MỤC LỤC :
A. LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................1
B. NỘI DUNG :.................................................................................................2
I. VỀ KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THEO LUẬT TỔ CHỨC
TÍN DỤNG VÀ KHÁI NIỆM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH THEO QUAN ĐIỂM
CỦA WTO ..........................................................................................................2
1. Luật tổ chức tín dụng hiện hành với ghi nhận về khái niệm “hoạt động
ngân hàng”....................................................................................................2
2. Về khái niệm “dịch vụ tài chính” theo quan điểm của WTO ......................4
II. MỘT SỐ NHÌN NHẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC
HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO LUẬT
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NĂM 2010 VỚI KHÁI NIỆM DỊCH VỤ
TÀI CHÍNH CỦA WTO và NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA
VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC NÀY TRƯỚC THỀM HỘI
NHẬP .............................................................................................................7
1. Về hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác của các tổ chức tín
dụng theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 so với khái niệm dịch vụ
tài chính của WTO ............................................................................7
2. Những cơ hội và thách thức đối với một số lĩnh vực trong thị trường
dịch vụ tài chính Việt Nam trước thềm hội nhập...............................12
a. Những cơ hội và thách thức đối với dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên
quan đến bảo hiểm ......................................................................................12
b. Những cơ hội và thách thức đối với dịch vụ ngân hàng..............................13
C. LỜI KẾT......................................................................................................15
1
A. LỜI MỞ ĐẦU :
Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Hơn ba năm qua, trên con đường hội nhập quốc tế, nước ta đã tham
gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu
tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời cũng dần
dần hoàn thiện hệ thống luật pháp và cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng
hiện đại. Đứng trước bối cảnh hội nhập, chúng ta đã kịp thời có những cơ hội hợp
tác đem lại nhiều lợi ích lớn cho đất nước song cũng không khỏi gặp phải những
trở ngại xuất phát từ những điểm yếu của nền kinh tế – xã hội của chúng ta. Trong
lộ trình hội nhập ngày một được rút ngắn đi thì sức ép và thách thức đối với nước
ta lại càng cao hơn, và nó bao trùm trên tất cả mọi phương diện.
Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ kéo theo nghĩa vụ là chúng ta phải thực hiện
mọi cam kết của tổ chức đối với thành viên, điều này là hoàn toàn hiển nhiên vì đã
“nhập gia” thì phải “tùy tục”. Tuy nhiên để hoàn toàn hội nhập chúng ta cần có một
chặng đường để điều chỉnh thì mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường có
tình hai mặt là luôn có nhiều cơ hội và cũng luôn tiềm ẩn những thách thức, nguy
cơ thất bại như vậy.
Chỉ xét riêng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ trong bối cảnh hội nhập chúng ta
cũng có thể thấy rõ phần nào những điểm khó khăn hiện nay trên con đường hội
nhập. Ở đây chưa nói đến những quy định cụ thể về nội dung mà chỉ xét tới khái
niệm của lĩnh vực này theo quan điểm của luật trong nước và quan điểm của tổ
chức. Đây cũng chính là lý do em tìm hiểu về đề tài “Tìm hiểu khái niệm hoạt động
ngân hàng theo Luật tổ chức tín dụng và khái niệm dịch vụ tài chính theo quan điểm
của WTO” . Sau đây sẽ là nội dung chính của bài viết.
2
B. NỘI DUNG :
I. VỀ KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THEO LUẬT TỔ CHỨC
TÍN DỤNG VÀ KHÁI NIỆM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH THEO QUAN ĐIỂM
CỦA WTO
1) Luật tổ chức tín dụng hiện hành với ghi nhận về khái niệm “hoạt động
ngân hàng” :
Việc đưa ra một khái niệm của một sự vật hiện tượng là hết sức cần thiết, bở lẽ nó
là cơ sở trước tiên nhất để nhận dạng và phân biệt nó với các sự vật hiện tượng
khác. Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, có thể thấy hoạt động ngân hàng là
những hoạt động có tính nghiệp vụ và nó có những đặc thù so với các hoạt động
khác trong nền kinh tế vì vậy việc tổng quát các hoạt động đó lên thành một khái
niệm để nhận dạng và phân biệt với các hoạt động khác .
Theo khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có giải thích : “Hoạt
động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các
nghiệp vụ sau đây :
a; Nhận tiền gửi;
b; Cấp tín dụng;
c; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Trước hết cần phải nhận định rõ khái niệm “hoạt động ngân hàng” hoàn toàn khác
với cụm từ chỉ hoạt động của ngân hàng (hay hoạt động của các tổ chức tín dụng).
Theo đó, có thể nhận dạng hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này bằng
các đặc điểm đó là :
Thứ nhất, hoạt động ngân hàng là việc “kinh doanh, cung ứng một cách thường
xuyên”, như vậy có thể hiểu rằng đây là một hoạt động kinh doanh trong nền kinh
tế nhằm mục đích sinh lời từ việc buôn bán, cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng thông qua việc thực hiện các công việc có tính chuyên môn.
Hoạt động này phải được diễn ra một cách liên tục, ổn định và phải được thực hiện
bởi các tổ chức tín dụng theo đúng các quy định của pháp luật, đầy đủ điều kiện để
có thể kinh doanh, cung ứng các nghiệp vụ đặc thù. Đây là một lĩnh vực kinh
doanh tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, các chủ thể thực hiện hoạt động ngân
hàng có ảnh hưởng đặc biệt tới nhau, sự sụp đổ của một chủ thể có kinh doanh các
hoạt động này có thể đồng thời kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chủ
thể khác và tới nền kinh tế của đất nước.
3
Thứ hai, đối tượng của hoạt động kinh doanh, cung ứng này có thể là một hoặc
một số các nghiệp vụ : nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán
qua tài khoản. Có thể thấy rằng, đây là một hoạt động kinh doanh có những đặc
trưng khác biệt so với các hoạt động kinh doanh dịch vụ đời sống, sản xuất hàng
hóa khác bởi đây là những hoạt động mang tính chuyên môn. Đối tượng của lĩnh
vực kinh doanh này tập trung tới một đối tượng đặc biệt nhất của nền kinh tế, đó
chính là tiền tệ, những hoạt động mang tính chuyên môn đó đều xoay quanh nhu
cầu sử dụng tiền tệ của khách hàng trên thị trường với ba hoạt động nghiệp vụ đã
được liệt kê rõ ràng. Cũng theo tinh thần của Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì
các hoạt động nghiệp vụ đó được hiểu là:
Hoạt động nhận tiền gửi được hiểu là : là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá
nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,
phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi
khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa
thuận.( khoản 13 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp
vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và
các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. (khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm
2010)
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương tiện thanh
toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm
thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng
thông qua tài khoản của khách hàng.( khoản 15 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng
năm 2010).
Hoạt động ngân hàng được pháp luật ghi nhận là một trong những hoạt động
được phép tiến hành kinh doanh, cung ứng của các tổ chức tín dụng bên cạnh
những hoạt động khác. Có thể thấy rằng, so với quy định của Luật các tổ chức tín
dụng năm 1997 và Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2007, khái niệm về hoạt động
ngân hàng đã được trình bày một cách khái quát, ngắn gọn hơn song vẫn bao hàm
được các nội dung về hoạt động chính yếu của loại hình kinh doanh này của các tổ
chức tín dụng. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật Ngân hàng Nhà
nước 1997 thì hoạt động ngân hàng được ghi nhận như sau: “ Hoạt động ngân
hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán”. Với định nghĩa này, mặc dù có thể khiến người tiếp cận nó thấy rõ
4
được phạm vi và đối tượng hoạt động chính đã được ghi nhận. Tuy nhiên với thời
điểm hiện tại, khi các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường
ngày một đa dạng thì hoạt động ngân hàng cũng đòi hỏi phải có những thay đổi và
mở rộng để bảo đảm có thể là chất xúc tác thúc đẩy được các hoạt động kinh
doanh, sản xuất khác. Với cách giải thích như luật hiện hành, có thể thấy nhiều
vấn đề đã được mở rộng hơn so với các văn bản trước đó.
2) Về khái niệm “dịch vụ tài chính” theo quan điểm của WTO :
Dịch vụ tài chính( Financial Services) được xem là một hệ thống cấu thành của
loại hình dịch vụ mang tính chất thương mại, nói cách khác, đây là loại dịch vụ
kinh doanh có tính chất thị trường bao gồm: dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm,
dịch vụ chứng khoán, tư vấn đầu tư… Tuy nhiên trên thế giới hiện nay chưa có một
định nghĩa chính xác thống nhất nào về dịch vụ tài chính mặc dù thuật ngữ này đã
được sử dụng rất phổ biến và có tính quy phạm.
Năm 1997 các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã ký kết
một thoả thuận về dịch vụ tài chính như là một phần trong hiệp định chung về
thương mại dịch vụ (GATS). Trong phần các nghĩa vụ và quy định chung, Hiệp
định điều chỉnh thương mại tất cả các loại dịch vụ . Như vậy, GATS được áp dụng
cho tất cả các loại dịch vụ được trao đổi trên thế giới, chẳng hạn như các dịch vụ
ngân hàng, viễn thông, du lịch, các dịch vụ chuyên nghiệp ... Hiệp định cũng định
nghĩa 4 phương thức trao đổi dịch vụ:
- Một nước cung ứng dịch vụ cho một nước khác (chẳng hạn các cuộc gọi quốc tế),
được gọi tên chính thức là “cung ứng dịch vụ qua biên giới” (hay “phương thức 1”
theo ngôn từ của WTO)
- Người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tại một nước khác (ví dụ
như du lịch), được gọi tên chính thức là “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài”
(“phương thức 2”)
- Doanh nghiệp nước ngoài lập chi nhánh hoặc công ty con tại một nước nhằm
cung ứng dịch vụ tại nước đó (chẳng hạn các giao dịch của ngân hàng nước ngoài
tại một nước), được gọi tên chính thức là “hiện diện thương mại” (“phương thức
3”)
5
- Các cá nhân rời khỏi một nước để sang cung ứng dịch vụ tại một nước khác (ví
dụ như hoạt động của người mẫu thời trang hoặc nhà tư vấn), được gọi tên chính
thức là “hiện diện của tự nhiên nhân” (“phương thức 4”)
Trong hiệp định, WTO đã thừa nhận và giải thích thuật ngữ “dịch vụ tài chính”
như sau : “Dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một
nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ
bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài
chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). Dịch vụ tài chính bao gồm các dịch vụ sau
đây:...”. trong phụ lục cũng giải thích rõ “nhà cung cấp dịch vụ” ở đây không phải
là một “tổ chức công”. Cho nên phụ lục cũng quy định rõ hiệp định không áp dụng
đối với các dịch vụ được cung cấp nhằm thực thi quyền lực của chính phủ đối với
hệ thống tài chính, ví dụ như các dịch vụ do các ngân hàng trung ương cung cấp,
các “dịch vụ công” được loại ra khỏi hiệp định. Theo phụ lục về dịch vụ tài chính
thì các chính phủ có toàn quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn để
bảo vệ các nhà đầu tư, người gửi tiền và người mua bảo hiểm, để đảm bảo tính
thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính.. bởi sự bất ổn của hệ thống ngân
hàng có thể làm phương hại tới toàn bộ nền kinh tế. Theo cách tiếp cận của GATS
đối với các cam kết, các nước thành viên không bị buộc phải đưa ra cam kết về tất
cả các ngành dịch vụ. Một chính phủ có thể không muốn cam kết về mức độ cạnh
tranh nước ngoài trong một ngành nhất định, bởi họ cho rằng đó là một chức năng
cơ bản của chính phủ hoặc vì bất cứ lý do gì khác. Trong trường hợp này, các
chính phủ chỉ tuân thủ những nghĩa vụ tối thiểu như đảm bảo sự minh bạch trong
cách thức điều tiết ngành dịch vụ này và không được phân biệt đối xử giữa các nhà
cung ứng dịch vụ nước ngoài với nhau.
Theo cách giải thích như trên của WTO về “dịch vụ tài chính”, có thể thấy rằng
đây chưa phải là một khái niệm mà là sự mô tả nội hàm của thuật ngữ dịch vụ tài
chính với cách liệt kê các nội dung hoạt động trong loại hình dịch vụ này.
Trong Hiệp định chung về thương mại của WTO, dịch vụ tài chính được xếp
trong phân ngành thứ 7 của bảng danh mục phân loại bao gồm :
a – Dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm. bao gồm :
• dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, tai nạn y tế;
• Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ;
• Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm;
6