Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT CÔNG CHỨNG Đề tài: CÔNG CHỨNG VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HƯỚNG THEO MÔ HÌNH CÔNG CHỨNG LA TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP JEAN-MOULIN LYON 3
KHOA LUẬT
PHÂN KHOA CAO HỌC CÔNG CHỨNG
Khoá 2003-2004

LUẬN VĂN
THẠC SỸ LUẬT CÔNG CHỨNG

Đề tài:

CÔNG CHỨNG VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
HƯỚNG THEO MÔ HÌNH CÔNG CHỨNG LA TINH

Tác giả: NGUYỄN VĂN TOÀN
Giáo viên hướng dẫn:
- Bà Sylvie FERRE-ANDRE, Trưởng Phân Khoa cao học công chứng
- Ông Michel CORDIER, Chủ tịch danh dự HĐCC tối cao Pháp

Lyon, tháng 9 năm 2004


2


3
MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CHUNG

Phần thứ nhất
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN


MỤC I: CÁC HỆ THỐNG CÔNG CHỨNG TRÊN THẾ GIỚI
A. Hệ thống công chứng Collectiviste

1. Tổ chức và những điểm đặc trưng
2. Giai đoạn tư nhân hoá hoạt động công chứng
3. Những khó khăn khi áp dụng luật cải cách công chứng
B. Hệ thống công chứng Anglo-saxon
1. Những điểm đặc trưng cơ bản
2. Những ưu điểm và nhược điểm
C. Hệ thống công chứng La tinh
1. Những quan niệm và quy định pháp lý
2. Những điểm đặc trưng cơ bản
3. Những ưu điểm hiển nhiên và một số nhược điểm
4. Liên đoàn công chứng la tinh quốc tế
5. Hiệp hội công chứng khối Pháp ngữ
MỤC II: CÔNG CHỨNG PHÁP LÀ MỘT ĐIỂN HÌNH MẪU VỀ HÀNH NGHỀ
TỰ DO THEO MÔ HÌNH CÔNG CHỨNG LA TINH
A. Thế chế công chứng Pháp
1. Công chứng viên
2. Văn bản công chứng
B. Lĩnh vực hoạt động
1. Lĩnh vực luật gia đình và thừa kế
2. Lĩnh vực luật bất động sản
3. Lĩnh vực luật kinh doanh
4. Lĩnh vực tư vấn
C. Bộ máy quản lý
1. Quản lý theo kênh nhà nước


4

2. Quản lý theo kênh tự quản
MỤC III: CẢI CÁCH CÔNG CHỨNG BAO CẤP Ở MỘT SỐ NƯỚC THEO
HƯỚNG NGHỀ TỰ DO
A. Cải cách công chứng ở Cộng hoà Ba Lan
1. Luật ngày 24-5-1989 về cải cách công chứng trong giai đoạn chuyển tiếp
2. Luật công chứng ngày 14-2-1991
B. Cải cách công chứng ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
1. Quy chế tạm thời ngày 13-4-1982 về Công chứng nhà nước
2. Nghị quyết ngày 31-7-2000 về cải cách sâu rộng hoạt động công chứng Trung Quốc

Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CÔNG CHỨNG VIỆT NAM
MỤC I. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
A. Công chứng Pháp ở Đông Dương giai đoạn 1858-1954
1. Thành lập thể chế công chứng ở Đông Dương
2. Quy chế công chứng Đông Dương
3. Những Phòng Chưởng khế tại Sài Gòn
B. Hoạt động công chứng giai đoạn 1945-1975
1. Sắc lệnh số 59/SL ngày 15-11-1945 về việc ấn định thể lệ thị thực các giấy tờ
2. Sắc lệnh số 85/SL quy định thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa,
ruộng đất
3. Dụ số 43 ngày 29-11-1954 về Quy chế công chứng
C. Hoạt động công chứng giai đoạn 1975-1986
1. Hoạt động công chứng ở miền Nam
2. Hoạt động công chứng ở miền Bắc
D. Tổ chức và hoạt động công chứng trong giai đoạn đổi mới
1. Thông tư số 574/QLTPK ngày 10-10-1987 hướng dẫn thực hiện các việc công
chứng Nhà nước
2. Nghị định số 45/HĐBT ngày 27-2-1991 về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà
nước

3. Nghị định số 31/HĐBT ngày 18-5-1996 về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà
nước
4. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8-12-2000 về công chứng, chứng thực
MỤC II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG


5
A. Tổ chức công chứng
1. Cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực
2. Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực
B. Lĩnh vực hoạt động công chứng
1. Phân biệt công chứng và chứng thực
2. Mở rộng phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực
MỤC III. NHỮNG YẾU KÉM VÀ BẤT CẬP CỦA CÔNG CHỨNG NHÀ NƯỚC BAO
CẤP
A. Những yếu kém và bất cập trong tổ chức và quản lý công chứng
1. Hệ thống Phòng Công chứng quá mỏng, không đáp ứng được nhu cầu
2. Chưa có cơ chế về trách nhiệm bồi thường vật chất
3. Chưa xác định đúng bản chất và vị trí pháp lý của Phòng Công chứng
4. Sự bao cấp không tạo động lực và sức sáng tạo cho người làm công chứng
5. Đào tạo công chứng chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng
6. Chưa có cơ chế kiểm tra, thanh tra có hiệu quả
B. Những yếu kém và bất cập trong hoạt động công chứng
1. Chất lượng văn bản và dịch vụ công chứng còn hạn chế
2. Chưa xác định rõ bản chất của văn bản công chứng;
3. Trình tự, thủ tục vừa gò bó đối với người thực hiện công chứng, vừa không thuận lợi
đối với khách hàng;
4. Thiếu sự đầu tư cho cơ sở vật chất, phương tiện làm việc
5. Thiếu diễn đàn để trao đổi thông tin, kinh nghiệm.
C. Những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

1. Thể chế công chứng theo mô hình công chứng nhà nước bao cấp
2. Sự non trẻ của công tác công chứng, chứng thực
3. Thiếu sự tổng kết thực tiễn, phát triển nghiệp vụ công chứng, chứng thực;
4. Chế độ đãi ngộ đối với người thực hiện công chứng, chứng thực chưa tương xứng
với cường độ làm việc và trách nhiệm.

Phần thứ ba
XÃ HỘI HOÁ CÔNG CHỨNG VIỆT NAM HƯỚNG THEO MÔ HÌNH CÔNG
CHỨNG LA TINH
MỤC I. CẢI CÁCH CÔNG CHỨNG PHÙ HỢP VỚI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NHƯ MỘT
TẤT YÉU KHÁCH QUAN


6
A. Chương trình cải cách các thể chế nhà nước đến năm 2010
1. Thực trạng nền hành chớnh nhà nước và bài học về cải cỏch hành chớnh
2. Thuận lợi và khú khăn đối với cải cách hành chớnh trong thời gian tới
3. Mục tiờu của cải cỏch hành chớnh nhà nước
4. Cải cỏch cỏc thể chế và thực hiện từng bước hiện đại húa nền hành chớnh
5. Cải cỏch tổ chức bộ mỏy chớnh quyền và mở rộng việc xó hội hoỏ cỏc hoạt động
B. Chủ trương cải cách các thủ tục hành chính
1. Tình hình các thủ tục hành chính
2. Nội dung cải cách các thủ tục hành chính
3. Những yêu cầu và giải pháp
C. Chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng
1. Chủ trương xã hội hoá công chứng
2. Xã hội hoá công chứng trong nền kinh tế thị trường
MỤC II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH CÔNG CHỨNG THEO MÔ
HÌNH LA TINH
A. Những nguyên tắc về công chứng viên và bản chất chức năng hoạt động công

chứng
B. Những nguyên tắc về văn bản công chứng
C. Những nguyên tắc về tổ chức nghề nghiệp công chứng
MỤC III. CÁC GIẢI PHÁP TRONG CẢI CÁCH VÀ LỘ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG
CHỨNG
A. Các giải pháp trong cải cách công chứng
1. Sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự
2. Ban hành Pháp lệnh công chứng
3. Xây dựng kênh quản lý nhà nước và kênh tự quản công chứng
4. Tin học hoá hoạt động công chứng
B. Lộ trình xã hội hoá công chứng
1. Giai đoạn Phòng Công chứng tự trang trải về tài chính
2. Giai đoạn thành lập thí điểm Phòng Công chứng tư nhân
3. Giai đoạn phổ cập hoá các Phòng Công chứng tư nhân
KẾT LUẬN


7
GIỚI THIỆU CHUNG
I. Lý do chọn đề tài:
Công chứng trên thế giới có nguồn gốc từ lâu, trải qua những thăng trầm lịch sử, qua các cuộc
chiến tranh, qua các giai đoạn cách mạng, nó luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội,
chẳng những trong các quan hệ về bất động sản, kinh doanh, lao động mà còn trong các quan hệ gia đình,
thừa kế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, công chứng vẫn còn là một khái niệm mà ít người biết đến hoặc có hiểu
biết chưa thật đầy đủ về đề tài này: có bao nhiêu hệ thống công chứng đang tồn tại trên thế giới? mỗi hệ
thống có những ưu điểm và nhựơc điểm gì? hiện nay có hệ thống công chứng nào đang hấp dẫn các nước
trong thế giới hiện đại? xu thế phát triển và cải cách của công chứng các nước trong đó có công chứng
các nước xã hội chủ nghĩa cũ? Công chứng Việt Nam đang được tổ chức theo mô hình nào và cần được
cải cách và phát triển theo híng nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong nền kinh tế thị trường? Đó
là những vấn đề đang được tranh luận sôi nổi với nhiều quan niệm khác nhau và rất được quan tâm không

