Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tổ chức dạy học vật lí bằng tiếng anh cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ (chủ đề sản xuất và sử dụng tiết kiệm điện năng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ HẢI YẾN

TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬT LÍ BẰNG TIẾNG ANH CHO
HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG CHUYÊN NGOẠI NGỮ
(CHỦ ĐỀ SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ HẢI YẾN

TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬT LÍ BẰNG TIẾNG ANH CHO
HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN NGOẠI NGỮ
(CHỦ ĐỀ SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÍ)
Mã số: 60140111

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Kim Chung


HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo, các phòng
chức năng trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình
giảng dạy và hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tời Thầy giáo,
TS. Phạm Kim Chung – người Thầy hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình chỉ
bảo và góp ý sâu sắc cho sự hoàn thành của luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trường
THPT Chuyên ngoại ngữ - Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong quá trình hoàn thiện bản luận văn này.
Sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các anh chị em lớp Cao
học Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí khóa 10 trường Đại học
Giáo dục là nguồn động viên cổ vũ rất lớn cho tôi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực; song luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong được lượng thứ và rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của quý báu của thầy cô và các bạn .
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Hải Yến

i



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1.

BGD& ĐT

Bộ giáo dục và đào tạo

2.

BGK

Ban giám khảo

3.

CLIL

Content Language Integrated Learning

4.

CNN

Chuyên ngoại ngữ

5.


CNTT

Công nghệ thông tin

6.

DHTH

Dạy học tích hợp

7.

ĐHNN

Đại học ngoại ngữ

8.

ĐHQGHN

Đại học quốc gia Hà Nội

9.

ELL

English language learners

10.


GV

Giáo viên

11.

HC

Huy chương

12.

HS

Học sinh

13.

TB

Trung bình

14.

THPT

Trung học phổ thông

15.


THPTCNN

Trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ

STT

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt..............................................................ii
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các hình........................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 6
1.1.1. Dạy môn khoa học bằng tiếng Anh ở nước ngoài .............................. 6
1.1.2. Dạy học các môn khoa học bằng tiếng Anh ở Việt Nam ................... 9
1.2. Một số quan điểm và cách tiếp cận CLIL trong dạy học các môn khoa học
bằng tiếng Anh ................................................................................................ 11
1.2.1. Nội dung dạy học môn khoa học bằng tiếng Anh theo tiếp cận CLIL ... 11
1.2.2. Ngôn ngữ dạy học môn khoa học bằng tiếng Anh theo tiếp cận CLIL.. 13
1.3. Tổ chức dạy học các môn khoa học bằng tiếng Anh theo tiếp cận CLIL .. 16
1.3.1. Hướng dẫn chuyên đề ....................................................................... 16
1.3.2. Tổ chức học tập hợp tác .................................................................... 17
1.3.3. Tổ chức hoạt động tìm tòi và giải quyết vấn đề................................ 17
1.3.4. Phát triển vốn từ vựng....................................................................... 18
1.3.5. Tổ chức thảo luận.............................................................................. 19

1.3.6. Kiểm tra- đánh giá............................................................................. 20
1.4. Lập kế hoạch và tổ chức triển khai bài học vật lí qua tiếng Anh............. 22
1.4.1. Lập kế hoạch bài học vật lí qua tiếng Anh ....................................... 22
1.4.2. Tổ chức triển khai dạy học vật lí bằng tiếng Anh............................. 30
1.5. Khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy học Vật lí bằng tiếng Anh và
giải pháp khắc phục......................................................................................... 32
1.5.1. Khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy học Vật lí bằng tiếng
Anh .............................................................................................................. 32

iii


1.5.2. Giải pháp khắc phục khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy học
Vật lí bằng tiếng Anh .................................................................................. 34
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ SẢN XUẤT
VÀ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG BẰNG TIẾNG ANH



TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ..................................................... 39
2.1. Điều tra thực trạng về dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh
ở trường THPT chuyên ngoại ngữ .................................................................. 39
2.1.1. Mục đích điều tra .............................................................................. 39
2.1.2. Phương pháp điều tra ........................................................................ 39
2.1.3. Kết quả điều tra ................................................................................. 39
2.2. Thiết kế tiến trình và tổ chức dạy học vật lí bằng tiếng anh.................... 44
2.2.1. Xây dựng chủ đề Sản xuất và sử dụng tiết kiệm điện năng.............. 44
2.2.2. Xây dựng chủ đề ............................................................................... 57
2.3. Thiết kế tiến trình daỵ học chủ đề............................................................ 58

2.3.1. Mục tiêu của chủ đề .......................................................................... 58
2.3.2. Thiết kế các hoạt động dạy học......................................................... 59
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 64
3.1. Mục đích, đối tượng, nội dung thực nghiệm sư phạm ............................. 64
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm........................................................ 64
3.1.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm .................................. 64
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..................................................... 65
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 65
3.4. Hiệu quả của biện pháp dạy học bài học vật lí bằng tiếng Anh ở trường
THPT chuyên ngoại ngữ ................................................................................. 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94
iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Tên bảng
Xác định ngôn ngữ trong DH môn khoa học bằng
tiếng Anh
Ví dụ xác định các cấu trúc là cần thiết khi dạy chủ
đề môn khoa học bằng tiếng Anh

