Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Hỗ trợ nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa hà nội trong lĩnh vực nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------

LÊ THIẾT LĨNH

HỖ TRỢ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HÀ NỘI
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội, 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------

LÊ THIẾT LĨNH

HỖ TRỢ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HÀ NỘI
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9 31 01 02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS LÊ QUỐC HỘI



2. TS. TRẦN QUANG TUYẾN

Hà Nội, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng
đƣợc bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả Luận án

Lê Thiết Lĩnh


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng
các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên
môn sâu và đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Quốc Hội và
TS.Trần Quang Tuyến – thầy giáo hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ

dẫn cho tôi những kiến thức cũng nhƣ phƣơng pháp luận trong suốt thời gian hƣớng
dẫn nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Sở, Ban, Ngành có liên quan đã cung cấp tài
liệu, các bạn đồng nghiệp, những ngƣời thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả Luận án

Lê Thiết Lĩnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...................................................................................................................5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hỗ trợ nhà nƣớc đối với DNNVV ..5
1.1.1. Tổng quan các công trình ngoài nƣớc. .........................................................5
1.1.2. Tổng quan các công trình trong nƣớc. ..........................................................8
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tác động hỗ trợ nhà nƣớc đến hoạt
động của doanh nghiệp .........................................................................................11
1.2.1. Tổng quan các công trình ngoài nƣớc ........................................................11
1.2.2. Tổng quan các công trình trong nƣớc .........................................................15
1.3. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu của luận án ...16
1.3.1. Những vấn đề rút ra từ các công trình nghiên cứu đã đƣợc đề cập ở trên ..16

1.3.2. Những vấn đề sẽ tiếp tục nghiên cứu trong luận án ...................................17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH
VỰC NÔNG NGHIỆP ................................................................................. 19
2.1. Một số vấn đề lý luận về DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp ....................19
2.1.1. Khái niệm DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp........................................19
2.1.2. Đặc điểm của DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp ..................................22
2.1.3. Vai trò của DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp.......................................24
2.2. Lý luận hỗ trợ nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp ........25
2.2.1. Khái niệm của hỗ trợ nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp .25
2.2.2. Các hình thức hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực
nông nghiệp. ........................................................................................................26
2.2.3. Đặc điểm của hỗ trợ nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp. ....30
2.2.4. Sự cần thiết hỗ trợ của nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp ....31
2.2.5. Nội dung nghiên cứu hỗ trợ nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực
nông nghiệp..........................................................................................................34
2.3. Các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hƣởng đến hỗ trợ của nhà nƣớc đối
với hoạt động các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp ......................................38
2.3.1. Tiêu chí đánh giá hỗ trợ của nhà nƣớc đối với các DNNVV trong lĩnh vực
nông nghiệp...........................................................................................................38


2.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hỗ trợ của nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh
vực nông nghiệp....................................................................................................39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................44
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................45
3.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .....................................................................................45
3.2. CÁCH TIẾP CẬN ...............................................................................................45
3.3. KHUNG PHÂN TÍCH .........................................................................................47

3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................49
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu. ....................................................49
3.4.2. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin và xử lý số liệu .......................................55
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin. ...............................................................55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................61
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI... 62
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội.............................62
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý của thành phố Hà Nội ...............................62
4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội .........................................63
4.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Hà Nội ..................................................................................................66
4.2.1. Khái quát DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Nội .......................66
4.2.2. Khái quát lao động tại các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Nội ....66
4.2.3. Khái quát vốn SXKD và tài sản cố định tại các DNNVV trong lĩnh vực
nông nghiệp tại Hà Nội. ........................................................................................68
4.2.4. Khái quát Doanh thu và lợi nhuận của DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp 69
4.3. Phân tích thực trạng hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với hoạt động của DNNVV
trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Nội .................................................................70
4.3.1. Thực trạng hỗ trợ tài chính .........................................................................70
4.3.2. Thực trạng hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.............................81
4.3.3. Thực trạng hỗ trợ KHCN và cải tiến sản phẩm. .........................................91
4.3.4. Thực trạng hỗ trợ tìm kiếm thị trƣờng. .....................................................100
4.4. Ƣớc lƣợng tác động của hỗ trợ nhà nƣớc đối với hoạt động DNNVV trong
lĩnh vực nông nghiệp ..........................................................................................109
4.4.1. Hỗ trợ nhà nƣớc đến hiệu quả tài chính của DNNVV trong lĩnh vực nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. ...............................................................110


4.4.2. Hỗ trợ nhà nƣớc đến năng suất của DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp

trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................112
4.4.3. Hỗ trợ nhà nƣớc đến khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ của DNNVV
trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Nội. ..............................................................114
4.5. Đánh giá chung về hỗ trợ Nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực nông
nghiệp trên địa bàn Hà Nội .................................................................................116
4.5.1. Kết quả đạt đƣợc .......................................................................................116
4.5.2. Hạn chế .....................................................................................................117
4.5.3. Nguyên nhân của hạn chế .........................................................................120
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................124
CHƢƠNG 5: BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỖ
TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC ĐẾN HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI .............................126
5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng tới hoạt động hỗ trợ của Nhà
nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Nội ..........................126
5.1.1. Bối cảnh Quốc tế.......................................................................................126
5.1.2. Bối cảnh trong nƣớc..................................................................................129
5.2. Quan điểm thực hiện hỗ trợ nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Hà Nội trong thời gian tới ..................................................................131
5.2.1. Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò kiến tạo phát triển cho DNNVV trong lĩnh vực
Nông nghiệp ........................................................................................................131
5.2.2. Giảm bớt hỗ trợ trực tiếp, tăng cƣờng tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi...132
5.2.3. Phát huy vai trò nhà nƣớc ở cấp địa phƣơng thống nhất với quy định, chủ
trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc .......................................................................133
5.2.4. Công tác hỗ trợ nhà nƣớc cần đảm bảo hài hòa các lợi ích ......................134
5.3. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp
tại Hà Nội trong thời gian tới. .............................................................................135
5.3.1. Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. .......................................................135
5.3.2. Khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ...............................................135

