Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 197 trang )

đại học quốc gia hà nội
Trờng đại học kinh tế

Trơng Bảo Thanh

chính sách CạNH TRANH TRONG CUNG
ứNG DịCH Vụ Y Tế ở VIệT NAM

LUN N TIN S KINH T CHNH TR

Hà Nội - 2015


đại học quốc gia hà nội
Trờng đại học kinh tế

Trơng Bảo Thanh
chính sách CạNH TRANH TRONG CUNG ứNG
DịCH Vụ Y Tế ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh

: Kinh t chớnh tr

Mó s

: 62 31 01 01

LUN N TIN S KINH T CHNH TR

Ngi hng dn khoa hc


1: TS. Vũ Đức Thanh
2: pgs, TS. Đinh Văn Thông

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, tài liệu trong Luận án là chính xác, trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Luận án có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu
khác dưới dạng trích dẫn, nguồn gốc trích dẫn được liệt kê trong danh
mục tài liệu tham khảo.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2015
Tác giả

Trương Bảo Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được chân thành cảm ơn tới hai thầy giáo hướng
dẫn của tôi: Thầy giáo TS. Vũ Đức Thanh và Thầy giáo PGS, TS. Đinh Văn
Thông đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện Luận
án này.
Xin chân thành cảm ơn tới các Thầy, Cô của Khoa Kinh tế chính trị Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp ý và bổ sung cho tôi
những ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn thành Luận án.

Xin cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Học viện Chính trị Khu vực I,
Các Anh, Chị và các bạn đồng nghiệp trong Khoa Kinh tế chính trị học đã
luôn chia sẻ và ủng hộ tôi để tôi dành thời gian cho hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các Anh, Chị phòng Đào
tạo Sau Đại học, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình triển khai và hoàn thành Luận án.

Tác giả

Trương Bảo Thanh

ii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục các sơ đồ, các hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................. ............ 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 3
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 5
6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 8
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................. 31
8. KẾT CẤU LUẬN ÁN. .................................................................................. 32

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ ............................ 33
1.1. DỊCH VỤ Y TẾ - MỘT LOẠI HÀNG HÓA DỊCH VỤ
CÔNG ĐẶC THÙ ....................................................................................... 33
1.1.1. Những khái niệm cơ bản về hàng hoá dịch vụ công .............................. 33
1.1.2. Dịch vụ y tế với tư cách là một hàng hoá dịch vụ công đặc thù ............. 37
1.1.3. Đặc điểm thị trường dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe. ............................ 39
1.2. CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y
TẾ ...................................................................................................................... 51
1.2.1. Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ y tế và sự cần
thiết phải xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch
vụ y tế ................................................................................................................ 51
1.2.2. Khái niệm chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ............... 55

iii


1.2.3. Nội dung của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế .......... 63
1.2.4. Các tiêu chí của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế. ..... 65
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới chính sách cạnh tranh trong cung ứng
dịch vụ y tế ........................................................................................................ 68
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ . 70
1.3.1. Kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong
cung ứng dịch vụ y tế ở một số nước trên thế giới ........................................... 70
1.3.2. Bài học thiết thực cho Việt Nam ............................................................. 87
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG
CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM ............................................... 92
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở
VIỆT NAM....................................................................................................... 92

2.1.1. Đặc thù về cung ứng trên thị trường dịch vụ y tế ở Việt Nam ............... 92
2.1.2. Cầu trên thị trường dịch vụ y tế ở Việt Nam Việt Nam.......................... 98
2.1.3. Những tiền đề pháp lý và các chính sách khuyến khích hình thành chính
sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam ................................ 102
2.1.4. Cơ chế đảm bảo tài chính cho các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế ở Việt
Nam .................................................................................................................. 113
2.2. HIỆN TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG
CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM .............................................. 120
2.2.1. Thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử trong cạnh
tranh giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế .................................................. 120
2.2.2. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ
y tế .................................................................................................................... 137
2.2.3. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp và trách nhiệm của các chủ thể tham gia
cạnh tranh cung ứng dịch vụ y tế và các bên liên quan ................................... 139
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH
TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ........................................................ 142

iv


2.3.1. Những thành công của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y
tế ....................................................................................................................... 142
2.3.2. Những hạn chế của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế 145
2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG
ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ .................................................................................... 150
2.4.1. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 150
2.4.2. Những vấn đề đặt ra ............................................................................... 152
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾỞ VIỆT

