Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.96 KB, 22 trang )

Cơ sở lý luận về hợp đồng xuất khẩu của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trờng
1.1 Hợp đồng Thơng mại Quốc tế
1.1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của Hợp đồng Thơng mại Quốc tế
Khái niệm: Hợp đồng Thơng mại Quốc tế là sự thoả thuận giữa các đơng sự
có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó, một bên gọi là bên bán
(Bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên
mua (bên NK) một tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận
hàng và trả tiền hàng.
Nh vậy chủ thể của hợp đồng là bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập
khẩu). Đối tợng là dịch vụ hoặc hàng hoá. Bên bán phải giao hàng hoá cho bên
mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán một giá cân xứng với giá trị của hàng hoá
đã đợc giao.
Bản chất: Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận của các
bên ký kết hợp đồng. Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự thoả
thuận không đợc cỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp
nhận đợc. Hợp đồng Thơng mại Quốc tế giữ một vai trò quan trọng trong kinh
doanh TMQT, có xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và
cam kết thực hiện các nội dung đó.
Vai trò: Nh vậy, hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình
và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ. Hợp đồng còn là
cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan
trọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện toàn bộ hay từng nghĩa vụ của
mình đã thoả thuận trong hợp đồng. Hợp đồng càng quy định chặt chẽ chi tiết, rõ
ràng, dễ hiểu càng dễ thực hiện và càng ít xảy ra tranh chấp.
Việc ký hợp đồng cần xác định nội dung đầy đủ, chuẩn bị thận trọng và chu
đáo.
1.1.2 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng.
Theo luật TM Việt Nam, quy định Hợp đồng Thơng mại Quốc tế có hiệu lực
khi có đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ t cách pháp lý. Chủ


thể bên nớc ngoài là thơng nhân và t cách pháp lý của họ đợc xác định căn cứ theo
pháp luật của họ. Chủ thể Việt Nam phải là thơng nhân đợc phép hoạt động thơng
mại trực tiếp với nớc ngoài.
- Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá đợc phép mua bán theo quy định của n-
ớc bên mua và nớc bên bán.
- Hợp đồng Thơng mại Quốc tế phải có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua
bán hàng hoá. Các nội dung chủ yếu đó là : Tên hàng, số lợng, quy cách, phẩm
chất, giá cả, phơng thức thanh toán và thời hạn giao nhận hàng.
- Hợp đồng Thơng mại Quốc tế phải đợc lập thành văn bản.
1.1.3 Nội dung chủ yếu của Hợp đồng Thơng mại Quốc tế
Một Hợp đồng Thơng mại Quốc tế thờng có hai phần chính, những điều trình
bày chung và các điều khoản của hợp đồng.
Phần trình bày chung bao gồm:
- Số liệu của hợp đồng( Contract No): Đây không phải là nội dung pháp lý
bắt buộc của hợp đồng nhng nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra,
giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên.
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng: Nội dung này có thể để ở cuối của
hợp đồng. Nếu nh trong hợp đồng không có thoả thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có
hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết.
- Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: Đây là phần chỉ rõ các
chủ thể của hợp đồng, cho nên phải nêu rõ ràng, đầy đủ, chính xác: tên( theo giấy
phép thành lập), địa chỉ, ngời đại diện, chức vụ của các bên tham gia ký kết hợp
đồng.
- Các định nghĩa dùng trong hợp đồng( General definition): Trong hợp đồng
có thể sử dụng các thuật ngữ, mà các thuật ngữ này ở các quốc gia khác nhau có
thể hiểu theo những cách khác nhau. Để tránh những hiểu lầm, những thuật ngữ
hay những vấn đề quan trọng phải đợc định nghĩa.
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là các hiệp định chính phủ đã
ký kết, hoặc là các Nghị định th ký kết giữa các Bộ ở các quốc gia hoặc nêu ra sự
tự nguyện thực sự của hai bên ký kết hợp đồng.