5.3.3. Chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tăng doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến,
bảo quản và dịch vụ thƣơng mại. ........................................................................136
5.3.4. Tăng số lƣợng DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở phát triển,
chuyển đổi từ các hộ kinh doanh ........................................................................136


5.3.5. Khuyến khích Doanh nghiệp sản xuất các nông sản đặc sản có giá trị kinh
tế cao, sực cạnh tranh lớn tạo lập vị thế trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. ...137
5.4. Giải pháp hoàn thiện hỗ trợ nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Hà Nội ................................................................................................137
5.4.1 Nhóm giải pháp chung ...............................................................................137
5.4.2. Các giải pháp hoàn thiện hỗ trợ DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp cho
từng hình thức cụ thể ..........................................................................................142
5.4.3. Các giải pháp đối với DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp ....................154
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ......................................................................................156
KẾT LUẬN ............................................................................................................158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................161
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt
1

AANRO

2


ABARE

3

ABS

4

AIST

5

APEC

6

ARO

7

BHXH

8

COA

9
10
11
12

13
14
15

CP
ĐMCN
DN
DNNN
DNNVV
DNTN
EU

16

FAO

17
18
19
20
21
22
23

FTA
GDP
HĐND
HTX
IEI
IIA

KHCN

Tiếng anh

Nghĩa tiếng Việt

Australian Agriculture &
Natural Resources Online
Australian
Bureau
of
Agricultural and Resource
Economics
Australian
Bureau
of
Statistics
Agency for Industrial
Science and Technology
Asia-Pacific
Economic
Cooperation
Agricultural
research
organization

Nông nghiệp và tài nguyên
thiên nhiên úc

Council of Agricultural


European Union
Food and Agriculture
Organization of the United
Nations
Free trade agreement
Gross Domestic Product

Israel Export Institute
Israel improvement agency

i

Cục Kinh tế Nông nghiệp và
Tài nguyên Úc
Cục thống kê úc
Cơ quan Khoa học Công
nghiệp và Công nghệ
Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dƣơng
Tổ chức nghiên cứu nông
nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Hội đồng nông nghiệp Quốc
Gia
Chính phủ
Đổi mới Công nghệ
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nƣớc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tƣ nhân
Cộng đồng chung châu âu
Tổ chức Lƣơng thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc
Cơ quan quản lý ngoại thƣơng
Tổng sản phẩm nội địa
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Viện xuất khẩu Israel
Cơ quan cải tiến Israel
KHCN


TT Từ viết tắt
24

METI

25
26
27
28


NHTM
NQ
NXB

29


OECD

30

PABP

31
32
33
34
35
36
37
38
39

R&D
SXKD
TM-DV
TNHH
TW
UBND
UK
USA
USD

40

VCCI


41
42
43

WB
WTO
XHCN

Tiếng anh

Nghĩa tiếng Việt

Ministry of Economy, Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và
Trade and Industry
Công nghiệp
Nghị định
Ngân hàng Thƣơng Mại
Nghị Quyết
Nhà xuất bản
Organization for Economic
Tổ chức hợp tác và phát triển
Co-operation
and
kinh tế
Development
Pingtung
Agricultural Công viên Công nghệ sinh học
Biotechnology Park
nông nghiệp Bình Đông
research & development

Nghiên cứu và Phát triển
Sản xuất kinh doanh
Thƣơng mại dịch vụ
Trách nhiệm hữu hạn
Trung ƣơng
Ủy ban nhân dân
United Kingdom
Liên hiệp vƣơng quốc Anh
United States of America
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
United States dollar
Đô la mỹ
Vietnam
Chamber
of Phòng Thƣơng mại và Công
Commerce and Industry
nghiệp Việt Nam
World Bank
Ngân Hàng Thế giới
World Trade Organization Tổ chức thƣơng mại thế giới
Xã hội chủ nghĩa

ii


DANH MỤC HÌNH
Nội dung

TT


Hình

1

Hình 4.1

Quy mô số lƣợng DNNVV theo loại hình kinh tế

66

2

Hình 4.2

Số lao động tại DN-HTX theo loại hình kinh tế

67

3

Hình 4.3

Tổng giá trị TSCĐ của DN-HTX

68

4

Hình 4.4


Tổng doanh thu thuần DN-HTX

69

5

Hình 4.5

Đánh giá công tác ban hành hỗ trợ tài chính

71

6

Hình 4.6

7

Hình 4.7

8

Hình 4.8

9

Hình 4.9

10


Hình 4.10

11

Hình 4.11

12

Hình 4.12

Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận đƣợc thông tin hỗ trợ
tài chính theo các kênh thông tin
Đánh giá công tác ban hành hỗ trợ Đào tạo và phát
triển nhân lực
Tỷ lệ Doanh nghiệp tiếp cận đƣợc thông tin hỗ trợ
về đào tạo và phát triển nhân lực theo các kênh
thông tin
Đánh giá công tác ban hành hỗ trợ KHCN và cải
tiến sản phẩm
Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận đƣợc thông tin hỗ trợ
KHCN và cải tiến sản phẩm theo các kênh thông tin
Đánh giá công tác ban hành hỗ trợ tìm kiếm thị
trƣờng
Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận đƣợc thông tin hỗ trợ
tìm kiếm thị trƣờng theo các kênh thông tin

iii

Trang


72
82
83
92
93
101
102


DANH MỤC BẢNG
TT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 2.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4


