Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.31 KB, 59 trang )

Chuyờn thc tp tt nghip
LI NểI U
Ngay t khi ginh c c lp, thng nht t nc, ng v nh nc
ó quan tõm n cỏc chớnh sỏch, ch i vi cỏn b to mt mụi trng
thun li cho cỏn b yờn tõm cụng tỏc. Thc hin chớnh sỏch, ch i vi cỏn
b luụn l nhng cụng c ca nh nc, c nh nc ban hnh thc hin
mc tiờu phỏt trin kinh t - xó hi t nc. Nh nc ra trờn quan im
ng li, nh hng c th v luụn hng vo vic x lý nhng vn cp
bỏch t ra t thc tin ca i sng xó hi, tng giai on nht nh.
Bỡnh Liờu l mt huyn biờn gii, min nỳi, ro cao, nỳi cao him tr, ni
c trỳ ca nhiu ng bo dõn tc ớt ngi, l mt trong nhng ca ngừ phớa
ụng Bc nc ta, cú v trớ chin lc v quõn s v quc phũng. Do a hỡnh
phc tp nờn giao thụng i li khú khn, kinh t hng hoỏ chm phỏt trin, trỡnh
dõn trớ thp.
Vai trũ ca cỏn b huyn v s cn thit phi hon thin cỏc chớnh sỏch,
ch i vi cỏn b l cỏc vn t thc tin ca i sng xó hi trong tng
giai on. Vi kin thc ó hc nh trng bn thõn em nhn thy rng tm
quan trng ca hon thin chớnh sỏch, ch i vi cỏn b cp huyn l mt
vn núng bng hin nay nờn em chn ti: Hoàn thiện chính sách, chế độ
đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh lm chuyờn
tt nghip.
Chuyờn c kt cu gm 3 chng :
Chng I: C s lý lun v cỏc chớnh sỏch, ch i vi cỏn b
Chng II: Phõn tớch v ỏnh giỏ tỡnh hỡnh thc hin cỏc chớnh sỏch, ch
i vi cỏn b huyn, Huyn Bỡnh Liờu - Tnh Qung Ninh thi gian qua
Chng III: Mt s gii phỏp - kin ngh nhm hon thin chớnh
sỏch, ch i vi cỏn b huyn, Huyn Bỡnh Liờu - Tnh Qung Ninh
nhng nm ti
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Quân đã tận tình chỉ bảo,


giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian cũng như
khả năng còn hạn chế nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để chuyên đề được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH,
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ
I. KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ, PHÂN BIỆT CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ ĐỘ.
1. Khái niệm về chính sách, chế độ
Theo từ điển tiếng Việt: “Chính sách là những sách lược, kế hoạch cụ thể
nhằm đạt được mục đích thống nhất, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế” (Từ điển tiếng Việt - Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam).
Theo nhiều nhà nghiên cứu: “Chính sách là hình thức tác động qua lại giữa
các nhóm, tập đoàn xã hội gắn trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, hoạt động
của Nhà nước, của các Đảng phái, thiết chế khác nhau của hệ thống chính trị
nhằm thực hiện các lợi ích, các mục tiêu, nhiệm vụ của các nhóm, tập đoàn xã
hội ấy” (Giáo trình xã hội học trong quản lý - Học viện chính trị quốc gia HCM
- Hà nội 2001 - tr 259 ).
Vậy, chính sách đối với cán bộ là những sách lược và kế hoạch cụ thể của
Nhà nước áp dụng đối với cán bộ, công chức nhằm đạt được mục đích nhất định
trên cơ sở thực hiện các quyền lợi, lợi ích đối với cán bộ dựa vào đường lối
chính trị chung và tình hình thực tế của đất nước.
Theo từ điển tiếng Việt: “Chế độ là toàn bộ những quy định nói chung cần
tuân theo trong một việc nào đó” (Từ điển tiếng Việt - Uỷ ban khoa học xã hội
Việt nam, Viện ngôn ngữ học).
Vậy, chế độ đối với cán bộ là những quy định cần tuân theo của Nhà nước đối
với cán bộ, công chức dựa vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện tự nhiên

và điều kiện kinh tế xã hội, nhằm đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước.
2. Phân biệt chính sách và chế độ.
Trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, Nhà nước có các chính sách, chế độ
với cán bộ cũng khác nhau, được thể chế hoá trong hệ thống luật pháp, các quyết
định, các quy chuẩn hành vi và các quy định khác.
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bản chất, nội dung, phương hướng của chính sách, chế độ tuỳ thuộc vào
tính chất, đường lỗi, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Muốn định ra
chính sách, chế độ đúng đắn phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh
vực, từng giai đoạn, phải giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong
đường lối, nhiệm vụ chung và linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ
thể.
Chính sách và chế độ được thực hiện trong thời gian nhất định, cùng với
sự phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước có những chính sách chế độ khác nhau.
Chính sách là khái niệm mang tính khái quát chung thể hiện giá trị vật
chất và tinh thần mà tất cả các cán bộ, công chức nhà nước được hưởng theo quy
định cụ thể của Nhà nước, thể hiện mục tiêu, định hướng và đề ra các biện pháp
để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu.
Chế độ là những quy định cụ thể để thực hiện các chính sách. Ví dụ, chính
sách đãi ngộ với cán bộ, Nhà nước quy định các chế độ cụ thể như: phụ cấp
chức vụ lãnh đạo, phụ cấp vùng, phụ cấp trách nhiệm...
Chính sách và chế độ là hai khái niệm gắn liền nhau, sự phân biệt giữa
chúng chỉ mang tính chất tương đối để thể hiện sự khuyến khích, sự quan tâm
của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, tạo động lực cho họ hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
II. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ
1. Lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với cán bộ.
1.1. Chính sách lương:
“ Tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng

lao động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau một thời gian lao
động nhất định” ( Sách kinh tế lao động).
Tiền lương là nguồn thu chủ yếu của người lao động trong các doanh
nghiệp, các tổ chức. Trên phương diện quản lý, tiền lương được ví như một đòn
bẩy kinh tế để khích thích người lao động. Bởi vậy việc phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó phục vụ mục đích
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của tiền lương. Hơn nữa nó là cơ sở để Nhà nước điều tiết thu nhập, về mức
sống của các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện công bằng trong phân phối.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của tiền lương đối với người lao
động, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc xây dựng chế độ tiền lương cho
cán bộ, công chức. Theo đó những văn bản cụ thể quy định về tiền lương cho
cán bộ công chức lần lượt ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu về đời sống cán bộ,
công chức qua các thời kỳ cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển
của xã hội. Một số văn bản đó là:
Nghị định số: 204/CP 2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về
chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Theo Nghị định này mức lương tối thiểu được quy định trong thời điểm
này là: 350.000đ/ tháng, mức lương này làm căn cứ tính lương trong hệ thống
bảng lương, mức phụ cấp lương và trả công đối với những người làm công việc
đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Qua hai lần thay đổi căn bản mức lương tối thiểu cùng với việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, đời sống vật chất của cán bộ được quan tâm nhiều
hơn. Nghị định số: 203/2004/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, thực hiện từ
ngày 01/10/2005, nâng mức lương tối thiểu từ 290.000,đ/ tháng lên 350.000đ/
tháng. Và Nghị định số: 94/2006/NĐ - CP ngày 07/9//2006 của Chính phủ về
nâng mức lương tối thiểu cho cán bộ, CNVC nhà nước từ 350.000/ tháng lên
450.000,đ/ tháng, thực hiện từ ngày 01/10/2006 và mức tăng nhất Nghị định 166
CP qui định lương tối thiểu thực hiện từ 1/1/2008 là 540.000đ/tháng.

Lương của từng cán bộ được thể hiện ở ngạch, bậc lương và nhìn vào
ngạch bậc lương phần nào phản ánh được trình độ đào tạo và chức danh của cán
bộ đảm nhiệm.
* “ Ngạch” chỉ chức danh công chức, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp bậc
về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ và có tiêu chuẩn riêng cho từng ngạch.
* “ Bậc ” là chỉ số tiền lương trong ngạch.
* “ Nâng ngạch” là nâng từ ngạch thấp lên mức ngạch cao hơn.
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* “ Chuyển ngạch” là chuyển ngạch công chức theo ngành chuyên môn
này sang ngạch công chức theo ngành chuyên môn khác có trình độ tương
đương.
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức thì điều kiện để nâng ngạch lương
gồm:
- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu đối với công việc đòi hỏi công chức ở ngạch
công chức cao hơn.
- Có ngạch để nâng (chuyên viên lên chuyên viên chính)
- Có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng theo quy định của
ngạch cần nâng.
- Được Hội đồng xét sở tuyển của huyên xét, đề nghị.
- Có chứng chỉ học tập bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước.
- Có chứng chỉ ngoại ngũ.
- Có chứng chỉ tin học
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức thì điều kiện để chuyển ngạch gồm:
Cán bộ dân cử, bầu cử chuyển ngạch sang các cơ quan hành chính (đã có
mức lương cũ cao) phải qua kiểm tra sát hạch đạt tiêu chuẩn ở ngạch nào thì
được bổ nhiệm sang ngạch đó.
Công chức chuyển từ ngạch chuyên môn này sang ngạch chuyên môn
khác hoặc những viên chức làm việc ở Doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN) được
tuyển dụng và xếp lương vào ngạch công chức trước khi ban hành Nghị định 26/CP

ngày 25/3/2003 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương trong các
DNNN mà được tiếp nhận vào các cơ quan thuộc khu vực hành chính sự nghiệp thì
phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch chuyển đến và
trong chỉ tiêu biên chế được phân bổ của cơ quan hành chính sự nghiệp.
1.2.Các khoản phụ cấp đối với cán bộ
Theo Nghị định số: 204/2004, ngày 14/12/2004 của Chính phủ, thì ngoài
tiền lương cán bộ còn được hưởng các khoản phụ cấp tuỳ theo điều kiện kinh tế
xã hội, điều kiện tự nhiên ở nơi cán bộ công tác và chức vụ mà cán bộ đảm
nhiệm như:
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phụ cấp khu vực là khoản phụ cấp cho những vùng có điều kiện tự nhiên
đặc biệt khó khăn như vùng núi hoặc những nới giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là khoản phụ cấp cho các vị trí lãnh đạo trong
cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương.
- Phụ cấp trách nhiệm áp dụng cho những cán bộ đảm nhiệm những công
việc đòi hỏi công việc trách nhiệm cao.
Ngoài các khoản phụ cấp trên còn có phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động…
nhằm mục đích chung là khuyến khích bằng vật chất đối với cán bộ để đạt được
mục tiêu quản lý của Nhà nước.
2. Các chế độ Bảo hiểm Xã hội đối với cán bộ.
“ Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm vật chất cho người lao động nói
chung và cho người cán bộ nói riêng thông qua các chế độ của BHXH nhằm góp
phần ổn định đời sống lâu dài cho họ và cho gia đình của họ ” (Sách BHXH).
BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham
gia đóng bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động.
BHXH tiến hành phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH theo quy luật số đông bù số ít và tiến hành phân phối lại thu nhập theo cả
chiều dọc và chiều ngang…
BHXH góp phần kích thích người lao động hăng hái làm việc nâng cao

hiệu quả công việc của cá nhân và hiệu quả công việc của toàn đơn vị…
Các lĩnh vực của BHXH
Sơ đồ 1: Các lĩnh vực của BHXH
Bảo hiểm xã hội
Theo sơ đồ 1, BHXH hiện nay bao gồm 5 lĩnh vực quan trong nhất, nhằm
đảm bảo một phần thu nhập cho người lao động trong khi làm việc ( như trợ cấp
Trợ cấp ốm
đau
Trợ cấp thai
sản
Trợ cấp bệnh
nghề nghiệp
Trợ cấp tử
tuất
Lương hưu
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ốm đau, thai sản, trợ cấp bệnh nghề nghiệp, tại nạn lao động…), khi về nghỉ hưu
theo chế độ (lương hưu) cả khi người lao động bị chết (trợ cấp tử tuất). Đối
tượng hưởng các chế độ của BHXH chủ yếu được nhận các khoản trợ cấp bằng
tiền. Điều kiện để hưởng các chế độ trợ cấp và mức độ của từng loại được thể
hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Điều kiện và mức độ trợ cấp của BHXH
I CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
1. Điều kiện
- Người lao động đang làm việc, chờ việc hoặc ngừng việc có
hưởng lương có đóng bảo hiểm.
- Người ốm hoặc chăm sách con ốm có xác nhận của tổ chức y
tế do Bộ y tế quy định.
2. Thời gian