Trang
16


24

Bảng 1.3

Ví dụ xác định mục tiêu bài học

25

Bảng 1.4

Ví dụ về đặt câu hỏi trong DH môn KH bằng tiếng Anh

27

Bảng 1.5

Ví dụ về xác định nội dung hỗ trợ từ vựng, ngữ pháp

28

Bảng 1.6

Ví dụ bảng ghi chép kết quả học tập của HS

29

Bảng 3.1

Danh sách thành viên BGK


66

Kết quả khảo sát học sinh về tính hiệu quả của bài
Bảng 3.2

học vật lí bằng tiêng anh với chủ đề sản xuất và sử
dụng tiết kiệm điện năng (39 HS)

v

88


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình vẽ

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Phổ điểm của thí sinh thi THPT quốc gia năm 2015

40

Hình 2.2

Các nguồn năng lượng


45

Hình 2.3

Nội dung của chủ đề

57

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với chủ trương hội nhập quốc tế và từng bước nâng cao năng lực tiếng
Anh cho đội ngũ giáo viên và học sinh, trước hết là ở các trường trung học
phổ thông (THPT) chuyên – các cơ sở giáo dục phổ thông hàng đầu tại địa
phương, ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết
định số 959/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường trung học
phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020, dự án đã đề ra mục tiêu giai đoạn
2010-2015 và định hướng đến 2020 là các trường THPT chuyên sẽ tiến hành
dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Mục tiêu đặt ra vào
năm 2015 có 30% và tới năm 2020 có 50% học sinh trường chuyên đạt bậc 3
về ngoại ngữ, theo tiêu chí do Hiệp hội Các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu
Âu ban hành. Ngoài các giải pháp tăng cường dạy ngoại ngữ trong trường
chuyên, một giải pháp mạnh đã được đưa ra trong đề án phát triển trường
chuyên vừa được phê duyệt là tổ chức dạy học các môn khoa học tự nhiên,
khởi đầu là các môn toán, tin, sau đó sẽ triển khai ở các môn khác như lí, sinh,
hóa và các môn khoa học xã hội.
Thực hiện Đề án số 959/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo

dục và Đào tạo đã sớm có có các văn bản chỉ đạo các trường THPT chuyên,
sớm mở các đợt tập huấn chung và tập huấn chuyên ngành cho giáo viên,
khuyến khích các trường cử giáo viên tập huấn trực tiếp ở nước ngoài hoặc
mời các chuyên gia nước ngoài tập huấn, trao đổi; khuyến khích giáo viên sưu
tầm, nghiên cứu tài liệu dạy chuyên đề bằng tiếng Anh cho học sinh. Hiện nay
nguồn tư liệu mà giáo viên tiếp cận là hết sức rộng rãi, các sách giáo khoa của
Anh, Úc , Mỹ, Singapor…và nhiều bài viết trên mạng Internet có thể được sử
dụng để tham khảo tốt.
Việc dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh có nhiều ưu
điểm. Sau khi kết thúc chương trình học, học sinh không chỉ nắm vững các

1


kiến thức học thuật cơ bản của các bộ môn khoa học theo hướng tích hợp và
ứngdụng cao mà còn nâng cao trình độ ngoại ngữ là Tiếng Anh. Mặt khác,
trong quá trình học, học sinh sẽ được rèn luyện thêm kỹ năng làm các bài thi
theo chuẩn đánh giá tiếng Anh khác nhau như SAT, IELTS, TOEFL,…cũng
như rèn luyện các kĩ năng sống, các phương pháp học tập tự nghiên cứu và
sáng tạo cũng như các kĩ năng mềm khác.
Tuy nhiên việc dạy học các môn Toán và Khoa học tự nhiên bằng Tiếng
Anh trong trường phổ thông bước đầu đã và đang phải một số khó khăn như:
chương trình dạy học chưa thống nhất; đội ngũ giáo viên cũng như học sinh
chưa đáp ứng được trình độ ngoại ngữ; công tác kiểm tra đánh giá còn nhiều
bất cập; cơ sở vật chất và phương tiện dạy học chưa đáp ứng được đầy đủ nhu
cầu của môn học; chế độ đối với giáo viên còn hạn chế.
Trước những ưu điểm cùng với những khó khăn, thách thức lớn của việc
dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh cần có nghiên cứu kết hợp
với việc áp dụng quan điểm dạy học tích hợp liên môn và phương pháp dạy học
tích cực theo định hướng phát triển năng lực vào trong quá trình dạy học các

môn khoa tự nhiên nói chung và Vật lí nói riêng bằng tiếng Anh nhằm nâng
cao chất lượng dạy học cả về nội dung sử dụng tiếng Anh của học sinh.
Việc dạy học các môn học bằng ngôn ngữ thứ hai (không phải tiếng mẹ
đẻ) đã được nhiều nước như Châu Âu, Mỹ... nghiên cứu. Trường Đại học
Cambridge nghiên cứu phương pháp để dạy các nội dung của môn học khoa
học thông qua các phương tiện ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ. Thông qua
các khóa học theo cách tiếp cận gọi là CLIL (Language Integrated Learning)
học viên có được kiến thức và sự hiểu biết khoa học trong khi đồng thời học
tập và sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Mô hình dạy học CLIL cũng đã được sử
dụng như ví dụ dự án phát triển giáo viên ở Salzburg, Áo (10-12.11.2014)
được mang tên 'COOP E-CLIL', giáo viên tiếng Anh có thể cộng tác hiệu quả
với giáo viên môn học trongcác trường trung học kỹ thuật và trường dạy