Bảng 4.1

Cơ cấu lao động theo vùng miền và khu vực kinh tế

67

5

Bảng 4.2

Vốn SXKD bình quân của DN-HTX theo loại hình
kinh tế

68

6

Bảng 4.3

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế của DN-HTX

69

7

Bảng 4.4

8

Bảng 4.5


9

Bảng 4.6

10

Bảng 4.7

11

Bảng 4.8

12

Bảng 4.9

13

Bảng 4.10

14

Bảng 4.11

15

Bảng 4.12

16


Bảng 4.13

17

Bảng 4.14

18

Bảng 4.15

Kết quả hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

86

19

Bảng 4.16

Tỷ lệ Doanh nghiệp và cơ quan thực thi đánh giá
công tác hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

87

Tiêu chí xác định DNNVV nông nghiệp
Nguồn thông tin và nội dung thu thập thông tin, số
liệu đã công bố
Đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp thu thập thông tin,
số liệu mới


Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ phù hợp của hỗ
trợ tài chính
Ý kiến của doanh nghiệp về thủ tục đăng ký hỗ trợ
tài chính
Ý kiến của doanh nghiệp về thái độ phục vụ của cơ
quan thực thi trong hoạt động hỗ trợ tài chính
Kết quả hỗ trợ tài chính
Tỷ lệ DN và cơ quan thực thi đánh giá công tác hỗ
trợ tài chính
Đánh giá ảnh hƣởng của Hỗ trợ tài chính tới các mục
tiêu/lợi ích của Nhà Nƣớc
Mối quan hệ lợi ích giữa DNNVV trong lĩnh vực
nông nghiệp và Nhà nƣớc trong hỗ trợ tài chính
Tác động hỗ trợ tài chính
Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ phù hợp của hỗ
trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Ý kiến của doanh nghiệp về thủ tục đăng ký của hỗ
trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Ý kiến của doanh nghiệp về thái độ phục vụ của cơ
quan thực thi trong hoạt động hỗ trợ đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực

iv

Trang
22
530
52

73

74
75
76
76
78
79
80
84
85
85


TT

Bảng

20

Bảng 4.17

21

Bảng 4.18

22

Bảng 4.19

23


Bảng 4.20

24

Bảng 4.21

25

Bảng 4.22

26

Bảng 4.23

27

Bảng 4.24

28

Bảng 4.25

29

Bảng 4.26

30

Bảng 4.27


31

Bảng 4.28

32

Bảng 4.29

33

Bảng 4.30

34

Bảng 4.31

35

Bảng 4.32

36

Bảng 4.33

37

Bảng 4.34

Nội dung
Đánh giá ảnh hƣởng hỗ trợ Đào tạo tới các mục

tiêu/lợi ích của Nhà Nƣớc
Mối quan hệ lợi ích giữa DNNVV trong lĩnh vực
nông nghiệp và lợi ích của Nhà nƣớc trong hỗ trợ
Đào tạo.
Tác động hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ phù hợp của hỗ
trợ KHCN và cải tiến sản phẩm
Ý kiến của doanh nghiệp về thủ tục đăng ký hỗ trợ
KHCN và cải tiến sản phẩm
Ý kiến của doanh nghiệp về thái độ phục vụ của cơ
quan thực thi trong hoạt động hỗ trợ KHCN và cải
tiến sản phẩm
Kết quả hỗ trợ KHCN và cải tiến sản phẩm
Tỷ lệ Doanh nghiệp và cơ quan thực thi đánh giá
công tác hỗ trợ KHCN và cải tiến sản phẩm
Đánh giá ảnh hƣởng hỗ trợ KHCN tới các mục
tiêu/lợi ích của Nhà Nƣớc
Mối quan hệ lợi ích giữa DNNVV trong lĩnh vực
nông nghiệp và lợi ích của Nhà nƣớc trong hỗ trợ
KHCN
Tác động hỗ trợ KHCN và cải tiến sản phẩm
Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ phù hợp của hỗ
trợ tìm kiếm thị trƣờng
Ý kiến của DN về thủ tục đăng ký hỗ trợ tìm kiếm thị
trƣờng
Ý kiến của doanh nghiệp về thái độ phục vụ của cơ
quan thực thi trong hoạt động hỗ trợ tìm kiếm thị
trƣờng
Kết quả hỗ trợ tìm kiếm thị trƣờng
Tỷ lệ Doanh nghiệp và cơ quan thực thi đánh giá

công tác hỗ trợ tìm kiếm thị trƣờng.
Đánh giá ảnh hƣởng hỗ trợ Tìm kiếm thị trƣờng tới
các mục tiêu/lợi ích của Nhà Nƣớc.
Mối quan hệ lợi ích giữa DNNVV trong lĩnh vực
nông nghiệp và

v

Trang
87
88
89
94
95
95
95
96
98
98
99
103
103
104
104
105
106
107


TT


Bảng

38

Bảng 4.35

Tác động của hỗ trợ tìm kiếm thị trƣờng

108

39

Bảng 4.36

Hỗ trợ nhà nƣớc đến hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp

110

40

Bảng 4.37

Hỗ trợ nhà nƣớc đến năng suất của doanh nghiệp

113

Bảng 4.38


Hỗ trợ nhà nƣớc đối với khả năng cải tiến và đổi mới
công nghệ của DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp
tại Hà Nội

