Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.37 KB, 26 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ ĐỐI
VỚI CÁN BỘ
I. KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ, PHÂN BIỆT CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ ĐỘ.
1. Khái niệm về chính sách, chế độ
Theo từ điển tiếng Việt: “ Chính sách là những sách lược, kế hoạch cụ thể
nhằm đạt được mục đích thống nhất, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế” (Từ điển tiếng Việt - Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, viện
nghiên cứu).
Theo nhiều nhà nghiên cứu: “ Chính sách là hình thức tác động qua lại giữa
các nhóm, tập đoàn xã hội gắn trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, hoạt động
của Nhà nước, của các Đảng phái, thiết kế khác nhau của hệ thống chính trị
nhằm thực hiện các lợi ích, các mục tiêu, nhiệm vụ của các nhóm, tập đoàn xã
hội ấy” (Giáo trình xã hội học trong quản lý - Học viện chính trị quốc gia HCM
- Hà nội 2001 - tr 259 ).
Vậy, chính sách đối với cán bộ là những sách lược và kế hoạch cụ thể của
Nhà nước áp dụng đối với cán bộ, công chức nhằm đạt được mục đích nhất định
trên cơ sở thực hiện các quyền lợi, lợi ích đối với cán bộ dựa vào đường lối
chính trị chung và tình hình thực tế của đất nước.
Theo từ điển tiếng Việt: “ Chế độ là toàn bộ những quy định nói chung cần
tuân theo trong một việc nào đó” (Từ điển tiếng Việt - Uỷ ban khoa học xã hội
Việt nam, Viện ngôn ngữ học).
Vậy, chế độ đối với cán bộ là những quy định cần tuân theo của Nhà nước
đối với cán bộ, công chức dựa vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện tự
nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, nhằm đạt được mục tiêu quản lý của Nhà
nước.
2. Phân biệt chính sách và chế độ.
Trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, Nhà nước có các chính sách, chế độ
với cán bộ cũng khác nhau, được thể chế hoá trong hệ thống luật pháp, các
quyết định, các quy chuẩn hành vi và các quy định khác.
Bản chất, nội dung, phương hướng của chính sách, chế độ tuỳ thuộc vào
tính chất, đường lỗi, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Muốn định


ra chính sách, chế độ đúng đắn phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng
lĩnh vực, từng giai đoạn, phải giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định
trong đường lối, nhiệm vụ chung và linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều
kiện cụ thể.
Chính sách và chế độ được thực hiện trong thời gian nhất định, cùng với
sự phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước có những chính sách chế độ khác nhau.
Chính sách là khái niệm mang tính khái quát chung thể hiện giá trị vật
chất và tinh thần mà tất cả các cán bộ, công chức nhà nước được hưởng theo
quy định cụ thể của Nhà nước, thể hiện mục tiêu, định hướng và đề ra các biện
pháp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu.
Chế độ là những quy định cụ thể để thực hiện các chính sách. Ví dụ,
chính sách đãi ngộ với cán bộ, Nhà nước quy định các chế độ cụ thể như: phụ
cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp vùng, phụ cấp trách nhiệm...
Chính sách và chế độ là hai khái niệm gắn liền nhau, sự phân biệt giữa
chúng chỉ mang tính chất tương đối để thể hiện sự khuyến khích, sự quan tâm
của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, tạo động lực cho họ hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
II. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ
1. Lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với cán bộ.
1.1. Chính sách lương:
“ Tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử
dụng lao động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau một thời
gian lao động nhất định” ( Sách kinh tế lao động).
Tiền lương là nguồn thu chủ yếu của người lao động trong các doanh
nghiệp, các tổ chức. Trên phương diện quản lý, tiền lương được ví như một đòn
bẩy kinh tế để khích thích người lao động. Bởi vậy việc phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó phục vụ mục đích
của tiền lương. Hơn nữa nó là cơ sở để Nhà nước điều tiết thu nhập, về mức
sống của các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện công bằng trong phân phối.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của tiền lương đối với người lao

động, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc xây dựng chế độ tiền lương cho
cán bộ, công chức. Theo đó những văn bản cụ thể quy định về tiền lương cho
cán bộ công chức lần lượt ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu về đời sống cán bộ,
công chức qua các thời kỳ cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển
của xã hội. Một số văn bản đó là:
Nghị định số: 204/CP 2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về
chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Theo Nghị định này mức lương tối thiểu được quy định trong thời điểm
này là: 350.000đ/ tháng, mức lương này làm căn cứ tính lương trong hệ thống
bảng lương, mức phụ cấp lương và trả công đối với những người làm công việc
đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Qua hai lần thay đổi căn bản mức lương tối thiểu cùng với việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, đời sống vật chất của cán bộ được quan tâm nhiều
hơn. Nghị định số: 203/2004/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, thực hiện từ
ngày 01/10/2005, nâng mức lương tối thiểu từ 290.000,đ/ tháng lên 350.000đ/
tháng. Và Nghị định số: 94/2006/NĐ - CP ngày 07/9//2006 của Chính phủ về
nâng mức lương tối thiểu cho cán bộ, CNVC nhà nước từ 350.000/ tháng lên
450.000,đ/ tháng, thực hiện từ ngày 01/10/2006
Lương của từng cán bộ được thể hiện ở ngạch, bậc lương và nhìn vào
ngạch bậc lương phần nào phản ánh được trình độ đào tạo và chức danh của cán
bộ đảm nhiệm.
* “ Ngạch” chỉ chức danh công chức, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp bậc
về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ và có tiêu chuẩn riêng cho từng ngạch.
* “ Bậc ” là chỉ số tiền lương trong ngạch.
* “ Nâng ngạch” là nâng từ ngạch thấp lên mức ngạch cao hơn.
* “ Chuyển ngạch” là chuyển ngạch công chức theo ngành chuyên môn
này sang ngạch công chức theo ngành chuyên môn khác có trình độ tương
đương.
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức thì điều kiện để nâng ngạch lương
gồm:

- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu đối với công việc đòi hỏi công chức ở ngạch
công chức cao hơn.
- Có ngạch để nâng (chuyên viên lên chuyên viên chính)
- Có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng theo quy định của
ngạch cần nâng.
- Được Hội đồng xét sở tuyển của huyên xét, đề nghị.
- Có chứng chỉ học tập bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước.
- Có chứng chỉ ngoại ngũ.
- Có chứng chỉ tin học
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức thì điều kiện để chuyển ngạch gồm:
Cán bộ dân cử, bầu cử chuyển ngạch sang các cơ quan hành chính (đã có
mức lương cũ cao) phải qua kiểm tra sát hạch đạt tiêu chuẩn ở ngạch nào thì
được bổ nhiệm sang ngạch đó.
Công chức chuyển từ ngạch chuyên môn này sang ngạch chuyên môn
khác hoặc những viên chức làm việc ở Doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN) được
tuyển dụng và xếp lương vào ngạch công chức trước khi ban hành Nghị định
26/CP ngày 25/3/2003 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương trong
các DNNN mà được tiếp nhận vào các cơ quan thuộc khu vực hành chính sự
nghiệp thì phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch
chuyển đến và trong chỉ tiêu biên chế được phân bổ của cơ quan hành chính sự
nghiệp.
1.2.Các khoản phụ cấp đối với cán bộ
Theo Nghị định số: 204/2004, ngày 14/12/2004 của Chính phủ, thì ngoài
tiền lương cán bộ còn được hưởng các khoản phụ cấp tuỳ theo điều kiện kinh tế
xã hội, điều kiện tự nhiên ở nơi cán bộ công tác và chức vụ mà cán bộ đảm
nhiệm như:
- Phụ cấp khu vực là khoản phụ cấp cho những vùng có điều kiện tự
nhiên đặc biệt khó khăn như vùng núi hoặc những nới giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là khoản phụ cấp cho các vị trí lãnh đạo trong
cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương.

- Phụ cấp trách nhiệm áp dụng cho những cán bộ đảm nhiệm những công
việc đòi hỏi công việc trách nhiệm cao.
Ngoài các khoản phụ cấp trên còn có phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động...
nhằm mục đích chung là khuyến khích bằng vật chất đối với cán bộ để đạt được
mục tiêu quản lý của Nhà nước.
2.Các chế độ Bảo hiểm Xã hội đối với cán bộ.
“ Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm vật chất cho người lao động
nói chung và cho người cán bộ nói riêng thông qua các chế độ của BHXH nhằm
góp phần ổn định đời sống lâu dài cho họ và cho gia đình của họ ” (Sách
BHXH).
BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham
gia đóng bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động.
BHXH tiến hành phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH theo quy luật số đông bù số ít và tiến hành phân phối lại thu nhập theo
cả chiều dọc và chiều ngang...
BHXH góp phần kích thích người lao động hăng hái làm việc nâng cao
hiệu quả công việc của cá nhân và hiệu quả công việc của toàn đơn vị...
Các lĩnh vực của BHXH
Sơ đồ 1:Các lĩnh vực của BHXH
Bảo hiểm xã hội
Trợ cấp ốm
đau
Trợ cấp thai
sản
Trợ cấp bệnh
nghề nghiệp
Trợ cấp tử
tuất
Lương hưu
Theo sơ đồ 1, BHXH hiện nay bao gồm 5 lĩnh vực quan trong nhất, nhằm