2


nghề; Hiệp hội Khoa học Giáo viên Quốc gia (NSTA) nghiên cứu các biện
pháp tạo cơ hội để người học tiếng Anh (English language learners – ELL)
học hỏi và thành công trong học môn khoa học. Sự phát triển hình thức tổ
chức dạy học các môn học khoa học bằng tiếng Anh trong đó có hợp tác giáo
viên môn học và giáo viên tiếng Anh theo tiếp cận của CLIL có thể đóng góp
vào sự thành công cả trong học môn khoa học và tiếng Anh của học sinh.
Vật lí là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, nhiều kiến thức
gần gũi với học sinh, phần điện năng có nhiều kiến thức cần thiết ứng dụng
trong thực tiễn hàng ngày của học sinh trong đó có việc sản xuất và sử dụng
tiết kiệm điện năng.
Là một giáo viên dạy vật lí tại trường THPT Chuyên ngoại ngữ - Đại
học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, việc tổ chức dạy Vật lí bằng tiếng
Anh hiệu quả cũng là mong muốn của nhà trường và cá nhân nên tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài: “Tổ chức dạy học Vật lí bằng Tiếng Anh cho học sinh lớp

11 trường trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ (chủ đề Sản xuất và sử dụng
tiết kiệm điện năng)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổ chức dạy học Vật lí bằng tiếng Anh nhằm nâng cao chất
lượng nắm vững kiến thức của học sinh trong học tập môn vật lí; đồng thời
nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh.
2. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng cơ sở lí luận về dạy học cho học viên học tiếng Anh ELL
và cách tiếp cận CLIL (Language Integrated Learning) học tập Vật Lí bằng
tiếng Anh cho học sinh trường chuyên ngoại ngữ sẽ giúp học sinh nâng cao
năng lực sử dụng Tiếng Anh để học Vật Lí, tăng hứng thú, phát huy tính tích
cực của học sinh trong học tập.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau:

3


+ Nghiên cứu lí luận về dạy học dạy học cho học viên học tiếng Anh
ELL và cách tiếp cận CLIL (Language Integrated Learning) .
+ Nghiên cứu thực tiễn về việc dạy học các môn khoa học tự nhiên
bằng tiếng Anh nói chung và dạy học vật lí bằng tiếng Anh nói riêng.
+ Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và logic hình thành một số đơn vị
kiến thức về sử dụng và tiết kiệm điện năng trong chương trình SGK Vật Lí
THPT ở Việt Nam cũng như việc dạy học các kiến thức này trong SGK nước
ngoài và các tài liệu bằng tiếng Anh khác có liên quan, từ đó đề xuất tiến trình
dạy học các nội dung kiến thức này bằng tiếng Anh một cách hợp lí nhằm phát
triển năng lực họcsinh.
+ Thiết kế tiến trình dạy học một số đơn vị kiến thức về sử dụng và
tiết kiệm điện năng trong dạy học vật lí ở THPT chuyên ngoại ngữ bằng

tiếng Anh.
+ Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học một số đơn vị kiến thức vật
lí THPT bằng tiếng Anh.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 11 chuyên tiếng Anh, 11 chuyên tiếng Nhật (có học ngoại
ngữ 2 tiếng Anh) trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Đại học Ngoại Ngữ, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình dạy học Vật lí bằng tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông
chuyên ngoại ngữ.
5. Phạm vi nghiên cứu
Dạy học Vật lí bằng Tiếng Anh cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ
thông chuyên ngoại ngữ - chủ đề Sản xuất và sử dụng tiết kiệm điện năng.

4


6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu trên, chúng tôi sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu lí luận về dạy học dạy học cho học viên học tiếng Anh ELL
và cách tiếp cận CLIL (Language Integrated Learning) .
+Nghiên cứu thực tiễn
+ Nghiên cứu thực trạng của việc dạy học các môn khoa học tự nhiên
bằng tiếng Anh nói chung cũng như dạy học vật lí bằng tiếng Anh nói riêng ở
Việt Nam để có cái nhìn chung nhất và thực tế nhất về việc dạy học các môn
khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh cũng như dạy học vật lí bằng tiếng Anh.
+ Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, SGV vật lí THPT nâng cao

và cơ bản của Việt Nam cùng với chương trình SGK nước ngoài và các tài
liệu tiếng Anh khác có liên quan để xác định mức độ, nội dung kiến thức mà
HS cần nắm vững và các TN mà GV, HS cần tiến hành trong dạy học vật lí
bằng tiếng Anh những kiến thứcđó.
- Thực nghiệm sư phạm. Tổ chức hoạt động dạy học một số nội
dung về sản xuất và sử dụng tiết kiệm điện năng bằng tiếng Anh tại trường
THPT Chuyên Ngoại ngữ, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị thì luận văn có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức dạy học vật lí bằng
tiếng Anh ở trường THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Dạy môn khoa học bằng tiếng Anh ở nước ngoài
Tại Mỹ, nhiều học sinh có chủng tộc, ngôn ngữ khác nhau. Sự đa dạng
về ngôn ngữ của học sinh đã được tăng lên nhanh chóng trong tất cả các vùng
của nước Mỹ. Hơn 5,5 triệu, hoặc 11%, học sinh các trường công lập hiện nay
được phân loại như những người học tiếng Anh (NCES 2006), và các Trường,
Tỉnh, và các Bang gặp nhiều khó khăn trong dạy học các môn học cho học
sinh (NSF 2006). Cùng với việc giảm số lượng thời gian lớp học dành cho việc
giảng dạy môn khoa học, nhiều sinh viên không được hướng dẫn đầy đủ và
không được tiếp cận với các chương trình học môn khoa học có chất lượng.
Hiệp hội Khoa học Giáo viên Quốc gia Mỹ (NSTA) khẳng định rằng tất