- Lao động trong điều kiện
bình thường: tối đa 50 ngày/
năm.
- Lao động nặng nhọc: Tối đa
60 ngày/năm nếu đã đóng từ
30 năm BHXH trở lên.
- Bệnh điều trị dài ngày: Tối
đa 180 ngày/ năm không tính
thời gian đóng BHXH.
-Con ốm dưới
3 tuổi: Tối đa
20 ngày/năm.
- Con ốm từ
3-7 tuổi: tối đa
15 ngày
- Từ 7 đến tối
đa 20 ngày tuỳ
vào mức độ
thực hiện các
biện pháp kế
hoạch hoá dân
số
3. Căn cứ tính trợ
cấp
- Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ
ốm gồm: lương theo cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, các loại
phụ cấp…
4. Mức trợ cấp - 75 % mức lương làm căn cứ tính trợ cấp
II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN
1. Điều kiện - Lao động nữ đang làm việc sinh con lần thứ nhất hoặc thứ 2.

2. Thời gian - Lao động nữ làm việc trong
điều kiện bình thường: nghỉ 4
tháng.
- Lao động nặng nhọc: 5 tháng
hoặc 6 tháng trong điều kiện
- Nghỉ sau
khi sinh con
nếu con bị
chết theo lịch
cụ thể.
- Nghỉ đến khi
con đủ 4 tháng
tuổi nếu nhận
con nuôi
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công việc đặc biệt nặng nhọc.
3. Căn cứ tính trợ
cấp
- Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ
sinh con hoặc nuôi con nuôi.
4. Mức trợ cấp - 100% mức lương làm căn cứ tính trợ cấp
III CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP TAI NẠN, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1. Điều kiện
- Người lao động bị tại nạn trong giờ làm việc trong và ngoài
nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử
dụng lao động hoặc trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm
việc.
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động.
- Người mắc bệnh nghề nghiệp được nghi trong danh mục

hưởng trợ cấp.
2. Căn cứ tính trợ
cấp
Mức lương tối thiểu
3. Mức trợ cấp
- Trợ cấp 1 lần: tuỳ thuộc vào mức suy
giảm khả năng lao động: trợ cấp tối
thiểu bằng 4 tháng lương tối thiểu nếu
suy giảm từ 5-10%. Trợ cấp tối đa bằng
12 tháng lương nếu suy giảm từ 21 -
30%.
- Trợ cấp hàng tháng nếu bị suy giảm từ
31% - 100% với trợ cấp bằng từ 0,4 -
1,6 lần lương tối thiểu.
- Nếu do tại nạn bị
chết, gia đình được
nhận trợ cấp bằng
24 tháng lương + chế
độ tử tuất.
IV. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
1. Điều kiện a. Nhận lương hưu
đầy đủ.
- Bình thường năm
60 tuổi, nữ 55 tuổi
và đóng BHXH đủ
20 năm.
- Đặc biệt: nam 55
tuổi, nữ 50 tuổi và
20 năm đóng
b. Lương hưu thấp hơn chế độ

- Năm 55 tuổi, nữ 50 tuổi và đóng BHXH
20 năm.
- Năm 50 tuổi và nữ 45 tuổi và đóng
BHXH 20 năm BHXH + suy giảm 61%
khả năng.
- 15 năm làm công việc độc hại, 15 năm
làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7
trở lên hoặc có 10 năm công tác ở chiến
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BHXH trường B, K, C + đóng đủ 20 năm BHXH
+ suy giảm 61% khả năng lao động.
2. Căn cứ tính
lương hưu
- Số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng làm
căn cứ đóng BHXH bằng bình quân gia quyền mức tiền lương
tháng làm căn cứ đóng BHXH trong 5 năm cuối trước khi nghỉ
hưu
3. Mức trợ cấp
- Thấp nhất bằng lương tối thiểu và cao nhất bằng 75% mức
bình quân tháng của lương làm căn cứ đóng BHXH.
- Đối với trường hợp 1a./: đủ 15 năm đóng BHXH được
hưởng lương hưu bằng 45% mức lương bình quân tháng của
lương làm căn cứ đóng BHXH. Cứ mỗi năm đóng BHXH tiếp
theo được tính thêm 2%.
- Đối với trường hợp 1.b/: Như a, trường hợp về hưu trước
tuổi sẽ giảm 2% mức bình quân lương hưu làm căn cứ đóng
BHXH.
4. Lợi ích khác
- Đóng BHXH trên 30 năm: nhận thêm trợ cấp 1 lần bằng 1/2

lương, tối đa <= 5 tháng.
- Quỹ BHXH trả BHYT khi đã về hưu.
- Quỹ BHXH trả tiền tuất khi người về hưu bị chết.
V CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
1. Điều kiện
a/ Người lao động đang làm việc, nghỉ việc chờ giải quyết chế
độ hưu trí, đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp bị chết.
b/ Người lao động đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên.
2. Căn cứ tính tiền
tuất
- Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH
bằng bình quân gia quyền mức tiền lương tháng làm căn cứ
đóng BHXH trong 5 tháng cuối trước khi nghỉ hưu.
- Mức lương tối thiểu.
3. Mức trợ cấp - Trợ cấp mai táng cho trường hợp 1a/ bằng 8 tháng lương tối
thiểu.
- Tiền tuất hàng tháng cho nhân thân trường hợp 1a, 1b bằng
40% lương tối thiểu và 70% nếu không có người thân nuôi
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dưỡng.
- Thân nhân không thuộc diện hưởng tiền tuất: Nhận trợ cấp 1
lần.
4. Đối tượng hưởng
tiền tuất
- Con dưới 15 tuổi. Nếu đi học được hưởng đến khi đủ 18 tuổi.
- Bố mẹ, vợ hoặc chồng người nuôi dưỡng hợp pháp.
- Nam từ 60 tuổi trở lên, nữ 55 tuổi trở lên.
( Nguồn: Điều lệ Bảo hiểm Xã hội năm 2007 )

