Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả áp dụng liệu pháp ức chế androgen kết hợp biphosphonate điều trị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.92 MB, 7 trang )

NHI - PHỤ KHOA - NIỆU

KẾT QUẢ ÁP DỤNG LIỆU PHÁP ỨC CHẾ ANDROGEN KẾT HỢP
BIPHOSPHONATE ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT DI CĂN
XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
LA VÂN TRƯỜNG1, TRẦN VĂN TÔN2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những ung
thư hay gặp. Theo Globocan 2012, ước tính năm
2012 toàn thế giới có khoảng 1.094.916 bệnh nhân
ung thư tuyến tiền liệt mới mắc với tỷ lệ mắc chẩn
theo tuổi là 30,7/100.000 dân; có khoảng 307.481
bệnh nhân tử vong do ung thư tuyến tiền liệt với tỷ lệ
tử vong chuẩn theo tuổi là 7,8/100.000 dân. Tại Việt
Nam, ước tính năm 2012 có khoảng 1.275 bệnh
nhân ung thư tuyến tiền liệt mới mắc với tỷ lệ mác
chuẩn theo tuổi là 3,4/100.000 dân; có khoảng 872
bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt tử vong với tỷ lệ tử
vong chuẩn theo tuổi là 2,5/100.000 dân[1].
Cũng như phần lớn các bệnh ung thư khác,
chiến lược điều trị ung thư tuyến tiền liệt là điều trị
đa mô thức, phối hợp nhiều phương pháp điều trị:
phẫu thuật, tia xạ, ức chế androgen, hóa chất, điều
trị miễn dịch…Lựa chọn điều trị cụ thể căn cứ vào
giai đoạn bệnh, mức nguy cơ, các yếu tố tiên lượng,
kỳ vọng sống thêm, tình trạng bệnh nhân…Đối với
các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn, cho đến
nay, liệu pháp ức chế androgen vẫn là phương pháp
điều trị chính.
Mặc dù tại thời điểm chẩn đoán chỉ khoảng 5%
ung thư tuyến tiền liệt có di căn xa, nhưng khoảng


90% những bệnh nhân này có di căn xương. Di căn
xương là yếu tố tiên lượng xấu[2]. Chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả việc áp
dụng liệu pháp ức chế androgen kết hợp
bisphosphonate điều trị bệnh nhân ung thư tuyến
tiền liệt di căn xương mới chẩn đoán, chưa điều trị.
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là 44 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn
xương điều trị tại BVTWQĐ 108. Thu thập bệnh
nhân nghiên cứu từ tháng 7/2010 đến thâng
12/2017. Thu thập số liệu từ tháng 7/2010 đến tháng
7/2018.
1
2

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Chẩn đoán xác định ung thư tuyến tiền liệt dựa
trên kết quả sinh thiết mô.
Chẩn đoán di căn xương dựa trên triệu chứng
lâm sàng, xạ hình xương và/hoặc MRI.
Mới chẩn đoán, chưa điều trị.
Tình trạng toàn thân 0 – 2 điểm.
Không có chống chỉ định điều trị Zoladex,
Diphereline, Casodex và pamisol.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt không có di
căn xương.
Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn xương
đã được điều trị trước đó.

Tình trạng toàn thân > 2 điểm.
Không thực hiện đầy đủ kế hoạch nghiên cứu.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo
dõi dọc
Các bước nghiên cứu
Đánh giá bệnh nhân trước nghiên cứu: các
bệnh nhân nghiên cứu được khám lâm sàng, hoàn
chỉnh các xét nghiệm thường quy, xét nghiệm PSA,
chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI bụng-tiểu khung, xạ
hình xương, chụp MRI xương trường hợp lâm sàng
và xạ hình xương nghi ngờ.
Điều trị: điều trị ức chế androgen + pamisol.
Cụ thể như sau:
+ Phẫu thuật + Casodex 50mg/ngày + Pamisol
90mg/tháng hoặc
+ Đồng vận LHRH (Zoladex; Diphereline)/28
ngày + Casodex 50mg/ngày + Pamisol 90mg/tháng.