cả học sinh, kể cả những người được xác định là người học tiếng Anh (ELL),
có thể và cần phải có mọi cơ hội để học hỏi và thành công trong học môn
khoa học. Giáo viên đóng một vai trò quan trọng và trung tâm trong quá trình
này và sẽ nhận được hỗ trợ cần thiết. Tương tự như vậy, điều quan trọng cho
các trường học và hệ thống trường học để dành thời gian và nguồn lực để phát
triển chuyên nghiệp hiệu quả cho tất cả giáo viên môn học, kể cả những người
dạy cho người học tiếng Anh (NSTA 2006). [14]
Dự án nghiên cứu TESOL (Teachers of English to Speakers of Other
Languages) chỉ ra rằng: Điều quan trọng mà các nhà giáo dục, người dạy môn
khoa học cho học sinh được xác định là có tiếng Anh thành thạo trong nội
dung khoa học và phương pháp sư phạm, có kĩ năng cao trong phương pháp
sư phạm tích hợp dạy tiếng Anh và môn khoa học. Việc tích hợp này và thúc
đẩy năng lực sử dụng ngôn ngữ học thuật tiếng Anh trong các lĩnh vực của
môn học khoa học (TESOL 2006). Nghiên cứu về giảng dạy đáp ứng về mặt
văn hóa, hướng dẫn tìm tòi và hướng dẫn bằng tiếng Anh cải thiện kết quả

6


học tập học sinh đạt được trong cả khoa học và văn hóa, cũng như thu hẹp
khoảng cách thành tích học tập cho học sinh được xác định là người học tiếng
Anh (Amaral, Garrison, và Klentschy 2002; Lee et al 2005;. Lee et al 2008;.
Thomas và Collier 2002). [13]
Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết: việc học một ngôn ngữ thứ
hai cũng như học ngôn ngữ đầu tiên, họ cho rằng bộ não có thể có thói quen
hoặc lập trình để tìm hiểu ngôn ngữ, do đó, bất kể đó là ngôn ngữ đầu
tiên hoặc sau này được học, quá trình học ngôn ngữ là tương tự. Do đó, giống
như một đứa trẻ sẽ học ngôn ngữ đầu tiên của mình trong bối cảnh bắt gặp
hàng ngày trong thế giới thực và giao tiếp với người khác. Vì thế sẽ một học
sinh học một ngôn ngữ thứ hai tốt nhất khi họ có thể tìm hiểu nó trong một

môi trường thực tế và giao tiếp (Radford, Netten, & Duquette, 1997). [12]
Hai loại ngôn ngữ trong lớp học: ngôn ngữ xã hội và ngôn ngữ học
thuật. Ngôn ngữ xã hội là theo ngữ cảnh, cho phép học sinh dựa vào ngôn ngữ
mẹ đẻ để suy ra ý nghĩa và giải thích các dấu hiệu và ngôn ngữ cơ thể. Ngôn
ngữ học thuật là trừu tượng hơn và việc hiểu ngôn ngữ học thuật theo nghĩa
thông thường có thể mất ý nghĩa của thuật ngữ khoa học. Trong bài học, học
sinh thường xuyên phải xây dựng kiến thức dựa vào sự hiểu biết riêng của
họ về cả ngôn ngữ và các khái niệm liên quan. Chúng đều quan trọng để học
sinh học tập và phát triển trong xã hội, học sinh có thể tương đối thành
thạo ngôn ngữ xã hội, họ vẫn phải được dạy để sử dụng ngôn ngữ học thuật
(Kang & Pham, 1995; Laplante, 1997; Lee & Fradd, 1996). [10]
Nhiều tranh luận nên chọn sử dụng ngôn ngữ giảng dạy chính, tiếng
Anh hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của học sinh. Nghiên cứu cho thấy rằng ngôn ngữ
mẹ đẻ của học sinh có

thể đóng một vai trò quan trọng trong khoa

học và toán học của họ học tập. Khi học sinh được phép sử dụng tiếng mẹ
đẻ trong lớp học, thành tích học tập cũng như phát triển ngôn ngữ tiếng Anh
thường xuyên cải thiện (Kang & Pham, 1995; Latham, 1998). Nó có thể đặc

7


biệt hữu ích cho học sinh sử dụng ngôn ngữ của họ trong việc học. Điều
này có

thể cho

phép


họ xây

dựng một nền

tảng của khái

niệm toán

học và khoa học trước khi vào lớp cao hơn (Rupp, 1992). Nghiên cứu cho
thấy rằng "kỹ năng trong các lĩnh vực nội dung như toán học và khoa học xã
hội, một khi đã học trong các ngôn ngữ đầu tiên, được giữ lại khi
chuyển sang ngôn ngữ thứ hai (James Crawford (1995).
Một hội nghị năm 1999 của Bộ Ngoại giao Mỹ và Văn phòng Giáo dục
song ngữ và Ngôn ngữ thiểu số tổ chứckhảo sát thực tiễn dựa trên nghiên cứu
thành công cho sinh viên ngôn ngữ thiểu số kết luận rằng học sinh đạt được
tốt hơn trong toán học và đọc khi ngôn ngữ mẹ đẻ của họ được đưa vào
chương trình giảng dạy (Viadero, 1999). [14]
Trong học tập Toán học và khoa học tự nhiên, việc tìm tòi và giải quyết
vấn đề bằng tiếng Anh là thách thức cho học sinh. Nghiên cứu khoa học và giải
quyết vấn đề toán học đòi hỏi đặt câu hỏi, mô tả, giải thích, đề xuất giả thuyết,
tranh luận, chứng minh và trình bày kết quả. Việc đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ là
rất lớn, học sinh sẽ được học các kỹ năng tiếng Anh quan trọng cũng như kiến
thức Khoa học và toán học (Buxton, 1998; Crawford, 1995; Kang & Pham,
1995; Kessler, Quinn, & Fathman, 1992; Laplante, 1997).
Cách tiếp cận dạy học các môn khoa học bằng tiếng nước ngoài CLIL
(Language Integrated Learning) được đề xuất bởi David Marsh, Đại học
Jyväskylä, Phần Lan (1994): "CLIL đề cập đến cách dạy học mà các nội dung
khoa học, hoặc các bộ phận của nội dung khoa học, đều được dạy bằng tiếng
nước ngoài với mục đích kép cụ thể là việc học tập nội dung khoa học và học