chỉ bởi các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, mà còn bởi các công chứng viên và những
người thực hành công tác công chứng.
Từ năm 1989, ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ Đông Âu đã có những biến đổi về chính
trị, kéo theo sự biến đổi sâu sắc về kinh tế, văn hoá xã hội và pháp luật, đòi hỏi phải có những biến đổi
phù hợp về thể chế các cơ quan nhà nước trong đó có các cơ quan pháp luật, tư pháp và bổ trợ tư pháp.
Song song với chính sách phát triển kinh tế, mỗi nước đã bắt đầu chương trình cải cách thể chế của hệ
thống tư pháp và pháp luật, xuất phát từ việc thừa nhận quyền sở hữu tư nhân và tư bản tư nhân đối với
tài sản, đặc biệt là đối với bất động sản. Trong một môi trường mới, đã nảy sinh và phát triển mạnh mẽ
những quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, đòi hỏi có sự an toàn pháp lý cao và thể chế công chứng ở các
nước này phải đựơc nhanh chóng cải cách phù hợp với nền kinh tế thị trường, trong xu thế đó Công
chứng Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Trong khuôn khổ hợp tác nhiều mặt giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Pháp về các lĩnh
vực tư pháp và pháp luật, từ hơn 10 năm nay, đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Công chứng
Việt Nam và Công chứng Pháp với các hoạt động như xây dựng pháp luật công chứng, đào tạo công
chứng viên, tổ chức hội thảo và thăm quan, khảo sát, hỗ trợ triển khai Dự án tin học hoá công chứng. Đã
có một số tài liệu được biên soạn, trao đổi và dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại, song số
lượng vẫn còn rất hạn chế và những thông tin không được cập nhật thường xuyên, nhất là về những tư
liệu liên quan đến kinh nghiệm tổ chức và quản lý công chứng của các nước trên thế giới. Do vậy, rất cần
thiết phải có sự đầu tư nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để có thêm những thông tin bổ ích phục vụ công tác
nghiên cứu xây dựng pháp luật công chứng và thực hiện công cuộc cải cách thể chế công chứng, đổi mới
hoạt động công chứng ở Việt Nam.
Từ 1991 đến nay, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định về tổ chức, hoạt động công chứng. Trong
giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thể chế công chứng hoạt động với sự
bao cấp của Nhà nước đã phát huy được vai trò, thu được những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy vậy,
mô hình tổ chức công chứng với sự bao cấp của Nhà nước đang dần dần bộc lộ những bất cập và nhựơc
điểm, không tạo ra động lực phát huy hết tiềm năng phát triển công chứng và sức sáng tạo của công


8
chứng viên, không đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng, ngày càng phức tạp trong nền kinh tế thị

trường. Đã đến lúc phải có những nghiên cứu, đánh giá đúng về thực trạng của Công chứng Việt Nam,
những yếu kém và những bất hợp lý trong tổ chức, quản lý và hoạt động công chứng, trên cơ sở đó xác
định xây dùng mô hình công chứng hiện đại mang đậm nét Việt Nam với những giải pháp hữu hiệu và lộ
trình phù hợp, đưa ngành công chứng có những biến đổi tích cực cả về lượng và chất.
Trong công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước hiện nay, cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp đang
được Đảng và Chính phủ rất quan tâm trong đó có cải cách về tổ chức và hoạt động của công chứng-một
lĩnh vực quản lý tư pháp quan trọng trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước với phương châm đổi mới từng bước
vững chắc, nhằm góp phần thiết thực vào cải cách hành chính và cải cách tư pháp, giảm bớt phiền hà cho
nhân dân là rất cần thiết và cấp bách. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của công chứng các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới đáp ứng những yêu cầu để thực hiện những chủ trương về cải cách và
đổi mới của Đảng và Nhà nước.
II. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong khuôn khổ Luận văn này gồm:
- Các hệ thống công chứng trên thế giới (Collectiviste, Anglo-saxon và La tinh), trong đó nhấn
mạnh những ưu điểm hiển nhiên của hệ thống công chứng la tinh với một điển hình mẫu là Công chứng
Pháp.
-Công chứng của Cộng hoà Ba Lan và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa–hai điển hình của Công
chứng các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ, đã thực hiện thành công việc cải cách từ mô hình
công chứng Nhà nước bao cấp sang mô hình công chứng được xã hội hoá trong khuôn khổ một nghề tự
do hướng theo mô hình công chứng la tinh.
-Công chứng Việt Nam qua các thời kỳ, thực trạng trong tổ chức, quản lý và hoạt động công
chứng hiện nay, hướng vận dụng những kinh nghiệm quốc tế vào hoàn cảnh mới và điều kiện của nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để thực hiện thành công chủ trương xã hội hoá công
chứng của Đảng và Nhà nước.
III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với nỗ lực, cố gắng của bản thân, cùng với sự giúp đỡ quý báu của các giáo viên hướng dẫn, Luận
văn này là sản phẩm của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc, thu lượm được những thông tin mới nhất,
những kinh nghiệm tốt nhất về tổ chức, quản lý và hoạt động công chứng. Đây là một tài liệu mang tính
khoa học pháp lý và thực tiễn công chứng:

-Cung cấp các thông tin về công chứng trên thế giới, những đánh giá thực trạng về công chứng
Việt Nam, những bước đi và các giải pháp trong cải cách công chứng;
-Kết quả nghiên cứu đề tài này phục vụ những người nghiên cứu, xây dựng Bộ luật dân sự sửa
đổi, Pháp lệnh công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành khác liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt
động công chứng.


9
-Những kinh nghiệm và bài học được rút ra từ đề tài này sẽ có thể được các nhà quản lý công
chứng vận dụng vào trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống công chứng Việt Nam trong những
năm tới đây.
-Với những nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng bản chất của hoạt động công chứng, chúng ta sẽ
xác định đúng phạm vi hoạt động công chứng, dần dần đổi mới quy trình công chứng và nâng cao kỹ
năng tác nghiệp công chứng theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế.
-Đề tài này cũng có ý nghĩa rất thiết thực đối với công tác đào tạo nghề công chứng, giúp cho
giảng viên và học viên có thêm tài liệu tham khảo để trau dồi kiến thức về tổ chức, quản lý và kỹ năng
hoạt động công chứng.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng như những phương pháp chủ
đạo, đảm bảo tính khách quan và tính khoa học. Ngoài ra, chúng tôi áp dụng mét sè phương pháp nghiên
cứu cụ thể khác:
-Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tương ứng với mỗi hệ thống pháp luật, đã ra đời và phát triển
một hệ thống công chứng phục vụ lợi ích của Nhà nước thống trị. Việc tìm hiểu bản chất, nguyên tắc tổ
chức hoạt động của mỗi hệ thống công chứng cho phép người nghiên cứu không những có thể rút ra
những ưu việt, ảnh hưởng tích cực, xu hướng phát triển, mà còn xác định được những nhựơc điểm và bất
cập của mỗi hệ thống.
-Phương pháp lịch sử học: Các vấn đề tiếp cận đều gắn liền với từng giai đoạn lịch sử, từ những
tiến triển của quy định pháp luật công chứng, đến sự ra đời và phát triển của thể chế công chứng.
-Phương pháp kinh tế-xã hội học: Sự phát triển của công chứng luôn gắn liền với sự phát triển
kinh tế, xã hội. Các hình thái kinh tế, xã hội khác nhau đã cho ra đời các thể chế công chứng khác nhau,

phục vụ lợi ích của Nhà nước thống trị.
-Phương pháp phân tích tổng hợp pháp luật: Việc phân tích các quy định của pháp luật trong lĩnh
vực công chứng và dân sự, kinh tế, thương mại của mỗi hệ thống, của mỗi nước cho phép hiểu rõ cơ sở hạ
tầng pháp lý của thể chế công chứng; thông qua hệ thống pháp luật về công chứng, Nhà nước đưa ra cơ
chế đối với việc tổ chức, quản lý và hoạt động công chứng.
-Phương pháp so sánh: Luật so sánh luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu.
Mỗi hệ thống công chứng, mỗi thể chế công chứng sau một thời gian hoạt động sẽ bộc lộ những ưu điểm,
tính hiệu quả, đồng thời cũng chứa đựng những nhược điểm, bật cập. Hiện nay, trong mối quan hệ hợp tác
quốc tế giữa công chứng các nước, rất nhiều kinh nghiệm hay được phố biến, trao đổi và nhiều bài học
được rút ra từ những sai lầm trong tổ chức, quản lý, tác nghiệp công chứng.
-Phương pháp tổng hợp tài liệu và chuyên đề khoa học: Trong thư viện của Nhà Pháp luật ViệtPháp, của Bộ Tư pháp và trên trang Web của công chứng La tinh đang có một số tài liệu bằng tiếng Pháp
giới thiệu về tổ chức, quản lý và hoạt động công chứng của các nước trên thế giới, đặc biệt là công chứng
của các nước trong hệ la tinh mà điển hình là công chứng Pháp. Từ những tài liệu này, người nghiên cứu
có thể tổng hợp những thông tin mới được cập nhật về tổ chức, quản lý và hoạt động công chứng. Mặt
khác, những cuộc hội thảo, tọa đàm giữa các chuyên gia Việt Nam và Pháp trong nhiều năm qua đã đề


10
cập đến rất nhiều các chủ đề khác nhau với những thông tin được chắt lọc về thể chế, quản lý và hoạt
động công chứng.
-Phương pháp phân tích, tổng hợp thực tiễn công chứng: Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng thực trạng của công chứng Việt Nam, làm cơ sở để đề xuất ra những giải pháp trong cải
cách và phát triển công chứng, người nghiên cứu đã thu thập được những thông tin trực tiếp, những số
liệu thực tế tại các Phòng Công chứng ở thành phố, đồng bằng, miền núi và tại các cơ quan kiêm nhiệm
công chứng.
Phần thứ nhất
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
MỤC I: CÁC HỆ THỐNG CÔNG CHỨNG TRÊN THẾ GIỚI
Trước khi nghiên cứu về thực trạng và triển vọng xã hội hoá công chứng ở Việt Nam, cần thiết phải
tìm hiểu những cơ sở khoa học và thực tiễn về tổ chức, quản lý và hoạt động công chứng thông qua việc

