Một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ
nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong
bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
I. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới.
Sự phát triển trong thời gian tới (10 năm) sẽ theo hướng tăng tốc,
hiện đại, chất lượng, hiệu quả và bền vững như trong quan điểm phát
triển chiến lược đã đề cập.
Theo các nghiên cứu đều có chung một dự báo là: sau 10 năm
nữa đên năm 2020, tổng GDP sẽ gấp khoảng 2,5 – 3 lần so với năm
2010, với sự đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP sẽ là: tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ trong GDP không thấp hơn 90%; trong đó công
nghiệp khoảng 40 – 45%, nông nghiệp không lớn hơn 10%
Sự phát triển đồng đều, có chất lượng của các lĩnh vực kinh tế
đều có sự tác động của các yếu tố tích cực từ bối cảnh kinh tế quốc tế và
từ nội bộ nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại và hợp lý sẽ
được hình thành; phát huy được thế mạnh của đất nước, từng bước sẽ
vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.
Trong lĩnh vực công nghiệp theo xu hướng phát triển của khoa
học và công nghệ trên thế giới, các ngành công nghiệp hiện đại sẽ từng
bước thay thế các ngành công nghiệp truyền thống, đặc biệt là trong các
lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật
liệu mới, công nghệ thông tin…Các ngành công nghiệp hướng về xuất
khẩu, đặc biệt là ngành điện tử, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm,
thuỷ hải sản sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh. Đặc biệt các ngành
công nghệ cao sẽ trở thành những ngành mũi nhọn, thu hút được nhiều
vốn đầu tư trong tương lai. Tỷ trọng sản lượng công nghiệp được sản
Trương Thị Hồng 1 Lớp KTPT47B
xuất theo công nghệ hiện đại sẽ có cơ hội tăng lên, các ngành công
nghiệp phụ trợ sẽ có điều kiện phát triển và phát huy tác dụng.
Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn sẽ cải tiến các phương thức canh tác, đưa các giải pháp về kỹ thuật,
tổ chức sản xuất và công nghệ mới vào sản xuất hàng hóa lớn phổ biến,
có chất lượng…
Trong lĩnh vực dịch vụ sẽ có thêm nhiều loại hình dich vụ mới
trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm với chất lượng cao,
liên thông, kết nối với các ngành dịch vụ của các nước trong khu vực và
thế giới. Ngành dịch vụ Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh, đa dạng về sản
phẩm, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong
giai đoạn 2011 – 2020.
Mục tiêu đên năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Theo nhiều quan điểm và theo kinh nghiệm
của các nước để đạt được nhiều mục tiêu phát triển đã đặt ra thì tốc độ
tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới phải đạt đến 9%, 10%
thậm chí đạt trên 10%.
Theo thông tin trong báo cáo vừa công bố có tên "Foresight
2020" (Dự báo năm 2020) do Economist Intelligence Unit (EIU), cơ
qua chuyên đưa ra các phân tích dự báo kinh tế toàn cầu. EIU dự báo
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2020
đạt 7% so với mức trung bình của thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc
với 7,8%, với mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7% trong những năm
tới VN tiếp tục đứng thứ 2 thế giới.
Nhưng trong bản báo cáo dày gần 100 trang, EIU dự báo tốc độ
tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 bị
sụt giảm đáng kể chỉ con 4,6%. Vì sự sụt giảm của giai đoạn 2011 –
Trương Thị Hồng 2 Lớp KTPT47B
2020, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam trong 15 năm
tới chỉ đạt 5,4%, dù vẫn cao hơn mức trung bình ở một khu vực năng
động nhất thế giới là Châu Á (4,9%) nhưng lại đứng sau Trung Quốc
(6%), Ấn Độ (5,9%)
Dù kinh tế Việt Nam và một số nước tăng trưởng chậm lại sau
năm 2010, nhưng báo cáo của EIU khẳng định mức phát triển trung
bình gần 6% trong 15 năm tới vẫn rất ấn tượng.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Việt
Nam nêu ra ba nhóm tiêu chí mà nền kinh tế VN hướng tới năm 2020
như sau:
- Nhóm 1: gồm các tiêu chí về tăng trưởng vĩ mô. Các tiêu chí này
phản ánh trình độ công nghiệp hóa của một nước.