tập đồng thời một ngôn ngữ nước ngoài ". [10]
Các hình thức tổ chức dạy học CLIL giảng dạy đã được thực hiện trong
nhiều năm, từ những năm sáu mươi khi giáo dục song ngữ đã được giới thiệu
tại nhiều trường học trên khắp thế giới. Thậm chí có thể giáo viên không nhận
thức được CLIL đã được sử dụng phương pháp CLIL trong nhiều năm. Giáo

8


viên khoa học trong các chương trình CLIL cần phải biết ngôn ngữ học thuật
cụ thể mà học sinh cần để truyền đạt kiến thức của họ về các khái niệm khoa
học, quy trình, chức năng và mục đích. Họ cũng cần phải đặt câu hỏi khoa
học, để phân tích những ý tưởng khoa học, để đánh giá các bằng chứng thực
nghiệm và đưa ra kết luận và biện minh cho họ. Để đạt được năng lực trong ý
tưởng giao tiếp, giáo viên sẽ giúp học viên nhận thấy các mẫu ngữ pháp quan
trọng cũng như từ vựng nội dung quan trọng.
1.1.2. Dạy học các môn khoa học bằng tiếng Anh ở Việt Nam
Dạy học các môn toán - khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” và Đề án “Phát triển hệ thống trường
THPT chuyên giai đoạn 2010 -2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục đích của đề án dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh là nâng
cao năng lực ngoại ngữ của học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập,
những khó khăn, đặc biệt là đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy
các môn toán - khoa học tự nhiên đạt chuẩn Tiếng Anh.
Đã có một số công trình nghiên cứu về dạy các môn khoa học như Hóa
học bằng tiếng Anh. Trong các nghiên cứu tập trung xây dựng hệ thống từ
vựng, thuật ngữ môn học bằng tiếng Anh. Các nghiên cứu cho rằng: thứ nhất,
trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ
thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành

và phát triển kỹ năng giao tiếp. Như vậy, việc học từ vựng và rèn luyện kĩ
năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một
ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Thứ hai, cần tập trung xây dựng
hệ thống mẫu câu tiếng Anh sử dụng trong dạy học môn học, ở mỗi ngành
khoa học đều có mẫu câu chung và mẫu câu riêng được sử dụng trong quá
trình dạy học. Để thuận lợi trong việc dạy học hoá học bằng tiếng Anh, cần
phải xây dựng hệ thống các loại mẫu câu chung và riêng cho mỗi chương, mỗi

9


chủ đề. Trước hết cần phải xây dựng được hệ thống mẫu câu bằng tiếng việt,
sau đó giáo viên thực hiện việc phân loại mẫu câu và chuyển mẫu câu tiếng
Việt thành tiếng Anh. Trong quá trình soạn giáo án lên lớp, giáo viên sử dụng
mẫu câu đã xây dựng để hoàn thiện giáo án mà không cần phải vừa soạn giáo
án vừa xây dựng mẫu câu và chuyển mẫu câu thành tiếng Anh.
Một thực tế là nhiều học sinh các trường chuyên có tư duy tốt, đặc biệt
là các môn khoa học tự nhiên nên khả năng tiếp thu môn học này bằng tiếng
Anh khá tốt. Nhiều em có quá trình học ngoại ngữ nhiều năm ở các lớp học
dưới nên kiến thức của các em về môn học lẫn ngoại ngữ đều rất phong phú.
Trước thực tế này, nhiều giáo viên tỏ ra e ngại khi trình bày bài giảng với các
học sinh.
Về chương trình các môn khoa học ở phổ thông còn nặng về tính toán
trong khi nhiều kiến thức lý thuyết nên việc đảm bảo vừa nâng cao chương
trình vừa đáp ứng nhu cầu thi đại học với số đông học sinh. Hơn nữa, các vấn
đề chuyên môn khó thì nếu sử dụng tiếng Anh để giảng dạy HS sẽ không thể
hiểu được khi ngoại ngữ vẫn còn là rào cản.
Từ 23 tháng 11 đến 25 tháng 12 năm 2015, Hội đồng Anh tại Việt Nam
vừa tổ chức khóa học Phương pháp Giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng
Anh (ATE) lần đầu tiên tại Việt Nam. Khóa học Phương pháp Giảng dạy môn

chuyên ngành bằng tiếng Anh (ATE), là một trong những hoạt động trong
khuôn khổ Đề Án Ngoại Ngữ Quốc Gia 2020 và Hội đồng Anh đã hợp tác với
Đại Học Hà Nội thực hiện chương trình. Khóa học cung cấp các công cụ
ngôn ngữ thiết thực và các phương pháp giảng dạy để giúp giáo viên giảng
bài hiệu quả hơn.
Khóa học giúp giáo viên cải thiện kỹ năng tiếng Anh và phương pháp
giảng dạy, về phát âm, kỹ năng trình bày, sử dụng liên từ (discourse makers)
và cụm từ ra dấu hiệu (signpost language), cũng như về phương pháp giảng
dạy như quản lý lớp học.

