Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2008 - 2010
1.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian 2008 -2010
Căn cứ vào những kết quả đã đạt được trong những năm trước đó và nhu
cầu thị trường mà công ty đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008 -
2010. Khi kế hoạch được thông qua, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân
viên trong công ty sẽ nỗ lực, cố gắng quyết tâm để hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Bảng 13: Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2008 – 2010
Đơn vị: nghìn đồng
Các chỉ tiêu 2008 2009 2010
I.Tổng GTSXKD 150.000.000 170.000.000 220.000.000
1.Giá trị xây lắp 124.000.000 140.217.000 145.860.000
2.Giá trị phục vụ xây lắp 10.800.000 13.600.000 9.600.000
3.Giá trị SXCN 9.900.000 12.070.000 52.448.000
4.Giá trị kinh doanh vật tư 2.415.000 2.380.000 2.904.000
5.Giá trị kinh doanh nhà 2.885.000 1.733.000 9.188.000
II.Doanh thu 153.750.000 174.230.000 225.050.000
III.Lợi nhuận 3.750.000 4.230.000 5.050.000
IV.Nộp ngân sách nhà nước 3.032.000 3.865.000 4.213.000
V.Lao động, tiền lương
1.Nhu cầu lao động bình quân 2.767 3.367 3.851
2.Tiền lương bình quân/tháng 2.200 2.300 2.600
(Nguồn: phòng Kế toán-Tài chính)
Trong đó, những chủ trương cụ thể đã được Công ty xây dựng và quyết tâm
thực hiện trong những năm tới:
- Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, mở rộng thi trường sang nhiều lĩnh vực mới;
- Coi trọng việc lập và phát triển các dự án phát triển nhà, khu đô thị mới, các dự án
cải tạo và xây dựng các khu nhà tập thể của Thành phố;
- Công ty tiếp tục đầu tư khai thác hoạt động kinh doanh khách sạn, tư vấn đầu tư và
xây dựng;
- Mức tăng trưởng bình quân về giá trị sản lượng hàng năm là 10 đến 12%;
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 1 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
- Chủ động tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập để nâng cao đời sống cho cán bộ
công nhân viên;
Theo xu thế tăng trưởng của nền kinh tế ngành điện lực được Nhà nước ưu
tiên, ưu đãi để tăng khả năng cung cấp điện cho xã hội phục vụ đời sống và sản
xuất. Hiện nay, ngành điện cũng phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt điện năng, khả
năng cung ứng điện năng cho sinh hoạt và sản xuất không đáp ứng được. Đây
cũng chính là cơ hội lớn để Công ty phát huy lĩnh vực kinh doanh truyền thống của
công ty là thi công, xây lắp các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi.
1.2. Kế hoạch đào tạo nhân lực của Công ty năm 2008 - 2010
Nhằm đáp ứng yêu cầu sắp xếp, đổi mới cũng như đáp ứng nhu cầu về
nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty tiến hành xây dựng
chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực năm 2008-2009 như sau:
Lập kế hoạch đào tạo cho 30 - 35 lãnh đạo quản lí, 20 - 25 cán bộ tham gia
các lớp đội trưởng, quản lí chất lượng công trình xây dựng, ngoại ngữ, tin học…, 50
– 60 công nhân viên vận hành các nhà máy thuỷ điện do Công ty thi công.
Xây dựng tác phong làm việc công nghiệp cho các cán bộ công nhân viên
trên các công trường cũng như trong cơ quan, đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn
quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-9002
Đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán
bộ kế cận về kiến thức quản lí, quản trị, hạch toán kế toán, ngoại ngữ, vi tính để phù
hợp cung cách tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đổi mới sang hình thức cổ phần
của Công ty.
Xây dựng chế độ đãi ngộ, khuyến khích công nhân viên theo học các khoá
học đào tạo do công ty tổ chức. Tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo tại chỗ cho
cán bộ, kĩ sư, công nhân kĩ thuật trong Công ty và các phân xưởng.
