Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận thức về lợi ích, rào cản và thực trạng tư vấn về dinh dưỡng của điều dưỡng cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.92 MB, 7 trang )

ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

NHẬN THỨC VỀ LỢI ÍCH, RÀO CẢN VÀ THỰC TRẠNG TƯ VẤN
VỀ DINH DƯỠNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIM HỒNG1, ĐẶNG TRẦN NGỌC THANH2, PHẠM THỊ HẢI HƯƠNG1,
DƯƠNG THỊ NGỌC NHUNG1, NGUYỄN THỊ LỆ THU1, TRẦN THỊ NGỌC THUẬN3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát nhận thức về lợi ích, rào cản và thực trạng tư vấn dinh dưỡng của điều dưỡng (ĐD)
cho bệnh nhân (BN) ung thư tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Ung Bướu Thành Phố Hồ Chí Minh
(BVUB TP.HCM) tháng 5/2018.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu tiến hành trên 210 điều dưỡng (ĐD) đang công tác tại 15
khoa lâm sàng BVUB tham gia nghiên cứu trong tháng 5/2018. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Công cụ thu thập là bộ câu hỏi. Thống kê mô tả được sử dụng để phân tích số liệu.
Kết quả:
1.Thực trạng tư vấn dinh dưỡng của ĐD cho BN:
Gần 50% ĐD đều cho rằng bác sĩ là người chịu trách nhiệm chính đối với việc tư vấn dinh dưỡng cho BN
và tư vấn trong suốt tất cả giai đoạn điều trị ung thư (trước, trong và sau khi điều trị). 62.9% ĐD nhận thấy tư
vấn dinh dưỡng cho BN khi BN có nhu cầu.
2. Nhận thức của ĐD về lợi ích việc tư vấn dinh dưỡng cho BN ung thư tại các khoa lâm sàng BVUB
TP.HCM:
Điều dưỡng cho rằng việc ăn uống lành mạnh giúp cải thiện cân nặng (97.1%), cải thiện sức khỏe tinh thần
(96.7%), cải thiện chất lượng cuộc sống (96.1%), cải thiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày (90.5%), và giảm
nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác (80%) đối với BN ung thư.
3. Nhận thức về rào cản của ĐD trong việc tư vấn dinh dưỡng cho BN:
Hơn 85% điều dưỡng cho rằng rào cản ảnh hưởng đến tư vấn dinh dưỡng: không đủ thời gian tư vấn dinh
dưỡng cho BN, quá tải công việc, thiếu phương tiện thực hiện tư vấn, thiếu kiến thức về dinh dưỡng cho người
bệnh ung thư. Ngoài ra còn có những rào cản khác như: phòng ốc chật hẹp, thiếu sự hỗ trợ đồng nghiệp, thiếu
tự tin về năng lực, khả năng giao tiếp hạn chế, BN hoặc thân nhân không tin tưởng (chiếm trên 60%).
Kết luận/ kiến nghị: 96 ĐD cho rằng bác sĩ giữ vai trò trong việc tư vấn dinh dưỡng cho BN (45.7%);
>90% ĐD nhận thấy được lợi ích việc tư vấn giúp BN cải thiện cân nặng, cải thiện sức khỏe tinh thần và chất


lượng cuộc sống; quá tải công việc và thiếu thời gian là những rào cản lớn nhất ảnh hưởng tư vấn dinh dưỡng
cho BN.
Từ khóa: Nhận thức, lợi ích, rào cản, tư vấn về dinh dưỡng, ung thư.
ABSTRACT
Objective: To investigate nurses’ awareness of benefits, barriers and current practice of nutrition
consultation for cancer patients (pts) among clinical departments at Ho Chi Minh City Oncology Hospital
(HCMOH) during one month, May of 2018.
Method: Descriptive cross-sectional study. The study was conducted in 210 nurses whom are working at
15 clinical departments at HCMOH that agree to participate in May, 2018. The sampling method is random
CNĐD Khoa Xạ 3-Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM
Khoa Điều Dưỡng Kỹ thuật Y Học Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
3 ĐDCKI Điều dưỡng Trưởng Khoa Xạ 3-Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM

1
2

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

385


ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SOC GIẢM NHẸ
stratified sampling. A questionnaire is used for collecting data. Descriptive statistic method is used to analyze
data.
Results:
1. Nurses’ current practice of nutrition consultation for patients
Almost 50% of nurses assume that nutrition consultation is responsibility of doctors across all stages of
cancer treatment (before, during and after treatment). 62,9% of nurses aware that patients require nutrition
consultation when needed.
2. Nurses’ awareness of benefits from nutrition consultation for cancer patients among clinical

departments at HCMOH:
Nurses assume that healthy diet help to improve weight (97.1%), improve mental health (96.7%), improve
quality of life (96.1%), improve activities of daily living (90.5%), and decrease risk of other chronic illnesses
(80%) for cancer patients.
3. Nurses’ awareness of barriers to nutrition consultation for cancer patients:
More than 85% of nurses assume that the barrires to nutrition consultation are: not enough time allowed for
nutrition consultation to patients, overloading work, lack of materials required for consultation activity, lack of
knowledge in nutrition for cancer patients. Moreover, other barriers are: narrow room space, lack of support
from colleagues, lack of confidence in competency, lack of communication skills, lack of trust from patients and
family members (more than 60%).
Conclusion/ Recommedation: 96 nurses assume that nutrition consultation for patients is responsibility of
doctors (45.7%); >90% of nurse aware of benefits from consultation may help to improve weight, mental health
and quality of life; overloading work and lack of time are the most critical barrires that interfere nutritional
consultation for patients.
Key words: awareness, benefits, barriers, nutritional consultation, oncology/ cancer
ĐẶT VẤN ĐỀ

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Dinh dưỡng (DD) là một trong những yếu tố
chính trong hỗ trợ bệnh nhân (BN) ung thư, dinh
dưỡng ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh, sự
đáp ứng và phục hồi sau điều trị[2]. Hầu hết các điều
dưỡng (ĐD) có thái độ tích cực trong việc tư vấn
dinh dưỡng để thúc đẩy việc ăn uống hợp lí cho
bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị và tin rằng
chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ mang lại nhiều lợi ích
cho BN[4]. Tuy nhiên có một số ít ĐD cho rằng việc
tư vấn dinh dưỡng không phải là nhiệm vụ chính của
ĐD[4].


1. Khảo sát nhận thức của ĐD về lợi ích việc tư
vấn dinh dưỡng cho BN ung thư tại các khoa lâm
sàng BVUB TP.HCM tháng 5/2018.

Kiến thức của ĐD về dinh dưỡng đóng vai trò
quan trọng trong việc chăm sóc BN giúp BN cải thiện
sức khỏe, đáp ứng tốt với điều trị[1]. Tuy nhiên việc
đánh giá và tư vấn dinh dưỡng còn gặp nhiều rào
cản.
Theo nghiên cứu của Petra và cộng sự (2015)
một số rào cản ảnh hưởng đến công tác tư vấn tăng
cường dinh dưỡng cho BN là thiếu thời gian, thiếu
phương tiện, thiếu chuyên môn, diễn tiến bệnh ung
thư và thiếu kiến thức[4].

