Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

10 cách giúp phòng bệnh phụ khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.39 KB, 7 trang )

10 cách giúp phòng bệnh phụ khoa
Ung thư tử cung, buồng trứng… có thể bắt nguồn từ những
viêm nhiễm phụ khoa đơn giản. Ngoài việc đi khám phụ
khoa định kỳ, bạn có thể phòng ngừa theo những phương
pháp đơn giản dưới đây.
Sẩy thai: Tránh xa khói thuốc
“Hút thuốc có hại cho sức khoẻ” là điều mà ai ai cũng biết
nhưng nhiều người nghi ngờ rằng khói thuốc có thể làm
tăng nguy cơ sẩy thai. Không những thế, nhiều nghiên cứu
còn chỉ ra rằng, vô sinh, sinh non, khuyết tật thai nhi... đều
liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc cũng như tiếp
xúc quá nhiều với khói thuốc, trong thời gian dài. Vì sức
khoẻ của bé và của chính bạn, hãy nhanh chóng bỏ thuốc
ngay và tránh xa khói thuốc.
Són tiểu: Tập kegel
Có khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi 30 bị tiểu són ở các
mức độ nặng nhẹ khi vận động mạnh như vác đồ nặng,
cười lớn, nhảy... Nguyên nhân chủ yếu nhất là do cơ niệu
đạo suy yếu sau sinh nở. Khi sinh nở, cơ bắp xung quanh
niệu đạo sẽ bị kéo dãn mạnh và trở nên kém đàn hồi.
Vậy nên, trong các lớp học tiền sinh, các bà bầu thường
được hướng dẫn các bài tập cho vùng đáy xương chậu có
tác dụng kích hoạt các cơ, giúp săn chắc “vùng kín”, sinh
nở dễ dàng và phục hồi nhanh hơn sau sinh.
Hít thở - co cơ âm đạo - giữ 5 giây – rồi thả lỏng, 10
phút/lần, 2 lần/ngày, kiên trì như thế trong vòng 4 - 6 tuần,
có thể làm cho cơ bắp được tập luyện và khôi phục trở lại
như trước.
Ung thư buồng trứng: Uống vitamin C và E
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh có tỉ lệ tử
vong cao do diễn tiến âm thầm, khi phát hiện ra thì bệnh đã


ở thời kỳ cuối.
Vitamin C và E sẽ giúp tăng đề kháng của cơ thể trước các
tế bào lạ. Theo một nghiên cứu, nếu mỗi ngày uống 90mg
vitamin C và 30mg vitamin E thì nguy cơ mắc bệnh ung
thư buồng trứng sẽ giảm đi một nửa.
Viêm bàng quang: “Chuyên cần” đi tiểu
Viêm bàng quang là một loại bệnh viêm nhiễm đường niệu
đạo thường gặp. Do niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam
giới, lại gần với hậu môn nên khuẩn que đại tràng dễ xâm
nhập. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh viêm bàng quang ở nữ giới là
rất cao với biểu hiện rất rõ rệt: thường xuyên buồn tiểu, đi
tiểu đau buốt, nước tiểu đậm đặc thậm chí tiểu ra máu.
Việc phòng trừ bệnh này thực ra rất đơn giản, chỉ cần bạn
“chuyên cần” đi tiểu là được. Tăng số lần bài tiết nước tiểu
ra ngoài có thể giảm hàm lượng vi khuẩn trong niệu đạo, vi
khuẩn ít đi thì bệnh cũng thế mà lui. Ngoài ra, sau khi
“yêu” bạn cũng nên lập tức đi tiểu để hạn chế sự xâm nhập
của vi khuẩn qua đường niệu đạo vào trong bàng quang.
Đau “núi đôi” khi “đèn đỏ”: Mặc “áo ngực”
không gọng nâng
Một thực nghiệm cho thấy 170/200 phụ nữ bị đau sưng núi
đôi trong thời kỳ “đèn đỏ” đã hết hẳn triệu chứng này sau
12 tuần không mặc áo ngực không có gọng.
Áo ngực có gọng mặc dù có tác dụng nâng đỡ núi đôi, tạo
dáng cho bộ ngực nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự
“tự do” của núi đôi nên gây đau nhức khi kích thước vòng
ngực tăng lên trong thời kỳ “đèn đỏ”.
Ung thư cổ tử cung: Bữa sáng với ngũ cốc
Ung thư cổ tử cung còn gọi là ung thư nội mạc tử cung
hoặc ung thư tuyến mạc tử cung.

Theo kết quả điều tra, trong số phụ nữ mắc bệnh ung thư tử
cung thì có khoảng 30% có mức vitamin B11 trong cơ thể
thấp hơn những người bình thường rất nhiều. Ngoài ra,
vitamin B11 còn có tác dụng hỗ trợ hệ thần kinh thai nhi.
Vitamin B11 có rất nhiều trong ngũ cốc, chuyên gia khuyến
cáo nên ăn vào bữa sáng là thích hợp nhất.
Ung thư vú: Đi bộ
Ung thư tuyến sữa là khối u ác tính trong tế bào thượng bì
tuyến sữa, là một trong những khối u ác tính thường gặp
nhất có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của nữ giới,
thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Duy trì vận động phù hợp sẽ giúp giảm tăng tiết hormone
kích thích tế bào ung thư tuyến sữa phát triển. Mỗi ngày
nếu vận động 5 tiếng sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư vú tới
31 - 41%.
Đi bộ tới chỗ làm, đi cầu thang bộ, đi mua sắm... là đủ để
đẩy lùi căn bệnh đáng sợ đó ra “khỏi cửa” chứ không nhất
thiết là phải tập luyện.

×