mét sè lý luËn c¬ b¶n vÒ qu¶n lý
I. mét sè vÊn ®Ò vÒ qu¶n lý
1. Khái niệm:
Quản lý kinh tế là sự tấc động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản
lý. Trong đó chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân, những nhà quản lý
cấp trên, còn đối tượng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý là những tổ
chức, cá nhân, nhà quản lý cấp dưới, cũng như các tập thể, cá nhân người lao
động. Sự tác động trong mối quan hệ quản lý mang tính hai chiều và được thực
hiện thông qua các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, lập kế hoạch, kiểm tra điều
chỉnh ....
Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cấu thành hệ thống quản lý. Một
nền kinh tế hay một doanh nghiệp đều xem như một hệ thống với hai phân hệ
chủ yếu: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Trong nhiều trường hợp mỗi
phân hệ có thể được coi như một hệ thống phức tạp.
Quản lý kinh tế là quá trình lựa chọn và thiết kế chức năng, nguyên tắc,
phương pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm nguồn lực thông tin, vặt
chất cho các quyết định quản lý được thực thi.
Mục tiêu của quản lý kinh tế là huy động tối đa các nguồn lực, mà trước
hết là nguồn lực lao động và sử dụng hiệu quả để phát triển kinh tế phục vụ lợi
ích con người.
2. Các nguyên tắc quản lý:
Các nguyên tắc quản lý là những quy tắc chủ đạo tiêu chuẩn hành vi mà
các nhà quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý của mình.
Trên cơ sở những đòi hỏi của tổ chức, sự vận động các quy luật khách
quan, kết hợp với thực trạng xu thế phát triển của tổ chức và ràng buộc môi
trường đã hình thành nên những nguyên tắc chung của quản lý.
Có thể xem xét những nguyên tắc quản lý cơ bản sau đây:
a. Tập trung dân chủ:
Đây là nguyên tắc cơ bản của quản lý nó phản ánh mối quan hệ giữa chủ
thể của quản lý với đối tượng của quản lý cúng như các mục tiêu và yêu cầu của
quản lý.
Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất. Khía cạnh tập
trung thể hiện sự thống nhất quản lý từ mặt tập trung, trong khi khía cạnh dân
chủ thể hiện sự tôn trọng quyền chủ động sáng tạo của tập thể và cá nhân người
lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nội dung nguyên tắc đòi hỏi: Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối
ưu giữa tập trung và dân chủ, dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ tập
trung.
Ngày nay không phải là đi chọn lựa quản lý tập trung hay dân chủ mà
điều quan trọng là phải kết hợp cả hai nguyên tắc trên.
b. Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội:
Pháp luật tạo ra khung pháp lý cho tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh, tạo môi trường cho phát triển kinh tế, củng cố và bảo vệ các nguyên tắc
của nền kinh tế và tạo ra cơ chế quản lý hiệu quả.
Như vậy giữa quản lý với lĩnh vực chính trị - luật pháp có quan hệ hữu
cơ và đòi hỏi quản lý phải xem xét đến những yếu tố đó. Bên cạnh đó các giá trị
chung được xã hội thừa nhận, các tập tục truyền thống, lối sống dân cư, hệ tư
tưởng tôn giáo... gây tác động trực tiếp đến hoạt động tổ chức , sản xuất – kinh
doanh. Do đó trong quá trình hoạt động đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự sáng
tạo trong từng quyết định, xử lý linh hoạt các yếu tố của quá trình sản xuất kinh
doanh đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển vững chắc.
c. Phối hợp điều hoà các lợi ích:
Quản lý suy cho đến cùng là quản lý con người nhằm phát hiuy tính tích
cực sáng tạo của người lao động. Song động lực của quản lý là lợi ích, do đó
nguyên tắc quan trọng của quản lý đó là phải chú ý đến lợi ích con người, phối
hợp điều hoà các lợi ích, trong đó các lợi ích của người lao động là động lực
trực tiếp đồng thời chú ý đến lợi ích tập thể, tổ chức và lợi ích của xã hội.
Về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, lợi ích là mục tiêu, thoả mãn nhu
cầu là động lực khiến con người hành động vì thế sẽ có sự nhất trí về mục đích
và hành động nếu có sự thống nhất nhu cầu và lợi ích.
Thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Các quyết định quản lý cần quan tâm trước hết đến lợi ích của người
lao động. Họ là động lực tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trực tiếp cho xã
hội, hơn nữa là nhân tố có khả năng sáng tạo và gia tăng giá trị thặng dư. Bởi đó
thông qu phương pháp, công cụ thì nhà quản lý tác động đến lợi ích người lao
động đảm bảo họ được thoả mãn cả nhu cầu vật chất và tinh thần.