386

2. Khảo sát nhận thức về rào cản của ĐD trong
việc tư vấn dinh dưỡng cho BN ung thư tại các khoa
lâm sàng BVUB TP.HCM tháng 5/2018.
3. Đánh giá thực trạng tư vấn dinh dưỡng của
ĐD cho BN ung thư tại các khoa lâm sàng
BVUB.TPHCM tháng 5/2018.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
210 Điều dưỡng đang công tác tại 15 khoa lâm
sàng trong BVUB TP.HCM có BN điều trị 24/24h tại

khoa tháng 5/2018.
Tiêu chí chọn mẫu
Điều dưỡng viên đang công tác tại 15 khoa lâm
sàng trong BVUB TP.HCM theo đối tượng chọn
mẫu; điều dưỡng làm công tác chuyên môn, chăm
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
sóc trực tiếp cho bệnh nhân; sẵn sàng và tự nguyện
tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Không đáp ứng được các tiêu chí chọn; ĐD
nghỉ hậu sản; không hoàn tất bộ câu hỏi; ĐD không
có mặt tại thời điểm khảo sát (nghỉ phép, nghỉ ốm, ra
trực) được hẹn thêm 2 lần nếu vẫn vắng mặt thì loại
khỏi mẫu nghiên cứu.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi tự điền gồm 4 phần. Phần 1 (thông
tin cá nhân); phần 2 (thực trạng tư vấn dinh dưỡng
của ĐD); phần 3 (nhận thức của ĐD về lợi ích của
việc ăn uống lành mạnh); và phần 4 (nhận thức về
rào cản của ĐD đối với việc tư vấn dinh dưỡng).
Bộ câu hỏi phần 2 - 4 được cải tiến dựa trên bộ câu
hỏi của Petra và cộng sự (2015) khảo sát trên ĐD về
tư vấn dinh dưỡng BN ung thư.
Phần 1: Thông tin cá nhân (7 câu): gồm tuổi,
giới tính, khoa làm vệc, tình trạng công việc, trình độ
học vấn cao nhất, thâm niên công tác, đã từng tập
huấn về dinh dưỡng cho BN ung thư hay chưa.

Phần 2: Bộ câu hỏi khảo sát thực trạng tư vấn
dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư của ĐD (6 câu).
ĐD được yêu cầu tự đánh giá về thực trạng tư vấn
dinh dưỡng cho BN ung thư gồm ai là người tư vấn
dinh dưỡng cho BN ung thư, tư vấn về dinh dưỡng
cho BN ở giai đoạn điều trị nào, mức độ thường
xuyên tư vấn dinh dưỡng, nội dung tư vấn dinh
dưỡng, thời gian tư vấn, quy trình/ tài liệu tư vấn.
ĐD chọn vào một đáp án cho mỗi câu hỏi (ngoại trừ
câu 4 là câu có thể chọn nhiều đáp án).
Phần 3: Bộ câu hỏi khảo sát nhận thức của ĐD
về lợi ích của việc ăn uống lành mạnh ở BN ung thư
(11 câu). Bộ câu hỏi được đánh giá theo thang điểm
Likert từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 4 (hoàn
toàn đồng ý). Điểm càng cao có nghĩa ĐD có thái độ
tích cực đối với việc ăn uống lành mạnh của BN
ung thư.
Phần 4: Bộ câu hỏi khảo sát nhận thức về rào
cản của ĐD đối với việc tư vấn dinh dưỡng cho BN
ung thư (11 câu). Bộ câu hỏi (câu 1-10) được đánh
giá theo thang điểm Likert (1 = hoàn toàn không
đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = đồng ý, 4 = hoàn toàn
đồng ý). Điểm càng cao có nghĩa là việc tư vấn dinh
dưỡng của ĐD cho BN ung thư gặp nhiều rào cản.
Riêng câu số 11 là câu hỏi mở, ĐD tự điền về những
rào cản khác ngoài 10 rào cản trong bộ câu hỏi.
Bộ câu hỏi phần 2 - 4 được dịch theo quy trình
từ tiếng Anh sang tiếng Việt bởi một bác sĩ chuyên
khoa Ung bướu thông thạo Tiếng Anh và Việt. Sau
đó bộ câu hỏi được thông qua 3 chuyên gia am hiểu

về lĩnh vực dinh dưỡng cho BN ung thư gồm trưởng
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