NAM ................................................................................................................ 155
3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ
TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................ 155
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ............................................................. .155
3.1.2. Những định hướng chiến lược phát triển ngành y tế ............................ 159
3.2. QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH
TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM. ............................. 160
3.2.1. Bảo đảm bình đẳng trong cạnh tranh giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ
y tế .................................................................................................................... 160
3.2.2. Bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể và các bên liên quan
tham gia cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ............................................ 161
3.2.3. Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ y tế ................... 161
3.2.4. Bảo đảm chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế phải phù
hợp với những quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế ............................. 162
3.2.5. Đa dạng hoá các loại hình cơ sở cung ứng dịch vụ, các phương thức
cung ứng dịch vụ ............................................................................................. 163
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH
TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM .............................. 164

v


3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và "luật chơi" kinh tế về cạnh tranh trong
cung ứng dịch vụ y tế ...................................................................................... 164
3.3.2. Nhóm giải pháp khuyến khích các chủ thể tham gia cung ứng dịch vụ y
tế, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho người dân ................................................ 165
3.3.3. Nhóm giải pháp tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các
chủ thể cung ứng dịch vụ y tế .......................................................................... 167
3.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện các công cụ điều tiết, kiểm tra, giám sát

chất lượng và hành vi cạnh tranh đối với các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế .. 168
3.3.5. Nhóm các giải pháp hỗ trợ ..................................................................... 170
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................. 176
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................................ 177

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

HGĐ

Hộ gia đình

YTTN

Y tế tư nhân

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
WTO


World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

OECD

Organization for Economic

Tổ chức hợp tác và phát

Co-operation and Development

triển kinh tế

Official Development Aid

Viện trợ phát triển

ODA

chính thức
FDI

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATS

General Agreement on Trade

Thỏa thuận chung về thương

in Services

mại dịch vụ

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu về y tế (2005 - 2013). ........................................... 94
Bảng 2.2. Tỷ lệ giường bệnh ở bệnh viện công và bệnh viện tư ...................... 97
Bảng 2.3. Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh khi ốm đau trong 4 tuần. ......... 101
Bảng 2.4. Số người tham gia bảo hiểm y tế qua các năm (2005-2010. ........... 115
Bảng 2.5. Số bệnh viện có dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu .................. 132
Bảng 2.6. Tỷ lệ giường bệnh theo yêu cầu ...................................................... 133
Bảng 2.7. Vốn đăng ký, vốn thực hiện và địa bàn chủ yếu của các dự án
FDI vào ngành y tế của Việt Nam phân theo mục tiêu đầu tư (1989-2008).... 135
Bảng 2.8. Các vấn đề sức khỏe và liên quan đến thỏa thuận WTO ................. 136
Sơ đồ 01. Tóm tắt khung nghiên cứu Luận án ................................................... 7
Hình 1.1. Bức tranh hàng hóa công và hàng hóa tư. ......................................... 34
Hình 1.2. Hàng hóa dịch vụ công phân theo cách tiếp cận của Ngân hàng
Thế giới ............................................................................................................. 36

Hình 1.3. Cơ cấu tài chính chi trả dịch vụ y tế ................................................. .81
Hình 2.1. Cơ cấu chi y tế, 1999 - 2010 ............................................................ 114
Hình 2.2. Tỷ lệ chi y tế từ túi tiền hộ gia đình trong tổng chi cho y tế tại
một số quốc gia châu Á, 2007 .......................................................................... 117
Hình 2.3. Tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam, 2006 - 2012 ............................ 118

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách trong cung ứng dịch vụ y
tế thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ảnh
hưởng rất lớn tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tạo ra nhiều cơ hội
lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh của người dân, đảm bảo an sinh xã hội,
góp phần nâng chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện
nay còn rất nhiều vấn đề bất cập, nguồn lực đầu tư lớn nhưng hiệu quả sử
dụng nguồn lực này để cung ứng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn đặt ra.
- Ngành y tế Việt Nam chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng
dịch vụ y tế cho người dân.
- Khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ y tế là rất khó khăn,
nhất là người nghèo, cận nghèo và dân cư vùng sâu vùng xa. Sự bất bình đẳng
trong việc cung ứng và thụ hưởng các dịch vụ y tế có xu hướng gia tăng.
- Cơ chế chính sách trong quản lý điều hành lĩnh vực y tế còn nhiều bất
cập. Hệ thống thông tin quản lý về y tế còn thiếu đồng bộ, trùng chéo. Hệ
thống quản lý chất lượng dịch vụ y tế cũng như thanh tra chất lượng dịch vụ y
tế ở cả khu vực Nhà nước và tư nhân còn yếu. Công tác quản lý giá thuốc tại
các bệnh viện còn nhiều bất cập đẩy giá thành thuốc tăng cao tạo áp lực về

phí bệnh viện cho người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kể trên. Ngoài những
nguyên nhân quan trọng bắt nguồn từ nguồn gốc lịch sử phát triển của hệ
thống y tế, trình độ non yếu về cơ sở vật chất và đội ngũ các nhà chuyên môn,
một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là chính sách và cơ chế cung