so sánh một cách khái quát 3 hệ thống công chứng đã và đang tồn tại trên thế giới, giới thiệu Công chứng
Pháp-một mô hình mẫu đại diện cho Công chứng các nước hệ La-tinh và những kinh nghiệm xã hội hoá
công chứng ở một số nước thuéc hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ trong nền kinh tế thị trường.
Pháp luật là yếu tố quyết định của nền văn hóa, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và hành vi ứng
xử của các cá nhân; nó luôn đi kèm với sự phát triển về chính trị, kinh tế và xã hội ở mỗi nước cũng như
trên toàn thế giới. Tương ứng với 3 hệ thống pháp luật hiện nay, có 3 hệ thống công chứng: hệ thống công
chứng Collectiviste (bao cấp), hệ thống công chứng Anglo-sacxon (kiểu Anh-Mỹ) và hệ thống công
chứng La tinh (Châu Âu lục địa ).
A. Hệ thống công chứng Collectiviste
1. Tổ chức và những điểm đặc trưng
Hệ thống công chứng Collectiviste (hay còn gọi là hệ thống công chứng bao cấp) là mô hình công
chứng được tổ chức khá chặt chẽ, hoạt động chuyên nghiệp bằng sự bao cấp của Nhà nước thông qua việc
cấp ngân sách hành chính để hoạt động. Tổ chức công chứng là một loại hình cơ quan bổ trợ tư pháp
trong bộ máy hành pháp của Chính phủ. Công chứng viên và nhân viên nghiệp vụ đều là công chức nhà
nước, hưởng lương từ nguồn ngân sách quốc gia và được hưởng mọi chế độ chính sách như những công
chức khác. Công chứng viên được bổ nhiệm để chứng nhận hợp đồng và văn bản, giúp đỡ pháp lý cho cá
nhân, tổ chức, tạo ra sự an toàn pháp lý và sự tin cậy cho các giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm
pháp luật.
Điển hình của hệ thống này là công chứng của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ. Hệ
thống công chứng này phát triển mạnh nhất vào những năm từ 1970 đến 1990 bao gồm công chứng của
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết, Cộng hoà Ba lan, Cộng hoà dân chủ Đức, Bun-Ga-Ri,
Hung-Ga-Ri, Ru-Ma-Ni, Cu Ba, Trung Quốc, Việt Nam.... Vai trò của công chứng viên ở các nước này bị
hạn chế bởi luật không thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với một số tài sản, đặc biệt là đối với quyền
sở hữu đất đai. pháp luật quy định hoạt động của công chứng viên nhằm thực hiện pháp chế xã hội chủ
nghĩa, đặc biệt là nhằm bảo về tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của cá nhân. Sau khi Liên Xô bị sụp đổ,
hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, hệ thống công chứng Colectiviste cũng dần dần bị thu hẹp và đi vào
cải cách để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị truờng.


11

Ở các nước theo hệ thống công chứng Collectiviste, công chứng viên được tổ chức dưới hình thức
Phòng Công chứng nhà nước; họ lập ra những hợp đồng, giao dịch và lưu giữ lâu dài các hợp đồng giao
dịch đó, họ điều chỉnh các quan hệ về thừa kế dựa trên nguyên tắc tự nguyện của những người hưởng
thừa kế. Công chứng viên vừa là người thảo hợp đồng, văn bản giao dịch ; vừa là người tư vấn, là người
hợp pháp hoá các giấy tờ ; vừa là người thị thực bản sao, bản dịch và chữ ký của khách hàng.
Chúng ta có thể nêu ra một số điểm đặc trưng cơ bản của hệ thống công chứng Collectiviste :


Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất của Phòng Công chứng như trụ sở, phương tiện, thiết bị
văn phòng, kinh phí hoạt động bao gồm cả quỹ lương;



Các Phòng Công chứng được đặt dưới sự quản lý song trùng trực thuộc: vừa đặt dưới sự
quản lý về nghiệp vụ, chuyên môn của Nhà nước Trung ương (Bộ Tư pháp), vừa đặt dưới sự
quản lý của chính quyền địa phương (Sở tư pháp hoặc Toà án địa phương).



Cùng với các Phòng Công chứng chuyên trách, một số cơ quan hành chính được giao thực
hiện kiêm nhiệm thêm một số việc công chứng đơn giản ở những nơi tập trung dân cư nhưng
chưa thành lập Phòng Công chứng nhà nước. Mặt khác, một số nhân viên ngoại giao và lãnh
sự được giao thẩm quyền thực hiện một số việc công chứng ở nước ngoài ;



Lệ phí công chứng thu theo biểu mức do Nhà nước quy định và nộp và ngân sách nhà nước,
người thực hiện công chứng được hưởng thêm một khoản tiền thưởng hoặc phụ cấp;




Hoạt động mang tính kỹ thuật đơn giản, có nghĩa là công chứng viên chỉ là người thực hiện
hành vi chứng nhận đơn giản, khi chứng nhận một văn bản chỉ chú trọng đến hình thức, tính
hợp pháp của văn bản, căn cứ vào các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình, hoặc nộp để nhận
dạng, xác định năng lực hành vi dân sự, tình trạng pháp lý của tài sản và là người ghi chép
vào sổ những sự kiện đã thực hiện, ít chú trọng đến việc tư vấn, xác minh nhân thân khách
hàng và tình trạng pháp lý của tài sản.



Công chứng viên chứng nhận văn bản công chứng dựa trên cơ sở những giấy tờ do khách
hàng xuấ trình hoặc nộp. Khách hàng phải tự mình chứng minh nhân thân và tình trạng pháp
lý của tài sản;



Văn bản công chứng là chứng cứ viết, đem lại an toàn cho các giao dịch, làm tăng tính ràng
buộc và có giá trị thi hành giữa các bên;



Tránh nhiệm dân sự của công chứng viên rất hạn chế đối với những thiệt hại do họ gây ra khi
thực hiện công chứng. Không có cơ chế đảm bảo trách nhiệm nghề nghiệp;



Trong quá trình hoạt động, công chứng viên và các nhân viên của Phòng Công chứng nhà
nước có biểu hiện, quan liêu, lãng phí của công, hiệu quả kinh tế không cao.




Công chứng ở những nước trong hệ thống bao cấp đang có những cải cách về thể chế sao
cho phù hợp với kinh tế thị trường, hướng theo mô hình công chứng la tinh.

2. Các giai đoạn tư nhân hóa hoạt động công chứng
Sự phát triển của các nước phương Đông theo xu hướng tự do hóa hoạt động công chứng đòi hỏi
sự sửa đổi sâu sắc các quan hệ pháp luật giữa các cá nhân, các doanh nghiệp với nhau. Vai trò của ngành
công chứng đồng thời cũng phải được tăng lên. Một số nước quan tâm tới thể chế công chứng kiểu Pháp


12
và một số nước cũng đi theo hướng đó và dường như mong muốn mô phỏng sự tổ chức của các thể chế
công chứng La tinh và nhất là Công chứng Pháp. Phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu và
các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Cuba, Việt Nam đang trong quá trình cải tổ ngành công
chứng theo hướng xã hội hóa hoạt động công chứng.
Các nước Trung và Đông Âu đã củng cố quan hệ vốn có với các nước Tây Âu. Những mối quan
hệ này được xây dựng trên cơ sở một lịch sử chung, sự liên hệ về xã hội học và đơn giản là sự gần gũi về
địa lý. Chẳng hạn, chúng ta có thể nêu ra những mối quan hệ giữa Áo và các nước láng giềng như: Hungga-ri, Cộng hòa Séc và Xlô-va-ki-a, Xlô-vê-ni-a và Croatia. Những nước này đã ban hành đạo luật về
công chứng theo khuôn mẫu của Công chứng Áo. Các nước vùng Ban-tích, Nga và Bun-ga-ri đã lấy
khuôn mẫu của Công chứng Đức, Ru-ma-ni đi theo hướng của Pháp và Italia- những nước trước đó đã
cung cấp khuôn mẫu cho Công chứng An-ba-ni.
Nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa Liên đoàn công chứng la tinh quốc tế, Hội đồng Châu Âu, Công
chứng đã dần dần được tư nhân hóa ở hầu hết các nước Trung và Đông Âu. Hai nước đầu tiên đã tự do
hóa hoạt động công chứng là Ba Lan và Hung-ga-ri, vốn đã đi đầu trong việc cải cách xây dựng nền pháp
luật mới ngay từ năm 1991. Sự cải cách ở những nước này đã nhanh chóng lan truyền đến Cộng hòa Séc
và Xlôvênia, các nước Ban-tích..., An-ba-ni, Ru-ma-ni, Xlôvakia, Croatia và Nga. Dưới đây, xin thống kê
một số nước đã ban hành luật về cải cách công chứng:

Nước


Ngày ban hành

Ngày luật có hiệu lực

luật công chứng
Ba Lan

14-02-1991

21-04-1991

Hung-ga-ri

10-09-1991

01-11-1991

Lít-va

05-09-1992

01-12-1992

Xlôvakia

06-05-1992

01-01-1993

CH Séc


28-04-1992

01-01-1993

Nga

11-02-1993

10-03-1993

Lat-vi-a

01-06-1993

01-09-1993

Croatia

29-07-1993

02-09-1993

Extônia

17-06-1993

01-11-1993

Xlôvênia


21-02-1994

10-04-1994

An-ba-ni

01-06-1994

06-08-1994

Ru-ma-ni

14-03-1995

05-07-1995

Grudia

03-05-1996

01-08-1996

Môn-đô-va

11-04-1997

16-09-1997

Bun-ga-ri


06-11-1996

06-12-1997


13
Trong quá trình xây dựng các đạo luật về công chứng, các nguyên tắc chung của ngành công chứng
đã được tôn trọng, cụ thể là:


Tính chất viên chức công;



Giá trị chứng cứ của các văn bản công chứng;



Nghĩa vụ lưu trữ các văn bản, trừ một số ngoại lệ hoặc khi luật chưa điều chỉnh;



Thực hiện nhiệm vụ một cách riêng biệt;



Lưu giữ sổ sách để đảm bảo ngày chắc chắn;




Sự tuyên thệ;



Thành lập Hội đồng tự quản công chứng và nghĩa vụ gia nhập Hội đồng này của các công
chứng viên;



Kỷ luật nghề nghiệp;



Nghĩa vụ tư vấn;



Trách nhiệm nghề nghiệp.

Với sự sụp đổ của bức tường Béc-lin, nước Đức đã được thống nhất. Việc đồng nhất 2 thể chế công
chứng là một yêu cầu cấp bách và đã nhanh chóng đựợc thực hiện. Ở Đông Đức, ngành công chứng trước
đó đã tồn tại dưới hình thức Nhà nước bao cấp và có nhiệm vụ chủ yếu là công chứng những hợp đồng
dân sự, thương mại đơn giản, hợp pháp hóa chữ ký, nhất là trong lĩnh vực thừa kế cũng như ủy quyền. Vai
trò của công chứng viên trong lĩnh vực bất động sản gần như không có vì quyền sở hữu tư nhân đối với
đất đai không tồn tại. Việc lựa chọn một thể chế công chứng mới được đặt ra vì lợi ích của một hình thức
công chứng chuyên biệt là công chứng viên chứ không phải luật sư kiêm công chứng viên như đã từng
tồn tại ở một số bang vì những lý do lịch sử. Hệ thống công chứng viên chuyên biệt giống như ở Pháp đã
được sự ủng hộ mạnh mẽ mặc dù gặp một số khó khăn ban đầu.
Hệ thống các Phòng Công chứng bao cấp trong vùng Đông Đức cũ được nhanh chóng thay đổi

thành những Phòng Công chứng tư nhân như ở Tây Đức. Có rất nhiều công chứng viên của các Bang phía
Tây đã được tăng cường sang phía Đông để hành nghề.
Tiếp sau sự ban hành và có hiệu lực của đạo luật về công chứng, người Đức đã thực hiện các vấn đề
như: thuê hoặc mua văn phòng để làm trụ sở Phòng Công chứng; tuyển dụng nhân sự; thành lập Hội đồng
tự quản công chứng; đăng ký bảo hiểm nghề nghiệp; tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho các công chứung
viên và thư ký tương lai; xuất bản các tạp chí chuyên ngành; tổ chức hội nghị chuyên đề; việc trang bị cơ
sở vật chất đã được tiến hành bằng nguồn tài chính tư nhân mà không phải nhờ đến các khoản vay, các
công chứng viên tư nhân trong thời gian đầu đã có thể thụ hưởng cơ sở vật chất của công chứng Nhà
nước với những thời hạn thanh toán tương đối dài.