đảm bảo một phần thu nhập cho người lao động trong khi làm việc ( như trợ cấp
ốm đau, thai sản, trợ cấp bệnh nghề nghiệp, tại nạn lao động...), khi về nghỉ hưu
theo chế độ (lương hưu) cả khi người lao động bị chết (trợ cấp tử tuất). Đối
tượng hưởng các chế độ của BHXH chủ yếu được nhận các khoản trợ cấp bằng
tiền. Điều kiện để hưởng các chế độ trợ cấp và mức độ của từng loại được thể
hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Điều kiện và mức độ trợ cấp của BHXH
I CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
1. Điều kiện
- Người lao động đang làm việc, chờ việc hoặc ngừng việc có
hưởng lương có đóng bảo hiểm.
- Người ốm hoặc chăm sách con ốm có xác nhận của tổ chức
y tế do Bộ y tế quy định.
2. Thời gian - Lao động trong điều kiện
bình thường: tối đa 50 ngày/
năm.
- Lao động nặng nhọc: Tối
đa 60 ngày/năm nếu đã đóng
từ 30 năm BHXH trở lên.
-Con ốm dưới
3 tuổi: Tối đa
20 ngày/năm.
- Con ốm từ
3-7 tuổi: tối
đa 15 ngày
- Từ 7 đến tối
đa 20 ngày
tuỳ vào mức
độ thực hiện
các biện pháp

kế hoạch hoá
- Bệnh điều trị dài ngày: Tối
đa 180 ngày/ năm không tính
thời gian đóng BHXH.
dân số
3. Căn cứ tính trợ
cấp
- Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi
nghỉ ốm gồm: lương theo cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, các
loại phụ cấp...
4. Mức trợ cấp - 75 % mức lương làm căn cứ tính trợ cấp
II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN
1. Điều kiện
- Lao động nữ đang làm việc sinh con lần thứ nhất hoặc thứ
2.
2. Thời gian
- Lao động nữ làm việc trong
điều kiện bình thường: nghỉ 4
tháng.
- Lao động nặng nhọc: 5
tháng hoặc 6 tháng trong điều
kiện công việc đặc biệt nặng
nhọc.
- Nghỉ sau
khi sinh con
nếu con bị
chết theo
lịch cụ thể.
- Nghỉ đến
khi con đủ 4

tháng tuổi nếu
nhận con nuôi
3. Căn cứ tính trợ
cấp
- Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi
nghỉ sinh con hoặc nuôi con nuôi.
4. Mức trợ cấp - 100% mức lương làm căn cứ tính trợ cấp
III CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP TAI NẠN, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1. Điều kiện
- Người lao động bị tại nạn trong giờ làm việc trong và ngoài
nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người
sử dụng lao động hoặc trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi
làm việc.
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động.
- Người mắc bệnh nghề nghiệp được nghi trong danh mục
hưởng trợ cấp.
2.Căn cứ tính trợ
cấp
Mức lương tối thiểu.
3. Mức trợ cấp
- Trợ cấp 1 lần: tuỳ thuộc vào mức suy
giảm khả năng lao động: trợ cấp tối
thiểu bằng 4 tháng lương tối thiểu nếu
suy giảm từ 5-10%. Trợ cấp tối đa bằng
12 tháng lương nếu suy giảm từ 21 -
30%.
- Trợ cấp hàng tháng nếu bị suy giảm
từ 31% - 100% với trợ cấp bằng từ 0,4
- 1,6 lần lương tối thiểu.
- Nếu do tại nạn bị

chết, gia đình được
nhận trợ cấp bằng
24 tháng lương +
chế độ tử tuất.
IV. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
1. Điều kiện
a. Nhận lương
hưu đầy đủ.
- Bình thường
năm 60 tuổi, nữ
55 tuổi và đóng
BHXH đủ 20
năm.
- Đặc biệt: nam
55 tuổi, nữ 50
tuổi và 20 năm
đóng BHXH
b. Lương hưu thấp hơn chế độ
- Năm 55 tuổi, nữ 50 tuổi và đóng BHXH
20 năm.
- Năm 50 tuổi và nữ 45 tuổi và đóng
BHXH 20 năm BHXH + suy giảm 61%
khả năng.
- 15 năm làm công việc độc hại, 15 năm
làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7
trở lên hoặc có 10 năm công tác ở chiến
trường B, K, C + đóng đủ 20 năm BHXH
+ suy giảm 61% khả năng lao động.
2. Căn cứ tính
lương hưu