1


ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay còn thiếu vắng cơ chế cạnh tranh được
vận dụng trong lĩnh vực này.
Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã chứng minh rằng việc chính
phủ các nước đã xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung
ứng dịch vụ y tế bằng việc tạo lập các cơ hội bình đẳng không phân biệt đối
xử trong cạnh tranh. Bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của các chủ thể trong nền
kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh đã góp phần nâng cao hiệu quả,
cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận các
nguồn lực; tạo thêm nhiều cơ hội lựa chọn và tiếp cận các dịch vụ y tế của
người dân.
Đối với Việt Nam, Chính phủ đã chủ trương thực hiện xã hội hoá trong
cung ứng dịch vụ y tế, từng bước xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh
tranh trong cung ứng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
cung ứng, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tạo ra nhiều cơ hội cho người dân
trong việc tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy nhiên, việc hoạch định và triển khai
chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay còn
nhiều hạn chế, hạn chế cả về mặt nhận thức, chủ trương cho đến triển khai
thực hiện chính sách. Do vậy, việc nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng
chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế, chỉ ra những hạn chế, rào
cản trong việc hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, đánh giá
chính sách tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập của chính sách

cạnh tranh và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết, trên cơ sở đó hoàn
thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu cả về mặt lý luận và
thực tiễn tác giả lựa chọn đề tài: “Chính sách cạnh tranh trong cung ứng
dịch vụ y tế ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.

2


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa luận giải làm rõ hơn
cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y
tế; Phân tích đánh giá thực trạng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch
vụ y tế ở Việt Nam; Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện hơn chính
sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, luận án đặt ra 4 nhiệm vụ quan trọng sau
đây:
- Hệ thống hóa và luận giải rõ hơn về cơ sở lý luận chính sách cạnh
tranh trong cung ứng dịch vụ y tế;
- Khảo sát những kinh nghiệm cần thiết về xây dựng chính sách cạnh
tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Phân tích đánh giá thực trạng về chính sách cạnh tranh trong cung ứng
dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay;
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính
sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: là “Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch
vụ y tế ở Việt Nam”.
Giới hạn đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách cạnh tranh

trong cung ứng dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động dịch vụ khám, chữa bệnh
tại các bệnh viện, phòng khám, phòng mạch, dịch vụ cung ứng thuốc chữa
bệnh, cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế. Luận án không đề cập đến lĩnh
vực y tế công cộng như phòng dịch, vệ sinh dịch tễ.
Giới hạn không gian: Luận án tập trung chính vào giải quyết những
vấn đề về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam. Để

3


có thêm cơ sở thực tiễn, luận án giới thiệu một số kinh nghiệm quan trọng của
một số quốc gia tiêu biểu về xây dựng chính sách cạnh tranh trong cung ứng
dịch vụ y tế như Đức, Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Mê-hi-cô, Nam Phi
và Xinh-ga-po, v.v...
Giới hạn thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu giai đoạn sau khi có
cơ chế chính sách đổi mới trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt nam (từ khi có
Pháp lệnh hành nghề Y Dược công bố ngày 13/10/1993). Trong phân tích
kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch
vụ y tế, thời gian nghiên cứu tập trung vào những năm đầu của thập kỷ 2000s
trở lại đây.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi tổng quát:
Cần phải làm gì, làm như thế nào để hoàn thiện hơn chính sách
cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay?
Để trả lời câu hỏi trên, luận án cần phải trả lời những câu hỏi sau:
- Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế là gì? Nội dung và
tiêu chí của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế?
- Khung lý thuyết cho xây dựng chính sách cạnh tranh trong cung ứng
dịch vụ y tế?
- Những bài học kinh nghiệm quốc tế nào về chính sách cạnh tranh

trong cung ứng dịch vụ y tế có thể áp dụng cho Việt Nam?
- Thực trạng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt
Nam hiện nay như thế nào?
- Những tác động của việc thực thi các cam kết trong WTO đến hệ
thống cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam là gì?
- Cần phải có những quan điểm và giải pháp gì để xây dựng và hoàn
thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế Việt Nam?

4


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, luận án kết hợp sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
là phương pháp luận rất quan trọng cho phân tích và luận giải bản chất và quá
trình vận động và phát triển của các hiện tượng, sự vật. Hơn nữa, luận án còn
sử dụng các phương nghiên cứu khoa học cụ thể như trừu tượng hóa khoa
học, phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, phương pháp lô gic kết hợp với
lịch sử, nghiên cứu tình huống, v.v..
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Trừu tượng hóa khoa học
đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và
những hiện tượng kinh tế, tách ra những cái điển hình, ổn định, bền vững,
trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở đó nắm được bản chất các
hiện tượng, tiến tới khái quát và xây dựng phạm trù, quy luật phản ánh những
bản chất đó.
Phương pháp nghiên cứu này rất phù hợp với việc nghiên cứu chính
sách. Bởi vì như chúng ta biết chính sách thực chất là việc vận dụng các quy
luật kinh tế khách quan vào thực tiễn, mà quy luật kinh tế chính là bản chất
của các sự vật hiện tượng và quá trình kinh tế. Chính vì vậy, nắm chắc
phương pháp này sẽ thuận lợi cho việc nghiên cứu chính sách. Tránh được cái

nhìn phiến diện không bản chất. Phương pháp trừu tượng hóa cũng đòi hỏi
gắn liền với phương pháp kết hợp lô gíc với lịch sử, bởi lẽ lịch sử bắt đầu từ
đâu thì quá trình tư duy lô gíc cũng phải bắt đầu từ đó.
- Phương pháp lô gíc kết hợp với lịch sử: Phương pháp này cho phép
nhìn nhận bản chất hiện tượng nghiên cứu theo những cấu trúc hệ thống bền
vững bên trong phù hợp với những điều kiện kinh tế, pháp luật ứng với từng
giai đoạn phát triển nhất định của các chính sách đối với ngành y tế. Xem xét

