Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.57 KB, 21 trang )

KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX
1.Sơ lược về công ty
*Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty xuất nhập khẩu Hàng không
*Tên giao dịch quốc tế: General Aviation Import-Export Company
*Tên viết tắt: Airmex
*Trụ sở chính: 100 Nguyễn Văn Cừ-Gia Lâm-Hà Nội
*Điện thoại: 04.4.8271939; 8271351; FaxL 84.4.8271925
2.Sự ra đời của Công ty
Ngành hàng không ở nước ta cũng như các nước trên thế giới là một
trong những ngành kinh tế huyết mạch của đất nước. Ngành hàng không Việt
Nam là một ngành kinh tế có tính đặc thù: chở khách và các hình thức vận tải
khác phục vụ nhiệm vụ chính trị đặc biệt, phục vụ bay kinh tế quốc dân, thăm
dò địa chất, bay chụp ảnh… Ngành hàng không là một ngành có kỹ thuật công
nghệ cao, yếu tố đồng bộ khép kín cho một chuyến bay là hết sức nghiêm ngặt,
mục tiêu an toàn tuyệt đối là mục tiêu cao nhất của ngành hàng không Việt
Nam. Để thực hiện mục tiêu này ngoài yếu tố tinh thần, trách nhiệm còn phụ
thuộc rất lớn vào yếu tố vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đại tu, sửa
chữa, bảo dưỡng máy bay, sân bay. Tuy nhiên, cho đến nay, trình độ khoa học
kỹ thuật của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành hàng không,
do đó toàn bộ công cụ bay, thiết bị đảm bảo bay đều phải nhập ngoại.
Trước năm 1986, ngành hàng không Việt Nam nhập máy bay, động cơ,
thiết bị phụ tùng mặt đất, sân bay, được quản lý thông qua Machino-Import.
Công ty này được Cục hàng không dân dụng Việt Nam uỷ thác nhập toàn bộ các
bộ phận nêu trên. Tuy nhiên, việc uỷ thác nhập khẩu này đã phát sinh ra nhiều
vấn đề do trình độ kỹ thuật chuyên ngành của cơ quan được uỷ thác kém, nhiều
trường hợp hàng hoá cung cấp không đúng chủng loại yêu câù. Mặt khác, mọi
sự thay đổi đều không thể liên hệ trực tiếp với bên nước ngoài mà phải thông
qua Machino-Import, gây ra nhiều bất lợi, cản trở tiến trình hoạt động của
ngành, việc uỷ thác xuất nhập cho công ty không có nhiều kinh nghiệm dẫn đến


hàng hoá cung cấp thường là với giá đắt, dịch vụ kèm theo thường là không có
hoặc không hợp lệ.
Nhận rõ nhu cầu của việc cần có một bộ phận chuyên đảm nhận công tác
xuất nhập khẩu thiết bị hàng không và căn cứ vào yêu cầu phát triển của ngành
hàng không dân dụng Việt Nam. Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt
Nam đã ký quyết định số 197 TCHK ngày 1/6/1989 thành lập Công ty xuất
nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ hàng không với tiền thân là phòng vật tư kỹ
thuật Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ quốc phòng. Đến
7/1994 theo Quyết định số 1173/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng bộ giao thông
vận tải ngày 3/7/1994 đã đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu hàng không (tên
giao dịch là Airimex).
Từ khi công ty được thành lập công việc nhập khẩu được giao cho công ty
thực hiện trên cơ sở chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp tạo điều kiện thực hiện
nhanh chóng của các thủ tục đăng ký, đăng kiểm theo đúng yêu cầu kỹ thuật của
tổ chức hàng không thế giới ICAO (International Civil Avation Organization)
và loại trừ được những khuyết điểm do nhập qua Machino-Import. Thông qua
kết quả kinh nghiệm nhập khẩu của công ty chứng tỏ công ty có thể đảm bảo
đầy đủ khả năng nhập khẩu và thực hiện đầy đủ của luật định, các văn bản dưới
luật về xuât nhập khâủ. Qua đó tạo điều kiện tốt cho việc quy tụ đầu mối xuất
nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu các trang thiết bị hàng không nói
riêng.
3.Quá trình phát triển và nhiệm vụ của công ty qua từng thời kỳ
Theo Quyết định số 197/TCHK ngày 1/6/1989 Công ty xuất nhập khẩu
chuyên ngành và dịch vụ hàng không có nhiệm vụ:
-Xuất nhập khẩu các trang thiết bị khí tài và phụ tùng thay thế cần thiết
cho ngành hàng không dân dụng, đáp ứng các yêu cầu về trang thiết bị, khí tài,
phụ tùng thay thế cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam và nhập một số
hàng phi mậu dịch để bán tái xuất ở các nhà gia quốc tế.
-Tận dụng trọng tải thừa của hàng không Việt Nam và các hãng hàng
không nước ngoài xuất khẩu những mặt hàng do bộ kinh tế ngoại uỷ quyền.