3. Những khó khăn trong áp dụng luật cải cách công chứng
Trong số những khó khăn về áp dụng các đạo luật về công chứng, có thể thấy:


14
Thứ nhất, ở một số nước như Nga và U-crai-na, việc tư nhân hóa ngành công chứng chỉ được thực
hiện một phần. Việc thừa nhận sự tồn tại đồng thời hai hệ thống công chứng chỉ mang tính quá độ. Nhà
nước đã không muốn xóa bỏ công chứng Nhà nước ngay lập tức. Chế độ hai hệ thống này đặt ra những
vấn đề về điều hòa và liên kết trong nội bộ ngành công chứng. Chế độ đó đã tồn tại ở nhiều nước mà nơi
đó người ta chứng minh cho Bộ Tư pháp thấy được tính ưu việt của công chứng tư, kéo theo sự thu hẹp
và dần dần xóa bỏ công chứng bao cấp của Nhà nước.
Thứ hai, việc bổ nhiệm công chứng viên không do Bộ Tư pháp quyết định, mà ở nhiều nước lại
được thực hiện bằng một quyết định của “người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương’’.
Thứ ba, các công chứng viên đã gắn bó với những đặc quyền cũ dành cho công chức, họ không
muốn từ bỏ những đặc quyền này để bước vào một nghề như người chủ doanh nghiệp với những mạo
hiểm, rủi ro. Ở một số nước, công chứng viên có toàn quyền công chứng những việc do Pháp luật quy
định buộc phải công chứng, ở một số nước khác, thì công chứng viên phải chia xẻ thẩm quyền này với
giới luật sư.

B. Hệ thống công chứng Anglo-Saxon

1. Những điểm đặc trưng cơ bản
Các nước theo hệ thống công chứng Anglo-saxon không thừa nhận thể chế công chứng, có nghĩa là
không thừa nhận một thể chế mà có người hoạt động chuyên nghiệp (công chứng viên) được trang bị một
quyền năng, thay mặt Nhà nước và cho phép người đó đem lại tính xác thực cho những văn bản được
chứng nhận. Chức năng công chứng ở các nước theo hệ thống này được giao cho những luật sư (ở Hoa
Kỳ), hộ tịch viên hoặc cố vấn pháp lý của nhà thờ (ở Vương quốc Anh) thực hiện theo phương thức kiệm
nhiệm. Đó là những “công chứng viên” không chuyên biệt. Trước khi được bổ nhiệm làm công chứng
viên, họ phải có thâm niên tối thiểu một số năm hành nghề luật sư thuộc Hiệp hội Luật sư hoặc là hộ tịch
viên hay cố vấn pháp lý của Giáo hội. Ngoài ra, một số nhân viên ngoại giao và lãnh sự được giao thẩm
quyền thực hiện một số việc công chứng ở nước ngoài. Các nước có thể chế công chứng theo mô hình
này gồm : Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (trừ bang Louisane), Canada (trừ Bang Quebec),
Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapor, Thái Lan, Đài Loan.....
Án lệ là nguồn chủ yếu của luật tư. Các vụ việc cụ thể do tòa án xét xử trở thành các “tiền lệ” có giá
trị như quy phạm pháp luật, trừ khi pháp luật có quy định khác. Truyền thống pháp điển hóa không tồn
tại. Các hợp đồng hiếm khi viện dẫn tới các đạo luật, cho phép các bên tham gia hợp đồng được tự do,
hợp đồng thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng sau khi những cố vấn của họ đã thương thảo. Khi
có tranh chấp, thẩm phán thường xuyên giải quyết bằng cách viện dẫn các “tiền lệ” có thể áp dụng cho vụ
việc đang thụ lý.
Các dịch vụ pháp lý được cung cấp bởi các luật sư trong hoạt động phi tranh tụng (tư vấn, soạn thảo
văn bản) cũng như trong lĩnh vực tư pháp (họ tranh tụng trước tòa án cấp sơ thẩm). Các barriste là các
luật gia nhìn chung được chuyên môn hóa và là người duy nhất được phép đại diện các bên đương sự
trước các tòa án cấp trên. Các solicitor thường hành nghề theo nhóm dưới hình thức hợp danh giống như
một loại công ty hợp danh. Một số hiệp hội quan trọng với hàng trăm thành viên và có chi nhánh ở khắp
châu Âu, Hoa Kỳ và châu Á.


15
Ở Hoa Kỳ, các luật sư vốn là các luật gia duy nhất có số lượng rất đông đảo gần 1.000.000, tức là cứ
275 người dân thì có 1 luật sư. Chỉ các luật sư mới có quyền kiêm một hoạt động công chứng và các giới
hạn của việc giám định kế toán được lưu ý rõ nét hơn so với ở Pháp hay ở Đức. Các hiệp hội dưới hình

thức hợp danh tồn tại rất nhiều và một vài trong số đó có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ
phần lớn các luật sư hoạt động riêng biệt trong khuôn khổ của các văn phòng có quy mô thu nhỏ (từ 3 đến
5 thành viên). Đời sống pháp luật Hoa Kỳ được đặc trưng bởi số lượng lớn các phiên tòa mà chúng có thể
được giải thích một phần bởi cách xây dựng hợp đồng. Mỗi bên tham gia hợp đồng, được trợ giúp bởi cố
vấn của mình, đều tìm kiếm lợi ích lớn nhất có thể mà không ai quan tâm thật sự tới thiệt hại của đối
phương. Ở nhiều nước Bắc Mỹ cũng xuất hiện một loại hình luật gia các “công chứng viên luật dân sự”,
có nhiệm vụ thiết lập các văn bản được chứng thực. Tổ chức và hoạt động của các công chứng viên
Anglo-saxon trong nền kinh tế hiện đại yêu cầu một sự cải cách theo hướng xích lại gần khuôn mẫu la
tinh.
Khi thực hiện công chứng, các luật sư và hộ tịch viên hoặc cố vấn pháp lý của Giáo hội chỉ công
chứng về mặt hình thức như: nhận diện đúng khách hàng, ghi đúng ngày tháng, ghi lại một cách trung
thành thoả thuận của các bên và ý chí của từng bên, không quan tâm đến việc xác định tình trạng pháp lý
của đối tượng hợp đồng, không cần biết thoả thuận có trái pháp luật, đạo đức xã hội hay không, không
chịu trách nhiệm nếu có điều khoản nào đó trong hợp đồng bất lợi cho một bên hoặc gây thiệt hại cho
người thứ ba. Do vậy, những hợp đồng, văn bản được lập bởi những người kiêm thực hiện công chứng
mang lại sự an toàn pháp lý thấp, không được coi là chứng cứ xác thực, hiển nhiên trước Toà án, tỷ lệ
tranh chấp đối với hợp đồng do công chứng viên lập xảy ra nhiều hơn so với tỷ lệ tranh chấp ở các hệ
thống khác.
Theo số liệu chính thức được công bố trong một báo cáo mà Phó Tổng thống Mỹ đã gửi cho
Thượng Nghị viện, (năm 1995), thì trong 5 năm, số lượng các tranh chấp về hợp đồng tăng từ 25 đến 27%
hàng năm. Còn ở Anh, cũng có tình trạng như vậy. Trong 20 năm gần đây, số lượng các tranh chấp về bất
động sản đã tăng từ 10 lên 30% và cuộc chiến về giá cả, sự phá giá giữa các nhà chuyên nghiệp về luật
(luật sư, tư vấn) đã kéo theo những hậu quả đặc biệt tai hại đối với chất lượng dịch vụ và là nguyên nhân
làm phát sinh ngày càng nhiều tranh chấp.

2. Những ưu điểm và nhược điểm
Sau khi phân tích các đặc điểm cơ bản của hệ thống công chứng Anglo-Sacxon, chúng ta có thể chỉ
ra những ưu điểm chính như sau:



Đó là một nền pháp luật thực dụng, rất mềm dẻo, dễ thích ứng với các hoàn cảnh cụ thể;



Hợp đồng giữ vai trò quyết định trong các quan hệ pháp luật;



Đó là một nền pháp luật phù hợp với hoạt động thương mại và kinh doanh với sự bị thúc ép
can thiệp để giao kết hợp đồng.



Đó là một nền pháp luật theo xu hướng tự do, để một khoảng rộng cho sự tự do thỏa thuận;



Các nhu cầu về công chứng, thị thực nhanh chóng được giải quyết. Các bên, nhất là các
doanh nhân có thể tranh thủ tốt cơ hội kinh doanh.


16
Bên cạnh các ưu điểm, các hệ thống công chứng Anglo-Sacxon còn có những nhược điểm trong tổ
chức và hoạt động như sau:


Vai trò của Nhà nước trong quản lý các hoạt động công chứng là mờ nhạt. Nhà nước
không có một chế độ kiểm tra chặt chẽ đối với các hoạt động công chứng, cũng
không quy định bắt buộc phí dịch vụ mà khách hàng phải trả cho các luật sư, nhân
viên trợ giúp pháp lý thực hiện soạn thảo văn bản hoặc tư vấn; chính họ có quyền tự

do thỏa thuận với khách hàng về giá áp dụng cho mỗi vụ việc công chứng.