5


chính sách cạnh tranh trong những điều kiện lịch sử nhất định. Theo các chuỗi
thời gian, yêu cầu và nội dung của chính sách cạnh tranh cũng thay đổi khác
nhau. Trong các điều kiện kinh tế chính trị khác nhau, vấn đề chính sách cạnh
tranh cũng cần phải được cân nhắc theo những cách tiếp cận đặc thù riêng.
- Phân tích - tổng hợp: Đây là các phương pháp chung được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Quá trình phân tích các hiện tượng, sự
vật cần tiến hành một cách khoa học từ nhiều góc độ, sau đó những kết quả
nghiên cứu có thể khái quát cho phát triển lý luận và vận dụng, áp dụng vào
thực tiễn. Bằng cách này, nhiều vấn đề của đối tượng nghiên cứu được phân
tích từ những góc độ riêng rẽ, ngược lại kết quả nghiên cứu riêng đó được
tổng hợp thành những điểm khái quát chung cho cả quá trình vận động của
hiện tượng, sự vật.
- Nghiên cứu tình huống: Lựa chọn các tình huống có vấn đề nghiên
cứu, hợp cảnh với những lập luận và thực tiễn phổ biến. Tình huống lựa chọn
nghiên cứu bao gồm tình huống trong nước và ngoài nước. Trong Luận án
này, tác giả lựa chọn nhiều tình huống thực địa trong nước và những kinh
nghiệm thành công và thất bại của các nước như Đức, Anh, Mỹ, Xinh-ga-po,
Bra-xin, Mê-hi-cô, Nam Phi, Ấn Độ về chính sách cạnh tranh trong cung ứng
dịch vụ y tế đảm bảo xây dựng môi trường công bằng và bình đẳng hơn giữa

các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế.
- Các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn trong luận án là nghiên
cứu định tính. Đây là phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên
cứu và mục tiêu nghiên cứu của luận án.
Nghiên cứu định tính là một phương pháp nghiên cứu mà vấn đề nghiên
cứu được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau và cần
được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh vấn đề đang được quan tâm. Nghiên cứu
định tính cho phép cung cấp thông tin toàn diện vấn đề nghiên cứu và nó phù hợp

6


với việc mô tả, tiếp cận và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người
và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được
cho là đặc biệt có giá trị trong lĩnh vực dịch vụ y tế vì nó cho phép khám phá,
thăm dò những vấn đề khó và còn ít được biết đến; nhận biết được những tồn tại
và những chính sách can thiệp đang triển khai và đưa ra những giải pháp thích hợp
đối với những tồn tại đó; thăm dò tính khả thi, chấp nhận và sự phù hợp của
những chương trình, chính sách mới; đề ra những biện pháp, chính sách can thiệp
phù hợp và phát hiện những quần thể cần được chú trọng.
Đề tài dựa chủ yếu vào cơ sở dữ liệu thứ cấp để phân tích và khái quát
các luận đề nghiên cứu. Số liệu thứ cấp có thể là số liệu thống kê được sưu
tầm từ các trung tâm dữ liệu như Tổng cục thống kê, cơ sở dữ liệu văn bản
pháp luật của Chính phủ, Quốc hội, các Bộ v.v. Nguồn tài liệu quan trọng là
các công trình nghiên cứu liên quan được công bố trong và ngoài nước.
Những tài liệu khoa học này là căn cứ thực sự cần thiết cho kết quả nghiên
cứu luận án này. Danh sách những tài liệu được phân tích tổng hợp trong mục
tình hình nghiên cứu.
Khung lý thuyết
Đánh giá

thực trạng
Thu thập thông tin,

Quan điểm


số liệu, tài liệu

Giải pháp

Kinh
nghiệm
quốc tế

Bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam

Sơ đồ 01: Tóm tắt khung nghiên cứu

7


6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
a. Một số nghiên cứu ở nước ngoài:
Tác giả khảo sát một số tài liệu nghiên cứu khoa học nước ngoài liên
quan tới nội dung chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế. Mỗi
nghiên cứu dựa trên đặc điểm đặc thù của từng quốc gia.
Pamela Halse, Nonkululeko Moeketsi, Sipho Mtombeni, Genna
Robb, Thando Vilakazi and Yu-Fang Wen, The role of competition policy
in healthcare markets, Competition Commission of South Africa [90].

