung) là: Quá trình chủ thể phát hiện và
tìm thấy những bản chất ẩn bên trong, các mối quan hệ mang tính quy luật của
sự vật, hiện tượng. KQH lý luận giúp cá nhân tiếp thu những khái niệm khoa
học.
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo
gắn liền với việc lĩnh hội các tri thức kinh nghiệm, các khái niệm sơ đẳng ban
đầu. Vì vậy, KQH của trẻ chủ yếu là khái quát hóa kinh nghiệm, với kết quả
của nó là một sự phân loại nào đó.
18


Phân loại chính là đưa các sự vật, hiện tượng riêng lẻ thành một nhóm,
một loại dựa trên những dấu hiệu chung đã xác định trước đó.
Để quá trình KQH này (KQH kinh nghiệm) được diễn ra, chủ thể phải tiến
hành các thao tác sau:
- Trước tiên, chủ thể phải tìm và xác định những dấu hiệu chung, giống
nhau (bản chất hoặc không bản chất) giưa các đối tượng riêng lẻ và đưa chúng
vào một nhóm hay một loại dựa trên các dấu hiệu chung đó.
- Kế tiếp, là nhìn thấy các dấu hiệu chung đó ở một số đối tượng riêng lẻ
khác và xếp chúng vào một nhóm cho trước sao cho phù hợp.
Như vậy, trong KQH kinh nghiệm điều quan trọng đầu tiên là phải xác
định được dấu hiệu chung (bản chất hay không bản chất) của các đối tượng
được khái quát. Việc này được thực hiện dựa trên cơ sở của quá trình phân tích,
tổng hợp từng đối tượng khác nhau. Từ đó, chủ thể đối chiếu, so sánh tìm ra
những sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. Sau đó, chủ thể trừu tượng hóa
chúng tức là dùng trí óc để gạt bỏ, loại ra những mặt, những phần, những dấu
hiệu riêng lẻ khác không cần thiết, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết. Cuối cùng,
chủ thể tiến hành thao tác KQH nghĩa là hợp nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm theo những thuộc tính chung và thể hiện chúng bằng từ ngữ (đặt tên

cho nhóm, loại) để phân biệt với các nhóm, loại khác.
1.2.2.Khả năng, Khả năng khái quát hóa
a. Khả năng
Theo triết học Mac - Lê nin thì khả năng là “cái hiện chưa có” nhưng
bản thân khả năng thì có tồn tại, đó là một sự tồn tại đặc biệt, tức là cái sự vật
được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, song bản thân khả năng thì tồn tại.
Nói một cách đễ hiểu thì khả năng là cái hiện chưa có, là cái vô hình
mà chúng ta không thể nhìn thấy được, nhưng nó có tồn tại - một sự tồn tại
đặc biệt, tức là nó tiềm ẩn bên trong đối tượng và không thể hiện ra bên ngoài.
Và nó chỉ thể hiện được ra bên ngoài khi có sự tác động từ bên ngoài vào.
19


b. Khả năng khái quát hóa
Khả năng khái quát hóa là một quá trình tư duy của chủ thể, có thể hợp
nhất nhiều đối tượng khác nhau nhưng có chung những thuộc tính, những mối
liên hệ thành một nhóm, một loại. Nó tiềm ẩn bên trong tư duy của chủ thể và
chỉ được thể hiện ra bên ngoài thông qua một hoạt động nào đó bằng hành
động và ngôn ngữ.
c. Khả năng khái quát hóa của trẻ mầm non
Như vậy, khả năng khái quát hóa của trẻ mầm non là một quá trình tư
duy bên trong của đứa trẻ nhằm tìm ra những điểm giống nhau, những thuộc
tính chung của các đối tượng, từ đó đưa chúng về một nhóm, một loại và được
trẻ thể hiện bằng hành động và ngôn ngữ thông qua các hoạt động học tập
hàng ngày.
Khái quát hóa của trẻ được phát triển cùng với sự phát triển cùng với sự
phát triển của các hình thức tư duy khác nhau có liên quan chặt chẽ với sự
phát triển ngôn ngữ và mức độ lĩnh hội các khái niệm sinh hoạt. Ngay từ lúc 2
tuổi, khi tư duy trực quan hành động phát triển thì KQH cũng bắt đầu xuất
hiện trong hành động. Tiếp theo đó, khi ngôn ngữ xuất hiện thì KQH được