Theo bảng số 1, điều kiện được nhận trợ cấp cần tuân thủ các quy định cụ
thể của các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó căn cứ để tính trợ cấp và mức
độ trợ cấp, thời gian trợ cấp là khác nhau, tuỳ thuộc vào từng chế độ. Đối với chế
độ trợ cấp tai nạn lao động, BHXH chỉ trả trợ cấp trong trường hợp người lao động
bị tai nạn nhưng suy giảm sức khoẻ hoặc bị chết. Đối với trường hợp bị tai nạn
không làm suy giảm sức khoẻ sẽ không có trợ cấp BHXH, lúc đó người lao động
chỉ được trả chi phí khám, chữa bệnh, điều trị ổn định vết thương và hưởng lương
trong thời gian điều trị do người sử dụng lao động chi trả.
3.Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
“ Đào tạo là quá trình truyền thụ kiến thức mới để người cán bộ thông qua
quá trình đó trở thành người công chức có văn bằng mới hoặc cao hơn trình độ
trước đó” ( Sách :119 câu hỏi về cán bộ, công chức - tr 35 ). đào tạo các cán sự,
các cử nhân, các chuyên viên, hoặc chuyên viên chính ( trong hệ thống ngạch
bậc hiện nay) là việc tuyển dụng những công chức hoặc những công dân khi họ
trúng tuyển trở thành công chức, sau đó đưa họ vào cơ sở đào tạo để họ học và
nhận những văn bằng tương đương.
“ Bồi dưỡng ( hay gọi là tu nghiệp ) là quá trình hoạt động làm tăng thêm
những kiến thức mới đòi hỏi những người mà họ đang giữ chức vụ, đang thực
thi công vụ của một ngạch bậc nhất định” ( Sách: 119 câu hổi về cán bộ, công
chức - tr 35 ). Kết quả của khoá bồi dưỡng là người học nhận thức được những
chứng chỉ ghi nhận kết quả.
Tính đặc thù của hoạt động đào tạo cán bộ, thể hiện trước hết là mục đích
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và đối tượng đào tạo. Mục đích và đối tượng của hoạt động đào tạo cán bộ được
quy định trong điều 1 - Quyết định số 874/TTg của Thủ trướng Chính phủ ban
hành ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà
nước. Quyết định số: 40/2006/QĐ - TTg ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 -
2001

* Đào tạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện
nay của cán bộ, công chức,
* Tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các cơ quan Nhà nước.
* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là yêu cầu khách quan:
Cán bộ luôn có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của bộ
máy Nhà nước. Ngay từ buổi sơ khai dựng nước đến thời kỳ phong kiến những
người hiền tài, người giữ những trọng trách nhất định trong bộ máy Nhà nước đã
được đề cao nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước.
Thứ nhất: Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của
bộ máy Nhà nước, của xã hội là đòi hỏi cấp bách và khách quan.
Để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đội ngũ cán bộ, công chức phải được
chuẩn bị kỹ lưỡng và luôn bổ sung những kiến thức về khoa học, kỹ thuật,
những kiến thức về thực tế, kinh nghiệm và cách làm việc mới. Sau một thời
gian dài, cán bộ của bộ máy Nhà nước ta làm việc dưới cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp và ảnh hưởng hậu quả chiến tranh để lại, do vậy, một bộ phận
không ít cán bộ có thói quen ỷ lại, “ làm công ăn lương”, không quan tâm tới
hiệu quả kinh tế. Nhu cầu phát triển của xã hội và của Nhà nước đòi hỏi những
cán bộ có trách nhiệm, có trình độ, năng lực, phẩm chất, am hiểu sâu sắc về
pháp luật, hiểu biết tin học, có trình độ ngoại ngữ.
Thứ hai: Đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.
Việc gia nhập ASEAN (28/8/1995), và đặc biệt là sự kiện trọng đại ngày
7/11/2006 trước ta đã trở thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại
WTO, là những ví dụ, đòi hỏi chúng ta phải cố một đội ngũ cán bộ có đủ năng
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lực, am hiểu về các nước Đông Nam Á và có kiến thức để giao lưu kinh tế, văn
hoá, khoa học kỹ thuật.
Với phương châm “là bạn, là đồng minh với tất cả các nước” nước ta đang
mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, chúng ta đã thiết lập được mỗi quan