Theo nhóm nghiên cứu, chính sách cạnh tranh đóng một vai trò rất
quan trọng trong thị trường chăm sóc sức khỏe. Phần 2 của Luật Cạnh tranh
Nam Phi khẳng định mục đích của nó là: "Phát huy hiệu quả, khả năng thích
ứng và phát triển của nền kinh tế" và "Để cung cấp cho người tiêu dùng với
giá cả cạnh tranh và cơ hội lựa chọn sản phẩm". Phần 3 (1) của Đạo Luật đặt
hoạt động kinh tế trong chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực cần giám sát cạnh
tranh. Nghiên cứu đã khái quát được bức tranh tổng thể về chính sách cạnh
tranh được phân tích từ kinh nghiệm quốc tế, đồng thời làm rõ cách cách thức
mà trong đó chính sách cạnh tranh được sử dụng để đảm bảo nâng cao chức
năng hiệu quả của thị trường chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu đã phân tích làm
rõ về đặc điểm của thị trường chăm sóc sức khỏe với đặc thù rất phức tạp là
thông tin bất đối xứng, thông tin không hoàn hảo. Những nhân tố hạn chế
cạnh tranh trong thị trường chăm sóc sức khỏe bởi các rào cản ra nhập ngành.
Nghiên cứu đã mô tả thực trạng thị trường chăm sóc sức khỏe Nam Phi với
tốc độ tăng chi phí y tế nhanh hơn lạm phát dự báo và đưa ra một số quan
ngại liên quan đến cạnh tranh. Nghiên cứu đã khái quát các bài học kinh
nghiệm quốc tế về chính sách cạnh tranh ở một số nước như Đức, Hà lan,
Anh, Colombia, Ấn độ, Pa-ki-xtan để trên cơ sở đó Nam Phi có thể vận dụng
quản lý điều tiết hiệu quả hoạt động của thị trường chăm sóc sức khỏe Nam

8


Phi. Nhiều Bài học rút ra cho Nam Phi về xây dựng chính sách cạnh tranh
trong thị trường chăm sóc sức khỏe đó chính là:
Thứ nhất nghiên cứu đã chỉ ra tính không hiệu quả của các chương
trình y tế của Nam Phi bởi vì các chương trình này đã không khuyến khích
các đơn vị cung ứng dịch vụ y tế cạnh tranh với nhau để thu hút nguồn lực từ
bảo hiểm như là mô hình bảo hiểm y tế của Đức. Vai trò của các quỹ bảo
hiểm ở Đức đã thay mặt người dân đàm phán với các nhà cung ứng dịch vụ

chăm sóc sức khỏe, các công ty dược phẩm.
Thứ hai, là Bộ Y tế và Ủy ban cạnh tranh chưa tạo các điều kiện thuận
lợi để các thành viên mới gia nhập thị trường chăm sóc sức khỏe như việc cấp
phép, lựa chọn các thỏa thuận hợp đồng.
Thứ ba, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế của Nam Phi là kém minh bạch.
Thứ tư, tỷ lệ người dân Nam Phi chưa được phủ bảo hiểm y tế cơ bản ở
mức khá cao thể hiện ở chi tiêu tư nhân cho lĩnh vực y tế ở mức 56 phần trăm.
Thứ năm, kiểm soát sự lạm dụng thống trị của độc quyền và gian lận
trong các hoạt động đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, dược phẩm. Những
bài học thất bại và thành công này rất bổ ích và phù hợp với điều kiện của nền
kinh tế Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu
này chưa làm rõ được nội hàm của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch
vụ y tế; chưa phân tích sâu sắc đặc điểm khác biệt của thị trường dịch vụ y tế
so với thị trường hàng hóa dịch vụ thông thường khác là gì?
Meng - Kin Lim, Shifting the burden of health care finance: a case
study of public - private partnership in Singapore[85]. Nghiên cứu đã khái
quát được kinh nghiệm thành công của Xinh-ga-po trong việc chuyển một
phần gánh nặng chi phí y tế từ khu vực công sang khu vực tư nhân. Cụ thể
ngân sách của Xinh-ga-po dành cho y tế năm 1965 chiếm 50% tổng chi cho y
tế và năm 2000 còn số này là 25% nhưng hệ thống y tế của Xinh-ga-po vẫn

9


đảm bảo được sự công bằng và hiệu quả. Nghiên cứu của tác giả đã giới thiệu
bối cảnh thay đổi chính sách y tế của Xinh-ga-po từ hệ thống chính sách y tế
theo mô hình bị ảnh hưởng của Anh Quốc vì Xinh-ga-po là thuộc địa của Anh
nên chủ yếu là phụ thuộc vào thuế của Chính phủ. Nhưng sau khi Xinh-ga-po
dành được độc lập, Chính phủ Xinh-ga-po đã xác định với chính sách phúc lợi
dựa hoàn toàn vào nguồn lực của Chính phủ thông qua thuế là không khả thi,