củng cố và phát triển với gia tốc ngày càng cao hơn.
KQH của trẻ có đặc diểm là mang tính phiếm họa nhanh, có nghĩa là trẻ
hợp nhất các đối tượng giống nhau theo một cái gì đó cảm tính. Có thể thấy
nguyên nhân rõ nhất là do tư duy của trẻ còn mang nặng màu sắc trực quan cảm
tính và xúc cảm mạnh. Những dấu hiệu nào gây ấn tượng mạnh mẽ và đập ngay
vào mắt trẻ dễ làm cơ sở để trẻ hợp nhất chúng.
Một đặc điểm nổi bật khác nữa là quá trình khái quát hóa của trẻ chủ yếu
là khái quát hóa kinh nghiệm, do đặc trưng tư duy của trẻ mẫu giáo là thao tác
tư duy tổ hợp đơn giản. Trẻ dựa vào các biểu tượng đã có để liên kết và phân
loại các đối tượng theo nhiều dấu hiệu khác nhau. Trên cơ sở tích lũy kinh
nghiệm hoạt động mà trẻ hình thành được những khái niệm.
20


Như vậy, khả năng KQH của trẻ có được phải thông qua các thao tác tư
duy gắn liền với ngôn ngữ và KQH của trẻ mầm non của trẻ chủ yếu là KQH
kinh nghiệm và mang tính phiếm họa nhanh.
1.2.3 Sự phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ 5 - 6 tuổi
KQH là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của trí tuệ của trẻ.
Khả năng KQH xuất hiện khi tư duy của trẻ đạt đến một mức độ nhất định nào
đó. Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chứng tỏ khả năng KQH có
từ lúc trẻ 2 - 3 tuổi và phát triển mạnh mẽ lúc trẻ 5 - 6 tuổi với các mức độ khác
nhau.
Đối với trẻ từ 2 - 3 tuổi, sự khái quát ban đầu của trẻ mang nét độc đáo,
riêng biệt. Đó là trẻ khái quát những điểm giống nhau bên ngoài, dễ đập vào
mắt của đối tượng và khái quát bằng hành động. Tức là khi quan sát các sự vật,
hiện tượng, trẻ chú ý những nét bên ngoài trực tiếp đập vào mắt đứa trẻ khái
quát những nét đó theo điểm giống nhau giữa chúng. Đầu tiên trẻ KQH những
dấu hiệu chung giống nhau (bên ngoài) về màu sắc, kích thước, tên gọi, tính
chất (cứng - mềm), chức năng, môi trường sống ở mức độ đơn giản của đối

tượng. Trẻ có thể lĩnh hội nội dung, nghĩa của từ ngữ và khái niệm về các sự
vật, hiện tượng gần gũi xung quanh có chung những cấu trúc (cái bàn, cái ghế,
xe ôtô, con cá, con gà…) dưới sự hướng dẫn của người lớn, trong các giờ sinh
hoạt hàng ngày: ăn, ngủ, vệ sinh, giao tiếp, chơi - tập hàng ngày. Lúc này, trẻ
chưa có khả năng khái quát những dấu hiệu bên trong và bản chất.
Càng lớn thì khả năng KQH của trẻ càng cao, càng phát triển. Đến 4 - 5
tuổi trẻ bắt đầu quan tâm đến những thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật,
hiện tượng. Cùng với sự phát triển của tư duy trực quan hình ảnh, trẻ có thể
KQH dựa trên những dấu hiệu chung giống nhau về công dụng, chức năng bên
trong của đối tượng thông qua các hình ảnh mà trẻ tri giác được. Ở giai đoạn
này, khả năng KQH của trẻ phát triển nhanh và mạnh, có thể khái quát sự vât,
hiện tượng dựa vào những dấu hiệu bản chất bên trong và khái quát một cách
21