khoa dinh dưỡng, bác sĩ phó khoa dinh dưỡng,
bác sĩ dinh dưỡng đang công tác tại Bệnh viện Ung
Bướu để đánh giá về tính giá trị (Content validity)
của Bộ câu hỏi. Sau đó, Bộ câu hỏi phần 2 - 4 được
điều chỉnh cho phù hợp theo góp ý của 03 chuyên
gia và khảo sát thử trên 30 ĐD của một số khoa lâm
sàng của BVUB TP.HCM để kiểm tra về độ tin cậy.
Độ tin cậy của bộ 2 là 0.75, bộ 3 là 0.78.
Các bước tiến hành
Lập danh sách và tên của ĐD tại 15 khoa đủ
tiêu chí tham gia nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu sẽ đến các khoa theo phân
công và giải thích cho ĐD trưởng khoa về mục tiêu
nghiên cứu và xin phép sự hợp tác, hỗ trợ thu thập
số liệu.
Nghiên cứu viên giải thích mục tiêu nghiên cứu
và mời điều dưỡng viên tại các khoa tham gia. Nếu
ĐD đồng ý, họ sẽ được phát bộ câu hỏi và trả lời
câu hỏi.
ĐD tham gia nghiên cứu sẽ gởi trả lại bộ câu
hỏi cho ĐD trưởng trong ngày sau khi hoàn tất xong.
Bộ câu hỏi được đựng trong bao thư dán kín.
Cuối ngày nghiên cứu viên sẽ đến thu bộ câu
hỏi từ ĐD trưởng khoa.
Trường hợp các ĐD ra trực hoặc nghỉ phép,
không có mặt trong ngày phát bộ câu hỏi sẽ được
gửi thu thập vào ngày khác.

ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Đề cương nghiên cứu được thông qua hội đồng
đạo đức của bệnh viện.
Giải thích mục tiêu nghiên cứu cho ĐD khi được
mời tham gia.
Các đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu
và được quyền ngưng tham gia nghiên cứu bất kì
lúc nào.
Thông tin của người tham gia nghiên cứu được
đảm bảo bí mật và chính xác, không chỉnh sửa.
Nghiên cứu khảo sát không ảnh hưởng đến sự
an toàn của ĐD.
Bộ câu hỏi được lưu trữ an toàn sau khi thu
thập và được hủy sau khi công bố đề tài.
XỬ LÍ SỐ LIỆU
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0
Thống kê mô tả (tần số, %, độ lệch chuẩn, trung
bình ) để phân tích đặc điểm đối tượng tham gia
nghiên cứu.

387


ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SOC GIẢM NHẸ
KẾT QUẢ
Nhóm nghiên cứu có 210 bộ câu hỏi phát ra và
thu về được đủ 210 bộ câu hỏi trả lời hoàn chỉnh,kết
quả thu được như sau:
Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu


Tuổi: (

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Bảng 2. Tỉ lệ thực trạng tư vấn dinh dưỡng
cho bệnh nhân
Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Ai là người có trách nhiệm chính
đối với việc tư vấn DD cho BN