Chính phủ Xinh-ga-po đã xây dựng một chương trình y tế dựa vào cả hai khu
vực, khu vực công và khu vực tư nhân. Quan hệ đối tác công - tư trong việc
tài trợ tài chính cho chăm sóc sức khỏe được Chính phủ Xinh-ga-po thiết lập
với ba màng lưới. Màng lưới thứ nhất đó là tài khoản tiết kiệm y tế
(Medisave) bắt buộc thu từ 6- 8% theo lương. Tài khoản tiết kiệm y tế là một
phần mở rộng của quỹ tiết kiệm Trung ương (CPF). Tài khoản này được dùng
để chăm sóc bệnh nhân khi mắc những bệnh cấp tính, hiểm nghèo v.v.. Tài
khoản này cũng được chia sẻ rủi ro cho các thành viên trong gia đình hoặc
được chuyển quyền thụ hưởng tài khoản này cho thân nhân khi chủ tài khoản
bị chết. Tiếp theo là bảo hiểm y tế (Medishield), bảo hiểm y tế cơ bản được
thiết kế bắt buộc đối với toàn bộ dân chúng Xinh-ga-po phải mua trước khi
mua các bảo hiểm bổ sung khác theo phương thức đồng chị trả. Cuối cùng là
bảo hiểm y tế cho người nghèo (Medifund) quỹ này dùng để thanh toán cho
người nghèo không có khả năng chi trả các khoản thanh toán của bệnh viện.
Cơ chế thanh toán các khoản chi phí y tế của Xinh-ga-po thực hiện theo
phương thức đồng chi trả bao gồm: Chính phủ 25%, người sử dụng lao động
35%, thanh toán từ túi tiền người bệnh 25% và bảo hiểm tư nhân 5%. Với cơ
chế tài chính năng động đa tầng, đa diện Xinh-ga-po đã xây dựng được hệ
thống bệnh viện bao gồm cả hệ thống bệnh viện công và bệnh viện tư nhân.
Bệnh nhân của Xinh-ga-po hoàn toàn được tự do lựa chọn và tiếp cận các cơ
sở khám chữa bệnh tư nhân với 80% và 20% đối với bệnh viện công lập trong

10


khám và điều trị ngoại trú; và 80% bệnh viện công lập và 20% bệnh viện tư
nhân cho điều trị nội trú. Kinh nghiệm của Xinh-ga-po cho thấy việc kết hợp
sử dụng nguồn lực tư nhân và công cộng để tài trợ cho lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe mà vẫn đảm bảo cho hệ thống y tế của Xinh-ga-po đảm bảo mục tiêu
hiệu quả và công bằng và nó rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay

khi ngân sách nhà nước còn quá eo hẹp cần phải huy động nguồn lực từ khu
vực tư nhân.
Nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu khía cạnh tài chính y tế
đặc biệt là giới thiệu kinh nghiệm chuyển một phần chi phí y tế từ khu vực
nhà nước sang khu vực tư nhân. Nghiên cứu chưa đưa ra được một chính sách
cạnh tranh mang tính tổng thể bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường
đầu ra dịch vụ y tế. Nghiên cứu cũng chưa chỉ ra vai trò của luật cạnh tranh,
các chính sách khuyến khích tác động như thế nào đến thị trường này.
Piya Hanvoravongchai (2002), Medical Saving Accounts:Lessons
Learned from International Experience [91]. Nghiên cứu đã khái quát được
kinh nghiệm về đổi mới tài chính trong lĩnh vực y tế của Xinh-ga-po đặc biệt
là nghiên cứu đã nhấn mạnh tới kinh nghiệm trong việc triển khai mô hình tài
khoản tiết kiệm y tế (Madisave), song song cùng với bảo hiểm y tế bao gồm:
bảo hiểm y tế cơ bản cho người dân (MediShield, bảo hiểm y tế cho người
nghèo (Medifund) và bảo hiểm y tế bổ sung theo nguyên tắc đồng chi trả sau
khi người dân đã mua bảo hiểm y tế cơ bản (MediShield Plus). Ngoài ra,
nghiên cứu cũng đề cập tới kinh nghiệm của một số quốc gia khác như Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Nam Phi và Hồng Kông. Xinh-ga-po là những nước tiên
phong trong việc triển khai tài khoản tiết kiệm y tế (Madisave). Tài khoản tiết
kiệm y tế được coi là một trong những chính sách tài chính góp phần rất lớn
tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư. Các bệnh
viện cạnh tranh với nhau để thu hút bệnh nhân đến khám, chữa bệnh nhằm thu