- Tạo ra những lợi ích lớn là mục tiêu chung cho mọi người. Nếu không
gắn lợi ích cá nhân với tập thể thì chính sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân sẽ
bóp chết sức sống của tổ chức. Vì thế các quyết định quản lý phải có tác dụng
huy động sự đóng góp về trí tuệ, sức lực và cơ sở vật chất để xây dựng tỏ chức
và người lao động có cơ hội thoả mãn lợi ích, đồng thời được hưởng thụ các
khoản lợi ích phúc lợi tập thể.
- Phải coi trọng lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất. Trong khi lao động
còn là một hoạt động bắt buộc đối với con người thì vấn đề khuyến khích lợi ích
vật chất đối với người lao động phải đặt lên hàng đầu. Song không vì thế mà coi
nhẹ sự quan tâm đến lợi ích tinh thần thông qua các giải pháp giáo dục động
viên tư tưởng chính trị, thưởng phạt, cân nhắc, đề bạt vào các chức vụ công tác
hợp lý.
Khuyến khích lợi ích và tinh thần về thực chất là sự đánh giá của tập thể
xã
hội đối vói sự công hiến của mỗi người là sự khẳng định thang bậc của trong
cộng đồng . Cũng thông qua các hình thức khuyến khích đó người lao động
nhận biết được kết quả, ý thức công việc mình làm. Vì thế nó rất cần thiết với
bất kỳ ai và vào bất kỳ giai đoạn nào.
d. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:
Là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản lý, bao gồm cả hiệu quả kinh
tế
và hiệu quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải
có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống
khác nhau, đặt lợi ích của tổ chức lê trên lợi ích của cá nhân, từ đó ra quyết định
tối ưu nhằm tạo được các thành quả có lợi ích nhất cho nhu cầu phát triển của tổ
chức.
Tuy nhiên tiết kiệm, hiệu quả không đồng nghĩa với hạn chế tiêu dùng
vấn đề là tiêu dùng hợp lý trong khả năng cho phép. Tiết kiệm cũng không có
nghĩa là chi ít tiền mà là chi sao cho đạt kết quả tốt nhất. Hiệu quả được xác
định bằng kết quả trên một đồng chi phí bỏ ra. Từ đó phải tăng kết quả và giảm
chi phí để có hiệu quả cao.
Trong đó giảm chi phí bằng cách tiết kiệm đầu vào và tiết kiệm thời gian
và tăng kết quả bằng cách tăng năng suất lao động. Hai công việc này có thể
đồng thời hoặc lệch nhau nhưng phải luôn hướng tói ,kết quả lớn hơn chi phí.
Hoạt động quản lý phải đưa ra các quyết định quản lý sao cho với một
lượng chi phí nhất định có thể tạo ra lượng giá trị nhiều nhất phục vụ cho con
người.
Làm được việc này đòi hỏi phải mạnh mẽ cải cách ứng dụng công nghệ
tiên tiến vào sản xuất, và không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý trong nội
bộ tổ chức theo hướng tinh giảm vì nhu cầu công việc và hiệu quả cao.
e. Hướng vào khách hàng vào thị trường mục tiêu:
Một cách quản lý tồn tại trong lịch sử đó là nhà sản xuất chỉ làm những
cái mình có thể và vì thế mọi kết quả phần lớn là chủ quan. Cách quản lý đó dẫn
tới kết quả là doanh nghiệp sẽ mất khả năng thích ứng với sự biến động của thị
trường.
Ngày nay thị trường rộng lớn và biến đổi liên tục theo thời gian, nó đòi
hỏi nhà quản lý phải nhận biết đâu là thị trường trọng điểm mình có thể khai
thác và hiểu họ cần gì và mình phải đáp ứng cái gì. Luôn dự đoán trước nhu cầu
cảu họ để tạo nên các yếu tố sáng tạo trong tổ chức của mình.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi quản lý phải làm tốt công tác
maketing trong đó đặc biệt quan trọng khâu nghiên cứu thị trường.
3. Nội dung của quản lý kinh tế.
Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác
nhau. Những loại công việc quản lý nay mang tính độc lập tương đối, được hình
thành trong quá trình chuyên môn hoá hoạt động quản lý. Đó có thể coi là
những nhiệm vụ mà quản lý cần làm và cũng là nội dung của chức năng quản
lý. Phân tích chức năng quản lý nhằm trả lời cau hỏi: các nhà quản lý phải thực
hiện những công việc gì trong quá trình quản lý, cũng là để hiểu rõ nội dung của
chức năng quản lý.