115

41

Nội dung

vi

Trang


DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT

Sơ đồ

1

Sơ đồ 3.1

2

Sơ đồ 5.1

Nội dung
Khung phân tích hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với hoạt

động của DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp
Mạng lƣới cung cấp thông tin thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc

vii

Trang
4
152


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (DNNNV
trong nông nghiệp) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của quốc
gia. Thực tế cho thấy DNNNV trong nông nghiệp đƣợc xem nhƣ một động lực
chính tạo việc làm và giảm nghèo, đặc biệt trong những vùng nông thôn (Kokko &
Sjöholm, 2005). Để tháo gỡ những khó khăn và phát huy tiềm năng cũng nhƣ vai
trò của DNNNV trong nông nghiệp, các nƣớc trên thế giới đều thực hiện các chính
sách, các nội dung hỗ trợ đối với loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, kết quả và
hiệu quả thực hiện hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNNV trong nông nghiệp có sự
khác nhau giữa các nƣớc, phụ thuộc vào quá trình tổ chức thực hiện cũng nhƣ các
điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc. Thêm nữa, tác động của hỗ trợ nhà nƣớc
đối với sự phát triển DNNNV trong nông nghiệp là không thực sự rõ ràng. Một mặt,
ảnh hƣởng của hỗ trợ nhà nƣớc có thể giúp các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp vƣợt qua các rào cản thể chế và các rào cản khác trong một sân chơi
không bình đẳng. Mặt khác, sự hỗ trợ sai lệch có thể làm giảm động lực của khu
vực này và làm méo mó thị trƣờng lao động cũng nhƣ việc phân bổ nguồn lực một
cách hiệu quả, bao gồm cả việc duy trì hỗ trợ đối với các doanh nghiệp hoạt động
không hiệu quả trong môi trƣờng kinh doanh.

Ở Việt Nam, trong 20 năm trở lại đây Nhà nƣớc cũng đã thực hiện hỗ trợ cho
DNVVV nói chung cũng nhƣ các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
nói riêng bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế thực
hiện hỗ trợ còn nhiều bất cập ảnh hƣởng đến hiệu quả của hỗ trợ cũng nhƣ chƣa
đem lại lợi ích và kết quả mong muốn đối với cả DNNNV trong nông nghiệp và
Nhà nƣớc.
Đối với thành phố Hà nội, mặc dù tổng giá trị sản phẩm thuộc nông nghiệp
năm 2018 chỉ chiếm 1,94 % GDP của toàn thành phố tuy nhiên lao động (từ 15 tuổi
trở lên) đang làm việc trong khu nông thôn chiếm 40,2%, do đó DNNNV trong nông
nghiệp đóng vai trò giải quyết vấn đề việc làm cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên,
DNNNV trong nông nghiệp Hà Nội hiện vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức nhƣ:
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thƣờng gặp nhiều rủi ro

1


hơn so với các lĩnh vực khác do nông nghiệp thƣờng chịu nhiều ảnh hƣởng bởi các
yếu tố tự nhiên nhƣ thời tiết, khí hậu, mƣa, nắng, gió, sâu, bệnh; Khả năng tiếp cận
nguồn đất đai, vốn và thông tin thị trƣờng còn gặp khó khăn; Lao động trong khu vực
nông nghiệp, nông thôn thƣờng có trình độ dân trí thấp, kỹ năng canh tác lạc hậu
khiến cho sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trƣờng là rất kém...
Trong những năm gần đây Hà Nội cũng đã thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ
nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển,
nâng cao năng lực cạnh tranh cụ thể tại các văn bản: Nghị Quyết số 04/2015/NQHĐND ngày 01/12/2015; Nghị quyết số 17/2015/NQ-HĐND ngày 02/12/2015;
Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/22015; Nghị quyết số 25/2013/NQHĐND ngày 04/12/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố... Tuy nhiên việc thực
hiện các hỗ trợ này vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: tâm lý của đối tƣợng thụ hƣởng
thích đƣợc nhận hỗ trợ trực tiếp hơn hỗ trợ gián tiếp, số lƣợng các cơ sở sản xuất
giống nông nghiệp chƣa nhiều với quy mô nhỏ nên khả năng tiếp cận nguồn vốn
vay đầu tƣ còn hạn chế, một số điều kiện chƣa phù hợp với thực tiễn nên khiến
doanh nghiệp khó tiếp cận với hỗ trợ, ngoài ra diễn biến phức tạp của thời tiết, khí