≤ 25

19

9

26 - 35

133

63.3

Bác sĩ

96


45.7

36 - 45

34

16.2

Mạng lưới dinh dưỡng

75

35.7

≥ 46

24

11.4

Điều dưỡng

35

16.7

Tôi không biết

4


1.9

Tất cả giai đoạn

125

59.5

Nam

24

11.4

Nữ

186

88.6

Khoa làm việc

Giai đoạn tư vấn dinh dưỡng cho
BN

Chăm sóc giảm nhẹ

13


6.2

Trong điều trị

77

36.7

Khối xạ

47

22.4

Sau điều trị

31

14.8

Khối ngoại

66

31.4

Trước điều trị

30


14.3

Khối nội

84

40

Chăm sóc giảm nhẹ

13

6.2

Mức độ tư vấn dinh dưỡng

Tình trạng công việc
Hợp đồng

39

18.6

Khi có nhu cầu

132

62.9

Biên chế


171

81.4

Mỗi tuần 1 lần

46

21.9

Mỗi tháng 1 lần

17

8.1

Mỗi ngày 1 lần

15

7.1

Trình độ học vấn
Trung cấp

147

70


Cao đẳng

1

0.5

Đại học

57

27.1

Tầm quan trọng

176

83.8

Thạc sĩ/ Chuyên khoa I

5

2.4

Loại thức ăn

114

54.3


Số lượng thức ăn

78

37.1

Thâm niên công tác

Nội dung tư vấn dinh dưỡng

Tổng thời gian trung bình thực hiện
tư vấn cho 1 BN

10.63; SD =8.284)
≤5

73

34.8

≤ 15 phút

113

53.8

6 - 15

92


43.8

> 15 phút

97

46.2

16 - 25

25

11.9

≥ 26

20

9.5



126

60

Không có

84


40

Tham gia mạng lưới dinh
dưỡng (DD) hay chưa


44

21

Chưa

166

79

Nhận xét: Kết quả bảng 1 cho thấy phần lớn ĐD
tham gia có độ tuổi trung bình là 33 (SD =8.478);

388

Thực trạng tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân

n = 210

33 ; SD =8.478)

Giới tính:

(


Trình độ chuyên môn đa số là ĐD trung cấp
(70%); thâm niên công tác trung bình là 10 năm
79% ĐD chưa tham gia mạng lưới dinh dưỡng.

Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng tham gia
nghiên cứu (n=210)
n = 210

88.6% là nữ. 40% ĐD tham gia làm việc tại khối nội;
81.4% ĐD thuộc biên chế.

Tại khoa có tài liệu hoặc quy trình
tư vấn DD hay không

Nhận xét: Kết quả bảng 2 cho thấy 45.7% ĐD
(n=96) cho rằng bác sĩ là người chịu trách nhiệm
chính đối với việc tư vấn dinh dưỡng cho BN; 35.7%
ĐD (n=75) cho rằng mạng lưới dinh dưỡng là người
chịu trách nhiệm trong việc tư vấn dinh dưỡng;
16.7% ĐD (n=35) cho rằng họ có trách nhiệm trong
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
việc tư vấn dinh dưỡng; 1.9% ĐD không biết đó là
vai trò của ai.
59.5% ĐD (n=125) cho rằng tư vấn dinh dưỡng
cho BN trong suốt tất cả giai đoạn điều trị; 36.7% tư
vấn trong điều trị; thấp nhất là tư vấn giai đoạn chăm

sóc giảm nhẹ (6.2%).

83.8% ĐD cho rằng tầm quan trọng của dinh
dưỡng là nội dung chính của tư vấn dinh dưỡng, kế
đến là tư vấn loại thức ăn (54.3%), sau cùng là tư
vấn số lượng thức ăn (37.1%).
60% ĐD (n=126) ĐD tại các khoa có tài liệu
hoặc quy trình tư vấn dinh dưỡng.

62.9% ĐD cho rằng tư vấn dinh dưỡng cho BN khi
có nhu cầu; thấp nhất là tư vấn mỗi ngày 1 lần (7.1%).
Nhận thức của ĐD về lợi ích ăn uống lành mạnh đối với BN ung thư
Bảng 3. Tỉ lệ nhận thức của ĐD về lợi ích ăn uống lành mạnh đối với BN ung thư
STT

Việc ăn uống lành mạnh có thể đem lại những lợi ích nào cho bệnh
nhân ung thư? (n=210)

Đồng ý

Không đồng ý

1

Cải thiện cân nặng

97.1%

2.9%


2

Cải thiện sức khỏe tinh thần

96.7%

3.3%

3

Cải thiện chất lượng cuộc sống

96.1%

3.9%

4

Cải thiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày

90.5%

9.5%

5

Các đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng ĐD nên khuyến khích ăn uống lành
mạnh cho bệnh nhân ung thư