sáng tạo, nghĩa là đứa trẻ có thể khái quát theo nhiều chiều hướng, nhiều cách
khác nhau trong cùng một nhóm các đối tượng.
Giai đoạn 5 - 6 tuổi, trẻ có thể khái quát các sự vật, hiện tượng dựa vào
những dấu hiệu bản chất bên trong và khái quát một cách sáng tạo, nghĩa là đứa
trẻ có thể khái quát theo nhiều chiều hướng, nhiều cách khác nhau trong cùng
một đối tượng. Trong thời kì này, ngôn ngữ phát triển mạnh, trẻ cũng bắt đầu
khái quát hóa bằng lời. Trẻ giải thích được vì sao trẻ xếp như vậy và biết dùng
từ đặt tên cho nhóm. Ở đây, trẻ đã đạt được mức độ KQH cao hơn dựa trên
phân tích, tổng hợp, so sánh những sự vật, hiện tượng trẻ quan sát được. Trẻ rút
ra những dấu hiệu bản chất bên trong, từ đó KQH theo kinh nghiệm sống của
mình.
Theo tác giả N.H.Savaskin, khi nghiên cứu quá trình KQH của trẻ mầm
non đã xác định các mức độ khác nhau củ KQH. Đó là:
- Khái quát trực quan trên cơ sở tính chất chung của các dấu hiệu bên ngoài
đập vào mắt trẻ.

- Khái quát các sự vật có ý nghĩa trên cơ sở chỉ nghĩa đúng bằng từ - tên gọi.
- Khái quát trên cơ sở tách một dấu hiệu chung cho các dấu hiệu chung
cho các đối tượng khác nhau, nhưng không phải là dấu hiệu bản chất.
- Khái quát trên cơ sở tính chất chung các dấu hiệu cơ bản được trẻ tách ra
trong các đối tượng khác nhau.
L.X. Vgotxki đã chỉ ra quá trình hình thành KQH ở trẻ mẫu giáo trong mối
quan hệ với sự phát triển ngôn ngữ diễn ra theo các cấp độ sau:
- Trình độ lộn xộn: Sự hình thành tổ hợp không hoàn chỉnh, hỗn độn, tách
một chùm đối tượng không liên quan với nhau về nguồn gốc bên trong và các
quan hệ giữa các bộ phận của nó (theo dấu hiệu ngẫu nhiên nào đó).
- Trình độ tổ hợp: Liên kết các đối tượng và các ấn tượng cụ thể về chúng
vào các nhóm. Các nhóm này gồm các đối tượng cụ thể liên kết với nhau dựa

22


trên cơ sở bổ sung cho nhau theo một dấu hiệu nào đó và tạo thành một thể trọn
vẹn.
- Trình độ tiền khái niệm: Lựa chọn, liên kết một nhóm đối tượng theo một
dấu hiệu chung nào đó.
- Trình độ khái niệm: Từ những hình ảnh và các mối liên hệ rời rạc, từ tư
duy tổ hợp, từ tiền khái niệm trên cơ sở sử dụng từ ngữ làm phương tiện hình
thành cấu trúc đặc thù gọi là khái niệm với nghĩa đích thực của từ này.
Theo L.X. Vưgotxki thì trình độ mới trong sự phát triển của KQH đạt được
bằng con đường cải tổ từ trình độ KQH trước đó, bằng con đường khái quát các
đối tượng đã được khái quát trong hệ thống trước đó.
L.Giunhicova đã đưa ra các giai đoạn của sự phát triển KQH của trẻ mẫu
giáo theo cơ chế chuyển dần vào trong như sau:
- Giai đoạn 1: Trẻ thực hiện các hành động khái quát thực tiễn nhưng chưa
nhận ra dấu hiệu chung, chưa tìm được từ ngữ biểu thị cho nhóm. Trong giai

đoạn này, KQH được xem là ở mức độ đơn giản.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn khái quát trực quan cụ thể. Khi thực hiện hành
động khái quát trẻ chưa biết dùng thuật ngữ khái quát chính xác để gọi tên
chung cho nhóm như là một toàn thể thống nhất.
- Giai đoạn 3: Trẻ biết dùng tên gọi chung cho cả nhóm như một thể thống
nhất sau khi thực hiện hành động khái quát.
- Giai đoạn 4: Trước khi thực hiện hành động phân nhóm các đối tượng,
trẻ đã biết gọi tên chung của nhóm. Nhưng trẻ sử dụng từ khái quát nhóm qua
tên gọi vật cụ thể trong nhóm.
- Giai đoạn 5: Trẻ gọi tên nhóm bằng từ khái quát trước khi thực hiện các
hành động xếp đối tượng vào nhóm cụ thể. Nhưng trong giai đoạn này, trẻ biết
dùng các từ khái quát chính xác, ở cấp độ cao: loại, dạng. Đây là giai đoạn cao
nhất của sự phân loại.

