Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.78 KB, 14 trang )

TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. Những lý luận cơ bản về tiền lương:
1. Khái niệm và bản chất của tiền lương:
1.1. Bản chất của tiền lương:
Trong mọi hình thái kinh tế xã hội, con người luôn là yếu tố cơ bản, quyết định
đối với quá trình lao động sản xuất. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của con người, họ phải bỏ ra một lượng hao phí sức lao động
nhất định, và cũng cần phải tái sản xuất sức lao động được bù đắp bởi những tư liệu
sinh hoạt. Những tư liệu này được tính toán dựa trên mức chi phí lao động mà họ bỏ ra.
Để trả cho các tư liệu sinh hoạt chính là thù lao lao động (trong đó tiền lương, tiền công
đóng vai trò chính trong thu nhập của người lao động). Như vậy, bản chất của tiền
lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông
qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người bán sức lao động.
Như vậy có thể thấy, tiền lương không chỉ thể hiện mối quan hệ kinh tế mà còn
phản ánh mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ kinh tế của tiền lương thể hiện là số tiền
người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi họ cống hiến công sức của
mình tạo lợi nhuận cho chủ sử dụng lao động. Còn mối quan hệ xã hội của tiền lương
thể hiện tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động.
1.2. Khái niệm tiền lương:
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, người công nhân làm thuê cho nhà tư bản và
sau một thời gian nhất định họ được các nhà tư bản trả tiền. Song thực chất người công
nhân đã ứng trước sức lao động của mình để phục vụ cho các nhà tư bản. Theo C.Mác
thì giá trị của hàng hóa bao gồm (C +V+M). Trong đó:
C: giá trị tư liệu sản xuất chuyển vào hàng hóa.
V+M: giá trị mới do người lao động tạo ra.
Nhà tư bản trích một phần thù lao trả cho người lao động (V), còn giá trị thặng
dư (M) thì bỏ túi. Như vậy, những người công nhân đã tự nuôi sống họ bằng việc tạo ra

bản khả biến trước khi nhà tư bản trả lương cho mình và tạo ra giá trị thặng dư để nuôi
sống và làm giàu cho nhà tư bản.
Theo Mác “Tiền công không phải là giá trị hay giá cả sức lao động mà chỉ là một


hình thức cải trang của giá trị hay giá cả sức lao động”. Như vậy trong chủ nghĩa tư
bản, tiền công đã che dấu sự bóc lột của nhà tư bản đối với người lao động làm thuê.
Nói cách khác, tiền công mà nhà tư bản trả cho người lao động nhìn từ bề ngoài rất
sòng phẳng song thực chất nó che dấu một phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản đã cướp
không của người lao động.
Còn trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương là một phần thu nhập
quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được Nhà nước phân phối một cách có kế
hoạch cho cán bộ, công nhân viên theo số lượng, chất lượng lao động mà mỗi người
cống hiến.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa. Người
lao động làm thuê và được trả lương theo đúng giá trị sức lao động của họ. Tiền lương
trở thành một khoản chi phí sản xuất, là một bộ phận cấu thành nên giá trị của sản
phẩm, là khoản thu nhập chính đối với người lao động. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thông qua vai trò khuyến khích
người lao động. Hay nói cách khác, tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội mới
sáng tạo, được biểu hiện bằng tiền mà công ty trả cho người lao động dựa trên số lượng
và chất lượng lao động của mỗi nguời bù đắp lại cho hao phí sức lao động trong quá
trình sản xuất kinh doanh ở công ty.
Như vậy, tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động theo giá trị sức lao động đã hao phí trên cơ sở thỏa thuận theo hợp đồng lao
động.
1.3. Một số khái niệm khác:
- Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền người lao động nhận được từ quá trình lao
động, phụ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả công việc, trình độ và kinh nghiệm
của người lao động.
- Tiền lương thực tế: Là số lượng hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ cần
thiết mà người lao động có thể mua từ tiền lương danh nghĩa.
Giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, thể hiện qua công thức sau:
TLtt =

Igc
TLdn
Trong đó: TLtt: Tiền lương thực tế.
TLdn: Tiền lương danh nghĩa.
Igc: Chỉ số giá cả.
Như vậy, tiền lương thực tế là mục đích lao động chính của người lao động,
cũng chính là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính sách tiền lương, thu nhập của
doanh nghiệp.
- Tiền lương tối thiểu: Là số tiền nhất định trả cho người lao động làm công việc
đơn giản nhất, ở mức độ nhẹ nhàng nhất và diễn ra trong môi trường lao động bình
thường. Công việc đơn giản nhất là những công việc mà những người lao động có khả
năng làm việc bình thường, không được đào tạo về chuyên môn kĩ thuật cũng có thể
làm được.
- Tiền thưởng: là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thường
là vào cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao
động. Tiền thưởng cũng có thể chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc
trong cải tiến công nghệ hoặc nâng cao năng suất lao động trong công việc của người
lao động phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp.
- Thu nhập: Là tổng số tiền mà người lao động nhận được trong một thời gian
nhất định, từ các nguồn khác nhau. Các nguồn đó có thể là từ doanh nghiệp (tiền lương,
tiền thưởng, các khoản phụ cấp…); từ kinh tế phụ gia đình và từ các nguồn khác.
2. Các chức năng của tiền lương:
- Thước đo giá trị sức lao động:
Tiền lương thể hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được biểu hiện ra bên
ngoài là giá cả sức lao động. Do đó, tiền lương trở thành thước đo giá trị sức lao động,
được biểu hiện như là giá trị lao động cụ thể của việc làm được trả lương. Vì vậy, tiền
lương
phải thể hiện được sự thay đổi của giá trị sức lao động, tùy thuộc vào không gian và
thời gian cụ thể.
- Tái sản xuất sức lao động:

Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu hàng ngày
của mình, con người phải tiêu hao một lượng hao phí sức lực nhất định. Khi sức lao
động bị tiêu hao nó cần phải được bù đắp bằng những tư liệu sinh hoạt nhất định,
những tư liệu này được trả bằng tiền lương của doanh nghiệp. Như vậy, tiền lương phải
đảm bảo đủ khả năng tái sản xuất sức lao động giản đơn và phức tạp, thông qua việc
mua các tư liệu sinh hoạt.
- Kích thích sản xuất và tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực:
Tiền lương là một trong những phần thu nhập chính của người lao động, do đó
nó phải thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu của người lao động. Vì
vậy, tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ lao
động của người lao động. Hay nói cách khác, tiền lương phải đủ lớn để người lao động
không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc.
- Tiền lương đóng vai trò tích lũy:
Tiền lương một mặt để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu của người
lao động, mặt khác đây còn là nguồn tích lũy cho người lao động. Bởi khi họ gặp rủi ro
trong cuộc sống thì tiền lương trở thành nguồn kinh phí chính trang trải cho họ. Và
người lao động có thể nâng cao chất lượng cuộc sống tương lai thông qua tích lũy tiền
lương trong hiện tại. Ngoài ra, đối với nền kinh tế vai trò tích lũy của tiền lương thể
hiện trong việc là nguồn vốn đầu tư thông qua các trung gian là các ngân hàng, quỹ tiết
kiệm…
- Thúc đẩy sự phân công lao động:
Mức tiền công chi trả cho người lao động được tính trên cơ sở giá trị cận biên,
tức là phụ thuộc vào tổng sản phẩm tiêu thụ và mức giá cả trên thị trường.
Giá trị cận biên = Sản phẩm cận biên x giá cả của sản phẩm cuối cùng
Mặt khác, mức tiền lương quy định tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ cần thiết cũng
như giá cả của nó. Do đó, mức tiền lương phải dựa trên cơ sở của năng suất lao động.
- Chức năng xã hội của tiền lương:
Trước hết, chức năng xã hội của tiền lương thể hiện ở sự đóng góp của tiền
lương vào thu nhập quốc dân thông qua con đường thuế thu nhập và góp phần làm tăng
nguồn thu của Chính phủ, giúp điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Mặt khác, tiền lương thể hiện mối quan hệ 3 bên giữa người lao động, doanh nghiệp và
Nhà nước. Người lao động thông qua khoản thu nhập chính là tiền lương để chi trả cho
những tư liệu sinh hoạt hàng ngày, vì thế họ luôn muốn tăng tiền lương. Còn đối với
doanh nghiệp, tiền lương là một trong những khoản chi phí, do đó các doanh nghiệp
luôn muốn tối thiểu hóa khoản chi phí này. Khi mâu thuẫn này không được giải quyết,
giữa người lao động và doanh nghiệp sẽ có xảy ra tranh chấp, lúc đó vai trò của Nhà
nước sẽ phát huy thông qua những quy định, điều khoản trong Bộ luật lao động.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác trả công lao động:
3.1. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài:
- Thị trường lao động: Tình hình cung cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường
lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến số lượng tiền công mà
người chủ sử dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút và giữ chân người lao động có
trình độ làm việc cho doanh nghiệp. Sự thay đổi cơ cấu đội ngũ lao động, các định chế
về giáo dục và đào tạo cũng ảnh hưởng tới mức tiền công của doanh nghiệp.
- Sự khác nhau về tiền lương theo vùng địa lý mà doanh nghiệp đang cư trú.
- Các mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục tập quán.
- Các tổ chức công đoàn: Công đoàn là một tổ chức có thế lực mạnh mà các cấp
quản trị phải thảo luận với họ về các tiêu chuẩn được sử dụng để xếp lương, các mức
chênh lệch tiền lương, các hình thức trả lương…Nếu doanh nghiệp được công đoàn ủng
hộ thì các kế hoạch đề ra sẽ rất dễ thành công.
- Luật pháp và các quy định của Chính phủ: Các điều khoản về tiền lương, tiền
công và các phúc lợi được quy định trong Bộ luật lao động đòi hỏi các doanh nghiệp
phải tuân thủ khi xác định và đưa vào các mức tiền công.

×