hậu và dịch bệnh khiến cho việc thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp càng trở
nên khó khan, thủ tục để nhận hỗ trợ vẫn còn rƣờm rà phức tạp; kết quả và hiệu quả
của hỗ trợ Nhà nƣớc đối với DNNNV trong nông nghiệp Hà Nội vẫn còn thấp chƣa
thu hút đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp, số lƣợng doanh nghiệp
nông nghiệp tại Hà Nội giảm qua các năm.
Cho đến nay dƣờng nhƣ chƣa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của hỗ
trợ nhà nƣớc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNNV trong nông nghiệp Hà
Nội cũng nhƣ làm rõ mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nƣớc và DNNNV trong nông
nghiệp trong quá trình thực hiện hỗ trợ. Ngoài ra, còn thiếu vắng các nghiên cứu
nào đi sâu nghiên cứu hỗ trợ của nhà nƣớc đối với hoạt động DNNNV trong nông
nghiệp Hà Nội trên tất cả các bƣớc trong thực hiện hỗ trợ để cung cấp luận cứ khoa
học và căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp thực hiện có hiệu quả hỗ trợ của
nhà nƣớc đối với hoạt động DNNNV trong nông nghiệp ở Hà Nội.
Với những lý do nêu trên, đề tài “Hỗ trợ nhà nƣớc đối với hoạt động của
DNNVV Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp” đƣợc nghiên cứu sinh chọn làm đề
tài luận án.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với
các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó đề xuất giải pháp để tăng cƣờng hỗ
trợ của Nhà nƣớc đối với hoạt động DNNVV Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý thuyết về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với hoạt
động của DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với hoạt động của DNNVV
Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Phân tích tác động của hỗ trợ Nhà nƣớc đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của DNNVV Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hỗ trợ Nhà nƣớc đối với
DNNVV Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hỗ trợ nhà nƣớc đối với hoạt động
của DNNVV Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2019
và đề xuất giải pháp đến năm 2025.
- Về nội dung:
+ Trên thực tế có nhiều hình thức hỗ trợ của nhà nƣớc đối với DNNVV trong
lĩnh vực nông nghiệp tuy nhiên, trong luận án, tác giả chỉ nghiên cứu các hình thức
hỗ trợ chính nhƣ sau: Hỗ trợ tài chính; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; Hỗ trợ về
công nghệ; Hỗ trợ về tiếp cận thông tin, thị trƣờng.
+ Nội dung nghiên cứu đƣợc tiếp cận theo các quy trình thực hiện hỗ trợ của
Nhà nƣớc đối với các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp từ công tác ban hành, tổ
chức thực hiện đến đánh giá kết quả và tác động.
4. Những đóng góp mới của Luận án
- Về lý luận:
Luận án góp phần làm rõ hơn lý luận về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với các

3


DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm luận giải rõ khái niệm và làm rõ
những nội dung hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp.
Luận án đã xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hỗ trợ nhà nƣớc đến hoạt động
của DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, luận án đã làm rõ mối quan hệ

lợi ích của Nhà nƣớc và doanh nghiệp trong thực hiện hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với
các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Về thực tiễn:
Luận án làm rõ các hình thức hỗ trợ Nhà nƣớc đối với hoạt động của
DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp tại thành phố Hà Nội. Phân tích thực trạng hỗ
trợ của nhà nƣớc đến hoạt động của DNNVV Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp
thời gian qua, trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong hỗ trợ
DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Hà Nội. Luận án đã đề xuất
những giải pháp hoàn thiện hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện cho DNNVV
trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động hiệu quả trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tƣ liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định
chính sách quản lý vĩ mô nói chung, giúp ích cho quá trình hoạch định và thực thi
chính sách nhằm phát triển các DNNVV thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại thành phố
Hà Nội nói riêng hiện nay và trong thời gian tới.
5. Kết cấu luận án.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc kết cấu thành 5 chƣơng bao gồm:
- Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận án
- Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về hỗ trợ nhà nƣớc đối với hoạt động của
DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp
- Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 4: Thực trạng hỗ trợ nhà nƣớc đối với hoạt động của DNNVV
trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Nội
- Chƣơng 5: Giải pháp hoàn thiện hỗ trợ nhà nƣớc đối với DNNVV trong
lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Nội.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hỗ trợ nhà nƣớc đối với DNNVV
1.1.1. Tổng quan các công trình ngoài nước.
Với vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế đã đƣợc nhiều
quốc gia thừa nhân đồng thời cũng đã có một số công trình nghiên cứu ngoài nƣớc
về hỗ trợ của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp cụ thể nhƣ:
Theo Carlsson. B và cộng sự (1997) cho rằng Nhà nƣớc không nên hỗ trợ
trực tiếp cho các DNNVV mà nên thông qua các công cụ trung gian nhƣ thuế, tổ
chức tƣ vấn…
Chính sách thuế doanh nghiệp có ảnh hƣởng tiêu cực tới năng suất của các
DNNVV, thêm vào đó các doanh nghiệp có quy mô càng lớn mức độ ảnh hƣởng
càng cao. (Arturo José Galindo và cộng sự, 2011).
Jan Poucek và cộng sự (2006) nghiên cứu các vấn đề phát triển của DNNVV
(SMEs) tại Cộng hòa Séc. Tác giả cho thấy quá trình chuyển đổi diễn ra trong nền
kinh tế quốc gia Séc sau năm 1989 đã dẫn đến sự tăng trƣởng đáng kể về số lƣợng
DNNVV và đóng góp quan trọng của họ trong nền kinh tế quốc gia Séc. Tác giả
phân tích chi tiết về các hình thức hỗ trợ cho các DNNVV thuộc thẩm quyền của cơ
quan hành chính trung ƣơng Cộng hòa Séc. Các hình thức hỗ trợ đƣợc thành lập để
loại bỏ các vấn đề của DNNVV do sức mạnh kinh tế thấp và khả năng huy động
vốn để phát triển doanh nghiệp của họ.
Jong Ha Lee và cộng sự (2011) điều tra mức độ hiệu quả của chính phủ trong
việc thúc đẩy sự hài lòng của các doanh nhân nữ sử dụng mô hình phƣơng trình cấu
trúc. Tác giả đã nghiên cứu tác động nhân quả từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ
và quy trình hỗ trợ của Chính phủ đối với sự hài lòng của nữ doanh nhân cùng với
nhiều yếu tố cá nhân khác nhƣ năng lực cá nhân, cuộc sống gia đình, mạng xã hội
và môi trƣờng kinh doanh. Kết quả thực nghiệm cho thấy quá trình hỗ trợ của Chính
phủ có hiệu quả cao nhất trong việc cải thiện sự hài lòng của các doanh nhân nữ.
Tuy nhiên, mức độ hiện tại của quá trình hỗ trợ từ Chính phủ là tƣơng đối thấp và
do đó cần phải đƣợc cải thiện.