- Nhóm 2: gồm các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội.
Tiêu chí này cũng góp một phần vào việc xác định mức tăng GDP bình
quân đầu người.
- Nhóm 3: gồm các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc
tế.
Từ các nhóm tiêu chí trên càn đề ra các tiêu chí định lượng cần
đạt tới vào năm 2020. Để Việt Nam có vị thế nhất định trong khu vực,
GDP của nước ta phải đạt mức trung bình của 4 nước có GDP cao nhất
hiện nay trong ASEAN là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia
và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm phải ở mức
hai con số.
Theo một số tài liệu nghiên cứu tin cậy, tiêu chí định lượng mà
VN cần và có thể đạt được vào năm 2020 như sau: GDP 180 – 200 tỷ
USD. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2011 – 2020 là 9,2 –
Trương Thị Hồng 3 Lớp KTPT47B
10%. GDP bình quân đầu người: 1.800 – 2000 USD. Tốc độ tăng
trưởng bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006 – 2020 là 7,9 – 8,6%.
II. Phương hướng tăng cường phát triển khoa học công nghệ.
1. Xu hướng phát triển Khoa học công nghệ thế giới.
Xu hướng phát triển chung của thế giới trong hiệ tại và tương lai
là hướng đến nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học kỹ thuật là lực
lượng sản xuất trực tiếp. Chúng ta cần ý thức sâu sắc trước kinh nghiệm
về sự phát triển của một số nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc cho thấy các nước đều phát triển những ngành kinh
tế chiến lược có hàm lượng chất xám, công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Ngành điện tử (ĐT), tin học (TH), tự động hóa (TĐH) với thị
trường xấp xỉ 1000 USD/năm ngày nay đã trở thành một tiềm lực kinh
tế ở nhiều nước trên thế giới, đã trở thành cơ sở hạ tầng, hiện đại và
mềm dẻo của các nước, đang trở thành nền tảng của kinh tế, an ninh,
quốc phòng của mỗi đất nước và khối liên minh. Đây là ngành có tính
năng động cao, thay đổi nhanh, đòi hỏi tính cạnh tranh cao.
1. Khuynh hướng đối với những nước phát triển:
Có hai khuynh hướng chính:
- Nghiên cứu thiết bị, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất hàng
loạt và đưa ra thiết bị mới, tính năng cao, giá rẻ, có tính cạnh tranh cao.
Những sản phẩm ĐT, TH,TĐH phổ biến có giá trị sản xuất không cao
song với số lượng sử dụng vô cùng lớn có thể đem lại tổng giá trị sản
xuất khổng lồ. Xu hướng đổi mới công nghệ, tự động hóa sản xuất,
nghiên cứu thiết kế các sản phẩm số đông mới, cho phép tăng giá trị sản
xuất trong miền sản phẩm này.
- Đầu tư vào mảng công nghệ cao, có hàm lượng chất xám cao,
phục vụ các hoạt động mạng viễn thông toàn cầu, hệ thống tích hợp lớn,
Trương Thị Hồng 4 Lớp KTPT47B
tự động hóa sản xuất,… các chương trình chiến lược điện tử của Mỹ,
EU, Nhật cho đến năm 2010 đều tập trung để cho ra đời các linh kiện
bán dẫn có độ tích hợp siêu lớn để chế tạo những thiết bị tích hợp cao,
tốc độ cực lớn, đa chức năng.