Các hợp đồng rất dài, vì phải trình bày tất cả các giả thiết để loại trừ sự lơ đãng hoặc
không ngay tình;



Việc giao kết các thỏa thuận hợp đồng xuất phát từ quan hệ sức mạnh giữa các bên
cùng cố vấn của họ hơn là từ việc nghĩ đến đạt được một giải pháp cân bằng và công
minh. Người giàu có xuất hiện với tư thế là người áp đặt quan điểm, người nghèo bao
giờ cũng bị lép vế, thua thiệt



Dịch vụ pháp lý được quan niệm và thực hiện như một sản phẩm được đặt dưới luật
chơi của thị trường kinh tế áp đặt cho các những người hoạt động pháp luật. Vì vậy
những người này tất nhiên sẽ ưu đãi sự chinh phục những phần mới của thị trường
cho một mục đích thiếu cân bằng của hợp đồng và công lý.



Những quan niệm như vậy làm gia tăng các tranh chấp. Chi phí cho chúng đánh vào
ngân quỹ của các doanh nghiệp: thời hạn pháp lý, phí và thù lao tố tụng thường cao.
Điều này cũng đánh vào các hãng bảo hiểm vì các khoản tiền mà họ phải trả. Cuối
cùng người tiêu dùng phải chịu hậu quả vì phí bảo hiểm không ngừng tăng lên.




Việc hiểu biết pháp luật xuất phát từ các “tiền lệ” mà tòa án viện dẫn đến. Các tiền lệ
đó không nhất thiết giống nhau cho mọi trường hợp, vì thế mà có một khoảng khác
biệt giữa các quyết định giải quyết của cơ quan tư pháp.

C. Hệ thống công chứng La tinh
1. Những quan niệm và quy định pháp lý
Trong hệ thống công chứng La tinh, các công chứng viên hoạt động chịu ảnh hưởng của luật La Mã
và tiếp đó là các khái niệm pháp luật tương tự; nhờ sự đồng bộ này mà họ có thể thức hành nghề gần
giống nhau, tập hợp lại trong một “Mái nhà chung” với tên gọi là Liên đoàn công chứng la tinh quốc tế,
gồm công chứng của nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á.
Các công chứng viên thực hiện tại đất nước của mình các chức năng giống như các công chứng viên
của Pháp; chỉ có những khác biệt ở thể thức đào tạo, bổ nhiệm hay khả năng có hay không được hành
nghề dưới hình thức công ty nghề nghiệp. Công chứng viên ở Pháp, Bỉ, Iran và những nước khác ở châu
Phi có quyền giới thiệu người kế nhiệm; các công chứng viên ở những nước la tinh khác được bổ nhiệm
qua kỳ thi, nhưng số lượng của họ bị hạn chế.
Công chứng La tinh tồn tại ở tất cả các nước thuộc Cộng đồng châu Âu trừ
Đan Mạch và
Vương quốc Anh. Tuy nhiên, ở Anh, vẫn có các công chứng viên nhưng với số lượng nhỏ, khoảng 20


17
người so với khoảng 70.000 luật sư; các công chứng viên này có những chức năng đặc biệt chủ yếu liên
quan đến các quan hệ quốc tế.
Về quy chế, các công chứng viên có quy chế tương đối khác nhau tùy theo từng nước. Hầu hết, đó là
những người hành nghề tự do, họ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm và không được chuyển
nhượng hay để thừa kế văn phòng của mình, trừ ở Pháp và ở Bỉ. Việc chuyển giao các tài liệu gốc, hồ sơ
và cơ sở vật chất luôn được thực hiện trong những điều kiện tốt. Để gia nhập vào nghề này, cần phải theo
học luật từ ba đến năm năm (hay gặp nhất là bằng cao học luật hoặc bằng cấp tương đương, ở Italia phải
có bằng tiến sỹ ), thời gian tập sự tối thiểu là ba năm. Ở một số nước, phải qua một kỳ thi (Tây Ban Nha,
Italia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha). Ở các nước tổ chức nghề nghiệp được cấu trúc với các Hội đồng tự quản và

đôi khi là một cơ quan cấp quốc gia do pháp luật quy định (Italia). Các công chứng viên có thể liên kết
với nhau như ở Pháp, Italia, Hà Lan và cả ở Tây Ban Nha nhưng chỉ dưới hình thức công ty dân sự nghề
nghiệp. Ở tất cả các nước, quy định bắt buộc công chứng được áp dụng đối với mua bán bất động sản, ở
Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan thì các tuyên bố về thừa kế cần phải có công chứng viên. Việc thành lập
công ty phải được ghi nhận trong văn bản có công chứng ở tất cả các nước trừ ở Pháp. Ở Italia, bắt buộc
phải có công chứng viên trong một số hợp đồng, giao dịch đối với phương tiện giao thông.
Tùy theo từng nước, công chứng viên có vai trò nổi bật đối với từng lĩnh vực: Ở Tây Ban Nha, nơi
các công chứng viên là các luật gia có trình độ rất cao, thường là giảng viên ở trường đại học. Ở một số
nước, công chứng viên có những hoạt động quan trọng bên ngoài lĩnh vực mà pháp luật quy định bắt
buộc phải công chứng. Ở Pháp và Bỉ, công chứng viên thực hiện giám định và môi giới về bất động sản.
Các công chứng viên ở Hà Lan có vai trò quan trọng là tư vấn cho doanh nghiệp. Trong những lĩnh vực
không phải là độc quyền của mình, các công chứng viên phải cạnh tranh với các luật sư.
2. Những điểm đặc trưng cơ bản
Công chứng viên ở các nước thuộc hệ thống luật viết, người ghi chép, soạn thảo, được gọi một cách
truyền thống là công chứng viên “kiểu la tinh”, cũng mang đến bằng chứng về điều đã được thỏa thuận-ý
chí của các bên tham gia hợp đồng. Họ phải có năng lực vững chắc về mặt pháp luật, vì họ phải kiểm tra
tính hợp pháp của hợp đồng và có lúc tham gia vào soạn thảo hợp đồng, khác với công chứng Hoa Kỳ mà
vai trò chủ yếu của luật sư kiêm công chứng viên là thị thực một chữ ký hoặc các tuyên bố được thực hiện
sau khi tuyên thệ. Công chứng viên là người lưu giữ hợp đồng đáng tin cậy nhất, văn bản công chứng là
tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễn, không bao giờ bị hủy bỏ.
Hệ thống công chứng kiểu la tinh được xây dựng trên cơ sở nền pháp luật định ra các khuôn khổ
pháp lý để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Nếu cần, pháp luật bổ sung cho thỏa thuận để điều chỉnh
những điểm mà thỏa thuận không đề cập. Đạo luật là nguồn cơ bản của pháp luật, vai trò của thẩm phán
là đảm bảo sự áp dụng pháp luật. Án lệ chỉ phụ trợ cho đạo luật. Nó giải thích hoặc hoàn thiện luật. Nhà
nước bảo vệ các cá nhân và đảm bảo sự an toàn của các hợp đồng. Nhà nước ủy quyền cho một nhân viên
chuyên nghiệp được chuyên nghiệp hóa là công chứng viên để đảm bảo sự an toàn này bằng việc đem lại
tính đích thực cho các văn bản mà người đó soạn thảo, giống như một nhân chứng chính thức.
Ở các nước theo hệ La tinh,
Công chứng viên được Nhà nước uỷ thác một phần quyền lực và trao cho con dấu riêng có khắc
tên công chứng viên đó. Với tư cách là uỷ viên công quyền, công chứng viên có nhiệm vụ cung cấp dịch

vụ công, thể hiện ở việc chính họ được người đứng đầu Nhà nước hoặc Bộ trưởng Tư pháp bổ nhiệm và


18
được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với tư cách là người bảo
vệ quyền lợi của các cá nhân và an toàn pháp lý của các quan hệ hợp đồng, Nhà nước uỷ quyền cho công
chứng viên-một nhà chuyên nghiệp do chính Nhà nước bổ nhiệm và giám sát để thực hiện chức năng đó.
Công chứng trong khuôn khổ một nghề tự do được thể hiện rõ trong việc họ thực hiện chức năng
mang tính công thông qua quyền tự do tổ chức hoạt động trong nội bộ Phòng Công chứng, trong việc trả
tiền công tính theo lao động, trong khả năng cạnh tranh lành mạnh, trong trách nhiệm cá nhân về bồi
thường thiệt hại do văn bản đã được công chứng gây ra. Theo quy chế là người hành nghề tự do, công
chứng viên thực sự là một chủ doanh nghiệp, thu nhập của công chứng viên là tiền thù lao do họ thu từ
khách hàng; họ tổ chức văn phòng theo cách riêng của mình, tuyển dụng nhân viên, thuê trụ sở, lưu trữ tài
liệu, sắp đặt trang thiết bị văn phòng theo cách riêng.
Công chứng viên là những nhà luật pháp rất gần gũi với cuộc sống. Sứ mệnh của họ là giúp mọi
người lựa chọn và định đoạt tài sản của mình theo cách hợp lý nhất, đồng thời họ có nghĩa vụ tư vấn cho
các bên giao kết hợp đồng một cách vô tư, không thiên vị, lưu ý họ về phạm vi, các hệ quả, rủi ro mà hợp
đồng có thể đặt ra để bảo vệ lợi ích của tất cả các bên trong hợp đồng, dù đó là bên bán hay bên mua. Với
nghĩa vụ tư vấn này, công chứnưg viên không chỉ làm nhiệm vụ cùng ký vào hợp đồng, xác nhận ý chí
của các bên trong hợp đồng, mà còn có nhiệm vụ giúp đỡ các bên thể hiện ý chí đó trong hợp đồng, lựa
chọn các thể thức ký kết hợp đồng phù hợp tuỳ thuộc vào mục đích của hợp đồng, vào các quy định pháp
luật áp dụng cho hợp đồng, thông tin cho các bên biết về những hệ quả pháp lý mà hợp đồng đặt ra.
Công chứng viên có nhiệm vụ hoà giải sự bất đồng về quan điểm của các bên trong quá trình soạn
thảo hợp đồng, để đảm bảo sự công bằng trong hợp đồng, đảm bảo tôn trọng quyền lợi chính đáng của
mỗi bên giao kết. Yêu cầu về hợp đồng công bằng là một yêu cầu rất quan trọng của công chứng, do vậy,
công chứng viên thực sự giữ vai trò trọng tài và trung gian hoà giải các bên. Hoạt động này nhằm mục
đích bảo vệ quyền lợi cho các bên giao kết, làm cho quan điểm của các bên xích lại gần nhau, sớm đạt
được sự thống nhất, tránh xảy ra tranh chấp hợp đồng sau này.
Công chứng viên có nhiệm vụ bảo quản lâu dài các văn bản công chứng viên phải cấp bản sao từ
bản gốc của các văn bản do mình ký. Các văn bản do công chứng viên lập là các văn bản công, không