11


hút nguồn lực tài chính cho chăm sóc sức khỏe ở Xinh-ga-po từ quỹ tiết kiệm
y tế bắt buộc và tạo điều kiện cho người dân có cơ hội lựa chọn các cơ sở
khám chữa bệnh. Tài khoản tiết kiệm y tế góp phần ngăn ngừa được rủi ro
đạo đức trong sử dụng các dịch vụ. Bệnh nhân sẽ lựa chọn mua các dịch vụ

chăm sóc y tế một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tài khoản tiết
kiệm y tế cũng có một số các hạn chế nhất định đó là nó ít công bằng hơn
trong tổng thể của hệ thống y tế. Mô hình tài khoản tiết kiệm y tế có những
giới hạn nhất định trong việc chia sẻ rủi ro giữa người khỏe và người bệnh,
người giàu và người nghèo. Một số trường hợp bệnh nhân là người thường
xuyên bị thất nghiệp hay những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính sẽ khó có
thể có đủ tiền để tích lũy vào tài khoản trang trải cho các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe của mình. Mô hình tài khoản tiết kiệm y tế cũng hạn chế khả năng
tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo. Chính vì vậy, chính phủ Xinh-ga-po đã
phải bổ sung bảo hiểm y tế (Medishield, Medishield plus) và Medifund bảo
hiểm y tế chi người nghèo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tổng kết những thử
nghiệm tài khoản tiết kiệm y tế ở một vài quốc gia khác như Nam Phi, Hoa
Kỳ và Trung Quốc.
Kinh nghiệm tài khoản tiết kiệm y tế của Hoa Kỳ theo hình thức tự
nguyện đã không thu hút được nhiều người dân tham gia. Tại Mỹ tài khoản
tiết kiệm y tế quy định khối lượng tiền tối đa. Thu nhập lãi từ tài khoản này sẽ
được miễn thuế và được miễn một số khoản đóng góp. Ngoài tài khoản tiết
kiệm y tế, những người bị tai nạn, khuyết tật, chăm sóc thị lực, chăm sóc dài
hạn... sẽ được mua bảo hiểm bổ sung. Tuy nhiên, chương trình này có rất ít
người dân Mỹ đủ điều kiện tham gia. Chương trình tài khoản tiết kiệm y tế
của Mỹ chưa đưa ra đủ bằng chứng để chứng minh về tính hiệu quả của nó và
nó chưa mang tính phổ biến trên diện rộng trong toàn bộ dân chúng Mỹ. Kinh
nghiệm của Mỹ về tài khoản tiết kiệm y tế là rất hạn chế. Sự quan tâm của

12


chương trình tài khoản tiết kiệm y tế nhằm hướng tới mục tiêu kiềm chế chi
phí cao trong chi tiêu chăm sóc sức khỏe và đồng thời khuyến khích lựa chọn
giải pháp chăm sóc sức khỏe thích hợp và hiệu quả chi phí. Nhưng một vài

nghiên cứu cho thấy rằng cần phải cung cấp thêm bằng chứng để đưa ra
những kết luận về những tác động của tài khoản tiết kiệm y tế mang tính vững
chắc hơn.
Kinh nghiệm về tài khoản tiết kiệm y tế của Trung Quốc bắt đầu từ
nghiên cứu thí điểm tại thành phố Zhenjian và Jiujiang như là một phần của
dự án cải cách tài chính y tế. Sự thay đổi quan trọng trong hai thành phố đó là
sử dụng tài khoản tiết kiệm y tế trong thanh toán đối với các nhà cung cấp
dịch vụ y tế. Chương trình tiết kiệm y tế là bắt buộc đối với các công nhân và
nhân viên của Chính phủ. Tỷ lệ đóng góp là 10% theo lương của người lao
động, 4% do người sử dụng lao động trả, 6% do bảo hiểm xã hội chi trả. Hệ
thống tài chính y tế của Trung Quốc là ba tầng bao gồm: tài khoản tiết kiệm y
tế, thanh toán bằng túi tiền người bệnh và bảo hiểm xã hội. Với mức 20%
đồng thanh toán bắt buộc bất kể với mức chi tiêu nào, chi cho các dịch vụ
chẩn đoán đắt tiền nhằm hạn chế việc lạm dụng sử dụng dịch vụ của các bệnh
nhân. Bảo hiểm xã hội chỉ thanh toán các khoản thuốc đăng ký trong danh
mục thuốc thiết yếu của chương trình. Bằng chứng cho thấy tại thành phố
Zhẹnjian đã giảm 24,6% trong tổng chi tiêu y tế từ năm 1994 đến năm 1995.
Tuy nhiên, thành công của cải cách tài chính y tế không có nghĩa là tài khoản
tiết kiệm y tế có hiệu quả trong toàn bộ hệ thống y tế. Một số bằng chứng cho
thấy rằng người dân đã chuyển từ tài khoản tiết kiệm y tế sang bảo hiểm y tế.
Hạn chế của tài khoản tiết kiệm y tế đó là chỉ giới hạn cho người lao động ở
khu vực chính thức và môi trường đô thị. Do vậy, mô hình này khó có thể áp
dụng rộng rãi cho các nhóm dân cư khác đặc biệt là khu vực nông thôn sẽ gặp
nhiều khó khăn hơn nữa.