- Số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng
làm căn cứ đóng BHXH bằng bình quân gia quyền mức tiền
lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong 5 năm cuối trước
khi nghỉ hưu
3. Mức trợ cấp
- Thấp nhất bằng lương tối thiểu và cao nhất bằng 75% mức
bình quân tháng của lương làm căn cứ đóng BHXH.
- Đối với trường hợp 1a./: đủ 15 năm đóng BHXH được
hưởng lương hưu bằng 45% mức lương bình quân tháng của
lương làm căn cứ đóng BHXH. Cứ mỗi năm đóng BHXH
tiếp theo được tính thêm 2%.
- Đối với trường hợp 1.b/: Như a, trường hợp về hưu trước
tuổi sẽ giảm 2% mức bình quân lương hưu làm căn cứ đóng
BHXH.
4. Lợi ích khác
- Đóng BHXH trên 30 năm: nhận thêm trợ cấp 1 lần bằng 1/2
lương, tối đa <= 5 tháng.
- Quỹ BHXH trả BHYT khi đã về hưu.
- Quỹ BHXH trả tiền tuất khi người về hưu bị chết.
V CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
1. Điều kiện
a/ Người lao động đang làm việc, nghỉ việc chờ giải quyết
chế độ hưu trí, đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp bị chết.
b/ Người lao động đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên.
2. Căn cứ tính tiền
tuất
- Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH
bằng bình quân gia quyền mức tiền lương tháng làm căn cứ
đóng BHXH trong 5 tháng cuối trước khi nghỉ hưu.

- Mức lương tối thiểu.
3. Mức trợ cấp - Trợ cấp mai táng cho trường hợp 1a/ bằng 8 tháng lương tối
thiểu.
- Tiền tuất hàng tháng cho nhân thân trường hợp 1a, 1b bằng
40% lương tối thiểu và 70% nếu không có người thân nuôi
dưỡng.
- Thân nhân không thuộc diện hưởng tiền tuất: Nhận trợ cấp
1 lần.
4. Đối tượng
hưởng tiền tuất
- Con dưới 15 tuổi. Nếu đi học được hưởng đến khi đủ 18
tuổi.
- Bố mẹ, vợ hoặc chồng người nuôi dưỡng hợp pháp.
- Nam từ 60 tuổi trở lên, nữ 55 tuổi trở lên.
( Nguồn: Điều lệ Bảo hiểm Xã hội năm 2007 )
Theo bảng số 1, điều kiện được nhận trợ cấp cần tuân thủ các quy định cụ
thể của các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó căn cứ để tính trợ cấp và mức
độ trợ cấp, thời gian trợ cấp là khác nhau, tuỳ thuộc vào từng chế độ. Đối với
chế độ trợ cấp tai nạn lao động, BHXH chỉ trả trợ cấp trong trường hợp người
lao động bị tai nạn nhưng suy giảm sức khoẻ hoặc bị chết. Đối với trường hợp
bị tai nạn không làm suy giảm sức khoẻ sẽ không có trợ cấp BHXH, lúc đó
người lao động chỉ được trả chi phí khám, chữa bệnh, điều trị ổn định vết
thương và hưởng lương trong thời gian điều trị do người sử dụng lao động chi
trả.
3.Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
“ Đào tạo là quá trình truyền thụ kiến thức mới để người cán bộ thông
qua quá trình đó trở thành người công chức có văn bằng mới hoặc cao hơn trình
độ trước đó” ( Sách :119 câu hỏi về cán bộ, công chức - tr 35 ). đào tạo các cán
sự, các cử nhân, các chuyên viên, hoặc chuyên viên chính ( trong hệ thống
ngạch bậc hiện nay) là việc tuyển dụng những công chức hoặc những công dân

khi họ trúng tuyển trở thành công chức, sau đó đưa họ vào cơ sở đào tạo để họ
học và nhận những văn bằng tương đương.

×