thuộc sở hữu của họ, cũng không thuộc sở hữu của các bên mà thuộc về lưu trữ quốc gia. Như vậy, công
chứng viên là người quản giữ các tư liệu đó. Nhiệm vụ này cũng xuất phát từ chức năng dịch vụ công của
công chứng.
Công chứng viên có nghĩa vụ tuân thủ biểu giá về thù lao (lệ phí công chứng) đã được ấn định, không
thể tự ý tăng, giảm thù lao. Thực vậy, chế độ tự do mặc cả về thù lao không phù hợp với chế độ dịch vụ công
vì nếu theo chế độ tự do lệ phí thì CCV có quyền từ chối nhận văn bản khi thấy tiền thù lao nhận được từ văn
bản đó không thoả đáng. ở một số nước mà công chứng viên có thể thương lượng hợp đồng với khách hàng,
thì có thể nảy sinh hiện tượng dùng tiền để móc ngoặc với nhau, điều này cũng hoàn toàn trái với chế độ dịch
vụ công.
Theo quy định của pháp luật hoặc theo sự tự nguyện của khách hàng, công chứng viên đem laị
cho các văn bản và hợp đồng một tính đích thực, có giá trị như văn bản do các cơ quan công quyền khác
cấp, đảm bảo cho các hợp đồng một sự an toàn trong mọi tình huống, hạn chế được đến mức thấp nhất
những tranh chấp dân sự, làm giảm bớt gánh nặng quá tải về xét xử của các Toà án. Công chứng viên giữ
vai trò quan trọng để đảm bảo trật tự pháp lý, đó là vai trò bổ trợ tư pháp như một thẩm phán về hợp


19
đồng, nhằm phòng ngừa tranh chấp. Chính vai trò mang tính chất phòng ngừa này của công chứng viên là
một ưu điểm trong hệ thống luật Châu âu lục địa so với hệ thống luật Anh-Mỹ.
Công chứng viên không chỉ là người có đủ tinh thông về kỹ thuật mà còn có sự thanh khiết về
đạo đức. Sự trong sáng về đạo đức đòi hỏi ở họ không chỉ lòng trung thực mà cả thái độ công minh, vô tư,
sự tôn trọng triệt để các bí mật được biết, lòng can đảm để dám chịu trách nhiệm khi đặt bút ký và đóng
dấu.
Ngành công chứng kiểu la tinh nhân danh Nhà nước để thực hiện một nhiệm vụ vì lợi ích chung,
đó là công chứng các hợp đồng được giao kết giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội: cá nhân, doanh
nghiệp, tập đoàn. Các cơ quan tự quản công chứng được tổ chức theo thể thức trật tự thứ bậc: một cơ
quan cấp quốc gia (Hội đồng công chứng quốc gia hay Hội đồng công chứng tối cao) và các cơ quan cấp
địa phương (các Hội đồng cấp tỉnh hay các Hội đồng cấp vùng).
Công chứng viên phải tuân thủ một mức phí bắt buộc. Đối với những văn bản được dành riêng cho
hoạt động của công chứng viên, cả công chứng viên và khách hàng phải tôn trọng mức phí do các cơ quan

nhà nước định ra. Mức phí này có chức năng phân phối lại và tạo điều kiện thuận lợi cho những người
nghèo tiếp cận pháp luật trong các vụ việc không có tranh chấp. Công chứng viên chỉ có quyền hưởng
khoản thù lao này khi văn bản được chứng thực được hợp thức hóa. Công chứng viên phải lập văn bản dù
cho đó là vụ việc có giá trị rất nhỏ, tiền lệ phí ít, đó là một nghĩa vụ gắn chặt với nhiệm vụ vì lợi ích công
của họ.
Hoạt động của Công chứng la tinh được Nhà nước kiểm tra chặt chẽ. Mọi hoạt động được đặt dưới
sự kiểm tra của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương. Sự thanh tra về kế toán và các văn bản đã
soạn thảo thường xuyên diễn ra, xuất phát từ các tổ chức nghề nghiệp hay các cơ quan xét xử tư pháp.
Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật hay thiếu sót, các chế tài có thể được áp dụng: đó là khiển
trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ hoặc bị cách chức.
Ngành công chứng kiểu la tinh là một chế định phục vụ công dân. Vai trò của công chứng viên là đa
dạng: thông báo cho công dân về các đạo luật hiện hành và giải thích cho họ hệ quả của các đạo luật đó;
đảm bảo sự áp dụng pháp luật; đảm bảo rằng các bên tham gia giao dịch đã hiểu rõ giá trị của cam kết của
họ; kiểm tra xem họ có được tự do ý chí hay không; chứng thực các văn bản đi kèm; đưa ra những lời
khuyên vô tư và khách quan cho tất cả các bên tham gia hợp đồng để đảm bảo sự cân bằng của giữa các
bên.
3. Những ưu điểm hiển nhiên và một số nhược điểm
Khi nghiên cứu công chứng của các nước trong hệ La tinh, chúng ta có thể thấy rõ những ưu điểm
so với công chứng của các hệ thống khác:


Hệ thống công chứng la tinh cho phép có được các hợp đồng tổng hợp, bằng việc
thường xuyên viện dẫn các văn bản có thể áp dụng. Để khẳng định tính xác thực của văn bản,
công chứng viên phải kiểm tra không chỉ nhân thân khách hàng, mà cả hiện trạng pháp lý của
tài sản-đối tượng của hợp đồng cho dù nó đã được công bố như thế nào.



Tính hình thức là người bảo vệ cho ý chí của cá nhân. Nó đảm bảo sự tự do ý chí. Công
chứng là một hoạt động mang tính lễ nghi phải trải qua một loạt thể thức. Trước và sau khi



20
văn bản được ký, công chứng viên bắt buộc phải hoàn thành các thủ tục hành chính do pháp
luật quy định.


Sự hiện diện của một người chuyên nghiệp có trình độ, được Nhà nước giao nhiệm vụ
công chứng các hợp đồng và đảm bảo sự an toàn pháp lý, là sự bảo vệ đối với những người
giao kết hợp đồng. Chính công chứng viên, người được chọn ra từ những ứng cử viên tốt
nhất, có những hiểu biết pháp lý sâu sắc và kinh nghiệm nghề nghiệp.



Công chứng viên cũng đại diện cho một yếu tố cơ bản của pháp luật đảm bảo trật tự
pháp lý, với tư cách là một bộ phận hỗ trợ pháp luật đảm nhiệm vai trò của một “quan tòa xét
xử tự nguyện” giúp tránh xảy ra các tranh chấp.



Việc tìm kiếm sự cân bằng của các cam kết và ý chí đích thực của các bên giúp tránh
xảy ra các tranh chấp. Trật tự pháp lý là một quyền ưu tiên. Công chứng la tinh công nhận ưu
thế của chứng cứ viết và giao cho các bộ luật và các đạo luật nhiệm vụ định ra các khuôn khổ
pháp lý để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng.



Việc giải quyết một vụ kiện luôn dựa vào sự áp dụng và giải thích pháp luật, không
nhất thiết phụ thuộc vào ý kiến của thẩm phán về hồ sơ và vào sự lựa chọn của thẩm phán
giữa “các tiền lệ đa dạng”.


Tuy có những ưu điểm cơ bản, nhưng hệ thống công chứng La tinh vẫn bộc lộ một số nhược điểm,
cụ thể là:


Tính hình thức của hệ thống pháp lý luật viết có thể là nguồn gốc của những sự rắc rối và
chậm trễ. Pháp luật yêu cầu công chứng viên và khách hàng hoàn thành các thủ tục, thể thức
và tính hợp pháp. Điều đó cần thời gian và nhân lực để thực hiện một loạt hành vi: xác định
nhân thân của khách hàng, kiểm tra hiện trạng pháp lý của tài sản, trưng cầu giám định.



Đôi khi hệ thống công chứng la tinh khó phù hợp với sự thực dụng và mềm dẻo mà luật kinh
doanh cần phải có. Vì công việc quá kỹ càng trong thời gian dài để đạt đến sự đích thực của
một hợp đồng, các doanh nhân có thể mất đi cơ hội trong môi trường thương mại hoặc kinh
doanh.



Thể chế công chứng la tinh phát triển khó khăn và chậm chạp hơn các hệ thống công chứng
khác.

4. Liên đoàn công chứng la tinh quốc tế
Liên đoàn công chứng la tinh quốc tế (U.I.N.L.) là một tổ chức phi Chính phủ, được thành lập để
cổ vũ, hợp tác và phát triển hoạt động công chứng trên phạm vi quốc tế, nhằm phối hợp chặt chẽ giữa
công chứng viên của các nước thành viên, bảo đảm uy tín và tính độc lập, đem lại sự phục vụ tốt nhất cho
các cá nhân và cộng đồng. Liên đoàn là người đại diện cho sự thống nhất về ý chí và tổ chức của công
chứng theo hệ La tinh bên cạnh các tổ chức quốc tế như Hội đồng Châu âu, ONU, UNESCO, OMC,
UNIDROIT, Toà án LAHAY... , đại diện cho các chuyên gia về hợp đồng, các nhà tư vấn độc lập và
không thiên vị, những người thừa uỷ quyền của Nhà nước đem lại cho các hợp đồng tính đích thực, sự an

toàn pháp lý và quyền tự do giao kết.