23


Nghiên cứu của A.V. Daparozet, cũng đã chỉ ra rằng: khả năng KQH của
trẻ 5 - 6 tuổi phát triển rất nhanh và mạnh, do trẻ tiếp thu các kinh nghiệm ngày
càng nhiều cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ. Khác với trẻ nhà trẻ,
trẻ mẫu giáo KQH theo dấu hiệu bản chất (tức là KQH theo chất liệu, chức
năng, mối quan hệ…). Trẻ dần chuyển từ khái quát theo dấu hiệu cảm tính bên
ngoài sang khái quát theo dấu hiệu bản chất. Trên cơ sở trẻ tích lũy các kinh
nghiệm hoạt động và khái quát các kinh nghiệm thì những khái niệm đầu tiên
được hình thành. Nội dung các khái niệm này phát triển không ngừng.
Nghiên cứu của F.I. Fratkina về sự hình thành KQH ở trẻ mẫu giáo cho
thấy: trên cơ sở các biểu tượng đã có, trẻ liên kết, hợp nhất các đối tượng theo
nhiều dấu hiệu, tính chất, mối quan hệ khác nhau. Bà cũng cho thấy trẻ dần
chuyển từ khái quát theo mối liên hệ ngẫu nhiên, theo sự gần nhau, theo bộ sưu
tập sang khái quát theo dấu hiệu bản chất hơn, như chức năng, rồi là vật liệu,

sau đó theo loại đối tượng..
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng ta có thể đưa ra
các mức độ phát triển KQH của trẻ mẫu giáo như sau:
- Mức độ 1: Thấp: Trẻ không biết thể hiện KQH trong cả hành động lẫn
lời nói.
- Mức độ 2: Trung bình: Trẻ biết thực hành phân loại, chia nhóm nhưng
chưa biết giải thích đúng sự giống nhau của các đối tượng trong một nhóm,
chưa biết dùng từ ngữ để gọi tên cho nhóm.
- Mức độ 3: Khá: Trẻ biết thực hành phân loại các sự vật theo dấu hiệu
chung, biết giải thích đúng sự giống nhau của các đối tượng trong một nhóm
nhưng chưa biết dùng từ ngữ để gọi tên chung cho nhóm.
- Mức độ 4: Tốt: Trẻ biết thực hành phân loại các sự vật theo dấu hiệu
chung, biết giải thích sự giống nhau của các đối tượng trong một nhóm và biết
sử dụng từ ngữ để gọi tên chung cho nhóm.
24


Các kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy có thể đánh giá khả năng KQH
của trẻ mẫu giáo qua:
- Hành động chọn xếp các đối tượng riêng lẻ vào một nhóm (loại) theo dấu
hiệu chung nào đó.
- Khả năng biểu đạt dấu hiệu chung đó bằng ngôn ngữ.
Như vậy, khả năng KQH của trẻ là một trong các yếu tố đánh giá sự phát
triển tư duy của trẻ. Việc phát triển khả năng KQH là một việc làm cần thiết và
quan trọng đối với trẻ mẫu giáo. Nếu chúng ta tổ chức tốt việc phát triển khả
năng khái quát hóa ở trẻ 5 - 6 tuổi thì sẽ tạo nền tảng giúp trẻ phát triển tốt tư
duy lô gic, và tiếp thu tốt các môn học sau này ở trường phổ thông.
1.3 Hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi
1.3.1. Bản chất của hoạt động hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5-6 tuổi
Trong cuộc sống hiện nay, việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ

mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác
nhau. Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đòi hỏi chúng ta
phải có những chuyên gia giỏi với kỹ năng phân tích một cách trình tự và chính
xác các quá trình nghiên cứu. Vì thế, nhiệm vụ của giáo dục là phải đào tạo
những con người tích cực, độc lập, sáng tạo, đáp ứng được những đòi hỏi của
nền sản xuất hiện đại. Chính vì vậy, việc dạy học ở trường mầm non trước hết
cần hướng vào việc giáo dục cho trẻ có thói quen định hướng thế giới xung
quanh một cách đầy đủ và lô gic. Hoạt động làm quen với toán là một trong
những hoạt động được tổ chức thường xuyên ở trường mầm non và nó có vai
trò rất quan trọng trong việc hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan
sát…, góp phần thúc đẩy sự phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ. Vậy, hoạt động
làm quen với toán cho trẻ mầm non là gì?
Thực chất của hoạt động làm quen với toán học cho trẻ mầm non là quá
trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm,
25


×