Phụ trách Khoa Chống đau và Chăm sóc giảm nhẹ - Viện Ung thư Quân đội - Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
ThS. Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Quân Y 103 - Học viện Quân Y

64

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


NHI - PHỤ KHOA - NIỆU
Theo dõi trong quá trình điều trị: khám lâm sàng

mỗi chu kỳ 4 tuần; xét nghiệm PSA mỗi 4 tuần hoặc
khi nghi ngờ tiến triển; Xạ hình xương mỗi 12 tuần
hoặc khi nghi ngờ tiến triển; CT/MRI mỗi 12 tuần
hoặc khi nghi ngờ tiến triển.
Điều trị khi kháng cắt tinh hoàn: các bệnh nhân
kháng cắt tinh hoàn được điều trị hóa chất hoặc
tiếp tục ức chế androgen + abiteron hoặc chăm sóc
giảm nhẹ.

Tiêu chuẩn đạt cắt tinh hoàn (phẫu thuật hoặc
dùng thuốc): mức testosterol máu < 20ng/dl
(1,7nmol/L).
Đáp ứng sinh học
+ Đáp ứng (một phần): giảm ≥ 50% so với
trước điều trị (sau 12 tuần).
+ Không đáp ứng: không đạt tiêu chuẩn đáp
ứng (sau 12 tuần).

Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng

PSA nadir (thấp nhất): mức PSA thấp nhất đạt
được trong quá trình điều trị.

+ Tuổi: chia làm 3 mức: < 65 tuổi; 65 - 75 tuổi
và > 75 tuổi.

Nghiên cứu thời gian sống thêm

+ Triệu chứng đường tiết niệu dưới: đánh giá

rối loạn tiểu tiện theo thang điểm triệu chứng tuyến
tiền liệt quốc tế (International Prostate Symptom
Score - IPSS).
+ Đau xương: đánh giá mức độ đau theo thang
điểm đau dạng số (pain score 0 - 10 numerical
rating).
+ Tình trạng toàn thân: đánh giá tình trạng toàn
thân theo ECOG.
+ Bệnh kết hợp: tim mạch, đái đường, hô hấp,
tiêu hóa, tiết niệu, bệnh khác…
Nghiên cứu một số đặc điểm xét nghiệm
+ PSA tại thời điểm chẩn đoán: chia làm 3 mức:
< 10; 10 – 20; > 20.
+ Điểm Gleason: chia làm 5 nhóm: nhóm 1: ≤ 6
điểm (≤ 3 + 3); nhóm 2: 7 điểm (3 + 4); nhóm 3: 7
điểm (4 + 3); nhóm 4: 8 điểm (4 + 4, 3 + 5 và 5 + 3);
nhóm 5: 9 hoặc 10 điểm (4 + 5, 5 + 4 và 5 + 5).
+ Tổn thương xương: vị trí di căn (xương cột
sống, xương chậu, xương khác); thể tích di căn
đánh giá theo tiêu chuẩn CHAARTED. Cụ thể: thể
tích cao khi: ≥ 4 tổn thương xương (ít nhất có 1 tổn
thương ở ngoài cột sống và khung chậu) và/ hoặc di
căn tạng.
+ Giai đoạn cTNM: Đánh giá theo hệ thống
phân loại giai đoạn TNM cho tuyến tiền liệt ấn bản
thứ 7 năm 2017 của AJCC (American Joint
Committee on Cancer).

+ Sống thêm không tiến triển: tính từ khi đưa
vào thử nghiệm, điều trị đạt lui bệnh đến khi bệnh

tiến triển trở lại. Xác định bệnh tiến triển khi:
Tái phát sinh học: PSA tiến triển sau đáp ứng
điều trị ≥4ng/ml và tăng liên tục > 25% mỗi 3 lần xét
nghiệm liên tiếp cách nhau 1 tuần hoặc:
Xem là bệnh tiến triển khi xuất hiện tổn thương
xương mới bất chấp các tiêu chuẩn khác.
Xem là bệnh tiến triển khi tổn thương tạng
tiến triển theo tiêu chuẩn RECIST (Response
Evaluation Criteria in Solid Tumors) bất chấp các
tiêu chuẩn khác.
+ Sống thêm toàn bộ: tính từ khi đưa vào thử
nghiệm đến khi tử vong.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu thuận tiện.
Xử lý số liệu nghiên cứu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Ước lượng
thời gian sống thêm theo phương pháp KaplanMayer.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm
Tuổi

Nghiên cứu phác đồ điều trị
Chia làm 2 nhóm: cắt tinh hoàn bằng phẫu thuật
và nội khoa.

