Tải bản đầy đủ (.ppt) (62 trang)

Mot so cach giai quyet cac van de kho TV 1-2-3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 62 trang )





Báo cáo
Trao đổi một số vấn đề khó và hướng gii quyết
trong việc dạy học môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học
Phần I:
Tỡnh hỡnh thực hiện việc dạy và học môn Tiếng Việt trong nhà
trường Tiểu học.
Việc thực hiện dạy và học theo chương trỡnh giáo khoa phổ thông
mới (chương trỡnh TH 2000) đã qua hơn một chu kỳ thực hiện. Nm
học 2008 2009 là nm học thứ hai thực hiện chu kỳ 2. Trong quá
trỡnh dạy học nói chung, dạy học môn Tiếng Việt nói riêng tại các nhà
trường Tiểu học trên địa bàn huyện đô Lương chúng tôi thấy có
nhng thuận lợi và khó khn cơ bn sau đây:


1.Thuận lợi:
a. Học sinh:
- Học sinh là dân tộc Kinh, tiếng mẹ đẻ là Tiếng Việt cho nên
khả năng giao tiếp, tiếp cận chương trình dễ dàng thuận lợi.
- Phần lớn học sinh đều được học 2 buổi/ngày;
- Sách giáo khoa, đồ dùng học tập của các em đầy đủ.



b. Giáo viên:
- 100% giáo viên đều được tham gia các lớp tập huấn
chuyên đề dạy học các môn học nói chung, môn Tiếng Việt
nói riêng, được tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề,


chuyên môn từ cấp trường, cụm, huyện và một số chuyên đề
cấp tỉnh.
- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, đa số có năng lực chuyên
môn vững vàng, có kinh nghiệm dạy học.
- Tài liệu, thiết bị dạy học cơ bản đủ để phục vụ cho
việc nghiên cứu, giảng dạy của giáo viên.


2. Khó khăn:
- Học sinh sống ở vùng nông thôn nên rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin,
khả năng diễn đạt trong giao tiếp còn hạn chế.
- Khả năng tiếp thu kiến thức và các kỹ năng thực hành của học
sinh không đồng đều trong lớp, trong trường và trên từng địa phư
ơng khác nhau.
- Vốn sống, vốn kiến thức về thực tế thế giới xung quanh còn hạn
hẹp.
- Một số giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới phư
ơng pháp dạy học, hiểu ý đồ sách giáo khoa hạn chế, lối mòn trong
phương pháp dạy học tồn tại từ nhiều năm, trong quá dạy học còn
nóng vội dẫn đến làm thay học sinh.
- Thói quen máy móc trong việc vận dụng tài liệu giáo viên, thiết kế
bài dạy, thiếu sáng tạo linh hoạt trong quá trình dạy học.


- Năng lực của giáo viên chưa đồng đều, kiến thức về môn
học vẫn còn có những hạn chế nhất định; ý thức tự học, tự tìm tòi
của một số giáo viên chưa cao.
- Chương trình, sách giáo khoa và một số tài liệu có chỗ
nội dung chưa thống nhất, làm cho giáo viên và cán bộ quản lý
lúng túng trong việc chỉ đạo và thực hiện.

- Thiết bị dạy học chưa đủ theo yêu cầu của việc dạy học.
Từ những thực tế trên đây, dưới sự chỉ đạo của phòng Giáo
dục và Đào tạo Đô Lương, các cụm chuyên môn đã tổ chức trao
đổi thảo luận để tháo gỡ những vướng mắc trong cụm mình và
đạt được những kết quả nhất định. Cũng qua các đợt sinh hoạt
chuyên môn ở cụm, tổ cốt cán chuyên môn môn Tiếng Việt
chúng tôi đã thu thập và tập hợp đưược những vấn đề mà trong
quá trình dạy học môn Tiếng Việt nhiều giáo viên còn băn khoăn
vướng mắc, chúng tôi đề xuất một số hướng giải quyết sau đây:



Phần II:
Mục tiêu, giải pháp giải quyết vấn đề khó
trong việc dạy học môn Tiếng Việt Tiểu học.
I, Mục tiêu:
- Giúp giáo viên hướng giải quyết một số vấn đề cụ thể trong chư
ơng trình Tiếng Việt Tiểu học để áp dụng vào thực tiễn dạy học.
- Cùng nhau trao đổi, thảo luận và tiếp tục tập hợp những vấn đề
chưa được trình bày trong báo cáo để tìm hưướng giải quyết
nhằm đạt được mục tiêu của môn Tiếng Việt.


