Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mẹ bị tắt sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.39 KB, 5 trang )

Mẹ bị tắt sữa

Không có sữa, sữa ít sau khi sinh hoặc bị tắt sữa đột ngột giai đoạn nuôi
con nhỏ khiến bà mẹ bất an. Đây là những giải pháp cho bạn.
Nhìn con gái chưa đầy hai ngày tuổi kêu khóc vì đói sữa, chị Ngọc Mai, 28
tuổi, nằm tại khoa Sản bệnh viện nhân dân Gia Định, TP.HCM, bối rối không biết
phải làm thế nào. Dù ngực chị căng to nhưng không có sữa. Hai bầu vú đau tức,
chị cố nặn ra sữa nhưng hễ chạm tay vào là ngực đau đớn khủng khiếp. Bác sĩ cho
biết, trường hợp tắt sữa sau sinh như chị khá phổ biến.
Theo sự hướng dẫn của bác sĩ, chị Ngọc Mai chườm nước ấm lên ngực
trong mấy giờ liền. Đến khi ngực đỡ đau nhức, chị tự thực hiện các động tác
massage nhẹ nhàng hai bên vú, đồng thời dùng dụng cụ giúp hút bớt sữa.
Vài tiếng sau, chị đã có thể cho con bú. Nhìn con ngủ ngon lành sau khi bú
no, chị thở phào nhẹ nhõm. Bản thân chị cũng không còn cảm thấy đau ngực nữa.

Đâu là nguyên nhân không tiết sữa

Cho con bú mẹ như một sợi dây gắn kết tình mẫu tử
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, nguyên nhân chị Mai bị tắt sữa là do các lỗ
nhỏ ở đầu nhũ hoa bị bịt kín bởi một lớp da dày.
Lực mút của trẻ sơ sinh không thể làm thông các lỗ này nên sữa không tiết
ra được. Một nguyên nhân khác là sữa non tiết ra trong giai đoạn từ tháng thứ 8 trở
đi không được người mẹ làm vệ sinh sạch. Về lâu dài, chúng đọng lại và bít các lỗ
tiết sữa.
Ngoài ra, một số bà mẹ có đầu nhũ hoa bị thụt vào trong cũng không thể
cho con bú được.
Để khắc phục tình trạng, trong giai đoạn mang thai, khoảng từ tháng thứ 8
trở đi, sữa non có màu vàng, đặc quánh thường tiết ra đầu nhũ hoa. Thai phụ dùng
khăn bông mềm vệ sinh để các lỗ nhỏ ở đầu nhũ hoa không bị bít kín.
Tuyệt đối không mặc áo ngực chật. Nếu đầu nhũ hoa thụt vào trong, thai
phụ dùng tay kéo ra để khắc phục.


Đồng thời, bạn cũng cần massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích
tuyến sữa hoạt động.
Ngoài ra, một số sản phụ có ít sữa trong những ngày đầu sau sinh có thể
dùng thuốc nhằm kích thích tuyến yên tiết ra Prolactin tạo sữa ở sản phụ.
Trước khi sử dụng, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tắt sữa khi đang cho bú

Nhiều trường hợp người mẹ đang cho con bú bỗng nhiên bị tắt sữa một
hoặc hai bên ngực. Nguyên nhân có thể do người mẹ cho con bú không đều hai
bên.
Bên ngực trẻ bú thường xuyên, tuyến sữa thông liên tục nên không bị ứ
đọng. Trong khi đó, bên ngực trẻ không bú hoặc ít bú, sữa tiết ra liên tục nhưng
không được hút ra, gây tắt nghẽn tuyến sữa.
Người mẹ cần dùng tay xoa nắn nhẹ nhàng và dùng dụng cụ hút sữa. Sau
đó mẹ cho bé bú để thông tuyến sữa trở lại. Trường hợp tắt tuyến sữa nghiêm
trọng, người mẹ cần tư vấn bác sĩ để biết cách thông tuyến sữa.

Để đảm bảo nguồn sữa dồi dào

Cho con bú sữa mẹ như một sợi dây gắn kết tình mẫu tử. Để đảm bảo
nguồn sữa dồi dào, sau khi sinh bà mẹ cần cho con bú ngay nhằm tận dụng nguồn
sữa non. Những giọt sữa đầu tiên này rất giàu đạm, các kháng thể, vitamin A và
bạch cầu giúp trẻ ngừa được nhiều bệnh như dị ứng, nhiễm khuẩn, đường ruột,
tiêu chảy…
Bà mẹ cũng nên cho bé bú đều cả hai bên vú để không xảy ra hiện tượng tắt
sữa khi đang cho con bú. Cho bé bú thật no để giảm lượng sữa trong ngực. Nếu
lượng sữa vẫn còn nhiều, bạn nên vắt bớt ra tránh tắt nghẽn tuyến sữa.
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng để người mẹ không bị tắt sữa
là tinh thần và chế độ ăn uống. Bà mẹ cần ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày và tạo cho

mình một tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và
uống đủ nước từ nước uống đến sữa, nước trái cây…

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×