21
Tại Đại hội lần thứ nhất, khai mạc ngày 2/10/1948, Liên đoàn được thành lập theo sáng kiến của
ông Hôxenegri, Chủ tịch Hội đồng công chứng thành phố Buenos Aires - thủ đô của Ac-hen-ti-na. Sau đó,
Đại hội đồng đã quyết định trụ sở của Liên đoàn đặt tại thành phố Nam Mỹ này.
Liên đoàn công chứng la tinh quốc tế tập hợp công chứng các nước thành viên với những mục
đích như: đại diện quyền lợi cho công chứng của các nước hệ La tinh bên cạnh các tổ chức quốc tế khác ;
hợp tác và tham gia vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế ; hợp tác với các cơ quan của từng nước
thành viên, trong đó có các cơ quan quản lý công chứng ; nghiên cứu về pháp luật trong lĩnh vực công
chứng, hợp tác với các lĩnh vực khác để tạo ra sự đồng bộ, thống nhất về luật pháp ; tuyên truyền những
nguyên tắc chiểu theo mô hình La tinh ; tổ chức đại hội thường kỳ của Liên đoàn, bảo trợ các hội nghị,
đại hội công chứng trong khu vực hoặc ở từng nước ; nghiên cứu, hệ thống hoa và pháp điển hóa văn bản
pháp luật về công chứng ; thành lập ra những văn Phòng Công chứng kết nghĩa giữa các nước thành
viên ; xuất bản tờ tạp chí của Liên đoàn .
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Liên đoàn là thiết lập, duy trì quan hệ với công
chứng đang phát triển ở một số nước, với các công chứng viên của những nước chưa có thể chế công
chứng, nhằm giúp đỡ, hợp tác về mặt tổ chức để chuẩn bị những điều kiện gia nhập Liên đoàn. Đồng thời,
Liên đoàn có quan hệ với các tổ chức, cơ quan của những nước không có hệ thống pháp luật kiểu la tinh
để cùng hợp tác vì những lợi ích chung.
Công chứng các nước thành viên của Liên đoàn đều thừa nhận hệ thống pháp luật La mã và khác
biệt với công chứng ở các hệ thống khác ở tính chất nghề nghiệp. Những văn bản công chứng do những
nhà chuyên nghiệp (công chứng viên) thực hiện mang lại một giá trị chứng cứ và hiệu lực thi hành ngay
như một phán quyết của toà án. Công chứng viên-người lưu giữ văn bản công chứng-có thẩm quyền cấp
các bản sao công chứng có giá trị như bản gốc đang được lưu giữ. Liên đoàn công chứng la tinh quốc tế
và tất cả các thành viên của mình đang nỗ lực vượt bậc với một lý tưởng chung phục vụ sự phát triển của
hệ thống La tinh, tạo ra sự hài hoà giữa công chứng các nước có bề dày kinh nghiệm với các công chứng
còn non trẻ thông qua hệ thống thông tin hiện đại và công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Khi mới thành lập, Liên đoàn chỉ có 20 nước tham gia, đến nay số thành viên đã lên tới 71 nước ở

khắp các châu lục bao gồm : An-ba-ni, Liên bang Đức, Ac-hen-ti-na, Áo, Bỉ, Bê-nanh, Bô-li-vi-a, Brasil,
Bur-ki-na-Pha-xô, Ca-mơ-run, Quê-bec-(Canada), Trung-Phi, Chi-lê, Trung Quốc, Co-lôm-bia, Công-gô,
Costa-Ri-ca, Bờ Biển Ngà, Croa-ti-a, Cu-ba, Do-mi-ni-ca, San-va-do, E-qua-tơ, Tây-Ban-Nha , Estô-ni-a,
Pháp, Mác-xê-do-ni-a, Ga-bông, Hy Lạp, Gua-tê-ma-la, Ghi-nê, Haùti, Hon-du-ras, Hung-ga-ri,
Indonộsie, I-ta-li-a, Nhật Bản, Lét-tô-ni, Li-tu-a-ni, Luân đôn (Anh), Louisiane (Hoa kỳ), Luxembourg,
Ma-li, Malte, Ma-rốc, Mê-hi-cô, Mon-da-vi, Mô-na-cô, Ni-ca-ra-goa, Ni-gê, Pa-na-ma, Pa-ra-guay, Hà
Lan, Pê-ru, Ba Lan, Porto-Rico, Bồ Đào Nha, Ru-ma-ni, Liên bang Nga, Saint-Marin, Sê-nê-gan, Slô-vaqui-a, Slô-vê-ni-a, Thuỵ Sỹ, Tchad, Cộng hoà Séc, Tô-gô, Thổ Nhĩ Kỳ, U-ru-guay, Va-ti-căng, Vê-nê-zuê-la. Trong số đó có 19 thành viên mới được kết nạp trong vòng 10 năm gần đây. Các nước thành viên
chủ yếu tập trung ở châu Âu, châu Mỹ La tinh, các nước thuộc địa cũ của Pháp ở Châu Phi. Riêng ở Bắc
Mỹ chỉ có hai thành viên là vùng Quê-beck của Canada và bang Luisane của Hoa Kỳ; ở Châu Á có 3
nước tham gia là Nhật bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
Hội đồng thường trực đã quyết định tổ chức ở La Habana nhiều cuộc hội thảo để bàn về việc công
chứng Cuba sẽ tái nhập Liên đoàn sau gần 50 năm vắng bóng. Hiện nay, Uỷ ban hợp tác quốc tế đang có


22
mối liên hệ và giúp đỡ công chứng của các nước như : Hoa kỳ (Bang Caliphornia, Bang Texas ), An-gêrie, Bê-la-ru-si-a, U-krai-na, Co-lom-bi-a, Ma-da-gas-ca, Nam Phi, Iran, In-do-nê-sia, Hàn Quốc, CămPu-Chia, Lào, Việt Nam ... thực hiện cải cách hướng theo mô hình công chứng La tinh..
5. Hiệp hội công chứng khối Pháp ngữ
Hiệp hội Công chứng khối Pháp ngữ được thành lập ngày 17 tháng 3 năm 1992 tại Paris giữa
Công chứng các nước trong khối Pháp ngữ theo sáng kiến của Bộ trưởng Pháp phụ trách khối Pháp ngữ.
Khi mới thành lập, Hiệp hội Công chứng khối Pháp ngữ có 34 thành viên, trong đó có 16 thành
viên là tổ chức, đó là Hội đồng Công chứng tối cao (hoặc Hội đồng công chứng quốc gia) của Pháp, Bỉ,
Lúch-xăm-bua, Thụy sỹ, Quê-bec của Canada, Ma-rốc, Sê-nê-gal, Bê-nanh, Tô-gô, Buốc-ki-na- Fa-xo,
Ga-bông, Ca-mơ-run, Công-gô- Bra-sa-vin, Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Trung Phi và Ma-li, và có 18 thành
viên là cá nhân. Cho tới nay, Hiệp hội đã có 42 thành viên, trong đó có 19 thành viên là tổ chức công
chứng và 23 thành viên là các cá nhân công chứng viên.
Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội là phát triển mối quan hệ giữa Công chứng của các nước thuộc
khối Pháp ngữ và một số Công chứng của các nước có quan hệ với Công chứng Pháp, cùng khai thác
chung những nguồn phương tiện vật chất và con người, đồng thời trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp giữa
các thành viên, giữ gìn vị thế của Công chứng khối Pháp ngữ trong quan hệ với các tổ chức quốc tế khác.
Hiệp hội Công chứng Khối Pháp ngữ không chỉ hoạt động trong phạm vi các nước sử dụng tiếng Pháp mà

nó còn là một phương tiện hợp tác trong lĩnh vực pháp luật, là ngôi nhà chung để tập hợp, trao đổi kinh
nghiệm, đoàn kết hữu nghị góp phần xứng đáng vào hoạt động dân chủ quốc tế.
Các hoạt động chính của Hiệp hội Công chứng khối Pháp ngữ là hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo, thực
tập nghề, ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động công chứng; tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, xây
dựng niên giám các Công chứng thành viên; phát hành Bản tin Công chứng; thành lập trạm Internet
(trang WEB chủ) của Hiệp hội .
Hội đồng quản trị của Hiệp hội đã họp tại thành phố Dophine ngày 26-5-2003 và nhất trí thông
qua việc đồng ý trên nguyên tắc sẽ nhận đơn xin gia nhập Hiệp hội của Công chứng Việt Nam. Ngày 2108-2003, Bộ Tư pháp nhận được Công thư của Hội đồng công chứng tối cao Pháp trong đó thông tin rằng
Hiệp hội công chứng khối Pháp ngữ do Ông Jean-Paul DECORPS làm Chủ tịch, đã đồng ý trên nguyên
tắc sẵn sàng nhận đơn xin gia nhập Hiệp hội của Công chứng Việt Nam và đồng thời đã cung cấp bản
Điều lệ và các tài liệu liên quan để Bộ Tư pháp nghiên cứu, xem xét và làm các thủ tục hành chính trình
các cấp có thẩm quyền.
Đây là một tổ chức phi Chính phủ có mục đích hoạt động thiết thực, hợp tác, giúp đỡ công chứng
các nước đang phát triển. Do vậy, Công chứng Việt Nam cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết, hoàn thành
các thủ tục hành chính để xin phép tham gia tổ chức quốc tế này vì Việt Nam là thành viên đầy đủ của
Cộng đồng khối Pháp ngữ.
MỤC II: CÔNG CHỨNG PHÁP LÀ MỘT ĐIỂN HÌNH MẪU VỀ HÀNH NGHỀ TỰ DO
THEO MÔ HÌNH CÔNG CHỨNG LA TINH
A.Thế chế công chứng Pháp
Ở Pháp, Công chứng là một nghề đã có từ thế kỷ XII, nó trải qua sự thăng trầm của nhiều chế độ
khác nhau, qua nhiều cuộc cách mạng và chiến tranh. Công chứng hiện đại của Pháp đã có 2 thế kỷ phát


23
triển. Ngày 16-3-1803, Chính thể Bonaparte đã cho ra đời luật Ventose, đây là đạo luật đầu tiên của Pháp
về tổ chức và hoạt động mang tính kỹ thuật cao mà một số điều khoản cơ bản của nó vẫn còn hiệu lực đến
ngày nay. Sau đó, Luật này được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh cải cách công chứng năm 1945 và nhiều
Pháp lệnh khác .
Hiện nay, công chứng chiếm vị trí hàng đầu trong số các nghề luật ở Pháp, doanh thu của ngành
Công chứng đạt 4,5 tỷ ER mỗi năm chiếm khoảng 45% tổng số doanh thu của các nghề luật (Luật sư, tư

vấn, thừa phát lại, bán đấu giá...). Hiện có hơn 8000 công chứng viên trong đó có khoảng gần 1200 công
chứng viên nữ, sử dụng hơn 43.000 nhân viên, nghĩa là có tất cả hơn 51.000 người làm việc trong ngành
công chứng so với 32.000 trong ngành luật sư và 17.000 trong ngành tư vấn pháp luật. Có khoảng gần
4.550 Phòng Công chứng được phân bố trên khắp lãnh thổ và gần 60% công chứng viên hành nghề trong
các Hiệp hội nghề nghiệp dân sự. Hoạt động công chứng chủ yếu trong lĩnh vực Luật bất động sản, Luật
hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, nó phát triển khá mạnh trong lĩnh vực luật kinh doanh,
tư vấn pháp luật.
1. Công chứng viên
Công chứng viên ở Pháp vừa là viên chức hoạt động nhân danh Nhà nước, vừa là thành viên của
nghề tự do, có nghĩa là người làm dịch vụ, người tư vấn đáng tin cậy của cá nhân, công ty và tổ chức.
Công chứng viên là viên chức công có nhiệm vụ đem lại tính đích thực cho các văn bản và hợp đồng của
cá nhân, tổ chức. Công chứng viên chịu trách nhiệm cá nhân và thực hiện chức năng của mình một cách
độc lập trong khuôn khổ một nghề tự do.
Công chứng viên Pháp có 2 tính chất cơ bản:


Công chứng viên là viên chức công (uỷ viên công quyền), đem lại cho khách hàng một sự an
toàn trong các quan hệ về hợp đồng, đem lại một tính đích thực cho các văn bản do mình lập,
có giá trị như những văn bản do các công lại khác lập.