IPSS

Nghiên cứu đáp ứng điều trị:

Đánh giá đáp ứng theo khuyến cáo của PCWG
(Prostate Cancer Clinical Trials Working Group) 1 và
2[3];[4]. Cụ thể như sau:
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Đau xương

Số lượng

Tỷ lệ (%)

< 65

14

31,1

65- 75

20

44,1

>75

10

22,1

0 – 7 điểm


12

27,3

8 – 19 điểm

12

27,3

20 – 35 điểm

20

45,5

0 điểm

22

50,0

1 – 4 điểm

8

18,2

5 – 7 điểm


12

27,3

65


NHI - PHỤ KHOA - NIỆU

8 – 10 điểm

2

4,5

0 điểm

27

61,4

1 điểm

15

34,1

2 điểm


2

4,5

Không

34

72,3



10

27,7

Tình trạng
toàn thân

Bệnh kết hợp

Tim mạch

8

18,2

Đái đường

6


13,6

Hô hấp

3

6,8

Khác

1

2,3

Phân bố bệnh nhân theo phác đồ điều trị
Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo phác đồ điều trị
Phác đồ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Phẫu thuật + Casodex + Pamisol

22

50

Đồng vận LHRH + Casodex

+ Pamisol

22

50

Đáp ứng với điều trị
Bảng 4. Đáp ứng với điều trị
Số lượng

Tỷ lệ (%)

< 1,7

42

95,4

≥ 1,7

02

4,6

Đáp ứng

42

95,4


K. đáp
ứng

2

4,6

Chỉ tiêu

Đặc điểm xét nghiệm bệnh nhân nghiên cứu

Testosterol
(nmol/L)

Bảng 2. Đặc điểm xét nghiệm bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm
PSA trước
điều trị

Gleason

Số lượng

Tỷ lệ (%)

< 10

1

2,3


10 - <20

5

11,4

≥20

38

86,4

≤6

9

20,5

3+4

6

13,6

4+3

6

13,6


8

13

29,6

9 + 10

10

22,7

T1

2

4,5

T2

6

13,6

T3

17

38,7


cT
T4

19

43,2

N0

34

77,3

N1

10

22,7

M1b

34

77,3

M1c

10


22,7

X. cột sống

39

88,6

Xương chậu

34

77,3

Xương khác

32

72,7

LVD

13

29,5

HVD

31


70,5

Hạch

3

6,8

Phổi

4

9,0

Gan

2

4,5

Vị trí khác

2

4,5

N

Đáp ứng PSA


PSA nadir
(ng/ml); n=37

Nhỏ nhất

0,00

Lớn nhất

>154

≤4

25

67,6

>4

12

32,4

Thời gian sống thêm
Thời gian sống thêm không tiến triển: Có 42
bệnh nhân đáp ứng điều trị. Tại thời điểm kết thúc
nghiên cứu có 24 bệnh nhân đã tiến triển. Bệnh
nhân theo dõi ngắn nhất là 8 tháng, bệnh nhân theo
dõi dài nhất là 71 tháng, thời gian theo dõi trung bình
là 24,5 tháng. Thời gian sống thêm không sự kiện

của 42 bệnh nhân nghiên cứu là thể hiện ở biểu đồ
1. Sống không sự kiện trung vị là 20,54 tháng.