hệ hợp tác với rất nhiều quốc gia dân tộc. Tốc độ, phạm vi hợp tác mở rộng hiện
nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngoài việc có những yếu tố trên còn cần phải có bản
lĩnh chính trị, kinh nghiệm trong giao tiếp, nhạy cảm trong mọi tình huống,
vững vàng trước nhiều luồng tư tưởng, nhiều trào lưu chính trị, thực hiện hội
nhập nhưng không hoà tan để xây dựng một nước Việt Nam tiên tiến nhưng đậm
đà bản sắc dân tộc. Muốn vậy, không có biện pháp hữu hiệu nào hơn là phải
thường xuyên tiến hành đào tạo, học hỏi, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội
ngũ cán bộ, công chức.
4. Khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ.
Là những công cụ và biện pháp quản lý trong quá trình xây dựng, phát
triển và sử dụng công chức. Thông qua đó để động viên, cổ vũ những điển hình,
những gương tốt, phê phán, uốn nắn và phòng ngừa những hành vi pháp luật,
không thực hiện và làm tròn trách nhiệm của người công chức.
4.1. Mục đích:
Là hình thức dùng để đánh giá công lao, ghi nhận những đóng góp, cống
hiến hoặc xử phạt những vi phạm lỗi lầm của người công chức.
Khen thưởng là việc ghi nhận và ban cho công chức thành tích những giá
trị tinh thần và vật chất để động viên, khích lệ sự công hiến của họ cũng như
trong hoạt động của đội ngũ công chức nói chung.
Kỷ luật là việc xử lý, trừng phạt với mức độ khác nhau, tuỳ theo nội dung,
tính chất vi phạm pháp luật của công chức.
Khen thưởng, kỷ luật: Có vị trí ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản
lý, xây dựng đội ngũ công chức, tác động tích cực đến sự thúc đẩy kinh tế xã
hội.
Nó tác động to lớn trong việc nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất
của đội ngũ công chức.
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4.2. Nguyên tắc cơ bản của khen thưởng, kỷ luật.
Việc khen thưởng, kỷ luật đúng hay sai liên quan trực tiếp đến quyền,

danh dự, nhân phẩm con người nên rất phức tạp, do đó phải có nguyên tắc, mực
thước rõ ràng.
- Nguyên tắc công minh, công bằng có ý nghĩa giáo dục, cổ vũ thực hiện
phương châm “ trị bệnh cứu người”, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh phê
bình việc chứ không phê bình người.
- Kết hợp khen thưởng, kỷ luật về mặt chính trị, tinh thần với việc khen
thưởng hoặc kỷ luật bồi hoàn bằng vật chất.
4.3. Nội dung, hình thức khen thưởng và kỷ luật.
- Hình thức khen thưởng:
+ Giấy khen
+ Bằng khen
+ Danh hiệu vinh dự Nhà nước ( anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc)
+ Huy chương
+ Huân chương...
Các hình thức khen thưởng trên đã khen thưởng khích lệ động viên cho
một tập thể hoặc cá nhân nhất định tuỳ thuộc vào thành tích mà tập thể, cá nhân
đó đạt được trên cơ sở suy tôn đề nghị của một tổ chức nhất định.
- Hình thức kỷ luật:
+ Từ khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Hạ bậc lương
+ Hạ ngạch
+Cách chức
+ Đến buộc thôi việc
Đó là các hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ khi họ vi phạm trên cơ
sở xem xét của tập thể tổ chức mà họ đang công tác.
5. Bổ nhiệm, tiếp nhận, điều động, đề bạt cán bộ, công chức.
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quyết định số: 27/2003/QĐ - TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính

phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức,
miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.
Bổ nhiệm là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử cán
bộ giữ một chức vụ lãnh đạo có thời hạn trong cơ quan, đơn vị.
Bổ nhiệm lần đầu là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền lần đầu
quyết định cử cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo hoặc quyết định cử giữ chức vụ lãnh
đạo mới cao hơn chức vụ đảm nhiệm.
Bổ nhiệm lại là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm
cán bộ tiếp tục giữ chức vụ đang đảm nhiệm khi hết thời hạn bổ nhiệm.
Luân chuyển là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm
cán bộ lãnh đạo giữ chức vụ lãnh đạo mới trong quy trình thực hiện công tác
quy hoạch lãnh đạo và bồi dưỡng cán bô.
Miễn nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyết định thôi giữ
chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ lãnh đạo chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Từ chức là việc cán bộ lãnh đạo tự nguyện xin thôi chức vụ lãnh đạo khi
chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.
Nguyên tắc:
- Cấp uỷ đảng từ cơ sở lên trực tiếp lãnh đạo theo phân cấp quản lý của
TW và đúng quy trình, thủ tục
- Tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.
- Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, điều kiện và tiêu chuẩn của
cán bộ.
Bảo đảm sự ổn định, thừa kế và phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao chất
lượng hiệu quả của cơ quan.
* Bổ nhiệm: Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm.
Điều kiện: Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ và tiêu chuẩn cụ thể của từng
chức danh bổ nhiệm theo Quyết định của Đảng và Nhà nước.
Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác định rõ ràng
tuổi bổ nhiệm:
15

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Lần đầu: Nam < 55 tuổi
Nữ < 50 tuổi
+ Trưởng phòng, phó Trưởng phòng ( ) < 30 tuổi
+ Có đủ sức khoẻ
+ Trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức
thì không được bổ nhiệm.
* Bổ nhiệm lại:
Điều kiện:
- Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.
- Đạt tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quy định tại thời điểm xét, đáp ứng yêu
cầu công tác trong thời gian tới.
- Cơ quan có nhu cầu.
- Đủ sức khoẻ hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao
* Luân chuyển: Nhằm đào tạo bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ
cán bộ lãnh đạo phải căn cứ vào yêu cầu công tác và phù hợp với năng lực trình
độ cán bộ.
* Từ chức, miễn nhiệm:
Cán bộ được bố trí sang công tác khác hoặc chưa bổ nhiệm chức vụ mới
thì đương nhiên thôi chức vụ đang đảm nhiệm.
Người bị miễn nhiệm là việc người lãnh đạo chưa hết thời hạn bổ nhiệm
phải thôi giữ chức vụ bổ nhiệm vì một lý do nhất định để giữ một cương vị thấp
hơn.
III. PHÂN LOẠI CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ.
1. Chính sách, chế độ đối với cán bộ căn cứ vào chức vụ lãnh đạo.
Đó là những chính sách, chế độ của nhà nước nhằm khuyến khích bằng
vật chất đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan đơn vị để thực
hiện các mục tiêu quản lý của Nhà nước. Có hai mức phụ cấp trách nhiệm đối
với chức vụ Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng trong đơn vị, cơ quan. Mức
phụ cấp được quy định cụ thể căn cứ vào mức lương tối thiểu.