Công chứng viên là người làm nghề tự do, hoạt động bằng nguồn kinh phí tư nhân, thiết lập
với khách hàng những quan hệ riêng và bảo đảm cho hoạt động của Phòng Công chứng có
hiệu quả và sự đa dạng hoá hoạt động của mình.

Khái niệm viên chức công đã được xác định ở Điều 1 Pháp lệnh ngày 2 tháng 9 năm 1945, lấy lại
gần như nguyên văn định nghĩa trong luật 25 Ventose năm 1803:
Công chứng viên là viên chức công (officier public) được Nhà nước bổ nhiệm để lập văn bản và
hợp đồng do pháp luật quy định phải công chứng hoặc do khách hàng tự nguyện yêu cầu, đem lại tính

đích thực cho các văn bản và hợp đồng đó, có giá trị như văn bản của cơ quan công quyền để đảm bảo
chính xác về ngày tháng, lưu trữ lâu dài và cấp các bản sao công chứng từ bản gốc.
Với tư cách là người đem lại tính đích thực cho văn bản, đem lại một hiệu lực chấp hành riêng
biệt, công chứng viên có nhiệm vụ rất nặng nề trong hệ thống các tổ chức hoạt động về luật pháp của
Pháp. Công chứng viên là những người tư vấn cho các bên do luật quy định và các bên có nghĩa vụ tin
tưởng vào công chứng viên. Công chứng viên không chỉ đem lại tính đích thực cho văn bản và hợp đồng,
với niềm tin và căn cứ vững chắc, luật pháp đã giao cho họ một vai trò xứng đáng hơn, cao hơn cả, đó là
vai trò của một người được coi là vô tư đáng tin cậy của các bên.
2.Văn bản công chứng


24
Nhiệm vụ của công chứng viên là đem lại tính đích thực cho các văn bản và các hợp đồng của các
bên. Nhiệm vụ này rất quan trọng bởi lẽ, văn bản công chứng bảo đảm cho các dịch vụ một sự an toàn
pháp lý, tạo nên một phương tiện làm bằng chứng có hiệu quả và một trình tự chặt chẽ về lưu giữ các văn
bản.
Hiệu lực của văn bản công chứng tất nhiên đòi hỏi các quy định về thể thức phải được đặt ra và
tôn trọng. Vì vậy, mọi công chứng viên, thư ký công chứng và những người đang dự tuyển công chứng
viên cần phải nắm chắc các quy định đó.
Những ưu điểm của văn bản công chứng không chỉ nhận thấy ở giá trị pháp lý mà pháp luật thừa
nhận như những văn bản công, mà còn được thể hiện rõ ở chỗ văn bản đó được lập trước mặt công chứng
viên, người chịu trách nhiệm cá nhân về tính đích thực và hiệu lực của nó.
Văn bản công chứng có hai tính chất cơ bản, đó là:
Sự chính xác về ngày tháng, địa điểm : Các văn bản công chứng đem lại một niềm tin chắc
chắn về ngày tháng đối với các bên khách hàng, đối với một người thứ ba, vì các văn bản sau khi
ký nhận đều được xác định đúng thời gian, địa điểm, được ghi vào sổ cập nhật và sổ lưu danh
mục công chứng, do vậy, ngày tháng ký công chứng không thể bị đánh tráo hoặc thay đổi sớm lên
hay lùi lại.



Có giá trị chứng cứ và hiệu lực chấp hành như một phán quyết của toà án: Ngay sau khi thực
hiện công chứng, văn bản công chứng đã có hiệu lực thi hành ngay gần như là tuyệt đối. Đó là
điểm cốt lõi của tính đích thực, chỉ có văn bản công chứng mới có được, văn bản công chứng
được coi như một phán quyết của quan toà. Công chứng viên đóng vai trò của một người đã tuyên
thệ với những lời thề rất thiêng liêng, cao thượng, nên không thể có những nghi ngờ về sự thiếu
trung thực hoặc có những điều khoản mờ ám trong một giao kết. Công chứng viên đã phải đi sâu
vào một quá trình làm việc căng thẳng, nặng nề để tránh những sai sót cho dù là nhỏ nhất. Do
vậy, một văn bản công chứng khó có thể bị phản bác, trong khi đó những điều khoản của một hợp
đồng được ký dưới hình thức tư chứng thư dễ bị bác bỏ trước toà.


B. Lĩnh vực hoạt động
Khó mà liệt kể hết những hoạt động công chứng, bởi lẽ, ngày nay nhu cầu của nhân dân rất đa
dạng và phong phú. Pháp luật chỉ quy định có tính nguyên tắc về phạm vi các việc công chứng, để từ đó
công chứng viên bằng sự tinh vi, sáng suốt và nội tâm nghề nghiệp mà chấp nhận thực hiện hoặc từ chối
mỗi yêu cầu của khách hàng (xác định mục đích sử dụng có trái pháp luật, trái với tập quán tốt lành và
gây hại cho người thứ ba hoặc cho cho cộng đồng, cho Nhà nước hay không).
Bốn lĩnh vực lớn bao trùm hoạt động công chứng:
1. Lĩnh vực luật gia đìnhvà thừa kế
Đây là lĩnh vực hoạt động mang tính truyền thống của công chứng Pháp, càng ngày càng thường
xuyên hơn, phức tạp hơn. Mọi vấn đề liên quan đến gia sản, cho dù quan trọng nhiều hay ít, đều có thể có
vai trò của công chứng viên để xác nhận hoặc quyền sở hữu tài sản, hoặc là sự quản lý tài sản (hợp đồng
thuê nhà, thuê đất, thuê máy móc thiết bị, định giá tài sản, kê khai, thu nhập...) hoặc việc định đoạt tài sản
đó (mua bán, tặng cho, di chức, chia thừa kế...)


25
Ở pháp, công chứng viên là chuyên gia về hôn nhân và gia đình: lập hôn ước, thay đổi chế độ tài
sản trong hôn nhân, chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn hoặc sau khi chết. Công chứng viên đưa
ra lời khuyên về cơ chế quản lý gia sản, đồng thời là người trọng tài trung gian hỗ trợ cho nhiều chủ đề

khác nhau trong luật gia đình và thừa kế. Ngoài ra công chứng viên còn có vai trò giải quyết những vấn
đề pháp lý khác như công nhận con ngoài giá thú, nuôi con, đỡ đầu...
Công chứng viên là người dự báo trước những vấn đề liên quan đến gia đình, để đưa ra lời khuyên
thích hợp và hữu ích cho đương sự, bởi vì sự phát triển của phong tục tập quán và luật gia đình ở Cộng
hoà Pháp đang có những biến chuyển mới.
2. Lĩnh vực luật bất động sản
Luật về bất động sản là lĩnh vực hoạt động quan trọng thứ hai của ngành công chứng. Đây là một
lĩnh vực rất rộng lớn. Công chứng viên được khách hàng yêu cầu ở mọi mức độ của hoạt động về bất
động sản. Đối với lĩnh vực xây dựng thì công chứng viên là một chuyên gia đứng bên cạnh việc mua bán
đất đai, bên cạnh các công ty môi giới bất động sản hoặc hội điền địa đô thị. Đối với việc kinh doanh bất
động sản, công chứng viên tạo nên căn cứ về sở hữu, làm môi giới để người mua và người bán gặp nhau,
lập hợp đồng mua bán thông qua tín dụng. Ngoài ra, công chứng viên còn tham gia vào việc quản lý bất
động sản, họ chỉ dẫn cho đương sự biết về trị giá của đất đai và nhà cửa thông qua những chuyên gia
giám định theo mặt bằng giá thị trường.
3. Lĩnh vực luật kinh doanh
Trong lĩnh vực này, luật pháp chỉ quy định một việc công chứng bắt buộc là chứng nhận việc khai
vốn để thành lập công ty. Tuy nhiên, trong thực tế, công chứng viên đã tiến hành nhiều hoạt động khác do
đương sự yêu cầu: chứng nhận việc thành lập các tổ chức xã hội, lập các hợp đồng lao động, hợp đồng
thương mại, hợp đồng cho thuê, tăng vốn điều lệ, nhượng vốn kinh doanh, giải thể một công ty, ... Một số
công ty nhỏ thậm chí còn yêu cầu công chứng viên tư vấn cho việc tổ chức một phiên họp đại hội đồng
hoặc lập một biên bản cuộc họp.
Nói chung, công chứng viên tham gia vào luật kinh doanh ở cả hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.
Tuy nhiên, các yêu cầu ở lĩnh vực nông nghiệp có phần nhiều hơn, bởi vì, ở một số công ty công nghiệp
lớn, họ có những trợ lý luật riêng, trong khi đó, các công ty nông nghiệp có quy mô nhỏ hơn.
4. Lĩnh vực tư vấn
Tư vấn pháp luật dần dần đã trở thành một hoạt động cơ bản của công chứng viên. Ngay từ khi
ban hành luật Ventose, công chứng viên đã phải là người đưa ra lời khuyên vô tư cho các bên và làm cho
các bên hiểu rõ ý nghĩa và hậu quả pháp lý của hợp đồng. Tòa án đã nhanh chóng xác định nội dung của
nhiệm vụ này và trong những thập kỷ qua đã quy định phạm vi khá rộng lớn của nhiệm vụ đưa ra lời
khuyên vô tư. Như vậy công chứng viên không thể chỉ thụ động ghi nhận ý chí của các bên, mà còn phải

hỗ trợ cho các bên để họ hình thành ý chí lựa chọn thể thức và quyết định cho hợp đồng của họ.
Tư vấn là việc phân tích những thông tin và phương tiện pháp lý cần thiết để đạt được một mục
đích nhất định. Đó là sự kiểm tra kết quả của một tình huống, kiểm tra và đánh giá các khoản thuế, từ đó
đưa ra lời khuyên cho các đương sự để họ đi đến một sự lựa chọn.
D. Bộ máy quản lý


×