Hiện nay, các chức năng quản lý thường được xem xét theo hai cách tiếp
cận.
Nếu xét theo quá trình quản lý thì nội dung quản lý có thể được hiểu là:
lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
Nếu theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức thì những lĩnh vực của quản lý
gắn liền với các hoạt động sau đây:
- Quản lý lĩnh vực Maketing.
- Quản lý lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
- Quản lý sản xuất
- Quản lý tài chính
- Quản lý nguồn nhân lực
- Quản lý chất lượng
- Quản lý các dịch vụ hỗ trợ cho tổ chức: thông tin, pháp lý, đối ngoại....
Đó chỉ là những nội dung cơ bản theo hoạt động của tổ chức. Tuỳ vào
lĩnh vực, quy mô và địa bàn hoạt động, trong các tổ chức có thể còn tồn tại
những chức năng khác nữa
3.1. Lập kế hoạch:
Đây là nội dung quan trọng nhất, là chức năng đầu tiên của quản lý.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà quản lý, các lý thuyết khoan học quản lý
khẳng định như vậy. Trên góc độ ra quyết định, lập kế hoạch là một loại ra
quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong
muốn cho tổ chức của họ. Chúng ta có thể hình dung lập kế hoạch là dòng sông
cả còn các nội dung khác của quản lý là những nhánh phụ từ dòng sông cả đó
chảy ra. Vì lẽ đó lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và quan trọng nhất đối với
các nhà quản lý.
Lập kế hoạch là một công việc phức tạp, có bắt đầu và kết thúc rõ ràng.
Lập kế hoạch là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được với những
biến động diễn ra trong môi trường mỗi tổ chức . Trên ý nghĩa này, lập kế hoạch
được coi là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bẵng việc xác định các
phương án hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể của tổ chức, những
yếu tố không chắc chắn có nguồn gốc rất đa dạng. Loại yếu tố không chắc chắn
thứ nhất gọi là không chắc chắn về trạng thái. Chúng liên quan đến một môi
trường không thể dự đoán được. Loại thứ hai là không chắc chắn về sự ảnh
hưởng, tức là sự ảnh hưởng của những biến đổi của môi trường là không thể
lường trước và lượng hoá chính xác. Một loại yếu tố khác không chắc chắn nữa
là không chắc chắn về hiệu quả. Tức là trước những vấn đề gặp phải tổ chức có
thể đưa ra những giải pháp, phản ứng nhưng không thể lựa chọn hậu quả sẽ đi
đến đâu.
Tóm lại lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các
phương thức và giải pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếy không có các kế hoạch,
nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác con người và các nguồn lực
khác của một tổ chức hiệu quả, thậm trí không có được một ý tưởng rõ ràng về
cái họ cần và tổ chức khai thác nó. Không có kế hoạch, nhà quản lý và nhân
viên của họ làm việc không có định hướng, mất dần cơ hội để đạt được mục tiêu
của mình, không biết khi nào và ở đâu họ phải làm gì, lúc đó việc kiểm tra trong
tổ chức rất phức tạp vì không có hệ tiêu chuẩn để so sánh. Ngoài ra trong thực
tế, những kế hoạch tồi, hoặc xây dựng tốt mà không được thực hiện đến nơi đến
chốn sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của toàn bộ tổ chức.
Để hiểu rõ thêm quá trình của một kế hoạch và các loại kế hoạch thường
dùng trong tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp. Chúng ta sẽ xem xét các nội
dung sau:
a. Quá trình kế hoạch
Một quy trình chung cho một kế hoạch là thực sự cần thiết. Nó là sự
tổng quát hoá từ nhiều laọi kế hoạch khác nhau trong các tổ chức quản lý. Các
lý thuyết khoa học quản lý đã thống nhất một quy trình như sau:
* khẳng định sứ mệnh:
Như vậy công việc đầu tiên của lập kế hoạch. Là khẳng định sứ mệnh.
Đây là việc làm cần thiết với các nhà quản lý ở đó họ phải đưa ra quan điểm và
hệ tư tưởng xuyên suốt trong mọi hoạt động của tổ chức. Việc làm này nhằm
mục đích hướng các bộ phận, phân hệ trong tổ chức hoạt động vì mục tiêu
chung nhất quán với mục tiêu tối cao của tổ chức. Qua đó khiến từng cá nhân và
nhóm làm việc gắn mình với ý niệm của tổ chức và để họ hiểu rằng việc làm
của họ, kế hoạch mà họ tham gia là hướng tới cái gì và họ đang được gì và có
trách nhiệm như thế nào với mục tiêu ấy. Từ đó tạo tình huống thống nhất xuyên
suốt quá trình kế hoạch.