89%


11%

6

Giảm nguy cơ bệnh mạn tính khác

80%

20%

7

Có bằng chứng mạnh cho thấy ĐD nên khuyến khích việc ăn uống lành
mạnh cho bệnh nhân ung thư

80%

20%

8

Giảm biến chứng liên quan đến tình trạng bệnh

78.1%

21.9%

9


Giảm nguy cơ tái phát ung thư

52.4%

47.6%

10

Bệnh nhân ung thư thường không quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh

50.5%

49.5%

11

Việc khuyến khích ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân ung thư hay không
là hoàn toàn tùy thuộc vào điều dưỡng

28.1%

71.9%

Nhận xét : Hơn 95% ĐD đồng ý việc ăn uống lành mạnh giúp BN ung thư cải thiện cân nặng, cải thiện sức
khỏe tinh thần và cải thiện chất lượng cuộc sống.
71.9% ĐD không đồng ý việc khuyến khích ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân ung thư hay không là hoàn
toàn tùy thuộc vào điều dưỡng.
49.5 % ĐD không đồng ý việc BN ung thư thường không quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh; 47.6%
ĐD không đồng ý việc ăn uống lành mạnh làm giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Rào cản của điều dưỡng đối với việc tư vấn dinh dưỡng cho BN

Bảng 4. Tỉ lệ rào cản thường xuất hiện đối với việc tư vấn dinh dưỡng cho BN ung thư
STT

Những rào cản nào sau đây ảnh hưởng
đến việc điều dưỡng tư vấn dinh dưỡng cho BN? (n=210)

Đồng ý

Không đồng ý
4.8%

1

Thiếu thời gian

95.2%

2

Quá tải công việc

92.9%

7.1%

3

Thiếu phương tiện thực hiện tư vấn

86.6%


13.4%

4

Thiếu kiến thức về DD cho người bệnh ung thư

80.4%

19.6%

5

Phòng ốc chật hẹp

74.3%

25.7%

6

Thiếu sự hỗ trợ của đồng nghiệp

61.4%

38.6%

7

Thiếu tự tin về năng lực của bản thân


60.4%

39.6%

8

Khả năng giao tiếp còn hạn chế

60%

40%

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

389


ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SOC GIẢM NHẸ

9

BN hoặc thân nhân không tin tưởng

60%

40%

10


Thiếu sự hỗ trợ của cấp trên

59%

41%

Nhận xét: Hơn 80% ĐD cho rằng thiếu thời gian, quá tải công việc, thiếu phương tiện thực hiện tư vấn,
thiếu kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư là những rào cản ảnh hưởng nhiều đến việc tư vấn
dinh dưỡng cho BN
40% ĐD không đồng ý về khả năng giao tiếp hạn chế của ĐD, BN hoặc thân nhân không tin tưởng, thiếu
sự hỗ trợ cấp trên là rào cản ảnh hưởng đến việc tư vấn dinh dưỡng cho BN.
BÀN LUẬN
Thực trạng tư vấn dinh dưỡng của ĐD
Trong nghiên cứu này, 45.7% ĐD cho rằng các
bác sĩ là người có trách nhiệm chính đối với việc tư
vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân, trong khi ĐD chính
là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Vai trò của
ĐD trong nghiên cứu này thấp hơn vai trò của bác sĩ
(16.7%). Kết quả nghiên cứu này cho thấy đa số ĐD
cho rằng đây không phải là nhiệm vụ của ĐD. Họ
cho rằng những người được đào tạo về dinh dưỡng
mới có khả năng đánh giá, tư vấn dinh dưỡng hơn
những người không được đào tạo. Nghiên cứu này
phù hợp với nghiên cứu của Mahmoud và cộng sự
năm 2014[1].
Kết quả của chúng tôi cho thấy 59.5% ĐD cho
rằng tư vấn dinh dưỡng cho BN ung thư ở các giai
đoạn của quá trình điều trị; 36.7% tư vấn trong điều
trị; 14.8% tư vấn sau điều trị; 14.3% tư vấn trước
điều trị; 4.7% tư vấn ở giai đoạn chăm sóc giảm nhẹ.