- Trưởng phòng và tương đương: Phụ cấp chức vụ : 0,3
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phó trưởng phòng và tương đương: Phụ cấp chức vụ : 0,2
2. Chính sách, chế độ đối vơi cán bộ căn cứ vào điều kiện công tác.
2.1. Phụ cấp khu vực:
Áp dụng đối với những nơi xa xôi, hẻo lánh, có khí hậu xấu. Phụ cấp gồm
7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu. Riêng ở
huyện Bình Liêu địa giới hành chính chia thành 7 xã, 1 thị trấn được áp dụng
phụ cấp gồm 2 mức: 0,5; 0,7 trong đó 2 xã Đồng Văn và Hoành Mô hưởng mức
phụ cấp khu vực 0,7, các xã còn lại hưởng mức phụ cấp khu vực là 0,5.
2.2. Phụ cấp thu hút:
Áp dụng đối với cán bộ, công chức làm việc ở các vùng kinh tế mới, cơ
sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có
cơ sở hạ tầng. Phụ thuộc gồm 4 mức: , 30%, 40%, 50%, và 70% mức lương cấp
bậc hoặc chức vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm. Bình Liêu là huyện miền
núi, vùng cao, điều kiện sinh hoạt đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn,
trình độ dân trí còn thấp, vì vậy dẫn đến hiện tượng cháy máu chất xám thường
xuyên xảy ra, đội ngũ sinh viên sau khi tốt nghiệp không chịu về địa phương
công tác, và phần lớn tuyển giáo viên từ nơi khác đến, chỉ sau công tác một thời
gian phần lớn họ đều có xu hướng chuyển về các thành thị để công tác, nên công
tác tổ chức của huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng con người
vào làm việc, đặc biệt là công tác giảng dạy ở một huyện miền núi còn gặp
nhiều khó khăn như Bình Liêu. Trên cơ sở Nghị định của Chính phủ, huyện đã
áp dụng phụ cấp thu hút đối với 02 mức như sau:
- Đối với giáo viên Tiểu học ở 7 xã (Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm,
Lục hồn, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động) của huyện được áp dụng hưởng mức
phụ cấp thu hút 70% lương chính.
- Đối với Giáo viên THCS ở 7 xã (Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục
Hồn, Tình Húc, Vô ngại, Húc động) của huyện được áp dụng hưởng mức phụ

cấp thu hút là: 50% lương chính.
2.3. Phụ cấp lưu động:
Áp dụng đối với cán bộ làm công việc ở những vùng có chỉ số giá sinh
hoạt (lương thực, thực phẩm, dịch vụ) cao hơn chỉ số bình quân chung của cả
nước từ 10% trở lên. Phụ cấp gồm 5 mức: 1,1; 0,15; 0,2; 0,25; và 0,3 so với
mức lương tối thiểu. Bình Liêu là huyện miền núi, địa hình phức tạp, đi lại gặp
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nên vài trò của người cán bộ làm công
tác thông tin lưu động là rất quan trọng. Trên cơ sở đó huyện đã áp dụng phụ
cấp lưu động cho một số cán bộ làm công tác thông tin lưu động thuộc phòng
Văn thể của huyện với mức hưởng là: 0,2 so với mức lương tối thiểu.
3 . Chính sách, chế độ đối với cán bộ căn cứ vào tuổi:
Đó là những quy định của Nhà nước đối với cán bộ nghỉ hưu có chế độ
hưởng trợ cấp một lần, chế độ về hưu sớm và chế độ nghỉ hưu theo đúng quy
định của pháp luật, chế độ đối với cán bộ quá tuổi nghỉ hưu được cơ quan, đơn
vị giữ lại công tác.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ
Chính sách có tác động điều tiết, khống chế vĩ mô, Chính phủ thông qua
các tầng, nấc chính sách để điều tiết khống chế các mặt của đời sống xã hội.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và từng công việc, đối tượng
cụ thể, Chính phủ có những nấc chính sách, chế độ nhất định nhằm phân phối và
phân phối lại đối với tất cả các cán bộ. Cùng mức công việc, chức vụ tương
đương trong phạm vi cả nước. Khi thu nhập được bảo đảm với nhu cầu hàng
ngày và đảm bảo nuôi sống người cán bộ thì hiệu quả thực hiện công việc được
nâng lên, mọi công việc được giải quyết theo đúng yêu cầu thực hiện công việc.
Việc đánh giá chất lượng thực hiện công việc thể hiện ở các chính sách,
chế độ đối với từng cán bộ. Nhà nước căn cứ vào mặt bằng chung của cả nước vì
hiệu quả thực hiện công việc của lao động làm việc hưởng lương theo thời gian
rất khó xác định chất lượng công việc.

Chính sách, chế độ cụ thể đều tác động đến hành vi của từng cán bộ. Một
mặt họ ý thức được trách nhiệm, ý nghĩa của mình đối với công việc đảm
nhiệm. Mặt khác, tạo ra cho họ có ý thức vươn lên trong công việc mới. Từ đó,
hiệu quả công việc được đảm bảo, người cán bộ thấy được vai trò của mình
trong cơ quan, đơn vị, thấy được nhiệm vụ của mình đối với đất nước làm cho
họ có những hành vi đưa ra xã hội cũng có ý thức và tự kiểm soát ý thức của
mình.
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chính sách, chế độ được quy định càng cụ thể thì cán bộ càng dễ tiếp thu,
hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình cũng như quyền lợi mà mình được
hưởng.
Chính sách phối hợp tạo nên sự khích lệ tính năng động và tính chủ đạo
của con người. Đây là yếu tố tác động đến tâm lý của người cán bộ, ở mỗi vị trí
công việc, làm một công việc nặng nhọc độc hại họ sẽ thấy yên tâm hơn, họ
cảm thấy được bù đắp xứng đáng cho sức lao động mà họ bỏ ra, kích thích sáng
tạo hăng say, năng động trong công việc.
V. VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ CẤP HUYỆN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN
CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ.
1. Theo Pháp lênh cán bộ, công chức thì: “Cán bộ, công chức quy định tại
Pháp lệnh này là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách Nhà nước” bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các
cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội như: Chủ tịch và Phó Chủ tịch
UBND huyện.
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một công
vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành nghề chuyên môn,
được xếp vào một ngạch trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong các cơ
quan Nhà nước, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có
chức danh tiêu chuẩn riêng... (Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998, Điều 1 - tr