Việc phát triển công nghệ tự động hóa dựa trên những thành tựu
tiên tiến của khoa học kỹ thuật và công nghệ từ những năm 70 đã mở ra
hướng đầu tư theo chiều sâu, làm thay đổi bộ mặt của nền sản xuất thế
giới. Việc đầu tư chiều sâu để tăng hàm lượng nghiên cứu và triển khai
(R&D) cho phép hình thành các hướng kỹ thuật công nghệ cao không
chỉ làm tăng năng suất đơn thuần mà quan trọng hơn là tạo các sản
phẩm chất lượng cao. Sáu ngành công nghệ cao hiện nay với hàm lượng
R&D xấp xỉ 11.4% được xác định gồm: Công nghệ hàng không vũ trụ;
tin học và thiết bị văn phòng; Điện tử và cấu kiện điện tử; Dược phẩm;
Chế tạo khí cụ; Chế tạo thiết bị điện. Việc đầu tư công nghệ cao thực tế
đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho các nước công nghiệp phát triển.
Vì vậy có một xu hướng hiện nay là các nước phát triển chuyển giao
cho các nước đang phát triển sản xuất các mặt hàng có công nghệ không
phức tạp và lãi suất không cao, khi tận dụng ưu thế nhân công rẻ ở
những nước này. Các nước phát triển qua đó được giải phóng để tập
trung phát triển các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao, lãi suất lớn.
2. Khuynh hướng đối với những nước đang phát triển.
Xu hướng tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất một số mặt
hàng được giải phóng từ các nước phát triển. Đầu tư nước ngoài đồng
thời cũng là chỗ dựa cho sự phát triển ban đầu của công nghiệp ĐT, TH,
TĐH, nhằm taọ nền móng cho công việc, thị trường, chuyển dần sang
lao động kỹ thuật,…Giai đoạn này đã từng kéo dài vài chục năm và vẫn
diễn ra ở các nước trong khu vực.
Trương Thị Hồng 5 Lớp KTPT47B
Các nước có trình độ sản xuất không cao cũng có khuynh hướng
tăng giá trị sản xuất mặt hàng công nghệ cao. Tìm kiếm một lối đi cho
riêng mình để len chân vào thị trường thế giới.
2. Phương hướng, nhiệm vụ tăng cường phát triển khoa học công
nghệ của Việt Nam.
2.1 Định hướng chung của chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ đến năm 2020 của Việt Nam là:
- Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,
tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, đi sâu điều tra, nghiên cứu thực
tế, tổng kết sâu sắc quá trình đổi mới đất nước. Xây dựng không ngừng
phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội của Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục bổ
sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công
nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý và
quốc phòng an ninh, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất
nước. Coi trọng nghiên cứu cơ bản, làm chủ và cải tiến các công nghệ
nhập từ bên ngoài, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều công nghệ mới ở
những khâu quyết định đối với sự phát triển của đất nước trong thế kỷ
21.
- Nâng cao năng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa
học và công nghệ của nước nhà; đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ
cán bộ khoa học và công nhân lành nghề, trẻ hóa và phát triển đội ngũ
cán bộ khoa học và công nghệ có đủ đức, đủ tài, kiện toàn hệ thống tổ
Trương Thị Hồng 6 Lớp KTPT47B
chức, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng các nguồn cung cấp
thông tin, từng bước hình thành một nền khoa học và công nghệ hiện
đại của Việt Nam có khả năng giải quyết phần lớn những vấn đề then
chốt được đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2 Những nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa và học công nghệ
2.2.1 Khoa học xã hội và nhân văn
- Vận dụng sáng tạo lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phát triển chủ
nghĩa xã hội khoa học, nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa tư bản hiện đại,
những biến đổi trong các quan hệ quốc tế; dự báo xu hướng phát triển
của thế giới, khu vực và đất nước. Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
- Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp. Nghiên cứu lý
luận và chính sách quản lý kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ
thống chính trị; xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân;
nghiên cứu vấn đề Đảng cầm quyền và xây dựng Đảng trong điều kiện
nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo con đường xã
hội chủ nghĩa.
- Tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tham
khảo kinh nghiệm phát triển của thế giới, đề xuất luận cứ khoa học về
mô hình và các giải pháp của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở
nước ta
- Nghiên cứu vấn đề lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ
thuật, tư tưởng, triết học và đặc điểm con người Việt Nam qua các thới
đại, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp
thu những tinh hoa văn hóa thế giới, hình thành hệ giá trị và chuẩn mực
Trương Thị Hồng 7 Lớp KTPT47B
đạo đức mới, làm chỗ dựa cho giáo dục và bồi dưỡng truyền thống cách
mạng, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính, ý chí tự lực, tự
cường của nhân dân ta. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
- Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh
cứu nước, giữ nước trong lịch sử dân tộc; xây dựng, phát triển khoa học
và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện mới.
- Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự…của
các nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á – Thái
Bình Dương.
2.2.2 Khoa học tự nhiên
Nghiên cứu cơ bản có định hướng, có trọng điểm các lĩnh vực
khoa học tự nhiên (toán học, tin học, cơ học, vật lý, hóa học, sinh học,
các khoa học về trái đất và biển…) nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử
dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh
thái, phòng chống, hạn chế hậu quả thiên tai và nhằm xây dựng năng
lực khoa học cho việc làm chủ các công nghệ tiên tiến được chuyển
giao từ nước ngoài và sáng tạo ra công nghệ mới. Chú trọng đúng mức
những nghiên cứu lý thuyết hiện đại cần thiết để đón đầu sự phát triển
của khoa học và công nghệ.
2.2.3 Khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Đến năm 2020 đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực ở
các ngành kinh tế trọng điểm như công nghệ sinh học, sản xuất lương
thực, chế biến nông – lâm - hải sản, cơ khí điện tử, công nghệ thông tin,
bưu chính - viễn thông, khai thác và chế biến dầu khí, giao thông vận
tải, xây dựng, vật liệu cơ bản, sản xuất và sử dụng năng lượng, y dược.
Phát triển một số ngành công nghiệp biển. Ứng dụng có chọn lọc các
Trương Thị Hồng 8 Lớp KTPT47B
thành tựu khoa học hiện đại nhằm tiếp cận với trình độ thế giới trong
một số lĩnh vực quan trọng, làm cơ sở vững chắc cho phát triển các
ngành công nghiệp hiện đại.
2.2.4 Tiềm lực khoa học công nghệ
Nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ để có khả
năng tiếp thu các tri thức mới của thế giới, thích nghi, làm chủ các công
nghệ tiên tiến từ nước ngoài; nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học
và công nghệ do thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển; bảo đảm căn
cứ khoa học cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển.
Đến năm 2020 có một số phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu,
trường đại học đạt trình độ quốc tế. Đạt mức độ tiên tiến trong khu vực
về các chỉ tiêu đặc trưng cho tiềm lực khoa học và công nghệ như: tỷ lệ
phần trăm tổng thu nhập quốc dân đầu tư và phát triển khoa học và công
nghệ, số lượng cán bộ nghiên cứu – triển khai trên 1 vạn dân, số phát
minh, sáng chế được đăng ký cấp giấy chứng nhận.
- Xây dựng chiến lược, chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.
Mở rộng và tăng cường quy mô và các chợ công nghệ và thiết bị
về cả số lượng giao dịch, chủng loại công nghệ lẫn giá trị các hợp đồng
mua bán, chuyển giao đạt mức tăng trưởng giá trị giao dịch bình quân
hàng năm khoảng 10%
Xây dựng Đề án “ Bản đồ công nghệ Việt Nam và nguồn công
nghệ thế giới”
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, đến năm 2010 đạt tỷ lệ
40% tiêu chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế và đến năm
2020 đạt khoảng 75 – 80%
Tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN để
sớm hình thành lực lượng doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới và sáng
Trương Thị Hồng 9 Lớp KTPT47B