13


Tóm lại chương trình tiết kiệm y tế tùy vào đặc điểm của mỗi quốc gia
và các mục tiêu và hệ thống tài chính sẵn có để xây dựng hệ thống tài khoản

tiết kiệm y tế theo hình thức bắt buộc hay hình thức tự nguyện. Tuy nhiên, có
nhiều bằng chứng cho thấy rằng không thể dụng tài khoản tiết kiệm y tế một
mình. Để huy động nguồn lực tài chính cho tài khoản tiết kiệm y tế phải mất
nhiều thời gian. Sử dụng tài khoản tiết kiệm y tế là để nâng cao tính cạnh
tranh và hiệu quả nhưng tính bất công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế của
người dân sẽ gia tăng.
Nghiên cứu này đã tập trung nghiên cứu tính hiệu quả của tài khoản tiết
kiệm y tế trong việc ngăn ngừa rủi ro đạo đức và các tác động đối với xã hội
khi thực hiện tài khoản tiết kiệm y tế. Đặc biệt là đối với nhóm người thiệt
thòi dễ bị tổn thương như người nghèo, các nhóm phi chính thức và người dân
ở khu vực nông thôn. Có thể kết luận rằng tài khoản tiết kiệm y tế có nhiều ưu
điểm đó là nó sẽ tạo ra một sân chơi cạnh tranh công bằng và bình đẳng để
các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế cạnh tranh với nhau trong việc thu hút
nguồn lực tài chính từ hệ thống tài khoản tiết kiệm y tế, đồng thời tạo nhiều
cơ hội lựa chọn cho người dân trong việc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, để tăng tính công bằng và khả năng tiếp cận và cơ hội lựa chọn
của người dân tới hệ thống y tế thì cần phải bổ sung thêm hệ thống các lưới an
sinh khác như bảo hiểm y tế cơ bản, bảo hiểm y tế bổ sung và bảo hiểm y tế
cho người nghèo.
Nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính y tế, đặc biệt
là nghiên cứu đã giới thiệu hệ thống các lưới an sinh trong lĩnh vực y tế như
tiết kiệm y tế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế cho người nghèo. Nghiên cứu
chưa đề cập đến vai trò của Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền đối với
với thị trường dịch vụ y tế và các chính sách khuyến khích cạnh tranh khác
trong cung ứng dịch vụ y tế ở Xinh-ga-po.

14


OECD 2005 Policy Roundtables, Competition in the Provision of

Health Services [88]. Tài liệu này là tập hợp các tóm tắt của hội nghị và các
tài liệu bài viết tại hội nghị bàn tròn do chuyên gia Mr. Sean Ennis của tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ghi chép tại hội nghị bao gồm các
nước Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Ca-na-đa, Đan Mạch, Ủy ban Châu Âu, Pháp,
Đức, Ý, Nhật, Mê-hi-cô, Hà Lan, Niu Di-lân, Đài Loan, Hoa Kỳ, Anh quốc
v.v..
Phần tóm tắt hội nghị, tác giả đã khái quát được những nội dung chính
được thảo luận trong hội nghị bàn tròn bao gồm: Vai trò của cạnh tranh trong
cung ứng dịch vụ bệnh viện. Các bài tham luận đều cho rằng cơ chế định
hướng thị trường có thể giúp cho việc giảm chi phí cung ứng dịch vụ bệnh
viện. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số điều kiện phải được đáp ứng để cho các
lực lượng thị trường tác động đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một trong
những điều kiện quan trọng nhất để cơ chế thị trường có thể vận hành trong
thị trường này đó là sự tài trợ tài chính cho các bệnh viện, liên quan tới số
lượng bệnh nhân đến điều trị và hiệu suất và hiệu quả điều trị của họ. Do vậy,
bệnh viện phải nâng cao chất lượng, giảm giá dịch vụ để tăng cường thu hút
bệnh nhân đến khám và điều trị góp phần gia tăng thu nhập cho bệnh viện.
Lợi ích của dịch vụ bệnh viện sẽ gia tăng do tác động của cạnh tranh. Tuy
nhiên, cũng có những ảnh hưởng, tác động khác nhau của cạnh tranh, đặc biệt
là đối với khu vực nông thôn. Các bệnh viện đặt tại các vùng nông thôn thì
cạnh tranh dường như ít hiệu quả trong việc khuyến khích các bệnh viện sử
dụng nguồn lực tốt hơn. Khi bệnh viện được đặt tại khu vực với nhiều đối thủ
cạnh tranh, cạnh tranh sẽ làm cho các đổi thủ cạnh tranh sử dụng các nguồn
lực một cách hiệu quả hơn. Hành vi chống hạn chế cạnh tranh trong việc sử
dụng nguồn lực lao động như các chuyên gia và các nhân viên y tế nhằm cho
phép sử dụng linh hoạt hơn các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân và

15



×