Tuy nhiên, trong thời gian này công ty vẫn là một đơn vị hạch toán nội
bộ, phụ thuộc vào cấp trên. Khi nhập một lô hàng, công ty phải phụ thuộc vào
các cơ quan khác như cơ quan tài chính, kế hoạch dẫn tới việc bỏ lỡ nhiều cơ
hội kinh doanh và không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của bạn hàng, thụ
động đối với những thay đổi của thị trường do vậy đã không phát huy hết tính
năng động, sáng tạo của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty.
Kể từ ngày 8/1/1993, sau khi Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt
Nam ra Quyết định số 10/HKVN cho phép công ty được hạch toán độc lập thì
nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
-Nhập uỷ thác máy bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng, linh kiện lẻ cho
ngành hàng không Việt Nam.
-Ký kết thực hiện thanh lý hợp đồng đại tu máy bay, động cơ, trang thiết
bị, phụ tùng máy bay và thiết bị chuyên dùng cho ngành hàng không.
-Nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị có tư cách pháp nhân xăng, dầu mỡ
phục vụ cho các máy bay, trang thiết bị mặt đất và các phương tiện khác.
-Mở rộng quy mô nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị không có chức năng
nhập khẩu theo các quyết định cho phép của nhà nước, tạo điều kiện cho các
đơn vị hoạt động và phát triển.
-Tổ chức mở rộng các hình thức nhập khẩu các mặt hàng khác được nhà
nước cho phép.
Đến 7/1994 theo Quyết định số 1173/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng bộ
giao thông vận tải ngày 30/7/1994 Công ty được đổi tên thành công ty xuất
nhập khẩu hàng không (tên giao dịch là Airimex) với nhiệm vụ:
-Kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, phương tiện, thiết bị, phụ tùng vật
tư cho ngành hàng không.
-Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, vật liệu và hàng hoá dân
dụng.
-Kinh doanh dịch vụ nhận, gửi hàng hoá, đại lý bán vé máy bay, giữ chỗ
về hàng không.
-Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Công ty Airimex và các thành viên trong Tổng công ty hàng không Việt
Nam, chịu sự quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo Tổng công ty. Các công ty này
có mối quan hệ trực tiếp với nhau như những bạn hàng truyền thống của nhau
về các loại hàng hoá, dịch vụ cho ngành hàng không và các ngành có liên quan.
Một điều đáng lưu ý trong cơ câú tổ chức này là đặc dù các bộ phận trên
đều chịu sự quản lý chung của Tổng công ty hàng không Việt Nam nhưng đó
chỉ là về mặt quản lý hành chính (quản lý nhà nước) chứ không phải là quản lý
về mặt kinh tế. Điều này có nghĩa là các bộ phận kinh doanh tự chịu trách
nhiệm trong kết quả kinh doanh của mình. Các công ty kinh doanh một các độc
lập và được tự do trong công việc kinh doanh của mình, tìm kiếm nguồn hàng
và các hoạt động khác. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó công ty Airimiex
cũng phải hoàn thành mục tiêu chung của toàn ngành (Tổng công ty hàng không
Việt Nam) nhưng một mặt lại được tự quyết định hoạt động kinh doanh của
công ty.
Giám đốc
Phó giám đốc I Phó giám đốc II
Phòng hành chínhPhòng hành chính Chi nhánh phía NamPhòng tài chínhPhòng hành chínhPhòng nghiệp vụ IPhòng kinh doanh Phòng nghiệp vụ IIĐại diện tại liên bang Nga
Kho hàng hoáPhòng bán vé máy bayCửa hàng bán lẻ Phòng bán vé máy bayCửa hàng bán lẻ
4.Mô hình tổ chức của công ty
4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu hàng không
4.2.Vai trò, nhiệm vụ của các bộ phận
4.2.1.Các phòng ban chức năng
Các phòng ban nghiệp vụ giúp giám đốc trong việc quản lý và điều hành
công việc chuyên môn, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ và nội
dung công việc được giao.
Phòng tổ chức-hành chính-nhân lực
Lo nhiệm vụ căn cức vào tình trạng hoạt động cảu công ty qua các năm,
các thời kỳ để phân tích, đánh giá và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, lên kế