II, Những vấn đề khó cụ thể và các giải pháp giải quyết cơ bản:
Khối Lớp 1

Học vần
1. Khi dạy phần vần, một số HS thường khó đọc và hay đọc sai dẫn tới
viết sai.
VD: Bài 34: Vần ưi

Bài 42: Vần ưu, ươu
Nguyên nhân: Nguyên nhân của thực trạng này phần lớn là do phương
ngữ.
* Hướng giải quyết:
- Khi dạy GV cần phát âm mẫu chuẩn, chính xác, to và rõ.
- Tăng cường luyện đọc cá nhân cho HS, trực tiếp sửa sai cho từng em.
- Đưa ra vần khác để HS phát âm và so sánh:
VD : ưu so sánh với iu
ươu so sánh với iêu
( Với vần ưi vì vần ươi học sau nên khi học đến vần ươi ta cho học sinh so
sánh với ưi)



- Cho vần vào từ, vào tiếng để phân biệt:
ưi : gửi: gửi thư
ngửi: ngửi mùi
ươu: rượu: chai rượu
hươu: con hươu
ưu : lựu : trái lựu
- Sử dụng các bài tập trắc nghiệm để phân biệt các vần, tiếng,
từ đúng.
VD: Khoanh tròn vào chữ cái trước từ viết đúng
A. Gửi B. miu trí C. hũ rượu
D. Gưởi E. mưu trí G. hũ riệu
Tùy theo trình độ học sinh từng vùng miền giáo viên có thể
lựa chọn các dạng bài tập khác
để hướng dẫn học sinh.



2. ở học kì 1, tập viết học 2 tiết một lúc là hơi nặng đối với HS lớp 1. Một
số vần yêu cầu tập viết nhưng phần vần lạị chưa học.
VD: Tuần 15 : Từ mũm mĩm
Tuần 17 : Từ con vịt, thời tiết
Tuần 19: Kênh rạch, vui thích, xe đạp
Tuần 21: Khoẻ khoắn, áo choàng
* Hướng giải quyết:
-Theo công văn số 1737 của Sở GD & ĐT về việc hướng dẫn chỉ đạo một số
vấn đề về chuyên môn cấp Tiêủ học năm học 2008-2009: Giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sự linh hoạt chủ động về nội dung chương trình, phương
pháp dạy học và cụ thể hoá phân phối chương trình thành kế hoạch dạy học cho
từng lớp học. Theo đó GV có quyền được thay đổi nội dung phương pháp, chư
ơng trình tiết học miễn là vẫn đảm bảo mục tiêu, nội dung bài học.



Vì vậy, Tùy thuộc vào trình độ, đối tượng học sinh chuyên môn nhà trường
có thể tự điều chỉnh phân phối chương trình phân môn Tập viết trong ngày
cho phù hợp.
- Những tiếng, từ có vần chưa học GV cho HS trừ lại, sau khi học xong vần
đó cho HS viết bổ sung vào thời gian học buổi thứ 2/ ngày.
3. Phần luyện nói một số tranh chủ đề chưa phù hợp với HS.

* Hướng giải quyết:
-Trước hết GV cần nắm chắc mục tiêu, yêu cầu của phần luyện nói đối với
HS lớp 1. Mà mục tiêu yêu cầu của phần luyện nói đối với HS lớp Một là:
+ Đọc đúng chủ đề luyện nói trong SGK.
+ Nói về những nội dung gần gũi với cuộc sống thực tế của các em đúng với
chủ đề.
+ Không yêu cầu HS nói những câu chứa âm, vần mới học để đảm bảo phát

triển lời nói tự nhiên, phong phú cho các em.




- Chính vì vậy, tranh vẽ trong SGK chỉ là điểm tựa, là gợi ý của chủ
đề. HS có thể dựa vào những gợi ý đó để nói lời nói tự nhiên bằng
ngôn ngữ của đời sống và vốn sống của trẻ thơ. Vì vậy. Giáo viên
không nên hướng dẫn HS nhất thiết phải khai thác hết nội dung
tranh hoặc nói thành bài văn hoàn chỉnh theo chủ đề, không nên
mất nhiều thời gian vào tìm hiểu nội dung tranh. Khi khai thác nội
dung tranh phải tuỳ thuộc vào vốn sống của các em. GV cũng có thể
sử dụng tranh vẽ trong SGK phóng to hoặc tranh khác cùng chủ
điểm hoặc không cần sử dụng tranh.