10


Tóm lại: Tình hình học tập như hiện nay, khi HS luôn phải đảm bảo
việc thi đại học trong cách học cũng như cách thi đại học chưa được cải tiến
thì việc dạy-học chuyên môn bằng 100% tiếng Anh là khó khăn. Mặt khác,
với nhiều phụ huynh, nếu con không đi học nước ngoài hoặc chỉ có nhu cầu
vào ĐH hoặc cao hơn theo các chương trình tiên tiến thì việc học các môn
tiếng Anh là không phải là nhu cầu của học sinh mặc dù học các môn khoa
học bằng tiếng Anh sẽ thực hiện được một mục tiêu kép, đó là tăng cường
năng lực sử dụng tiếng Anh của GV và HS, đồng thời phục vụ cho việc tiếp
cận với chương trình và cách học tiên tiến, làm tiền đề để phát triển tiềm lực
khoa học sau này của HS. Chính vì vậy, việc dạy các môn khoa học bằng
tiếng Anh cần phải làm cho phù hợp (tùy đối tượng mà có mức độ sử dụng,
khai thác khác nhau) và nhất thiết phải tính đến hiệu quả, không thể làm lấy
được, làm cho có, làm để trình diễn…
1.2. Một số quan điểm và cách tiếp cận CLIL trong dạy học các môn
khoa học bằng tiếng Anh
1.2.1. Nội dung dạy học môn khoa học bằng tiếng Anh theo tiếp cận CLIL
CLIL (viết tắt Content and Language Integrated Learning) là tích

hợp nội dung các môn học khác với và ngôn ngữ, là một tiếp cận đến dạy các
môn khoa học qua các ngôn ngữ khác không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Người
học tăng hiểu biết và hiểu biết môn học, mục tiêu đồng thời học tập môn học
và sử dụng ngôn ngữ. Nội dung môn học là quan trọng nhất trong CLIL vì
học tập về khoa học liên quan đến phát triển hiểu biết về thế giới; các khái
niệm, kiến thức khoa học trong đó người học cần phát triển, sử dụng chính
xác ngôn ngữ khoa học.
Nguyên tắc cơ bản của CLIL cho rằng trong lớp học: Ngôn ngữ được
sử dụng để học hỏi cũng như để giao tiếp và cần dựa vào chủ đề mà xác định
ngôn ngữ cần thiết để tìm hiểu.

11


Cách tư duy 4C của Coyle trong CLIL giúp lập kế hoạch và tổ chức
dạy học (Coyle, 1999). Cụ thể 4C là:
1. Nội dung (Content): đề tài khoa học là gì? ví dụ chuyển động, năng
lượng, điện trường ….
2. Giao tiếp (Communication): ngôn ngữ gì khoa học người học
sẽ

giao tiếp suốt trong bài học? ví dụ ngôn ngữ so sánh và phân

tích điểm tương đồng và sự khác biệt giữa chuyển động, so sánh các loại năng
lượng, các loại điện tích…
3. Nhận thức (Cognition): yêu cầu người học cần kỹ năng tư duy
gì đang trong các bài học khoa học ? ví dụ phân loại chuyển động, suy
nghĩ về mốc không gian và thời gian.
4. Văn hóa (Culture) (đôi khi còn là cộng đồng (Community) hoặc
Công dân (Citizenship): CLIL cũng chú trọng đến văn hóa, ý thức công dân,

ứng xử trong cộng đồng khi học các bài học, ví dụ người học có thể vận dụng
kiến thức về chuyển động đảm bảo an toàn giao thông, giao thông ở Hà Nội
như thế nào? Trong bối cảnh đa ngôn ngữ , nó là quan trọng để khuyến
khích người học đến tìm thấy ý nghĩa của kiến thức và thảo luận.
Trong một bài học, tất cả bốn kỹ năng ngôn ngữ cần được kết hợp. Các
kỹ năng như sau:
+ Kĩ năng nghe: Nghe là một hoạt động thu nhận thông tin, cần thiết
cho việc học ngôn ngữ.
+ Kĩ năng đọc: Đọc sách, sử dụng vật liệu có ý nghĩa, là nguồn chính
tiếp thu kiến thức môn học,
+ Kĩ năng nói: Nói tập trung vào sự lưu loát. Độ chính xác được coi là
tương đối.
+ Kĩ năng viết: Viết là một loạt các hoạt động sử dụng từ vựng thông
qua đó ngữ pháp được tái chế.