5



Moha AsriAbdullah (1999) khái quát hỗ trợ của chính phủ Malaysia gồm có
hỗ trợ tài chính và tín dụng; hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo; dịch vụ khuyến nông và tƣ
vấn; tiếp thị và nghiên cứu thị trƣờng; và hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Tác giả cũng cho biết
phần lớn các DNNVV không nhận đƣợc bất kỳ sự trợ giúp nào của chính phủ; sự
trợ giúp mà các doanh nghiệp nhận đƣợc cũng khá đa dạng, tức là một số doanh
nghiệp chỉ đƣợc nhận một loại hỗ trợ, trong khi những đối tƣợng khác đã sử dụng
hai hoặc nhiều loại hỗ trợ. Những lý do cho sự khác biệt về khả năng tiếp cận hỗ trợ
cũng đƣợc trình bày trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy khả năng tiếp cận hỗ trợ
cho sự phát triển của các DNNVV vẫn còn hạn chế mặc dù thực tế là một chƣơng
trình nghị sự chính sách cao đã đƣợc đƣa ra để thúc đẩy sự phát triển của nhóm
doanh nghiệp này ở Malaysia.
Dong Xiang và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu về doanh nghiệp do Cục
Thống kê Úc biên soạn để kiểm tra hiệu quả hỗ trợ tài chính do chính phủ cung cấp
cho các DNNVV (SMEs) của Úc trong giai đoạn xung quanh cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu gần đây (GFC). Tác giả đo lƣờng hiệu quả về mặt hiệu suất của công
ty (thu nhập và lợi nhuận) và cải thiện khả năng tài chính phi chính phủ thay thế.
Nghiên cứu cho thấy hỗ trợ tài chính của chính phủ giúp các DNNVV cải thiện hiệu
suất khi so sánh với các tác động của tài chính thông thƣờng. Ngoài ra nghiên cứu
cũng tìm thấy một hiệu ứng thuận chiều với việc nhận tài chính từ khu vực phi
chính phủ, theo đó một công ty nhận đƣợc hỗ trợ của chính phủ cho thấy các công
ty có nhiều khả năng có đƣợc tài chính phi chính phủ trong năm tiếp theo. Do đó,
các nhà đầu tƣ và chủ nợ đƣợc hƣởng lợi từ kết quả hỗ trợ tài chính của chính phủ.
Cuối cùng, các yếu tố kiểm soát ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu suất và tài chính của
DNNVV bao gồm quy mô, mức độ đổi mới, mục tiêu kinh doanh và ngành.
Danlu Bu và cộng sự (2017) xem xét ảnh hƣởng của mục đích trợ cấp của
chính phủ đối với hoạt động của công ty. Sử dụng bộ dữ liệu các công ty niêm yết
của Trung Quốc từ năm 2007 đến 2012, nghiên cứu cho thấy rằng một khoản trợ
cấp của chính phủ có ảnh hƣởng đến hiệu suất của công ty. Cụ thể, trợ cấp của

Chính phủ có liên quan tiêu cực đến hiệu suất của công ty và tác động tiêu cực nhƣ
vậy chủ yếu đƣợc thúc đẩy bởi một loại trợ cấp không đƣợc chỉ định. Hơn nữa, một
hiệu ứng nhƣ vậy rõ rệt hơn đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc (SOE) so với các

6


doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nƣớc. Năng lực cơ quan thực thi có
tác động tích cực đến khả năng trợ cấp đƣợc chỉ định và tác động thực hiện của trợ
cấp không đƣợc chỉ định. Các phân tích sâu hơn cho thấy rằng một khoản trợ cấp
không đƣợc chỉ định làm giảm hiệu quả đầu tƣ và cả hoạt động tìm kiếm các khoản
vốn vay khác. Nghiên cứu này làm sáng tỏ tác động của trợ cấp Chính phủ từ góc
độ mới, và có ý nghĩa chính sách quan trọng đối với các cơ quan quản lý để cải
thiện hiệu quả của trợ cấp chính phủ.
Albena Pergelova & Fernando Angulo-Ruiz (2014) xem xét ảnh hƣởng hỗ
trợ tài chính của Chính phủ đối với hoạt động của các công ty mới. Nghiên cứu thực
nghiệm mở rộng đã tìm thấy kết quả hỗn hợp, trong đó sử dụng cơ sở lý thuyết về
tác động của các chính sách hỗ trợ đối với hiệu suất của các công ty mới. Sử dụng
mô hình lý thuyết theo quan điểm dựa trên tài nguyên và lý thuyết thể chế, nghiên
cứu này cho rằng kết quả thực hiện (ví dụ: doanh thu hoặc lợi nhuận) không nên là
kết quả đầu tiên của các chính sách công đƣợc kiểm tra. Thay vào đó, sự hình thành
lợi thế cạnh tranh đƣợc đề xuất nhƣ một liên kết giữa các chính sách hỗ trợ và hiệu
suất của các công ty mới. Sử dụng các công ty mới từ Hoa Kỳ, chúng tôi kiểm tra
tác động từ các biện pháp hỗ trợ tài chính của chính phủ (các khoản vay của chính
phủ, bảo lãnh và vốn chủ sở hữu của chính phủ) đối với lợi thế cạnh tranh chung
của các công ty và các loại lợi thế cạnh tranh cụ thể hơn dựa trên đổi mới, cấp phép,
tiếp thị và nguồn nhân lực. Kiểm soát tài trợ gia đình, tài chính ngân hàng, vốn chủ
sở hữu của “các nhà đầu tƣ thiên thần” và nhà đầu tƣ mạo hiểm, ngành công nghiệp,
quy mô cũng nhƣ đặc điểm của doanh nhân, kết quả cho thấy bảo lãnh Chính phủ
và vốn góp của Chính phủ có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh của các