Bố trí sắp xếp lại số công nhân cho phù hợp với công việc, xây dựng lại kế
hoạch đào tạo, có biện pháp xử lí kiên quyết với những đối tượng lao động không
có tay nghề và không phù hợp với yêu cầu công việc như: bắt buộc phải đào tạo
thêm, thuyên chuyển hoặc cho nghỉ việc.
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 2 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, thi tuyển theo tiêu chuẩn, lựa chọn những
cán bộ có trình độ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, không có tiêu
cực trong khâu tuyển dụng, làm cơ sở cho công tác đào tạo sau này được dễ dàng
hơn.
Xây dựng chế độ thu hút, giữ chân cán bộ quản lí giỏi, công nhân có tay
nghề cao, đặc biệt là chế độ đối với người lao động ở các vùng núi, vùng sâu, vùng
xa. Bằng chế độ lương ngoài căn cứ theo tính chất công việc, khối lượng sản phẩm
hoàn thành còn dựa vào trình độ, năng lực, hiệu quả công việc được giao. Chính
sách khen thưởng để khuyến khích người lao động, khen thưởng xứng đáng đối với
những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, lao động sáng tạo và giải pháp đem
lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Bên cạnh đó cũng có những biện pháp xử
phạt đối với những đối tượng có hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động,
hình ảnh của Công ty.
Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực được Công ty xác định như sau:
Bảng 14: Kế hoạch đào tạo nhân lực năm 2008 – 2009
Nội dung
Số lượng
(người)
Thời gian đào tạo
(tháng)
Kinh phí (đồng)
I.Đào tạo nâng cao cho cán bộ kế cận 55 350.500.000
1. Lớp lí luận chính trị cao cấp 3 24 25.000.000
2. Lớp quản trị doanh nghiệp 6 1 31.000.000
3. Lớp quản lí dự án đầu tư 7 1 13.000.000
4. Lớp đào tạo giám đốc 3 10 200.000.000
5. Cử đi học các lớp ngoại ngữ 5 12 7.500.000
6. Cử đi học các lớp học ngắn hạn: tư vấn giám sát đầu
tư, tiếp thị đầu tư
21 1 50.000.000
7. Lớp đội trưởng xây dựng 10 1 24.000.000
II. Đào tạo đại học tại chức 6 60 75.000.000
III. Đào tạo nâng cao cho công nhân kĩ thuật 53 106.930.000
1. Thợ điện 10 1 9.000.000
2. Thợ sửa chữa 30 1 34.000.000
3. Thợ hàn ống áp lực 10 1 60.930.000
4. Thợ phay mài 3 1 3.000.000
IV. Đào tạo mới, đào tạo thêm nghề 25 130.000.000
1. Thợ khoan 10 3 40.000.000
2. Thợ mìn 10 3 44.000.000
3. Thợ làm khuôn và đúc 5 3 46.000.000
Tổng 133 662.430.000
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 3 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH.
Với kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đào tạo phát triển ở trên, để
thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả hơn, phát huy
những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại Công ty nên
chú ý thực hiện những nội dung sau:
2.1. Hoàn thiện viêc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển
Để công tác đào tạo phát triển thực sự có hiệu quả thì bước đầu tiên mà
Công ty cần làm là xác định đúng nhu cầu đào tạo, Công ty cần thực hiện tốt công
tác phân tích tổ chức, phân tích nhu cầu nhân viên và phân tích nhu cầu công việc
để giải quyết ba vấn đề lớn sau:
- Mục tiêu chung và mục tiêu đặt ra cho từng phòng ban của Công ty trong
ngắn hạn và dài hạn là gì?
- Xác định khoảng cách trong kết quả công việc?
- Phân tích nguyên nhân gây ra khoảng cách?
- Xác định đào tạo có phải là giải pháp phù hợp không?