12


Một bài học CLIL là tương tự như một bài học kỹ năng tích hợp giảng
dạy tiếng Anh, ngoại trừ việc nó bao gồm phát triển của ngôn ngữ, được cung
cấp bởi một giáo viên thành thạo trong phương pháp CLIL và dựa trên các tài
liệu liên quan trực tiếp đến một chủ đề nội dung môn học. Cả hai nội dung
môn học và tiếng Anh được khám phá trong một bài học CLIL. Một bài học
không được xa cách tiếp cận nhân văn, giao tiếp và từ vựng trong giảng dạy
tiếng Anh, và nhằm mục đích hướng dẫn xử lý ngôn ngữ và hỗ trợ phát triển
ngôn ngữ bằng đọc hoặc nghe những văn bản và cấu trúc tiếng nói và chữ
viết. Đối với giáo cần chú ý các đặc điểm sau:
+ Tích hợp ngôn ngữ và kỹ năng, và các kỹ năng tiếp thu hiệu quả.
+ Bài học thường dựa vào việc đọc sách hoặc nghe các văn bản / đoạn.
+ Trọng tâm ngôn ngữ trong một bài học không xem xét phân loại

cấu trúc
+ Ngôn ngữ là chức năng và quyết định bởi bối cảnh của đối tượng.
+ Ngôn ngữ được tiếp cận từ vựng hơn là ngữ pháp
+ các loại nhiệm vụ cần dựa trên phong cách người học. [14]
1.2.2. Ngôn ngữ dạy học môn khoa học bằng tiếng Anh theo tiếp cận CLIL
Theo tiếp cận CLIL, Toán học đã được coi là lĩnh vực có nhu cầu ngôn
ngữ tối thiểu. Trong thực tế, toán học và ngôn ngữ kết nối tạo điều kiện cho
tư duy toán học (Dale & Cuevas, 1992). Để giải quyết vấn đề của Toán học
các học sinh phải có kỹ năng trong việc sử dụng ít nhất các căn bản ngôn
ngữ của Toán học. Các ngôn ngữ của Toán học bao gồm từ vựng chuyên
ngành và bình luận kết quả (Kang & Phạm, 1995). Nó cũng thế kết hợp "từ
vựng hàng ngày, những từ đó mang một ý nghĩa khác nhau trong toán học "
(Dale & Cuevas, Năm

1992).

Ngôn

ngữ

toán học có

thể

được thể

hiện bằng nhiều cách khác nhau, đặt ra những thách thức cho sinh
viên, Ví dụ: Thêm, cộng, kết hợp, và, tổng hợp… biểu diễn bằng một số ký

13



hiệu toán học. Việc sử dụng ngôn ngữ Toán học ở các nước khác nhau cũng
có điểm khác. Ví dụ, dấu phẩy có thể được sử dụng để ngăn cách phần thập
phân của các số , trong khi nước khác dùng dấu chấm (Dale & Cuevas, 1992).
Học sinh ngôn ngữ

mẹ đẻ có thể cố gắng để đọc và viết các tính

toán trong cùng một cách mà họ đọc và viết văn bản. Nói cách khác, họ có thể
cố gắng để dịch giữa một khái niệm toán học thể hiện bằng lời nói và các khái
niệm thể hiện trong các kí hiệu, biểu tượng. Tuy nhiên, một khái niệm toán
học được thể hiện trong lời nói thường có trật tự khác trong thể hiện bằng kí
hiệu. Một cách dịch một-một thường là không thể. Dale và Cuevas (1992) ví
dụ cụm từ: số a là năm ít hơn số b (the number a is five less than the
number b), học sinh có thể trình bày lại như a = 5 - b, trong khi đúng là a = b5.
Các môn khoa học đòi hỏi nhiều ngôn ngữ để trình bày hơn Toán
học, ngôn ngữ giao tiếp được sử dụng mô tả thiên nhiên trong thuyết khoa
học. Tuy vậy, các ngôn ngữ khoa học đòi hòi trong việc "Trình bày khoa
học", đề xuất giả thuyết hoặc suy luận; cách đặt câu hỏi, diễn giải, hoặc xây
dựng trong ngôn ngữ khoa học (Laplante, 1997).
Học sinh đang học tiếng Anh Ngữ như một ngôn ngữ mới, đặc biệt là
học sinh nhỏ tuổi, thường gặp khó khăn trong việc giải thích ý nghĩa của các
kết nối logic trongtoán học và khoa học. Kết nối hợp lý những từ hoặc cụm
từ, chẳng hạn như các từ nếu, bởi vì, tuy nhiên, và do đó, (if, because,
however, and consequently) đó là dấu hiệu của mối quan hệ logic giữa các
phần của một văn bản. Trong toán học và khoa học, kết nối logic hợp lý
hoặc mâu thuẫn, điều kiện và kết quả; lý do và hệ quả. Học sinh gặp khó
khăn trong giải quyết vấn đề toán học hay khoa học và trình bày lại bằng
tiếng Anh (Dale & Cuevas, 1992; Kessler, et al., 1992). Giải quyết các khó

khăn trên, đòi hỏi giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học liên

14


kết tiếng Anh (ngôn ngữ thứ hai) với nội dung khoa học giảng dạy, giúp học
sinh phát triển kỹ năng trong việc sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành của Toán
học và khoa học. [9]
Khi học môn học qua tiếng Anh, mỗi đề tài học tập của môn khoa học
bắt buộc sử dụng tiếng Anh học thuật, học sinh có nhu cầu tìm hiểu và trình
bày các vấn đề thuộc môn học cần đến biết cả ngôn ngữ trình bày khoa học và
cả tiếng Anh giao tiếp. Hai loại ngôn ngữ này được gọi là ngôn ngữ nội dung
- bắt buộc (Content-obligatory language) và ngôn ngữ nội dung-tương thích
(content-compatible language).
* Ngôn ngữ nội dung - bắt buộc (Content-obligatory language)
Mỗi môn học bắt buộc sử dụng ngôn ngữ riêng liên quan đến nội dung
khoa học, cụ thể là từ vựng, thuật ngữ, cấu trúc ngữ pháp cần đến để:
+ Học các chủ đề trong chương trình môn học (learn about a curricular
subject).
+ Tiếp thu và trình bày kiến thức chủ đề (communicate