Nội dung cơ bản của các điều khoản trong Hợp đồng Thơng mại Quốc tế:
- Điều khoản về tên hàng (Commodity): điều khoản này chỉ rõ đối tợng cần
giao dịch, cần phải dùng các phơng pháp quy định chính xác tên hàng. Nếu gồm
nhiều mặt hàng chia thành nhiều loại với các đặc điểm khác nhau thì phải lập
bảng liệt kê (bản phụ lục) và phải ghi rõ trong hợp đồng để phụ lục thành một bộ
phận của điều khoản tên hàng.
- Điều khoản về chất lợng (Quality): Trong điều khoản này quy định chất lợng
của hàng hoá giao nhận và là cơ sở để giao nhận chất lợng hàng hoá, đặc biệt khi
có tranh chấp về chất lợng thì điều khoản chất lợng sẽ là cơ sở để kiểm tra, so
sánh và giải quyết tranh chấp chất lợng, cho nên tuỳ vào từng loại hàng hoá mà có
phơng pháp quy định chất lợng sao cho chính xác phù hợp và tối u. Nếu dùng tiêu
chuẩn hoá, tài liệu, kỹ thuật, mẫu hàng để quy định chất lợng thì phải đợc xác
nhận và trở thành một bộ phận không thể tách rời hợp đồng.
- Điều khoản về số lợng (Quantity): Quy định về số lợng hàng hoá giao nhận,
đơn vị tính, phơng pháp xác định trọng lợng. Nếu số lợng hàng hoá giao nhận quy
định phỏng chừng phải quy định ngời đợc phép lựa chọn dung sai về số lợng và
giá tính cho số lợng hàng cho khoản dung sai đó.
- Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and marking): Trong điều khoản
này phải quy định loại bao bì, hình dáng, kích thớc, số lớp bao bì, chất lợng bao
bì, phơng thức cung cấp bao bì, giá bao bì. Quy định về nội dung và chất lợng của
ký mã hiệu.
- Điều khoản về giá cả (Price): Quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiền tính
giá, phơng thức quy định giá và quy tắc giảm giá (nếu có).
- Điều khoản về thanh toán (payment): Quy định phơng thức thanh toán, các
loại tiền thanh toán, địa điểm thanh toán, bộ chứng từ dùng cho thanh toán. Đây là
điều khoản rất quan trọng đựơc các bên quan tâm, nếu lựa chọn đợc các điều kiện
thanh toán thích hợp sẽ giảm đợc chi phí và rủi ro cho mỗi bên.
- Điều khoản giao hàng (Shipment/ Delivery): Quy định số lần giao hàng, thời
gian, địa điểm giao hàng, phơng thức giao nhận
- Điều khoản về trờng hợp miễn trách (Force majeure): Trong điều khoản này

quy định các trờng hợp đợc miễn hoặc hoãn thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng cho
nên thờng quy định: Nguyên tắc xác định các trờng hợp miễn trách, liệt kê các
điều kiện đợc coi là trờng hợp miễn trách và các trờng hợp không miễn trách. Quy
định trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi xảy ra trờng hợp miễn trách.
- Điều khoản khiếu nại (Claim): Quy định thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu
nại và nghĩa vụ của các bên khi khiếu nại.
- Điều khoản bảo hành (Warranty): Quy định thời hạn bảo hành, nội dung và
trách nhiệm của mỗi bên trong mỗi nội dung bảo hành.
- Phạt và bồi thờng thiệt hại (Penalty): Trong điều khoản này quy định các tr-
ờng hợp phạt và bồi thờng, cách thức phạt và bồi thờng, giá trị phạt và bồi thờng.
Tuỳ theo từng trờng hợp cụ thể có thể có riêng điều khoản phạt và bồi thờng hoặc
đợc kết hợp với các điều khoản giao hàng, thanh toán
- Điều khoản trọng tài (Arbitration): Quy định các nội dung: Ai là ngời đứng ra
phân xử, luật áp dụng vào việc xét xử và địa điểm tiến hành trọng tài, cam kết
chấp hành tài quyết và phân định chi phí trọng tài.
Trên đây là các điều khoản chủ yếu cơ bản nhất của hợp đồng. Tuy nhiên
trong thực tế tuỳ vào từng hợp đồng cụ thể có thể thêm một số điều khoản khác
nh: Điều khoản bảo hiểm, vận tải, cấm chuyển bán và các điều khoản khác nữa
1.1.4. Phân loại Hợp đồng Thơng mại Quốc tế
Hợp đồng Thơng mại Quốc tế có thể phân loại nh sau:
- Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại: ngắn hạn và dài hạn. Hợp
đồng ngắn hạn thờng đợc ký kết trong một thời gian tơng đối ngắn và sau khi hai
bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp
đồng đó cũng kết thúc. Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện tơng đối dài mà
trong thời gian đó việc giao hàng đợc thực hiện làm nhiều lần.
- Theo nội dung quan hệ kinh doanh có: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập
khẩu. Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho 1 tổ chức hoặc thơng nhân
nớc ngoài, thực hiện quyền chuyển giao quyền sử dụng hàng hoá sang cho 1 tổ
chức hoặc thơng nhân nớc ngoài và nhận tiền hàng. Hợp đồng nhập khẩu là hợp
đồng mua hàng của 1 tổ chức hoặc thơng nhân nớc ngoài, thực hiện quá trình