Các công việc mà công ty cần làm là
Gắn đào tạo phát triển với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của Công ty
Thông qua phân tích hoàn cảnh bên ngoài bao gồm sự biến đổi kinh tế kĩ
thuật, phân tích tình hình doanh nghiệp và các bộ phận của nó trên đường đạt đến
mục tiêu dự kiến, thấy rõ nhu cầu đào tạo ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
đối với công nhân viên. Công ty cần chú trọng những hoạt động sau:
Thứ nhất, phân tích mục tiêu phát triển của công ty bao gồm mục tiêu ngắn
hạn và dài hạn, đó là nhân tố đóng vai trò quyết định nhu cầu đào tạo tổng thể.
Thứ hai, phân tích nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp: số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực mà Công ty cần có để thực hiện phát triển mục tiêu
trong vài năm tới.
Thứ ba, phân tích hiệu suất doanh nghiệp: chỉ tiêu của việc phân tích hiệu
suất bao gồm giá thành lao động, sản lượng và chất lượng sản phẩm, tỷ lệ báo
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 4 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
hỏng (để thanh lí), tình hình sử dụng thiết bị, chi phí duy tu v.v…nghĩa là hiệu suất
mà Công ty mong muốn được nâng cao thông qua việc đào tạo.
Phân tích được nhu cầu đào tạo của Công ty ở 3 phương diện trên sẽ cung cấp
được cơ sở vĩ mô cho việc hình thành nên quá trình đào tạo tổng thể.
Công ty phải chủ động, thường xuyên tìm ra khoảng cách giữa kết
quả công việc mong muốn và kết quả làm việc thực tế của nhân viên
Công ty cần áp dụng kết hợp một số phương pháp để sử dụng trong đánh giá
nhu cầu như: phỏng vấn trực tiếp nhân viên, phân tích các tài liệu sẵn có, quan sát
thực tế, gặp gỡ trao đổi với nhân viên, trắc nghiệm kĩ thuật, thảo luận tập thể, đánh
giá hiệu quả thành tích v.v…đặc biệt là 3 phương pháp đầu tiên.
Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn là một trong những cách hữu
hiệu mà Công ty có thể lấy được thông tin cập nhật và chính xác trong quá trình
đánh giá nhu cầu. Để thực hiện phỏng vấn, Công ty cần chuẩn bị thật kĩ về nội dung
câu hỏi, sắp xếp cuộc hẹn gặp những người tham gia phỏng vấn. Hai đối tượng cần
được phỏng vấn là những người ở cấp quản lí và những người thực hiện công việc.
Đối với những người ở cấp quản lí/ trưởng bộ phận/ người giám sát trực tiếp nhân
viên Công ty có thể xây dựng những câu hỏi xoay quanh nội dung như:
Vấn đề mà anh/chị đang gặp phải là gì?
Những biểu hiện nào (kiến thức, kĩ năng, thái độ) cho thấy nhân viên của
anh/chị không thực hiện công việc đạt kết quả như mong muốn? Biểu hiện này xảy
ra thường xuyên như thế nào? Gây ảnh hưởng/ thiệt hại gì đến kết quả cuối cùng
của Phòng?
Mong muốn/ yêu cầu/ tiêu chuẩn mà anh đặt ra cho nhân viên trong thực
hiện công việc là gì? Biểu hiện tiêu biểu cụ thể là gì?
Có những lí do nào khác khiến anh cho rằng đào tạo là cần thiết?
Song song với việc phỏng vấn trưởng bộ phận, Công ty cũng nên sắp xếp
thời gian trao đổi với người thực hiện công việc. Khi phỏng vấn họ cần nói cho họ
biết rõ lí do và mong muốn hợp tác với Công ty. Tuy nhiên, công ty cần đảm bảo
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 5 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
thông tin mà Công ty nhận được là chính xác, đầy đủ và có chất lượng. Đối với
nhân viên Công ty cần quan tâm đến:
Cách thức mà họ thực hiện công việc hiện tại
Những khó khăn mà họ đang gặp phải trong khi thực hiện công việc
Phỏng vấn là cơ hội để người làm công tác đào tạo trao đổi sâu với nhiều
người nhằm khai thác thông tin và qua đó đánh giá đúng đắn nhu cầu đào tạo. Tuy
nhiên, việc phỏng vấn đòi hỏi sự tham gia và sự nhiệt tình của người phỏng vấn, và
cũng ít nhiều làm gián đoạn công việc của họ nên công ty cần sắp xếp thời gian
phỏng vấn thích hợp, chọn những ngưòi tiêu biểu để phỏng vấn và thiết kế những
câu hỏi mở (Cái gì? ở đâu? Ai? Khi nào? Như thế nào?).