M

Tổn thương
xương

Di căn xa
ngoài xương

66

Thời gian sống thêm toàn thể: tại thời điểm kết
thúc nghiên cứu có 6 bệnh nhân tử vong trong số 44
bệnh nhân đánh giá được. Bệnh nhân theo dõi ngắn
nhất là 8 tháng, bệnh nhân theo dõi dài nhất là 71
tháng, thời gian theo dõi trung bình là 25,2 tháng.
Thời gian sống thêm toàn thể của 44 bệnh nhân
nghiên cứu thể hiện ở biểu đồ 2. Sống thêm toàn thể
trung vị là 38,6 tháng.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


NHI - PHỤ KHOA - NIỆU

BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Trong 44 bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu chỉ
có 31,1% bệnh nhân từ <65 tuổi. Gần 30% bệnh

nhân nghiên cứu có bệnh kết hợp, trong đó 18,2%
có bệnh tim mạch, 6% có bệnh đái đường. Có 17
bệnh nhân (38,6%) tình trạng toàn thân 1-2 điểm.
Eberhard Varenhorst và cộng sự nghiên cứu ở 915
bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn xương có
47,4% bệnh nhân 65 -74 tuổi, 38% bệnh nhân ≥ 75
tuổi, 10,4% có bệnh tim mạch và 45,5% bệnh nhân
có tình trạng toàn thân 1-3 điểm[5]. Như vậy khoảng
2/3 số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn
xương có tuổi cao trong khi khoảng 1/3 có bệnh kết
hợp và gần một nửa có tình trạng toàn thân kém.
Các bệnh nhân tuổi cao, có bệnh kết hợp, tình trạng
toàn thân kém sẽ gặp khó khăn khi điều trị kết hợp
ức chế androgen và hóa chất.
Triệu chứng đường tiết niệu dưới (tiểu khó, tiểu
nhiều lần…) và đau xương là các triệu chứng hay
gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn
xương. Ở nghiên cứu của chúng tôi có khoảng 50%
bệnh nhân nghiên cứu có đau xương, trong đó
27,3% đau nặng và 4,5% đau khủng khiếp. Có
27,3% rối loạn tiểu tiện mức độ nhẹ, 27,3% mức độ
vừa và 45,5% mức độ nặng. Cũng ở nghiên cứu của
Eberhard Varenhorst và cộng sự, 58,6% trong số
915 bệnh nhân nghiên cứu có đau xương[5]. Natsuo
Tomita và cộng sự (2015) nghiên cứu ở 216 bệnh
nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tại chỗ có 124
bệnh nhân (57,4%) rối loạn nhẹ, 70 bệnh nhân
(32,4%) rối loạn vừa và 22 bệnh nhân (10,2%) rối
loạn nặng[6]. Tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tiểu tiện mức
độ nặng ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn ở

nghiên cứu của Natsuo Tomita có lẽ do các bệnh
nhân ở nghiên cứu của chúng tôi đều ở giai đoạn IV,
đã có di căn xa. Đau xương và rối loạn tiểu tiện ảnh
hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Đặc điểm xét nghiệm
PSA là dấu ấn sinh học ung thư có giá trị sàng
lọc, phân mức nguy cơ, đánh giá đáp ứng điều trị và
theo dõi tái phát tiến triển. Ở nghiên cứu của chúng
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

tôi, một số bệnh nhân đi khám là do các triệu chứng
của di căn (đau xương, hạch to, ho do di căn
phổi…), một số bệnh nhân đi khám do các triệu
chứng đường tiết niệu dưới (đái khó, đái ngắt
ngừng, đái máu). Các bệnh nhân đều được xét
nghiệm PSA, phát hiện PSA cao và sinh thiết tuyến
tiền liệt qua đường hậu môn-trực tràng. Tại thời
điểm chẩn đoán có đến 86,4% bệnh nhân có PSA
≥ 20ng/ml. Omar Abdel-Rahman phân tích số liệu
của SEER giai đoạn 2006 – 2014, trong 72.999 bệnh
nhân ung thư tuyến tiền liệt, có 82,3% PSA
< 10ng/ml, 12,9% PSA 10 - < 20ng/ml và 4,8% PSA
≥ 20ng/ml[7]. Giorgio Gandagliaa và cộng sự cũng
phân tích số liệu của SEER giai đoạn 1991 – 2009,
ở 3093 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn
xương, tại thời điểm chẩn đoán có 79,8% bệnh nhân
có PSA ≥ 20ng/ml, ở 442 bệnh nhân vừa có di căn
xương vừa có di căn tạng có 84,4% PSA ≥
20ng/ml[8]. Như vậy ung thư tuyến tiền liệt di căn
thường có PSA ≥ 20ng/ml.