6,7 và Pháp lệnh cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung năm 2003.)
1.1. Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác cán bộ.
Theo V.I Lênin: “ Cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành hiện thực ”. Người hiểu
rằng: “ trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị,
nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị,
những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”.
Quan điểm đó của V.I Lênin không những khẳng định vị trí, vai trò quyết định
của cán bộ, mà còn thể hiện sự đòi hỏi, tính tất yếu của khách quan.
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với nhãn quan chính trị cực kỳ sắc sảo và biện chứng, V.I Lênin đã tìm
thấy nhân tố có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa, đó chính là đội ngũ cán bộ.
1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ thiên
tài của cách mạng Việt Nam và của cả dân tộc Việt Nam, Người đã cùng với
Đảng ta chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn gian nan,
thử thách để đi đến thắng lợi hoàn toàn. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách
mạng của Người đã để lại cho Đảng ta nhiều di sản vô cùng quý giá. Một trong
những di sản quý giá đó, chính là tư tưởng của Người về cán bộ và công tác cán
bộ.
Theo Người: “Cán bộ là người đem đường lối, chính sách của Đảng, của
Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình của
dân chúng đến báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt ra đường lối,
chính sách cho đúng”. Vì vậy, cán bộ có vị trí đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa
quyết định đến sự thành bại trong mọi công việc của cách mạng. Người cho
rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại
đều do cán bộ tốt hay kém”. Chính vì coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc,
cho nên ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Người đã bắt tay ngay vào

công việc viết sách, mở trường cho trực tiếp đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán
bộ, công chức cho cách mạng Việt Nam. Người nói “Cán bộ là tiền vốn của
đoàn thể”, nguồn vốn ấy vô cùng quy giá trong lúc Cách mạng còn gặp khó
khăn, bởi: “Có vốn mới làm ra lãi”. Người xác định: “Bất cứ chính sách, công
tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì
hỏng việc, tức là lỗ vốn”.
Trong các bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ là người vừa
có đức, vừa có tài, kết hợp hài hoà giữa đức và tài. Cán bộ là người của Đảng,
người cách mạng, mà “ Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Về quan hệ giữa đức
và tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Có tài phải có đức, có tài mà không có đức,
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tham ô... là có hại cho Nhà nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong
chùa, không giúp gì ai được”. Khi một người cán bộ có tâm đức vì dân, vì nước,
được nhân dân tin cậy, quý trọng thi mọi công việc “Dù khó vạn lần dân liệu
cũng xong”.
Như vây, với tư cách là lãnh tụ của Đảng, của dân tộc, hơn ai hết, Chủ
tịch Hồ Chí Minh là người xác định đúng đắn vai trò, vị trí của cán bộ, đồng thời
đề ra đường lối chiến lược về công tác cán bộ, đó là: “ Ngày nay Đảng ta yêu
cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà còn phải giỏi về
chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung”. Người cán bộ “ Làm việc gì học
việc ấy, cán bộ ở bộ phận nào phải học cho thạo công việc ở trong bộ phân ấy”.
Đó là yếu tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng
đến nay.
1.3. Quan điểm của Đảng ta về cán bộ.
Thấm nhuần lý luận chủ Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác cán bộ, Đảng cộng sản Việt Nam luôn đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ cán
bộ và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
nhà nước.

Đảng ta đã xác định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng của đất nước. Thực tiễn gần 60 năm tiến
hành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ta khẳng định rõ vị trí vai trò của
cán bộ cách mạng.
Hiện nay, đất nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đó là: Thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trải qua quá trình lãnh
đạo đất nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là hơn 10 năm lãnh
đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta rút là một bài học quan trọng là: Cán bộ có vai
trò cực kỳ quan trọng, hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. Vì vậy,
Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã chỉ rõ: Tình hình và nhiệm vụ mới
đặt ra rất nhiều yêu cầu cho công tác cán bộ. Toàn Đảng phải hết sức chăm lo
xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng, đủ
bản lĩnh về mọi mặt. Sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới. Đảng ta
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
xác định: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận, chính trị, phâm chất
đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn...
Như vậy, nhiệm vụ chính trị của thời kỳ mới đặt ra yêu cầu: “ Phải xây
dựng cho được một đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiêm vụ”. Trong đó, đặc biệt trú
trọng đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết cấp chiến lược và cơ sở..... Nghị quyết
TW III - 28 ). Bởi Đảng ta hiểu rằng. Có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và
năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi
đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền.
Tóm lại: Cán bộ công chức Nhà nước phải là người có trình độ chuyên
môn nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ được phân công, được đào tạo về lý luận
chính trị và nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, phải là người nhanh nhẹn, tháo vát,
biết tổ chức, chỉ đạo, giải quyết dứt điểm từng công việc, biết tính trước, lường
sau, có con mắt toàn diện, thẳng thắn, gương mẫu, xông xáo, miệng nói, tay làm,
vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, dám chịu trách nhiệm, biết quyết đoán, có uy