hoạch hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra
phòng còn có nhiệm vụ:
+Quản lý hành chính chung cho toàn công ty bao gồm: quản lý nhân sự
trong công ty, quản lý tài sản cố định của công ty, quản lý công văn.
+Quản lý việc giao nhận hàng, quản lý kho và đội xe.
+Quản lý chung các hợp đồng: chuẩn bị ký kết các hợp đồng của các
phòng nghiệp vụ, theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng.
+Tổng hợp các báo cáo của các phòng ban cho ban giám đốc và các báo
cáo lên cấp quản lý, gồm:
-Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu (tháng, quý, năm) cho Bộ Thương
Mại.
-Báo cáo tình hình hoạt động của công ty lên cấp quản lý (Tổng công ty
hàng không Việt Nam)
-Báo cáo thường kỳ cho ban giám đốc (tuần)
+Thực hiện các công việc quảng cáo và quản lý thông tin dẫn đến việc ký
kết hợp đồng.
Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán đảm bảo vừa là một phòng hoạt động chức năng
vừa là phòng đảm bảo kinh doanh xuất nhập khẩu đúng luật và có hiệu quả với
những nhiệm vụ sau:
+Thực hiện các công việc quản lý về tài chính chung cho toàn công ty
như tình hình về tài sản, chi phí, thuế, lương, thanh toán,…
+Lập kế hoạch tài chính (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)
-Kế hoạch về bảo toàn và phát triển vốn được giao
-Kế hoạch về góp vốn, huy động vốn, quản lý vốn doanh nghiệp
-Kế hoạch về thu, chi, trang bị, mua sắm khấu hao
-Kế hoạch về lập quỹ, trích quỹ
-Kế hoạch thực hiện thuế và các loại hình thu nộp
+Tham gia vào quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh trong toàn công
ty qua việc theo dõi, quản lý hợp đồng về tài chính theo các công việc sau:

-Tổng hợp, theo dõi, quản lý trị giá của các hợp đồng.
-Theo dõi và tiến hành công tác thanh toán các hợp đồng (thực hiện các
điều khoản liên quan đến công tác thanh toán của hợp đồng: mở L/C, điện
chuyển tiền, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng để làm cơ sở cho việc thanh
toán)
-Quản lý các chi phí cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
+Chịu trách nhiệm lập các báo cáo quyết toán tài chính trong từng thời
kỳ.
Các phòng nghiệp vụ
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên về công tác xuất nhập khẩu của
công ty. Công ty có 2 phòng nghiệp vụ là phòng nghiệp vụ I và phòng nghiệp
vụ II.
*Phòng nghiệp vụ I: thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới hàng hoá và
trang thiết bị mặt đất như: xe nâng hàng, vận tải, hệ thống hàng tầng sân bay.
*Phòng nghiệp vụ II: thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới trang thiết bị
trên không như động cơ, trang thiết bị máy bay.
Phòng kinh doanh
Đây là phòng thànhh lập theo quyết định số 987/CAAV ngày 18/5/1995,
với nhiệm vụ:
-Nghiên cứu thị trường để lập ra kế hoạch kinh doanh có hiệu quả.
-Kinh doanh xuất nhập khẩu một số ngành hàng được Bộ thương mại cho
phép.
-Trực tiếp quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm kết quả cuối cùng của các
hoạt động của phòng bán vé, ghi chỗ cho hãng hàng không Việt Nam.
4.2.2.Đại diện các chi nhánh phía Nam
Là đại diện của công ty để thực hiện, giải quyết các công việc tại phía
Nam nhằm mở rộng hoạt động tìm bạn hàng, nguồn hàng, mở rộng quan hệ đối
ngoại.
5. Đặc điểm về mặt hàng và nhà cung cấp của công ty.
Thiết bị hàng không là ngành kỹ thuật cao và có tính đặc thù riêng do đó

phạm vi các nhà cung ứng là tương đối hạn chế chứ không đa dạng như các
ngành kinh tế kỹ thuật khác. Công ty phải không ngừng tìm kiếm và phát triển
mối quan hệ với các nhà cung ứng nổi tiếng trên thế giới thông qua các hình
thức giao dịch khác như chào hàng, hỏi hàng, gọi thầu… điều này giúp cho
công ty có được lượng thông tin quý báu và phong phú về những trang thiết bị
và máy móc hiện đại trên thế giới.
Các nhà cung ứng của công ty chủ yếu thuộc các thị trường SNG, Đức,
Pháp, Singapore, Hà Lan, Nhật Bản, Canada, Hồng Kông và Anh. Trong đó số
lượng hợp đồng nhiều nhất thuộc về các nước SNG, Đức, Pháp, Singapore.
Nguyên nhân chính là số lượng máy bay cũ của Liên Xô (cũ) đang hoạt động là
tương đối lớn, nhu cầu thay thế bảo dưỡng các linh kiện cao, nên mối quan hệ
với các công ty của SNG còn tiếp tục trong nhiều năm tới. Các nước Pháp và
Đức là nơi sản xuất ra máy bay Airbus và ATR. Mỹ sản xuất loại Boing
747,777. Đây là loại máy bay mà công ty ký hợp đồng mua tương đối lớn. Còn
Singapore là nơi tập trung hàng không của khu vực Châu á Thái Bình Dương, là
nơi tập trung chi nhánh, đại diện của hãng sản xuất máy bay lớn trên thế giới.
Có thể chia hàng hoá nhập khẩu của công ty thành 2 nhóm lớn:
Nhóm 1: Những sản phẩm mang tính độc quyền, chỉ được sản xuất bởi
một nhà sản xuất duy nhất.

×