Kazuhiro Nagao và cộng sự (2016) nghiên cứu
ở 100 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn
xương có 6 (6%) bệnh nhân gleason ≤ 6 điểm, 28
(28%) bệnh nhân gleason = 7 điểm, 66 (66%) bệnh
nhân gleason ≥ 8 điểm [11]. Ở 44 bệnh nhân chúng tôi
nghiên cứu có 52,3% bệnh nhân gleason ≥ 8 điểm.
Ở nghiên cứu của Omar Abdel-Rahman, trong
72999 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, 40,6%
gleason ≤ 6 điểm, 31,6% gleason 3 + 4 điểm, 13,3%
gleason 4 + 3 điểm, 9,4% gleason 8 điểm và 5,1%
gleason 9 + 10 điểm [7].
Ở nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh
nhân cT3 và cT4 (81,9%), tuy nhiên cũng có 4,5%
cT1 và 13,6% cT2. Kết quả này cho thấy ngay cả khi
u ở tuyến tiền liệt còn nhỏ vẫn có khả năng di căn
xương. Kyo Chul Koo và cộng sự (2015) hồi cứu
248 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn xương
có 27 bệnh nhân (11%) giai đoạn T2, 130 (52,4%)
bệnh nhân giai đoạn T3 và 91 (36,6%) bệnh nhân
giai đoạn T4[9]. Maria J. Schymura và cộng sự (2014)
phân tích số liệu SEER 2004 - 2010 cho thấy: năm
2010 có 56.946 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
Trong đó giai đoạn T0 là 9 bệnh nhân (0,05%), T2 có
33.002 bệnh nhân (58,41%), T3 có 1377 bệnh nhân
(2,43%), T4 có 516 bệnh nhân (0,91%) và Tx có
3.507 (6,21%) bệnh nhân[10].
Nghiên cứu ở 2607 bệnh nhân ung thư tuyến
tiền liệt giai đoạn IV, Giorgio Gandagliaa và cộng sự
thấy có 91,1% có di căn xương, 8,7% có di căn
hạch, 5,7% di căn phổi, 4,7% di căn gan, 1,8% di

căn não, 1,3% di căn hệ tiêu hóa, 1,3% di căn ở
bụng và sau phúc mạc, 0,6% di căn thận và thượng
thận. Mặt khác trong số 3093 bệnh nhân có di căn
xương có 422 (13,6%) bệnh nhân có cả di căn
tạng[8]. Trong 44 bệnh nhân có di căn xương chúng
67


NHI - PHỤ KHOA - NIỆU
tôi nghiên cứu có 3 (6,8%) bệnh nhân có cả di căn
hạch xa và 8 (18,1%) bệnh nhân có cả di căn tạng.
Tiên lượng thời gian sống thêm xấu dần theo thứ tự:
di căn hạch xa, di căn xương, di căn tạng, di căn
xương và di căn tạng[8].
Folasire và cộng sự (2015) nghiên cứu ở 82
bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn xương thấy
67% di căn nhiều xương, 33% di căn 1 xương. Các
xương hay gặp di căn nhất là: cột sống (94% - trong
đó 92,2% có di căn cột sống thắt lưng); khung chậu
(67%); xương sườn (40%). Các xương ít gặp di căn
là xương trụ (1%) và xương chày (1%). Điểm
Gleason tại thời điểm chẩn đoán không có giá trị tiên
đoán vị trí di căn xương[12]. Hai vị trí di căn gặp nhiều
nhất ở nghiên cứu của chúng tôi là xương cột sống
(88,6%) và xương chậu (77,3%), 70,5% bệnh nhân
nghiên cứu có khối lượng di căn cao. Christopher J.
Sweeney và cộng sự (2015) nghiên cứu ở 790 bệnh
nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn, có 147 (18,6%)
bệnh nhân có thể tích di căn thấp và 643 (81,4%)
bệnh nhân có thể tích di căn cao[13]. Một số thử