tín, có tín nhiệm với nhân dân, được dân mến, dân tin.
2. Vai trò của cán bộ cấp huyện và sự cần thiết phải hoàn thiện các chính
sách, chế độ đối với cán bộ.
Cấp huyện nói chung, từng huyện nói riêng là cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật và các văn
bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên nhằm đảm bảo cho sự lãnh đạo thống
nhất từ Trung ương đến địa phương và cũng nhằm phát huy quyền chủ động
sáng tạo của địa phương. Đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên về quản
lý, xây dựng, phát triển của của địa phương theo quy định của pháp luật, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện tiêu cực,
quan liêu hách dịch, cửa quyền tham nhũng ... Xây dựng và phát triển địa
phương về mọi mặt nhằm phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân và Nhà nước.
Là cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành pháp và hành chính,
Nhà nước thống nhất và thông suốt cả nước, cơ quan huyện hoạt động thường
xuyên, thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành hàng ngày công việc hành
chính Nhà nước ở địa phương. Các cơ quan cấp huyện được xây dựng trên một
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mô hình kết hợp, hợp lý, thông nhất, có thứ bậc hành chính từ Trung ương đến
địa phương.
Với vị trí quan trong ấy, đồng thời để triển khai mọi chủ trương đường
lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước xuống cơ sở một cách có hiệu
quả, cấp huyện có những nhiệm vụ cơ bản là: Quản lý Nhà nước về lĩnh vực
phát triển kinh tế xã hội, ngân sách, phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp,
công nghiệp thủ công, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, văn hoá, giáo
dục, y tế, quốc phòng an ninh trật tự, an toàn xã hội...
Thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp huyện là góp phần quan trọng vào việc
xây dựng thành công CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. làm
được như vậy, vai trò của cán bộ cấp huyện là vô cùng quan trọng và nó được

thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Về chấp hành hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan quản lý
nhà nước cấp trên. Vai trò của cán bộ cấp huyện là gương mẫu, kịp thời tổ chức,
tuyên truyền, phổ biến và cổ vũ động viên. Được thể hiện trong việc người cán
bộ gương mẫu chấp hành trước và phổ biến kịp thời những quy định mới của
Nhà nước, của cơ quan quản lý cấp trên xuống cơ sở. Giải thích những thắc mắc,
băn khoăn của cơ sở, của nhân dân, làm cho nhân dân thông suốt và tích cực
thực hiện đường lối, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, là
người tập hợp những vướng mắc trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống để xử
lý giải quyết theo thẩm quyền hoặc kịp thời phản ánh với cơ quan có thẩm
quyền để giải quyết. Có thể nói đây là một công việc nặng nề đối với cán bộ cấp
huyện vì hiện nay nước ta đang từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống các
thể chế về quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng.... nhằm đảm bảo dân chủ, tự do của công dân và thực hiện “ dân biết,
dân bàn, dân kiểm tra”. Mặt khác cấp cấp huyện là cấp trong hệ thống cơ quan
nhà nước có tổ chức bộ máy hoàn chỉnh hơn nhiều so với xã, phường, thị trấn.
Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và Trung ương triển khai
xuống cơ sở và nhân dân đều qua cấp huyện. Như vậy, có nghĩa cán bộ cấp
huyện cũng là cấp gần gũi với nhân nhân và chính quyền cơ sở, vì vậy việc
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
gương mẫu càng làm cho uy tín của Nhà nước ta tăng lên, việc tuyên truyền,
phổ biến kịp thời càng làm cho tính hiệu quả và hiệu lực quản lý nhanh hơn. Xã
hội trật tự, nền nếp và phát triển.
- Về đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ nhân dân trong
huyện, vai trò của cán bộ cấp huyện ở đây được thể hiện là người “đại diện”. Để
đại diện đòi hỏi người cán bộ phải thường xuyên đi sát cơ sở, liên hệ chặt chẽ và
lắng nghe ý kiến của nhân dân, phản ánh những ý kiến nguyện vọng chính đáng
của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tổ chức để biến những nguyện vọng của
đông đảo nhận dân thành các quy định của Nhà nước cũng như văn bản quy

phạm pháp luật.
- Trong quản lý phát triển kinh tế, vai trò của cán bộ cấp huyện là người
điều hành, nó đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức nhất định, am hiểu các quy
định vận hành của nền kinh tế nói chung và từng lĩnh vực nói riêng, có như vậy
việc điều chính các mỗi quan hệ mới có thể đảm bảo điều hành linh hoạt trên cơ
sở quy định của pháp luật kinh tế, nhằm làm cho kinh tế địa bàn phát triển mạnh
và cân đối. Mặt khác để sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế phát
triển đồng đều bình đẳng mang tính xã hội cao, người cán bộ còn có vai trò nữa
là trọng tài, không thiên vị cá nhân chủ nghĩa.
- Trong quản lý ngân sách nhà nước ngoài việc giữ vai trò là người quản
lý, cán bộ cấp huyện còn có vai trò là người sử dụng. Vì vậy đòi hỏi người cán
bộ quản lý ngân sách không những chỉ tổ chức cho cấp cơ sở thực hiện tốt việc
lập dự toán, quyết toán ngân sách, phê chuyển về kế hoạch kiểm tra hướng dẫn
cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của Luật ngân sách. Mặt khác, là người sử
dụng ngân sách nhà nước, cán bộ cấp huyện còn phải thực hiện tốt các chế độ,
quy định về sử dụng ngân sách, làm cho ngân sách nhà nước đảm bảo chi dùng
có hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí và chị sự kiểm tra, kiểm toán của cơ quan
quản lý nhà nước cấp trên về ngân sách.
- Tương tự, trong lĩnh vực văn hoá xã hội và đời sống, vai trò của người
cán bộ cấp huyện là tổ chức, hướng dẫn kiểm tra, tổ chức và thực hiện, về an
ninh trật tự là tổ chức và tuyên truyền giáo dục, về chính sách dân tộc là tổ chức
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hướng dẫn và chống các hành vi xâm hại, về công tác tổ chức là xây dựng và
quản lý...
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC
CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CẤP HUYỆN,
HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH THỜI GIAN QUA
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH LIÊU

1. Đặc điểm tự nhiên và địa lý
- Vị trí địa lý
Bình Liêu là huyện miền núi, vùng cao, biên giới, nằm phía Đông Bắc của
tỉnh Quảng Ninh, với diện tích tự nhiện 471,4 km
2
, chiếm 7,99% diện tích của
25

×