nhận quyền sở hữu hàng hoá và thanh toán tiền hàng.
- Xét theo hình thức của hợp đồng có các loại: Hình thức văn bản và hình thức
miệng. Công ớc Viên 1980 (ISG) cho phép các thành viên sử dụng tất cả các hình
thức trên. ở Việt Nam, hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các
hợp đồng thơng mại quốc tế. Chỉ có các hợp đồng thơng mại quốc tế với hình thức
văn bản mới có hiệu lực pháp lý, mọi bổ sung sửa đổi hợp đồng thơng mại quốc tế
cũng cần phải làm bằng văn bản. Th từ, điện báo và telex cũng đựơc coi là hình
thức văn bản.
- Theo hình thức thành lập hợp đồng: Bao gồm hợp đồng một văn bản, và hợp
đồng nhiều văn bản. Hợp đồng một văn bản là hợp đồng trong đó ghi rõ nội dung
mua bán, các điều kiện giao dịch đã thoả thuận và chữ ký của các bên. Hợp đồng
gồm nhiều văn bản: đơn chào hàng cố định của ngời bán và chấp nhận của ngời
mua; đơn đặt hàng của ngời mua và chấp nhận của ngời bán; văn bản hợp đồng
giữa các bên...
1.2. tổ chức thực hiện Hợp đồng Thơng mại Quốc tế
1.2.1 ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện Hợp đồng Thơng mại Quốc tế
Hợp đồng Thơng mại Quốc tế là hệ quả của một quá trình nghiên cứu thị trờng,
tiến hành giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng. Thực hiện Hợp đồng Thơng
mại Quốc tế là tự nguyện thực hiện các điều mà các bên đã thoả thuận và cam kết,
có nghĩa là thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Việc thực hiện tốt
các nghĩa vụ và quyền lợi của Hợp đồng Thơng mại Quốc tế có một ý nghĩa rất
quan trọng đối với mỗi bên.
Thực hiện Hợp đồng Thơng mại Quốc tế là thực hiện một chuỗi các công việc
kế tiếp đợc đan kết chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt một công việc là cơ sở để
thực hiện các việc tiếp theo và thực hiện cả hợp đồng. Và chúng ta cần hiểu rằng,
thực hiện tốt một nghĩa vụ trong hợp đồng không những tạo điều kiện cho mình
thực hiện tốt các nghĩa vụ tiếp theo mà còn tạo điều kiện cho bên đối tác thực hiện
tốt nghĩa vụ của họ. Mà khi đối tác thực hiện tốt nghĩa vụ của họ có nghĩa là
mình đã thực hiện tốt các quyền lợi của mình.
Khi thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng còn làm cơ sở để khiếu

nại khi bên đối tác không thực hiện tốt các nghĩa vụ của họ trong hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể nảy sinh nhiều tình huống. Các tình
huống phát sinh có thể do các bên không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Nhng
cũng có khi các bên đã thực hiện tốt mà các tình huống vẫn phát sinh là do trớc
khi ký hợp đồng các bên không thể dự đoán hoặc lờng trớc đợc các sự kiện có thể
xảy ra. Các tình huống phát sinh có thể làm tăng chi phí hoặc gây ra các tổn thất
cho mỗi bên. Nhng dù sao khi phát sinh các tình huống, các bên đều phải tìm ra
các giải pháp để giải quyết nhằm hạn chế các chi phí và tổn thất nhằm thực hiện
hợp đồng có hiệu quả nhất.
Thực hiện Hợp đồng Thơng mại Quốc tế là một quá trình phức tạp, các bên đều
phải có kế hoạch tổ chức thực hiện, đặc biệt là các hệ thống giám sát, điều hành
chặt chẽ để tối u hoá quá trình thực hiện.
1.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các nội dung cơ bản sau: Chuẩn bị
hàng xuất khẩu, kiểm tra hàng xuất khẩu, thuê phơng tiện vận tải, mua bảo hiểm
cho hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên phơng tiện vận tải, làm thủ tục
thanh toán, khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).
a. Chuẩn bị hàng xuất khẩu:
Chuẩn bị hàng xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số lợng, phù hợp
về chất lợng, bao bì, ký mã hiệu và giao hàng đúng thời hạn quy định trong Hợp
đồng Thơng mại Quốc tế.
Nh vậy, quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm các nội dung: tập trung
hàng hoá xuất khẩu, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hoá.
Tập trung hàng xuất khẩu
Tập trung thành lô hàng đủ về số lợng phù hợp về chất lợng và đúng thời điểm,
tối u hoá đợc chi phí là một hoạt động rất quan trọng của các doanh nghiệp kinh
doanh hàng xuất khẩu. Nhng tuỳ vào từng loại hàng với các đặc trng khác nhau
mà quá trình tập trung hàng xuất khẩu cũng khác nhau để đảm bảo đợc hiệu quả
của quá trình xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thờng tập trung hàng xuất
khẩu từ các nguồn hàng xuất khẩu, là nơi có khả năng cung cấp hàng hoá đủ điều