nghiệm lâm sàng cho thấy thêm docetacel vào phác
đồ ức chế androgen kéo dài thời gian sống thêm
không tiến triển và thời gian sống thêm toàn thể ở
các bệnh nhân có thể tích di căn cao.
Phác đồ điều trị
Cho đến nay, điều trị ức chế androgen vẫn là
điều trị chính đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền
liệt di căn. Cắt tinh hoàn bằng thuốc (đồng vận
LHRH hoặc đối vận LHRH) và phẫu thuật cắt 2 tinh
hoàn hiệu quả như nhau[14]. Nhiều nghiên cứu cũng
cho thấy ức chế androgen tối đa (phối hợp cắt tinh
hoàn bằng thuốc hoặc phẫu thuật với antiandrogen
nhóm không streroid) cải thiện thời gian đến tiến
triển và thời gian sống thêm, giảm nguy cơ tử vong.
Ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn xương,
phối hợp ức chế androgen với thuốc chống tiêu
xương (Zoledronic) kéo dài thời gian đến kháng cắt
tinh hoàn[11]. Ở nghiên cứu của chúng tôi, 50% bệnh
nhân lựa chọn phẫu thuật cắt 2 tinh hoàn và 50%
lựa chọn cắt tinh hoàn bằng thuốc. Các bệnh nhân
đều được điều trị ức chế androgen tối đa (thêm
Casodex) và thuốc chống tiêu xương pamisol.
Đáp ứng với điều trị
Mức testosterol: mức testosterol < 1,7nmol/L
được coi là cắt tinh hoàn. Tuy nhiên, do sự tiến bộ
về kỹ thuật xét nghiệm, một số nghiên cứu cho thấy
mức testosterol trung bình trong máu sau phẫu thuật
cắt tinh hoàn là 0,003nmol/L. Một số tác giả đề xuất
mức testosterol cắt tinh hoàn mới là 0,7nmol/L.
Các tác giả cũng cho thấy sống thêm không kháng

cắt tinh hoàn dài hơn ở bệnh nhân mức testosterol
cắt tinh hoàn thấp hơn trong 3 nhóm < 0,7nmol/L;
0,7nmol/L - <1,7nmol/L và
≥1,7nmol/L[15].
68

Chúng tôi sử dụng mức testosterol cắt tinh hoàn là
< 1,7nmol/L theo hướng dẫn NCCN[14]. Trong 44
bệnh nhân nghiên cứu có 2 (4,6%) bệnh nhân sau
điều trị 1 tháng mức testosterol ≥ 1,7nmol/L. Đáng
chú ý là trong đó có 1 bệnh nhân điều trị cắt tinh
hoàn bằng thuốc (Zoladex + Casodex) sau khi
chuyển sang phẫu thuật cắt tinh hoàn thì mức
testosterol < 1,7nmol/L. Một số nghiên cứu cũng cho
thấy khoảng 2 - 12,5% bệnh nhân cắt tinh hoàn bằng
đối vận LHRH có mức testosterol ≥1,7nmol/L[15].
Đáp ứng sinh học: ở nghiên cứu của chúng tôi
ban đầu có 2 trường hợp testosterol không đạt được
mức cắt tinh hoàn. Trong đó có 1 trường hợp điều trị
cắt tinh hoàn bằng thuốc sau khi chuyển sang phẫu
thuật cắt tinh hoàn thì testosterol đạt mức cắt tinh
hoàn, tuy nhiên cả 2 trường hợp này PSA không đạt
đáp ứng sinh học, cả 2 bệnh nhân đều tử vong sớm
(trước 12 tháng).
PSA nadir: trong 44 bệnh nhân chúng tôi
nghiên cứu, 01 bệnh nhân PSA không giảm, mức
PSA tại thời điểm chẩn đoán là mức PSA thấp nhất
(>154ng/ml). 04 bệnh nhân kết quả xét nghiệm
không ổn định, chúng tôi không xác định được PSA
nadir. 02 bệnh nhân đến thời điểm kết thúc nghiên