Việc tư vấn dinh dưỡng cho BN ung thư trong tất cả
các giai đoạn điều trị là quan trọng vì ăn uống lành
mạnh có nhiều lợi ích cho BN ung thư; kết quả này
tương đương với nghiên cứu của Petra và cộng sự
2015[4].
62.9% ĐD cho rằng để tư vấn hết tầm quan
trọng của dinh dưỡng trước, trong và sau điều trị tốn
khá nhiều thời gian nên việc tư vấn dinh dưỡng chỉ
thực hiện khi có nhu cầu từ người bệnh.
Nhận thức về lợi ích của việc tư vấn dinh dưỡng
Những kết quả thu được cho thấy trên 95% ĐD
tin rằng việc ăn uống lành mạnh sẽ có nhiều lợi ích
giúp cải thiện cân nặng, cải thiện sức khỏe tinh thần,
cải thiện chất lượng cuộc sống; kết quả này tương
đương nghiên cứu của Petra và cộng sự 2015[4].
Mặt khác, 50.5% ĐD cho rằng BN ung thư
thường không quan tâm đến việc ăn uống lành
mạnh, 28.1% ĐD cho rằng việc khuyến khích ăn
uống lành mạnh cho bệnh nhân ung thư là tùy thuộc
vào ĐD. Nhận thức này đã ảnh hưởng lớn đến quá
trình điều trị của BN.

390

Rào cản ảnh hưởng đến việc tư vấn dinh dưỡng
cho BN
Nghiên cứu hiện tại cũng quan tâm đến vấn đề
xác định những rào cản có thể ảnh hưởng đến việc
ĐD tư vấn dinh dưỡng cho BN. Các kết quả của
chúng tôi cho thấy: 95.2% thiếu thời gian, 92.9% quá

tải công việc, 86.6% thiếu phương tiện thực hiện tư
vấn, 80.4% thiếu kiến thức về dinh dưỡng cho BN
ung thư là những rào cản được nhận thức nhiều
nhất. Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của
Shane và cộng sự 2011[3]; Petra và cộng sự 2015[4].
Để khắc phục những vấn đề này và cải thiện
tình trạng dinh dưỡng của BN, cần phải có nhiều nỗ
lực hơn trong việc cung cấp đào tạo liên tục cho ĐD
về lợi ích của việc tư vấn dinh dưỡng cho BN ung
thư, cung cấp kiến thức và các phương tiện hỗ trợ
thực hiện tư vấn dinh dưỡng. ĐD là người tiếp xúc
trực tiếp thường xuyên với BN nên sẽ có nhiều thời
gian tư vấn dinh dưỡng hơn tuy nhiên là không thực
tế khi ĐD cho rằng trách nhiệm chính tư vấn dinh
dưỡng là của BS và mạng lưới DD. Chính vì vậy các
chính sách về chăm sóc sức khoẻ của bệnh viện và
quốc gia cần phải được xem xét để giảm bớt một số
rào cản đối với việc tư vấn dinh dưỡng cho BN ung
thư và việc khuyến khích ăn uống lành mạnh.
Đáng chú ý là thâm niên công tác (kinh nghiệm
của ĐD) hoặc nơi các ĐD làm việc dẫn đến những
khác biệt đáng kể trong thực hành tư vấn dinh
dưỡng, niềm tin hoặc đó là rào cản của việc khuyến
khích tư vấn dinh dưỡng. Người ta nghĩ rằng những
ĐD có kinh nghiệm có thể sẽ dễ khuyến khích các
hành vi ăn uống lành mạnh hơn ĐD ít kinh nghiệm.
Trong nghiên cứu này cho thấy 79% số ĐD chưa
tham gia mạng lưới dinh dưỡng, chưa được trang bị
kiến thức, phương tiện tư vấn dinh dưỡng nên đây
cũng là rào cản trong việc khuyến khích chế độ ăn

uống lành mạnh của bênh nhân ung thư.
KẾT LUẬN
Thực trạng tư vấn dinh dưỡng của ĐD
45.7% ĐD cho rằng bác sĩ là người có trách
nhiệm chính đối với việc tư vấn dinh dưỡng cho BN;
59.5 % ĐD cho rằng tư vấn dinh dưỡng cho BN
trong suốt tất cả giai đoạn điều trị; 62.9% ĐD cho
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
rằng tư vấn dinh dưỡng cho BN khi có nhu cầu;
83.8% ĐD cho rằng tầm quan trọng của dinh dưỡng
là nội dung chính của tư vấn dinh dưỡng.
Nhận thức về lợi ích của việc tư vấn dinh dưỡng
Tỉ lệ ĐD cho rằng việc ăn uống lành mạnh giúp
BN cải thiện cân nặng, cải thiện sức khỏe tinh thần,
cải thiện chất lượng cuộc sống chiếm tỉ lệ cao
(>95%); 52.4% ĐD đồng ý việc ăn uống lành mạnh
giúp làm giảm nguy cơ tái phát ung thư; chỉ có
28.1% ĐD cho rằng việc khuyến khích ăn uống lành
mạnh cho bệnh nhân ung thư hay không là hoàn
toàn tùy thuộc vào điều dưỡng.
Rào cản ảnh hưởng đến việc tư vấn dinh dưỡng
cho BN
Rào cản lớn nhất đối với việc tư vấn dinh
dưỡng cho BN là thiếu thời gian và quá tải công việc
(chiếm trên 90%), kế đến là thiếu phương tiện thực
hiện tư vấn, thiếu kiến thức về dinh dưỡng cho BN
ung thư (chiếm trên 80%); thiếu sự hỗ trợ cấp trên ở

mức độ trung bình (chiếm 59%).
KIẾN NGHỊ
Đối với bệnh viện
Tổ chức thêm các lớp tập huấn mạng lưới
dinh dưỡng.
Tổ chức thường xuyên câu lạc bộ dinh dưỡng
cho BN.
Tăng cường các phương tiện hỗ trợ tư vấn
nhằm truyền thông, giáo dục sức khỏe cho BN ung
thư về chế độ ăn uống.

Đối với khoa phòng
Có qui trình tư vấn dinh dưỡng, huấn luyện ĐD
trong khoa có kiến thức tư vấn dinh dưỡng cho BN.
Mỗi khoa phòng cần có thành viên trong mạng
lưới dinh dưỡng phối hợp với bác sĩ điều trị thực
hiện tư vấn hỗ trợ dinh dưỡng cho BN ung thư.
Nên có các các chương trình tư vấn về dinh
dưỡng cho BN và thân nhân định kỳ trước, trong và
sau điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mahmoud Al Kalaldeh và Mahmoud Shahein
(2014), "Nurses' Knowledge and Responsibility
toward Nutritional Assessment for Patients in
Intensive Care Units", Journal of Health
Sciences. 4(2).
2. Gustavo de CARVALHO, Maria Ermelinda
Camilo và Paula Ravasco (2011), "What is the
relevance of nutrition in oncology?", Acta medica
portuguesa. 24, tr. 1041-50.

3. Shane E Dempsey, Naomi Findlay và Lesley
MacDonald-Wicks (2011), "Increasing nutritional
support for patients undergoing radiation
therapy: the radiation therapist perspective",
Journal of Radiotherapy in Practice. 10(03),
tr. 181-189.
4. Petra G Puhringer và các cộng sự. (2015),
"Current nutrition promotion, beliefs and barriers
among cancer nurses in Australia and New
Zealand", PeerJ. 3, tr. e1396.

Truyền thông giáo dục sức khỏe phổ biến bằng
nhiều hình thức khác nhau như: kênh truyền thông,
tờ rơi, poster,….

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

391



×