Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Các chức năng cơ bản của môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.92 KB, 9 trang )



Các chức năng cơ bản
của môi trường



Đối với sinh vật nói chung và con người
nói riêng thì môi trường sống có các
chức năng cơ bản sau:
1. Môi trường là không gian sống
cho con người và thế giới sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một
người đều cần một không gian nhất
định để phục vụ cho các hoạt động sống
như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản
xuất...Như vậy chức năng này đòi hỏi
môi trường phải có một phạm vi không
gian thích hợp cho mỗi con người.
Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ
những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố
vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và
xã hội.
Yêu cầu về không gian sống của con
người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học
và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử
dụng không gian sống và quan hệ với thế
giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con
người cần chú ý là tính chất tự cân bằng
(homestasis), nghĩa là khả năng của các
hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều


kiện khó khăn nhất và tính bền vững của
hệ sinh thái.
2. Môi trường là nơi chứa đựng các
nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã
trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi
con người biết canh tác cách đây khoảng
14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa
cho đến khi phát minh ra máy hơi nước
vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi
đầu của công cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật trong mọi lĩnh vực.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài
nguyên không ngừng tăng lên về cả số
lượng, chất lượng và mức độ phức tạp
theo trình độ phát triển của xã hội. Chức
năng này của môi trường còn gọi là
nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp
nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và
độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược
liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp
nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và
các nguồn thuỷ hải sản.
- Động - thực vật: cung cấp lương thực,
thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng
mặt trời, nước, gió: có chức năng duy

trì các hoạt động trao đổi chất.
- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng
lượng và nguyên liệu cho các hoạt động
sản xuất...
3. Môi trường là nơi chứa đựng các
chất phế thải do con người tạo ra trong
quá trình sống
Trong quá trình sống, con người luôn đào
thải ra các chất thải vào môi trường. Tại
đây các chất thải dưới tác động của vi
sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ
bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành
đơn giản và tham gia vào hàng loạt các
quá trình sinh địa hoá phức tạp. Trong
thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại
còn ít, chủ yếu do các quá trình phân huỷ
tự nhiên làm cho chất thải sau một thời
gian biến đổi nhất định lại trở lại
trạng thái nguyên liệu của tự nhiên.
Sự gia tăng dân số thế giới nhanh
chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị
hoá làm số lượng chất thải tăng lên
không ngừng dẫn đến chức năng này

×