Phương pháp quan sát thực tế: thông qua hành vi công tác thực tế của
nhân viên được quan sát trực tiếp tại địa điểm làm việc để đưa ra đánh giá nhu
cầu đào tạo. Người quan sát phải thông thạo tình hình công tác của chức vị, có
thể là cán bộ chủ quản của nhân viên này hoặc là chuyên gia lĩnh vực có liên
quan. Những hành vi công việc cần quan sát bao gồm: tính thành thạo và chính
xác trong động tác, tốc độ làm việc, số lượng và chất lượng công việc, kĩ năng
thao tác thiết bị…thời gian quan sát dài ngắn phụ thuộc vào đặc điểm từng công
việc. Thông thường phải quan sát hết một chu kì của công việc để đánh giá một
cách toàn diện về hành vi công tác của người lao động, ghi chép cẩn thận.
Phương pháp này phù hợp với những công việc có tính thao tác tại chỗ như: xây
dựng, lắp ráp, lái xe, san lấp...
Phân tích nhu cầu đào tạo dựa vào những tài liệu sẵn có: Công ty cần sử dụng
những văn bản, tư liệu có sẵn liên quan đến sự phát triển của Công ty và bản thuyết
minh chức vụ để phân tích nhu cầu đào tạo chung như:
Bản mô tả công việc
Kết quả đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
Chiến lược phát triển công ty
Kết quả thăm dò ý kiến nhân viên
Hệ thống thông tin nguồn nhân lực
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 6 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
Nhật kí công tác
Đối với những nhân viên mới tuyển dụng, có thể tiến hành so sánh giữa tư
cách chức vị mà bản mô tả công việc quy định với các phương diện như học lực,
chuyên môn, kĩ năng, kinh nghiệm, sở trường…của họ được ghi trong tài liệu hồ sơ,
từ đó xác định cho họ nhu cầu đào tạo.
Công ty cần xây dựng các bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện
công việc cho từng công việc
Bản mô tả công việc là một tài liệu mà Công ty cần nêu rõ những nội dung
sau: mục đích, phạm vi công việc, trách nhiệm và những nhiệm vụ mà nhân viên
phải thực hiện. Bản mô tả công việc cũng phải nêu lên được những phẩm chất, kiến
thức, kĩ năng đòi hỏi ở người đảm nhận công việc.
Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là bản đưa ra những kết quả mà người lao
động cần đạt được cụ thể về mặt số lượng, mức độ hoàn thành và thái độ làm việc.
Những tiêu chuẩn này dùng để so sánh trình độ hiện có của người lao động với tiêu
chuẩn thực hiện công việc đã lập ra. Xem xét, khảo sát xem cách thức thực hiện công
việc của họ có phù hợp hay không, cần phải bổ sung kiến thức chuyên môn gì để họ
đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Ví dụ về bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với lao
động là công nhân lái xe, máy:
Bảng 15: Bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc của công
nhân lái xe, máy
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Ngày cập nhật
cuối:25/08/2007
Thực hiện bởi:
Phòng tổ chức
hành chính
Kiểm tra bởi: Tên công việc: Lái
xe, máy
Bộ phận: phòng
Kĩ thuật thi công
Mô tả công viêc
Tóm tắt công việc: Hoàn thành công việc san lấp mặt bằng thi công
Các nhiệm vụ chủ yếu: Vận hành xe, máy thực hiện việc ủi, đào, san lấp mặt bằng thi công
Các nhiệm vụ thứ yếu:
1. Biết sửa chữa hỏng hóc trong quá trình xe, máy đang vận hành
2. Tham gia các khoá đào tạo nâng cao tay nghề
3. Hướng dẫn lao động mới vào làm
Các mối quan hệ
Cấp nhận báo cáo: Phó Giám Đốc phụ trách công trình xây dựng
Cấp giám sát: Trưởng phòng kĩ thuật thi công
Các yêu cầu
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 7 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
- Kiến thức: Hiểu rõ quy trình, quy phạm kĩ thuật an toàn lao động trong quản lí vận hành xe, máy. Nắm vững
nội dung cần kiểm tra; biết đánh giá tình hình chung của động cơ trước khi đưa xe, máy vào hoạt động qua hệ
thống đồng hồ, đèn báo, tiếng nổ, khói. Hiểu và nắm vững nguyên lí hoạt động, cấu tạo của xe bổ túc. Nắm
vững và thực hành thành thạo các thao tác trong vận hành xe máy phục vụ thi công. Hiểu và biết xử lí hư hỏng
thông thường trong quá trình vận hành động cơ.
- Kỹ năng: Thành thạo với công việc đảm nhận
- Giáo dục: Tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, học các trung tâm dạy nghề
- Kinh nghiệm: Công nhân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề (hơn 2 năm)
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
- Tích cực làm việc trong những điều kiện phức tạp
- San lấp được 1000 m3 đất, đá trong một ngày làm việc
- Biết sửa chữa hỏng hóc thông thường trong quá trình vận hành xe, máy
- Không làm hỏng hóc quá nhiều chi tiết máy trong một tháng
Thực hiện đánh giá quá trình thực hiện công việc có hiệu quả
Việc đánh giá thực hiện công việc phục vụ cho nhiều mục tiêu khác nhau. Ở
đây Công ty xem xét đánh giá phục vụ cho việc phát hiện ra những thiếu hụt về kiến
thức, kỹ năng mà người lao động cần phải được bổ sung qua đào tạo. Quy trình
thực hiện như sau:
+ Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phù hợp. Những chỉ tiêu, tiêu thức
đó phải phản ánh được những kiến thức, kỹ năng cần phải có.
+ Tiến hành phân chia các tiêu thức thành các mức độ và quy định điểm cho
từng mức độ.
+ Lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu phát hiện ra khả
năng hiện tại của người được đánh giá.
+ Sau khi xây dựng được mẫu phiếu đánh giá sẽ gửi cho người lao động tự
đánh giá và người quản lý trực tiếp đánh giá.
+ Kết hợp kết quả do người quản lý đánh giá và kết quả tự đánh giá của cá
nhân người lao động để đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả Công ty nên đánh giá
6 tháng 1 lần, với thời gian như vậy mới thấy được sự thay đổi trong thực hiện công
việc của người lao động.
Ví dụ: Bảng tự đánh giá thực hiện công việc của nhân viên thợ xây
Bảng 16: Bảng đánh giá kết quả công việc bằng
phương pháp cho điểm đối với thợ xây
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 8 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
Họ tên công nhân: ....................Người quản lí:....................
Bộ phận, phòng ban:.................... Thời gian: .......................
Chỉ tiêu Xếp loại Điểm
1. Khối lượng hoàn thành công việc
Tiêu chuẩn: Dựa vào khối lượng công việc trung bình phải hoàn thành
Hoàn thành trên 20 m2 tường Tốt 5
Từ 16 – 20m2 tường Khá 4
Hoàn thành 15 m2 Trung bình 3
Từ 14 – 10 m2 Yếu 2
Dưới 10 m2 Kém 1
Chất lượng công việc thực hiện
Tiêu chuẩn: Tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo tính vững chắc, mức độ phẳng của tường, bảo đảm tính
chống thấm
Nếu thực hiện được 5 tiêu chuẩn trên Tốt 5
Nếu thực hiện được 4 tiêu chuẩn trên Khá 4
Nếu thực hiện được 3 tiêu chuẩn trên Trung bình 3
Nếu thực hiện được 2 tiêu chuẩn trên Yếu 2
Nếu thực hiện được 1 tiêu chuẩn trên Kém 1
Tinh thần thái độ, hành vi, tác phong làm việc
Tiêu chuẩn: Bảo đảm an toàn lao động, không vi phạm nội quy làm việc, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, có
sáng kiến trong lao động
Nếu thực hiện được 5 tiêu chuẩn trên Tốt 5
Nếu thực hiện được 4 tiêu chuẩn trên Khá 4
Nếu thực hiện được 3 tiêu chuẩn trên Trung bình 3
Nếu thực hiện được 2 tiêu chuẩn trên Yếu 2
Nếu thực hiện được 1 tiêu chuẩn trên Kém 1
Tổng hợp kết quả
Đối với những bộ phận khác nhau thì xây dựng những tiêu chí đánh giá trong bảng
đánh giá cho phù hợp. Trên cơ sỏ đó các phòng ban căn cứ vào mẫu phiếu đánh giá để biết
được kết quả làm việc của từng công nhân viên. Sau đó, tổng hợp lại kết quả gửi lên bộ phận,
phòng ban có thẩm quyền quyết định. Nếu nhân viên có kết quả thực hiện công việc tốt thì
công ty cần có chính sách khen thưởng thích đáng, nếu chưa làm tốt thì công ty cần xem xét
tiến hành đào tạo để nâng cao trình độ kĩ năng cho họ.
2.2. Xác định mục tiêu đào tào cụ thể, rõ ràng
Đối với từng đối tượng cụ thể Công ty phải đề ra những mục tiêu mà họ cần
phải đạt được sau mỗi khoá đào tạo. Những mục tiêu này vừa là những tiêu chí cụ
thể định hướng cho việc triển khai đào tạo, vừa là căn cứ để khi kết thúc khóa đào
tạo Công ty có thể đánh giá hiệu quả đào tạo một cách rõ ràng, hơn nữa, khi xác
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 9 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
định được mục tiêu rõ ràng thì học viên sẽ có động lực cố gắng để đạt được mục
tiêu đó.
Trong năm 2008-2009 cần xác định mục tiêu đào tạo của công ty cụ thể như
sau:
Đào tạo và phát triển phải góp phần tăng năng suất lao động lên ít nhất 30%
để hoàn thành kế hoạch sản xuất đã đặt ra.
Đối với từng đối tượng lao động thì Công ty phải đặt ra những mục tiêu cụ thể
như sau:
Đối với cán bộ quản lí
Đạt 100% số cán bộ được đào tạo về cổ phần hoá, sau khi đào tạo xong phải
nắm vững chương trình cổ phần hoá, Luật doanh nghiệp, giải thích được cho toàn
bộ công nhân viên trong công ty những kiến thức về cổ phần hoá để họ hiểu được
rõ mục đích, sự cần thiết của cổ phần hoá.
Trong năm 2008 phấn đấu đào tạo thêm kiến thức tin học và ngoại ngữ, đặc
biệt là tiếng Anh cho những lao động gián tiếp trong công ty chưa nắm vững được
kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học. Sau khoá học, học viên phải nắm bắt được
những kĩ năng tối thiểu về máy tính như soạn thảo văn bản, lưư trữ và tìm tài liệu,
tính toán trên bảng tính Exel…và đạt được trình độ A tiếng Anh. Công ty sẽ lấy việc
đào tạo cơ bản này để làm nền móng cho đào tạo nâng cao các khoá tiếp theo:
ngoại ngữ nâng cao lên trình độ B và xử lí thông tin trên máy tính nhanh nhạy, sáng
tạo.
Đối với kỹ sư, kĩ thuật viên
Sau khi được đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lí dự án phải đảm bảo 100%
cán bộ phát huy được những kiến thức đã học vào thực tế công việc điều hành thi
công nhanh nhạy, đúng tiến độ và chất lượng tương xứng là nòng cốt của các nhà
thầu chính.
Đối với công nhân kĩ thuật
Phải nâng cao cho ít nhất 200 công nhân các ngành cơ bản chủ chốt như lắp
máy, hàn, điện…Sau khóa đào tạo phải đảm bảo tất cả các công nhân đều thi được
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 10 Sv: Vũ Văn Sáng