cứu PSA đang tiếp tục giảm. Trong số 37 bệnh nhân
xác định được PSA nadir, 25 (67,6%) bệnh nhân
PSA nadir ≤ 4ng/ml, 12 (32,4%) bệnh nhân
PSA nadir > 4ng/ml. Trong 917 bệnh nhân ung thư
tuyến tiền liệt di căn điều trị ức chế androgen
ở nhánh chứng của thử nghiệm STAMPEDE, chỉ có
457 bệnh nhân xác định được PSA nadir. Có 78%
PSA nadir <4ng/ml, 22% PSA nadir ≥4ng/ml[17].
Chaiyut Kongseang và cộng sự hồi cứu 248
bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn xương điều
trị ức chế androgen, mức ALP cao, tình trạng toàn
thân ≥1 điểm và mức PSA nadir cao là những yếu tố
tiên lượng xấu thời gian sống thêm [19].
Thời gian sống thêm
Cũng ở nhánh chứng của thử nghiệm
STAMPETE, với thời gian theo dõi trung bình 20
tháng, sống thêm không thất bại điều trị trung vị và
sống thêm toàn thể trung vị của 917 bệnh nhân
nghiên cứu tương ứng là 11 tháng và 42 tháng[17].
Rami Klaff và cộng sự nghiên cứu 915 bệnh nhân
ung thư tuyến tiền liệt di căn, có 77,4% sống thêm
0 - 5 năm, 18,3% sống thêm 5 - 10 năm và 4,4%
sống thêm > 10 năm [18]. Kazuhiro Nagao và cộng sự
phối hợp ức chế androgen tối đa và Zoledronic điều
trị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương, thời gian đến
tiến triển trung vị là 25,2 tháng[11]. Ở nghiên cứu của
chúng tôi, thời gian sống thêm không tiến triển trung
vị là 20,54 tháng và thời gian sống thêm toàn thể
trung vị là 36,8 tháng. Ngoài các yếu tố thuộc về đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh, sống thêm

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


NHI - PHỤ KHOA - NIỆU
toàn thể còn phụ thuộc vào biện pháp điều trị sau khi
bệnh tiến triển.
KẾT LUẬN
Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn
xương đạt mức cắt tinh hoàn và đạt đáp ứng PSA
khi điều trị phối hợp ức chế androgen tối đa và
pamisol, tuy nhiên, thời gian sống thêm không tiến
triển trung vị ngắn. Kết quả này đặt ra yêu cầu cần
phối hợp thêm hóa chất, nội tiết hoặc điều trị miễn
dịch để kéo dài thời gian đáp ứng điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Globocan 2012: Estimated Cancer Incidence,
Mortality and Prevalence Worldwide in 2012,
international Agency for Reseacrch on Cancer.
2. Carolin Reischauer, MSc Johannes M. Froehlich,
PhD Dow-Mu Koh, MDNicole Graf, PhD. Bone
Metastases from Prostate Cancer: Assessing
Treatment Response by Using Diffusionweighted
Imaging and Functional Diffusion Maps—Initial
Observations. Radiology: Volume 257: Number
2—November 2010.
3. Glenn J. Bubley, Michael Carducci, William
Dahut et al. Eligibility and Response Guidelines
for Phase II Clinical Trials in AndrogenIndependent
Prostate
Cancer:

Recommendations From the Prostate-Specific
Antigen Working Group. J Clin Oncol 17:3461–
3467. 1999 by American Society of Clinical
Oncology.
4. Howard I. Scher, Susan Halabi, Ian Tannock et
al. Design and End Points of Clinical Trials for
Patients With Progressive Prostate Cancer and
Castrate
Levels
of
Testosterone:
Recommendations of the Prostate Cancer
Clinical Trials Working Group. J Clin Oncol. 2008
March
1;
26(7):
1148–1159.
doi:10.1200/JCO.2007.12.4487.
5. Eberhard Varenhorst, Rami
Berglund et al. Predictors of
deprivation treatment failure in
with bone metastases. Cancer
5(3):407–414.