* Nghiên cứu và dự báo.
Đây là công việc được tiến hành bởi các chuyên gia hoặc nhà quản lý
trực tiếp làm. Họ cần thu nhập thông tin bên trong và bên ngoài tổ chức để xem
tổ chức đang đối mặt với cái gì và cần phải làm gì và có thể làm gì? Đây là công
việc khó khăn và phức tạp bởi vì nó là bước đệm để một kế hoạch được xây
dựng một kế hoạch cụ thể và nếu nghiên cứu và dự báo thiếu chính xác có nghĩa
là kế hoạch cũng đổ vỡ chúng ta cứ hình dung việc dự báo thời tiết đưa ra thông
tin sai lệch rằng: Biển lặng gió nhẹ trong khi các con tàu lần lượt ra khơi và
hứng chịu bão táp. Tất nhiên lập kế hoạch ngoài tính khách quan vốn có nó còn
mang tính chủ quan, có thể dừng hoặc chuyền hướng, cân đối lại nhưng hậu quả
cũng chẳng tốt đẹp gì. Việc nghiên cứu và dự báo phải tạo được cơ sở thông tin
cho xác định mục tiêu và tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong nhiệm vụ này cần
phải xác định nghiên cứu dự báo cái gì? Các thông tin có được là các thông tin
về cơ hội và nguy cơ tổ chức, từ đó có thể rút ra các gíải pháp giảm bớt sự đe
doạ đồng thời phát huy tận dụng các cơ hội và điểm mạnh bên trong. Một
nguyên tắc chung được đưa ra là tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro.
* Xác định mục tiêu.
Sau khi đã có những thông tin từ nghiên cứu và dự báo, việc xác định
mục tiêu
§ược tiến hành. Tức là xác định kết quả cuối cùng mà tổ chức mong
muốn đạt tới.
Nó được tạo trên cơ sở những cái cần phải có và cái có thể có của tổ
chức. tiêu được coi là đúng đắn khi nó đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phải cụ thể:
-Nói về vấn đề gì.
- Giới hạn thời gian.
- Kết quả lượng hoá được.
+ Phải linh hoạt: Đáp ứng được sự biến động của môi trường.
+ Có tính định lượng: Thể hiện bằng các con số đã tính toán và cân đối
kĩ lưỡng.
+ Tính khả thi: Những mục tiêu đưa ra tổ chức đảm bảo tính thực hiện
được.
+ Tính nhất quán: Giữa các bộ phận, các cấp thì mục tiêu khó nhất
quán, đó là thực tế không tránh khỏi nhưng điều quan trọng là giảm thiểu tác
động xấu, do đó các mục tiêu đề ra là chấp nhận được và được coi là hợp lý.
b. Xây dựng phương án
Trên cơ sở sở những mục tiêu đã xác định, các phương án giải quyết
được xây dựng. Tìm ra các phương thức thực hiện mục tiêu, các giải pháp và
công cụ cho thực hiện mục tiêu.
Các giải pháp đưa ra trên những mô hình lý thuyết, những tri thức
kinh nghiệm từ những kế hoạch tương tự mà các tổ chức đã làm hoặc mình đã
làm, ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để có thể xây dựng sáng tạo ra
các phương án có kế hoạch.
• Phân tích lựa chọn phương án.
Để có thể phân tích và lựa chọn phương án tốt nhất đòi hỏi các nhà quản
lý phải xây dựng được hệ thống chỉ tiêu làm căn cứ lựa chọn. Những chỉ tiêu
này là các số liệu tính toán khoa học cùng với kinh nghiệm đã được thử nghiệm.
Những chỉ tiêu đó có thể là các yếu tố môi trường kinh doanh, hoặc
những yếu tố môi trường tổ chức, mục đích, mục tiêu của tổ chức. Dựa trên tiêu
chuẩn thống nhất này phương án đưa ra được so sánh đáng giá trên phương diện
tính khả thi, tính hiệu quả, sức cạnh tranh, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thị
phần, quy mô nguồn lực...
Phương án tối ưu được lựa chọn khôngầphỉ hẳn là phương án thoả mãn
tất cả các yếu tố nói trên mà thường là phương án thoả mãn nhiều nhất những
yếu tố đó.
• Thể chế kế hoạch: