Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các yếu tố môi trường và nhân tố sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.83 KB, 5 trang )



Các yếu tố môi trường và
nhân tố sinh thái.


Các yếu tố môi trường như: ánh
sáng, nhiệt độ, các chất khí, nước,... là
các thực thể hay hiện tượng tự nhiên cấu
trúc nên môi trường. Các yếu tố môi
trường tác động lên cơ thể sống không
như nhau. Một số yếu tố không thể hiện
ảnh hưởng rõ rệt lên đời sống của sinh
vật, ví dụ như một số khí trơ chứa
trong vũ trụ. Ngược lại có những
yếu tố ảnh hưởng quyết định lên đời
sống sinh vật. Những yếu tố môi
trường khi chúng tác động lên đời sống
sinh vật mà sinh vật phản ứng lại một
cách thích nghi thì chúng được gọi là các
yếu tố sinh thái (Ví dụ như ánh sáng,
nước, nhiệt độ, các chất khoáng ...)
Phân loại các yếu tố sinh thái
Theo nguồn gốc và đặc trưng tác
động của các yếu tố sinh thái, người
ta chia các nhân tố sinh thái thành 3
nhóm:
1. Nhóm các yếu tố sinh thái vô sinh: bao
gồm các yếu tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm, không khí), địa hình và đất.
2. Nhóm các yếu tố sinh thái hữu sinh:


gồm các sinh vật.
3. Yếu tố con người: nhiều tác giả trong
khi phân loại yếu tố sinh thái đã kết hợp
yếu tố động vật, thực vật và con người
vào nhóm các yếu tố hữu sinh. Mặt dù
trong đời sống con người vẫn phải chịu
tác động của các qui luật tự nhiên, tuy
nhiên việc kết hợp các yếu tố này không
thật thỏa đáng vì :
- Thứ nhất là con người tác động vào tự
nhiên được xác định bởi nhân tố xã hội
mà trước hết là chế độ xã hội, còn đặc
trưng tác động của động thực vật mang
đặc điểm sinh vật. Thứ hai là con người
tác động vào tự nhiên có ý thức và thứ ba
là quy mô tác động của động vật và thực
vật không thể so sánh được với quy mô
tác động của con người nhất là trong điều
kiện tiến bộ của khoa học - kỹ thuật.
Về đặc trưng tác động của các yếu tố
sinh thái, nhiều tác giả chia ra các nhóm
yếu tố sinh thái tác động trực tiếp, nhóm
yếu tố sinh thái tác động gián tiếp. Thực
tế thì việc phân chia này không thoả
đáng, vì nhiều yếu tố sinh thái vừa tác
động trực tiếp vừa tác động gián tiếp, ví
dụ như địa hình vừa tác động cơ học trực
tiếp lên sự bám trụ của cây vừa gián tiếp
thay đổi môi trường sống, hoặc như gió
mạnh, trực tiếp làm cây gãy đổ và cùng

một lúc gián tiếp ảnh hưởng lên chế độ
nhiệt, độ ẩm không khí và đất,… Vì vậy,
ở đây chỉ có thể nói đến các dạng tác
động trực tiếp hay gián tiếp của các yếu
tố sinh thái lên các sinh vật.
Ngoài ra theo ảnh hưởng của tác động thì
các yếu tố sinh thái được chia thành các
yếu tố phụ thuộc và không phụ thuộc mật
độ.
- Yếu tố không phụ thuộc mật độ là yếu
tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng
của nó không phụ thuộc vào mật độ của
quần thể bị tác động. Phần lớn các yếu
tố sinh thái vô sinh là những yếu tố
không phụ thuộc mật độ.
- Yếu tố phụ thuộc mật độ là yếu tố khi
tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác
động của nó phụ thuộc vào mật độ quần
thể chịu tác động, chẳng hạn bệnh dịch
đối với nơi thưa dân ảnh hưởng kém hơn
so với nơi đông dân. Hiệu suất bắt mồi
của vật dữ kém hiệu quả khi mật độ con
mồi quá thấp...Phần lớn các yếu tố hữu
sinh thường là những yếu tố phụ thuộc
mật độ.
Hương Thảo - Theo giáo trình sinh thái
học

×