Klaff, Anders
early androgen
prostate cancer
Medicine 2016;

6. Natsuo Tomita, Isao Oze, Hidetoshi Shimizu et

al. International prostate symptom score (IPSS)
change and changing factor in intensitymodulated radiotherapy combined with androgen
deprivation therapy for prostate cancer. Nagoya
J. Med. Sci. 77. 637 ~ 646, 2015.
7. Omar Abdel-Rahman Validation of American
Joint Committee on Cancer eighth staging
system among prostate cancer patients treated
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

with radical prostatectomy. Ther Adv Urol 2018,
Vol. 10(2) 35–42.
8. Giorgio Gandagliaa, Pierre I. Karakiewicza,
Alberto Brigantib et all. Impact of the Site of
Metastases on Survival in Patients with
Metastatic Prostate Cancer. EUROPEAN
UROLOGY 68 (2015) 325–334.
9. Kyo Chul Koo, Sang Un Park, Ki Hong Kim, et
all. Predictors of survival in prostate cancer
patients with bone metastasis and extremely
high prostate-specific antigen levels. Prostate
International 3 (2015) 10 – 15.
10. Maria J. Schymura; Leon Sun; and Antoinette
Percy-Laurry. Prostate Cancer Collaborative
Stage Data Items—Their Definitions, Quality,
Usage, and Clinical Implications: A Review of
SEER Data for 2004-2010. Cancer December 1,
2014.
11. Kazuhiro
Nagao,
Hideyasu

Matsuyama,
Masahiro Nozawa et all. Zoledronic acid
combined with androgendeprivation therapy may
prolong time to castration-resistant prostate
cancer in hormone-naı¨ve metastatic prostate
cancer patients e A propensity scoring approach.
Asian Journal of Urology (2016) 3, 33-38.
12. Folasire A, Ntekim A, Omikunle A, Ali-Gombe M.
Association of Gleason Risk Groups with
Metastatic Sites in Prostate Cancer. Afr. J.
Biomed. Res. Vol.18 (September, 2015); 189196.
13. Christopher J. Sweeney, Yu-Hui Chen, Michael
Carducci et all. Chemohormonal Therapy in
Metastatic Hormone-Sensitive Prostate Cancer.
N Engl J Med 2015; 373: 737-46.
14. NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology.
Prostate Cancer, Version 3.2018.
15. 15. Bobby Shayegan, Frédéric Pouliot, Alan So,
at all. Testosterone monitoring for men with
advanced prostate cancer: Review of current
practices and a survey of Canadian physicians,
CUAJ Volume 11 N06 June 2017.indd 204.
16. Chaiyut Kongseang, Worapat Attawettayanon,
Watid
Kanchanawanichkul,
Choosak
Pripatnanont. Predictive factor of androgen
deprivation therapy for patients with advanced
stage prostate cancer. Prostate Int 5 (2017) 3538.
17. Nicholas David James, Melissa R. Spears, Noel

W. Clarke et all. Survival with Newly Diagnosed
Metastatic Prostate Cancer in the ‘‘Docetaxel
Era’’: Data from 917 Patients in the Control Arm
69


NHI - PHỤ KHOA - NIỆU
of the STAMPEDE Trial (MRC PR08,
CRUK/06/019). E U R O P E A N U R O L O G Y
6 7 (2 0 1 5) 1 0 2 8 - 1 0 3 8.
18. Rami Klaff, Anders Berglund, Eberhard
Varenhorst et al. Clinical characteristics and
quality-of-life in patients surviving a decade of
prostate cancer with bone metastases. BJU Int
2016; 117: 904–913.

70

19. Kyo Chul Koo, Sang Un Park, Ki Hong Kim et all.
Predictors of survival in prostate cancer patients
with bone metastasis and extremely high
prostate-specific
antigen
levels.
Prostate
International 3 (2015) 10-15.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM




×