subject

knowledge).
+ Thực hiện các nhiệm vụ trong lớp học (Take part in interactive
classroom tasks).
* Ngôn ngữ nội dung-tương thích (content-compatible language). [14]
Ngôn ngữ nội dung – tương thích là ngôn ngữ được sử dụng trong giao
tiếp hàng ngày mà học sinh có thể học trong các lớp tiếng Anh thông thường,
những ngôn ngữ này giúp học sinh tìm hiểu và trình bày đầy đủ hơn nội dung

môn khoa học.
Ví dụ, giáo viên khoa học có thể xác định các ngôn ngữ sau đây để tìm
hiểu về vật có xương sống:

15


Bảng 1.1. Xác định ngôn ngữ trong DH môn khoa học bằng tiếng Anh
Ngôn ngữ nội dung- bắt buộc

Ngôn ngữ nội dung- tương thích

Content-obligatory language

Content-compatible language

có xương sống không xương sống

ngắn dài

vertebrate <-> invertebrate

short<-> long

xương, xương sống

đầu, thân, đuôi

bones, backbone


head, body, tail

trên cạn

Chúng đẻ trứng.

terrestrial

They lay eggs.

thủy sản

Họ bắt cá.

aquatic

They catch fish.

1.3. Tổ chức dạy học các môn khoa học bằng tiếng Anh theo tiếp cận CLIL
1.3.1. Hướng dẫn chuyên đề
Bằng cách tổ chức các khái niệm quan trọng, hoặc những ý tưởng lớn,
thành các đơn vị kiến thức dựa trên chủ đề, giáo viên có thể tạo ra những kinh
nghiệm học tập, cho học sinh nhiều thời gian để thành thạo với các ngôn ngữ
dùng để thảo luận và tìm hiểu những khái niệm khác (Anstrom & Lynch,
1998). Để giúp học sinh kết nối tri thức và kinh nghiệm trong cuộc sống hàng
ngày của học sinh (Kessler, et al, 1992;. Lee, Fradd, & Sutman, 1995). Điều
này có thể đạt được thông qua ứng dụng thực tế của các khái niệm then
chốt; trình bày ý tưởng và tổ chức hoạt động trong hoàn cảnh thực tế học
sinh, khuyến khích học sinh nói về những kinh nghiệm và kiến thức liên
quan chủ đề. Học sinh cảm thấy khó khăn khi tham gia thảo luận, khi đó, học

sinh có thể vẽ và có thể sử dụng ngôn ngữ thứ nhất và kinh nghiệm cá
nhân để thể hiện sự hiểu biết của mình (Ballenger, 1996).

16


1.3.2. Tổ chức học tập hợp tác
Trong học tập hợp tác, học sinh sử dụng tiếng Anh

liên quan đến

các nhiệm vụ trong khi trò chuyện, cộng tác, và hỗ trợ nhau. Bằng cách sử
dụng các kỹ năng ngôn ngữ thứ hai của mình, học sinh được tiếp xúc với các
cấu trúc ngôn ngữ phức tạp và có nhiều cơ hội để hoàn thiện kỹ năng trao đổi
thông tin của họ bằng cách thảo luận ý nghĩa kiến thức thông qua nói
chuyện. Bằng việc

kết

nối

cách

giải

quyết

vấn

đề và lý


thuyết

trong một nhóm, học sinh có thể cải thiện cả hai ngôn ngữ và kiến thức khoa
học (Kang & Pham, 1995; Spanos, 1992). Trong học tập hợp tác, giáo viên sẽ
cần đảm bảo rằng nhiệm vụ được cấu trúc để học sinh có thể đóng góp có ý
nghĩa cho các công việc của nhóm, bất kể mức độ trình độ tiếng Anh của họ
(Kang & Pham, 1995).
1.3.3. Tổ chức hoạt động tìm tòi và giải quyết vấn đề
Sinh viên ngôn ngữ thiểu số có thể phát triển các chiến lược tìm tòi giải
quyết vấn đề trước khi họ thông thạo tiếng Anh. Như đã đề cập trước đây,
giải quyết vấn đề và yêu cầu cách tiếp cận toán học và khoa học có thể tăng
cường tiếp thu tiếng Anh của học sinh cũng như các nội dung kiến thức khoa
học (Dalton & Sison, 1995). Kiến thức cần để giải quyết vấn đề và trình bày
thường là lý thuyết trừu tượng. Vì vậy, khi sinh viên chuyển từ cụ thể đến
trừu tượng, kỹ năng ngôn ngữ của họ cũng tiến bộ (Radford,et al., 1997).
Trong vấn đề giải quyết và khám phá, học sinh cần phải biết làm thế
nào để xây dựng kiến thức, xác minh và so sánh thông tin, thảo luận và phản
hồi, báo cáo kết quả ; bày tỏ ý kiến của mình và giải thích lý do của họ, tổng
kết hoặc rút ra kết luận (Kessler, et al., 1992).
Các hoạt động giải quyết vấn đề yêu cầu phải có liên quan đến thực tế
cuộc sống và kiến thức kinh nghiệm của học sinh. Các hoạt động bao
gồm việc sử dụng các hình ảnh và thực hành những kinh nghiệm khác để làm
rõ và củng cố ý nghĩa kiến thức.

17


×