kiện cho xuất khẩu.
Quá trình tập trung hàng xuất khẩu có thể đợc mô tả trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1:Quá trình tập trung hàng xuất khẩu
- Phân loại nguồn hàng xuất khẩu là phân chia sắp xếp nguồn hàng theo tiêu
chuẩn cụ thể nào đó, tạo ra các nhóm nguồn hàng có các đặc trng tơng đối đồng
nhất để có các lựa chọn và u tiên thích hợp với từng nguồn hàng để khai thác tối
đa khả năng từ mỗi loại nguồn hàng. Việc phân loại nguồn hàng có thể theo các
tiêu thức nh: khối lợng nguồn hàng xuất khẩu (nguồn hàng chính, nguồn hàng
phụ); theo đơn vị giao hàng; theo khu vực đại lý; theo mối quan hệ với nguồn
hàng...
- Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: Muốn khai thác và phát triển kinh doanh
phải nghiên cứu và tiếp cận nguồn hàng để có phơng thức và hệ thống thu mua
hàng đợc tối u là những nội dung quan trọng của quá trình chuẩn bị hàng xuất
khẩu. Đối tợng nghiên cứu là các nguồn hàng hiện hữu và tiềm năng, tiến hành
phân loại nguồn hàng và tiến hành nghiên cứu theo các nội dung:
Khả năng sản xuất của nguồn hàng
Tiềm lực tài chính, khả năng kỹ thuật của nguồn hàng
Ngoài ra:
Năng lực quản lý
Khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng
Nhu cầu hàng xuất khẩu
Nhận dạng và phân loại nguồn hàng xuất khẩu
Nghiên cứu khái quát và chi tiết nguồn hàng xuất khẩu
Lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu và hình thức giao
dịch
Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu
Để nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất
khẩu có thể sử dụng các thông tin qua các phơng tiện thông tin nh: Đài phát
thanh, truyền hình, các báo, tạp chí, thông tin tuyên truyền, quảng cáo, niên giám
thống kê, đơn chào hàng, báo cáo tổng kết năm, quý

Việc nghiên cứu đòi hỏi ngời làm công tác nghiên cứu có kinh nghiệm trong
việc thu thập, xử lí thông tin đảm bảo độ tin cậy, chính xác, kịp thời làm cơ sở đa
ra các quyết định lựa chọn nguồn hàng và hình thức giao dịch phù hợp.
- Các hình thức giao dịch hàng xuất khẩu
Mua hàng xuất khẩu: Các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu có thể
mua hàng xuất khẩu thông qua các đơn hàng và hợp đồng kinh tế, mua hàng
không theo hợp đồng, mua qua đại lý.
Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu
Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu
Xuất khẩu uỷ thác
Tự sản xuất hàng xuất khẩu.
- Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu
Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu bao gồm hệ thống các chi nhánh,
các đại lý, hệ thống kho, hệ thống vận chuyển, hệ thống thông tin, hệ thống quản
lý, kỹ thuật, công nghệ, tập trung hàng xuất khẩu và hệ thống nguồn nhân lực
thích hợp.
Tổ chức hợp lý hệ thống tập trung hàng xuất khẩu để đảm bảo cung cấp đúng
hàng hoá đủ về số lợng, phù hợp về chất lợng, kịp thời và chi phí thấp là mục tiêu
của tổ chức hợp lý hệ thống.
Cơ sở để tổ chức hệ thống phù hợp là:
Đặc điểm mặt hàng
Đặc điểm nguồn hàng
Hình thức giao dịch
Để hệ thống tập trung hàng xuất khẩu có hiệu quả, cần phải thiết kế và chỉ
đạo các bộ phận của hệ thống thực hiện theo kế hoạch. Cụ thể là:
Thiết lập hệ thống các kênh thu mua( các chi nhánh, các đại lý) hợp lý và
chỉ đạo thu mua theo từng mặt hàng, từng nhóm hàng hoặc theo từng khu vực đại
lý khác nhau

×