Do đó dạy luyện nói không phải là giảng giải nội dung chủ điểm
mà là tổ chức các hoạt động lời nói tự nhiên cho trẻ. Hãy khuyến
khích trẻ ham thích nói về những gì mình biết theo sự gợi ý của
GV.

VD: Khi dạy Bài 20. Chủ đề luyện nói là ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu
tu có tranh vẽ Cối xay lúa, học sinh không tưởng tượng để diễn tả
được âm thanh ù ù. GV có thể chuyển đổi vấn đề khác cùng chủ
điểm hoặc không cần khai thác nội dung hình ảnh đó.

- Giáo viên lưu ý: thời gian dành cho phần luyện nói được thực
hiện với thời lượng tương đối mở. Căn cứ vào khả năng hoàn thành
2 kĩ năng đọc, viết vần, tiếng, từ ngữ mới của đa số học sinh trong
lớp mà GV cân nhắc để dành thời gian cho luyện nói khoảng 3-7
phút.



Lớp 2
Luyện từ và câu
1. Khi đặt câu và xác định mẫu câu, học sinh hay nhầm lẫn
giữa mẫu câu Ai là gì ? và Ai làm gì?
* Hướng Giải quyết:
- Trước hết giáo viên cần nắm chắc đặc điểm của hai loại câu này.
a. Kiểu câu: Ai là gì?
+ Là một trong những kiểu câu đơn trần thuật cơ bản của tiếng Việt.
Đây là kiểu câu có vị ngữ do từ là kết hợp với một từ hoặc cụm từ
(danh từ, cụm danh từ, động từ cụm động từ; tính từ, cụm tính từ) tạo
thành.
VD: VN là danh từ hoặc cụm danh từ: Em là học sinh
Em là học sinh lớp 2
VN là động từ hoặc cụm động từ: Nhiệm vụ của các em là học tập
Nhiệm vụ của các em là học tập thật giỏi
VN là tính từ hoặc cụm tính từ: Lao động là vinh quang
Lao động là vô cùng vinh quang
VN là cụm chủ vị: Dế Mèn trêu chị Cốc là nó dại


+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ:
không phải, chưa phải. Đây là một đặc điểm hình thức có thể được sử
dụng để phân biệt kiểu câu Ai là gì với những kiểu câu khác.
VD: Em không phải là học sinh
Em chưa phải là học sinh giỏi
+ Giống như VN, CN trong câu Ai là gì? cũng có thể là một từ
hoặc một cụm từ
+ Kiểu câu Ai là gì? thường được dùng để trình bày định nghĩa,

giới thiệu, miêu tả hay đánh giá một sự vật, hiện tượng.
+ CN và VN trong câu Ai là gì? có nội dung rất rộng. Chúng có
thể biểu thị người, vật, sự vật, khái niệm, hoạt động, đặc điểm, tính
chất hay cả một sự việc.


b. Kiểu câu: Ai làm gì?
+ Là kiểu câu có vị ngữ do động từ hoặc cụm động từ tạo thành.
VN là động từ: Em bé ngủ
VN là cụm động từ: Em bé ngủ say
+ Khi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ: không, chưa. Đây là
một đặc điểm hình thức có thể được sử dụng để phân biệt kiểu câu Ai làm gì?
VD: Em bé không ngủ
Em bé chưa ngủ say
+ CN trong câu Ai làm gì? cũng có thể do một từ hoặc cụm từ tạo thành.
VD: CN là một từ: Bò gặm cỏ
CN là cụm từ: Đàn bò nhà bác Xuân đang gặm cỏ
+ Kiểu câu Ai làm gì? có thể được dùng để miêu tả hoạt động, trạng thái
của sự vật, hiện tượng nêu ở CN. Những câucó nội dung như vậy được gọi là
câu miêu tả. Trong câu miêu tả thì chủ ngữ đứng trước VN.
VD: Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.
+ Câu Ai làm gì? cũng có thể thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu
biến của sự vật hiện tượng nêu ở CN. Đó là những câu tồn tại. Trong câu tồn
tại thì CN thường đứng sau VN.


VD: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ
kính.
Trên đây là một số đặc điểm của 2 kiểu câu: Ai là gì và Ai làm gì?
Những nội dung này GV cần nắm vững để hướng dẫn học sinh thực

hành. GV không cần và không nên nói lại với học sinh vì học sinh lớp 2
chỉ học thực hành.
- Sau khi nắm vững đặc điểm của 2 kiểu câu trên, GV dựa vào yêu
cầu các bài tập thực hành trong sác giáo khoa để hướng dẫn HS giải
quyết .
- Để giúp học sinh lớp 2 phân biệt tốt hơn 2 kiểu câu này, GV phải
thường xuyên lưu ý các em: Trong kiểu câu Ai làm gì? và Ai là gì? thì
Ai là từ chỉ sự vật.
ở kiểu câu Ai là gì? thì sau từ là phải là từ chỉ sự vật.
ở kiểu câu Ai làm gì? thì trả lời cho bộ phận làm gì phải là từ chỉ
hoạt động.
- Cần nhắc nhở HS không nên đặt nhưng câu thiếu chính xác về
nghĩa như:
Mẹ em làm giáo viên.
Bố em làm nông dân.


Chính tả
1. HS khó phân biệt d/gi
*Hướng giải quyết:
- Việc lựa chọn quy tắc viết chính tả là một vấn đề khó khăn. Vì thế GV
hướng dẫn HS làm bài qua các bài tập cụ thể. Ngoài ra cần ra thêm những bài
tập có những tiếng, từ HS dễ viết sai để các em quen dần cách viết đúng.
- GV cũng cần biết thêm một số thuật nhớ và mẹo chính tả để giúp HS
phân biệt tốt hơn giữa d/ gi.
+ Thuật nhớ lấy âm đệm làm mốc:
Về kết hợp âm, gi không đứng trước âm đệm, tức không đứng trước các
vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, uy, uyê
d có thể đứng trước những âm đệm.
VD: Doạ dẫm, doạng chân, doanh nghiệp, duy trì, duyên nợ, duyệt binh

+ Thuật nhớ dựa vào từ Hán Việt
Các chữ Hán Việt mang dấu ngã và dấu nặng đều viết d.
VD: Dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng
cảm
Các chữ Hán Việt mang dấu sắc và dấu hỏi đều viết gi.


VD: Giả định, giải thích, giảng dạy, giám sát, tam giác, biên giới, giá cả.
+ Thuật nhớ dựa vào cách viết từ láy.
Về mặt láy âm, d và gi không láy với nhau, chúng chỉ điệp tức lặp lại
chính mình. Từ điệp âm đầu d: VD: dai dẳng, dại dột, dãi dầu, dầm dề, dở dang,
dõng dạc, dông dài
Từ điệp âm đầu gi: VD: giàn giụa, giãy giụa, giặc giã, giấu giếm, giòn giã,
gióng giả, giục giã
( Lưu ý: Những kiến thức này Giáo viên cần phải biết chứ không cung cấp
cho học sinh, mà trong quá trình giảng dạy giáo viên sử dụng nó để hướng dẫn
học sinh giải quyết các bài tập cụ thể.
VD: Khi HS viết giọa giáo viên nêu gi không thể kết hợp với vần oa mà
phải viết là dọa)
- Trong quá trình giảng dạy GV phải tham khảo thêm từ điển chính tả khi
hướng dẫn HS phân biệt d/gi đối với từng bài tập cụ thể.


Kể chuyện
3. Khi kể chuyện, HS còn thiên về đọc mà chưa kể được bằng lời của mình.
* Giải quyết:
-Trước hết GV phải cần giúp các em nhớ truyện, thuộc truyện thông qua tranh minh
hoạ hoặc những lời gợi ý. Tránh việc yêu cầu HS đọc thuộc truyện vì đây là những văn
bản các em đã được học qua giờ tập đọc.
- Trong những giờ kể chuyện đầu tiên, GV có thể kể một đoạn hoặc mời một HS khá,

giỏi kể làm mẫu để cả lớp hiểu rằng kể bằng lời của mình là kể một cách thoải mái, tự
nhiên, không cố nhớ từng câu chữ nội dung truyện đã được học trong tiết tập đọc.
- GV phải có biện pháp tạo bầu không khí thân mật, tin cậy, khéo động viên khuyến
khích để HS kể chuyện tự nhiên, thoải mái. Kết hợp lời kể với nét mặt,cử chỉ, giọng điệu.
Để làm được điều này GV phải tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện, tạo sự tin tưởng
cho các em
Cụ thể:
+ Nếu có một HS đang kể bỗng lúng túng vì quên chuyện, GV có thể nhắc nhẹ
nhàng.
+ Nếu có em kể thiếu chính xác không nên ngắt lời mà nhận xét sau khi các em đã
kể xong.
+ Hướng dẫn HS khi nhận xét lời kể của bạn nên tìm cái đáng học, đáng khen chứ
không nên chỉ chăm chăm chê bạn.
+ Khen ngợi đúng và kịp thời, khẳng định thành công và tiến bộ của từng HS


Khối 3
Tập làm văn
1. Tổ chức cuộc họp khó thành công vì giao tiếp của các em còn kém.
* Hướng giải quyết.:
Kiểu bài tổ chức cuộc họp là kiểu bài mới . Nó nhằm tăng tính thực hành của tập làm
văn, gắn việc học với hoạt động thực tiễn.
Kiểu bài này được học ở tuần 5, tuần 7, tuần 31.
- Để học sinh hiểu rõ trình tự các việc diễn ra trong một cuộc họp, khi dạy tiết tập tổ chức
cuộc họp đầu tiên, giáo viên cần liên hệ với bài tập đọc: Cuộc họp của chữ viết( Tiếng Việt 3/
tập 1- Tuần 5- Trang 44) để học sinh có ý niệm về một cuộc họp.
Mỗi cuộc họp bao giờ cũng có:
+ Phần mở đầu( nêu mục đích hoặc lý do họp).
+ Phần chính( nghe báo cáo và thảo luận về tình hình, nguyên nhân, cách giải
quyết)

+ Phần kết thúc cuộc họp ( Kết luận, phân công công việc)
Các cuộc họp tổ nhóm vẫn có 3 phần trên nhưng thường diễn ra một cách thân mật, ngắn
gọn hơn các cuộc họp khác.
Theo yêu cầu của tiết học, sau khi các cuộc họp tổ hoặc nhóm diễn ra, mỗi tổ, nhóm
phải cử một đại diện trình bày kết quả họp trước lớp. Người đại diện có thể là tổ trưởng, nhóm trư
ởng hoặc bất cứ ai. Để giúp học sinh tự tin hơn giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép
nội dung cuộc họp để có tư liệu báo cáo. Nội dung báo cáo nên tập trung vào các ý kiến thảo luận,
các kết luận và sự phân công của tổ trưởng, nhóm trưởng.
- Ngay từ đầu năm học, qua các tiết sinh hoạt lớp , sinh hoạt Đội, Sao....giáo viên cần
kèm cặp, hướng dẫn các em biết cách tổ chức họp theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể để trở thành thói
quen sinh hoạt mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp.


2. Bài: Kể về lễ hội ( tuần 25)
Khó vì: - Thực tế ở địa phương rất ít lễ hội.
- Học sinh không được trực tiếp xem.
- Học sinh không hiểu được thế nào là lễ hội.
* Hướng giải quyết.
- Giáo viên cần khai thác tối đa các tư liệu thuộc chủ điểm: Lễ hội.
Đó là các bài tập đọc: Hội vật, Hội đua voi ở Tây Nguyên, sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, đi hội Chùa Hư
ơng
Các tiết LTVC tuần 25, 26. Tiết Chính tả tuần 26.
- Cung cấp thêm vốn từ cho học sinh và giúp học sinh hiểu biết hơn về phần lễ, phần hội trong Lễ hội
bằng cách sưu tầm thêm tranh ảnh. Những nơi thuận lợi, có điều kiện nên cho các em xem các đĩa hình về
một lễ hội nào đó hoặc cho các em trực tiếp tham gia để các em kể tốt hơn trong tiết Tập làm văn.
- Hướng dẫn các em làm tốt BT1, BT2 trong tiết LTVC tuần 26 để các em hiểu kỹ hơn về Lễ, hội, lễ
hội.
Sau khi hoàn thành Bài tập 1 học sinh sẽ hiểu rằng:
Lễ: Là các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
Hội: Là cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.

Lễ hội: Là hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
Qua bài tập 2 học sinh được cung cấp thêm tên một số lễ hội: Lễ hội Đền Hùng, Đền Gióng, Chùa Hư
ơng, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ Giấy, Kiếp Bạc, Cổ Loa, đền Quả Sơn....
Tên một số hội: Hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều, hội Lim...
Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội: Cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua
ngựa, đua mô tô, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng...
( Lưu ý: Một số lễ hội nhiều khi cũng được gọi tắt là hội).


Mét sè h×nh ¶nh vÒ lÔ héi ®Òn Hïng


Héi Chïa H­¬ng


Mét sè lÔ héi kh¸c
Mét sè lÔ héi kh¸c


Tập đọc
1. Bài Tập đọc- kể chuyện khá dài, thời gian kể chuyện quá ít, kỹ năng kể của học sinh còn
hạn chế chủ yếu là đọc thuộc.
* Hướng giải quyết.
- Trước hết giáo viên phải hiểu rằng: Học sinh lớp 3 cũng rèn kỹ năng kể chuyện bằng cách kể
lại câu chuyện vừa học trong bài tập đọc đầu tuần như lớp 2. Có điều thời gian dành cho học sinh
thực hành kể chuyện chỉ khoảng 20 phút. Lý do giảm thời gian kể chuyện là do môn Tiếng Việt
lớp 3 chỉ còn 9 tiết/ tuần ( giảm 1 tiết so với lớp 2) và do học sinh lớp 3 tốc độ đọc nhanh hơn,
nhận thức tốt hơn học sinh lớp 2.
Vì vậy với thời gian 0,5 tiết giáo viên chỉ tập trung rèn kỹ năng kể chuyện mà không mất thời
gian vào các việc như: Kiểm tra bài cũ, giáo viên kể cho học sinh nghe, tìm hiểu nội dung ý nghĩa

câu chuyện vì những việc này đã được thực hiện trong 1,5 tiết tập đọc. Vì đây chỉ là một hoạt
động tiếp nối sau giờ Tập đọc.
- Hướng dẫn các em thực hiện tốt các bài tập trong tiết kể chuyện để tạo điều kiện cho học sinh
tập trung tư tưởng, đạt hiệu quả cao trong rèn luyện.
- Khi kể chỉ yêu cầu học sinh dựa vào cốt truyện chứ không bắt buộc thuộc từng câu, từ như bài
tập đọc. Nhưng giáo viên cũng cần hiểu rằng: Nếu học sinh do luyện đọc nhiều mà thuộc truyện,
kể chính xác từng câu, chữ theo văn bản truyện và kể sinh động như sống với câu chuyện ( không
phải là đọc thuộc lòng văn bản) thì giáo viên nên đặc biệt khen ngợi học sinh đó. Bản chất của kể
chuyện sáng tạo không phải là kể khác nguyên văn mà là kể tự nhiên như sống với câu chuyện, kể
bằng giọng điệu ngôn ngữ của mình, thể hiện được cảm nhận của mình về câu chuyện đó. Chỉ
trong trường hợp học sinh kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu
từng chữ trong văn bản thì giáo viên mới nhận xét kể như thế là chưa đạt yêu cầu vì đó là cố gắng
đọc thuộc, chứ không phải kể.


Luyện từ và câu
1, Tìm 3 cách nhân hoá, học sinh khó tìm cách thứ 2 và thứ 3.
* Hướng giải quyết:
- Ba cách nhân hoá được học ở bài luyện từ và câu tuần 21 (Sách Tiếng việt 3 Tập 2 Trang
26).
Cụ thể ở bài tập 2.
Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá, chúng được nhân hoá bằng những cách nào?
ở bài này có 3 gợi ý:
a. Các sự vật được gọi bằng gì?
b. Các sự vật được tả bằng những từ ngữ nào ?
c. Trong câu Xuống đi nào mưa ơi. Tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
a. Các sự vật được gọi bằng ông, chị.
b. Các sự vật được tả bằng các từ ngữ : bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng, chờ đợi, hả hê, uống nư
ớc, xuống, vỗ tay, cười.

c. Câu Xuống đi nào, mưa ơi Tác giả nói với mưa thân mật như với một người bạn.
- Học sinh trả lời được 3 gợi ý đó tức là đã chỉ ra 3 cách nhân hoá:
+ Cách 1: Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người.
+ Cách 2: Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người.
+ Cách 3: Nói với sự vật thân mật như nói với người.
- Khi gặp những bài tập đọc, nếu có hình ảnh nhân hoá thì giáo viên cần gợi ý để học sinh chỉ ra
được bài thơ, bài văn đó có sử dụng nghệ thuật nhân hoá. Các em sẽ sử dụng vào việc đặt câu, viết
đoạn văn có biện pháp nghệ thuật nhân hoá chứ không nên yêu cầu học sinh tìm các cách nhân
hoá có trong bài văn, bài thơ đó.

×