công ty mới và chỉ tác động gián tiếp đến hiệu suất.
Các khoản trợ cấp của nhà nƣớc có ảnh hƣởng tích cực tới hoạt động R&D
và đổi mới của doanh nghiệp tuy nhiên hiệu quả rõ nét nhất của hỗ trợ nhà nƣớc là
hỗ trợ cho nghiên cứu. Theo đó khuyến nghị nhà nƣớc nên tăng ngân sách hỗ trợ
cho hoạt động nghiên cứu mà giảm bớt ngân sách cho hoạt động hỗ trợ phát triển.
(Clausen, T. H, 2009)
“Việc hỗ trợ và thực hiện mở rộng các hoạt động nghiên cứu, phát triển của
Nhà nƣớc Úc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất trong sản

7


xuất nông nghiệp của các doanh nghiệp nông nghiệp”. (Thilak Mallawaarachchi và
cộng sự, 2009).
Bên cạnh sự hỗ trợ trực tiếp cho R&D, các Chính phủ đổi mới hỗ trợ khu
vực tƣ nhân cũng gián tiếp thông qua nghiên cứu đƣợc thực hiện tại các trung tâm
nghiên cứu công và các trƣờng đại học. Ảnh hƣởng của các nghiên cứu công về
R&D (tức là, trung tâm nghiên cứu R&D của trƣờng đại học và Chính phủ) về
nghiên cứu và phát triển công nghiệp ở Mỹ dƣờng nhƣ đã tăng lên và lan rộng trên
một tỷ lệ lớn hơn các ngành sản xuất so với những năm tám mƣơi. Nghiên cứu công
khai cả hai đề xuất các dự án R&D mới và góp phần hoàn thành các dự án hiện tại
với số lƣợng gần bằng nhau. Nghiên cứu của trƣờng đại học tác động đến R&D
công nghiệp với các bài báo và báo cáo đƣợc công bố, các hội nghị và cuộc họp
công cộng, trao đổi thông tin không chính thức và các mối quan hệ tƣ vấn. Các kênh
truyền thông này quan trọng hơn nhiều so với việc thuê các sinh viên tốt nghiệp gần
đây, liên doanh R&D hợp tác với các trƣờng đại học, bằng sáng chế hoặc giấy phép.
Các công ty lớn hơn và các công ty đầu tƣ nhiều hơn vào khả năng hấp thụ và các
công ty khởi nghiệp có nhiều khả năng sử dụng nghiên cứu công cộng hơn các công
ty vừa và nhỏ hiện có (Cohen và cộng sự, 2002).
1.1.2. Tổng quan các công trình trong nước.

Trần Thị Vân Hoa (2003) đã khẳng định nhà nƣớc ta đã có những chính sách
để khuyến khích phát triển DNNVV. Tuy nhiên theo đánh giá của các doanh nghiệp
thì các chính sách này không phát huy tác động đồng đều trên tất cả các ngành và
loại hình DN, đồng thời, hệ thống chính sách phát triển DNNVV Việt Nam còn bộc
lộ một số hạn chế nhƣ hệ thống pháp luật chƣa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu
những đạo luật quan trọng; luật và các văn bản dƣới luật còn mang tính quản chế,
khống chế, cho phép... hơn là tạo một hành lang rộng để khuyến khích các doanh
nghiệp phát huy tài năng kinh doanh; quy trình soạn thảo còn chƣa hợp lý...
Nguyễn Cúc (2000) tập trung nghiên cứu 6 nhóm chính sách hỗ trợ phát triển
của DNNVV ở Việt nam cụ thể: Chính sách công nghệ đối; Chính sách đào tạo
nguồn nhân lực; Chính sách thuế; Chính sách hỗ trợ tín dụng; Chính sách đất đai;
Chính sách thƣơng mại kết hợp với kinh nghiệm hỗ trợ của một số nƣớc tiên tiến
trên thế giới từ đó đƣa ra các khuyến nghị đổi mới chính sách hỗ trợ cho DNNVV

8


Việt Nam đến năm 2005. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, mô
tả, so sánh dựa trên nguồn dữ liệu của Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn 1991-1996 để đánh giá thực trạng đồng thời dựa trên cơ sở lý luận
để đƣa ra các yếu tố tác động và các giải pháp nhằm hỗ trợ cho các DNNVV.
Bạch Đức Hiền (1996) sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích và
định hƣớng phát triển DNNVV Việt Nam. Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn về sử dụng các công cụ tài chính nhƣ thuế, chứng khoán, tín dụng trong việc
định hƣớng sự phát triển của DNNVV ở nƣớc ta giai đoạn 1986 đến 2000. Nguồn
dữ liệu nghiên cứu sử dụng trƣớc những năm 1995 trong đó tác giả đặc biệt quan
tâm đến vai trò của thị trƣờng Chứng khoán trong huy động nguồn vốn cho
DNNVV. Tác giả đã đƣa ra đƣợc ảnh hƣởng tích cực của hoạt động hỗ trợ tài chính
đối với sự tồn tại qua các biến động khủng hoảng cũng nhƣ sự phát triển hoạt động
của các doanh nghiệp trong thời kỳ này.

Nguyễn Thiện Phong (2007) đã cung cấp các luận chứng liên quan đến chính
sách tài chính hỗ trợ của nhà nƣớc đối với các DNNVV, dựa trên thực trạng hỗ trợ
của nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng của vùng đồng bằng sông cửu long đối
với các DNNVV tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp (gồm nhóm giải pháp vĩ mô
và nhóm giải pháp nội tại của doanh nghiệp).
Ngô Thị Mai Linh (2015) đánh giá một số hình thức hỗ trợ tài chính của nhà
nƣớc giúp DNNVV phát triển nhƣ: Chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách
tỷ giá, chính sách sử dụng các Quỹ hỗ trợ, chính sách hỗ trợ kinh phí thuê mặt bằng
sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu đƣa ra đƣợc tính hiệu quả của hỗ trợ tài chính
trong việc giải quyết các khó khăn của DNNVV và trợ giúp cho sự phát triển của
nhóm đối tƣợng này, tuy nhiên do “độ trễ” của chính sách và tác động của tiến trình
cải cách thể chế nền KTTT, tác động của quá trình HNKTQT đặc biệt tác động của
lộ trình thực thi các cam kết thuế quan, mở cửa thị trƣờng...mà việc sử dụng các giải
pháp tài chính đối với phát triển DNNVV còn bộc lộ những hạn chế và tác giả cũng
khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện mang tính chất hƣớng về doanh nghiệp.
Dƣơng Thị Bình Minh (2001) tập trung vào các vấn đề hỗ trợ tài chính nhƣ:
Thuế, tín dụng nhà nƣớc, hỗ trợ lãi suất, các quỹ đầu tƣ phát triển, Tín dụng ngân
hàng, Thị trƣờng vốn ngoài ra nghiên cứu cũng đánh giá những chính sách bổ trợ

9


nhƣ: chính sách thƣơng mại, chính sách đất đai, chính sách công nghệ và đào tạo.
Nghiên cứu cũng đã đƣa ra các giải pháp, khuyến cáo về các chính sách hỗ trợ tài
chính từ phía nhà nƣớc đối với các DNNVV.
Hoàng Xuân Long (2011) đã khái quát những xu hƣớng ảnh hƣởng tới chính
sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp do địa phƣơng ban hành, cũng nhƣ phân
tích nội dung và hình thức các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt
động KH&CN do địa phƣơng ban hành; đồng thời đề xuất các giải pháp xây dựng
chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động KH&CN của địa phƣơng.

Trịnh Thị Huyền Thƣơng (2015), Sử dụng phƣơng pháp phân tích chính sách đã
nghiên cứu các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Các chính sách đƣợc nghiên cứu tập trung vào các chính sách hỗ trợ lãi suất, thuế,
KHCN theo các trình tự hỗ trợ từ khi ban hành, phối hợp, triển khai thực thi,…
Nguyễn Quang Tuấn (2007) đã nghiên cứu vai trò và ảnh hƣởng của chính
sách nhà nƣớc trong việc thúc đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ. Qua đó, để thúc
đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ thì Nhà nƣớc cần có các chính sách kích cung,
kích cầu và khuyến khích phát triển các định chế trung gian của thị trƣờng công
nghệ; đặc biệt cần có các chính sách kích cầu công nghệ của doanh nghiệp và phát
triển các định chế trung gian gắn kết giữa cung và cầu.
Võ Thanh Tùng (2018) nghiên cứu về chính sách đào tạo lao động nông thôn
tại tỉnh Quảng Nam có chỉ ra Việc thực hiện thành công chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đƣợc quyết định bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên vai trò của các
chủ thể trong thực hiện chính sách là rất quan trọng, trong đó có phát huy vai trò,
trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc các cấp từ TW đến địa phƣơng, đến cơ sở;
vai trò của các doanh nghiệp tham gia trong quá trình đào tạo và tiếp nhận lao động
sau đào tạo; nhất là vai trò của ngƣời dân, của ngƣời lao động tham gia học
nghề; việc ngƣời lao động có việc làm, có thu nhập ổn định sau học nghề, đời
sồng vật chất, tinh thần của của ngƣời dân đƣợc nâng lên..., đây là một trong
những “thƣớc đo“ đánh giá sự thành công của chính sách hỗ trợ.
Đinh Văn Sơn (2009) chỉ ra vai trò của chính sách tài chính trong trợ giúp
các DNNVV mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Phân tích thực trạng tham gia thị trƣờng
xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam và từ đó đƣa ra các giải pháp tháo gỡ về

10


×