Bạn đã biết về "Khoảng trống miễn
dịch" ở trẻ khi đến tuổi ăn dặm?
Bảo vệ miễn dịch từ rất lâu đã được nhắc tới như
là cứu cánh giúp phòng chống được bệnh tật,
nhất là trẻ em. Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ nuôi
con nhỏ đều nhận thấy trong giai đoạn chuyển
tiếp từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm (từ 5 – 6
tháng trở đi) trẻ rất hay mắc các bệnh nhiễm
khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dị ứng
… Các nhà khoa học cho rằng đặc điểm của hệ
miễn dịch trong giai đoạn ăn dặm với sự suy giảm
sức đề kháng của trẻ và là l ý do dẫn tới hiện
tượng này.
Trước hết, chúng ta cần biết sơ qua đôi chút về hệ
miễn dịch. Ở trẻ sơ sinh tồn tại 2 loại bảo vệ miễn
dịch. Khi sinh ra, trẻ đã có sẵn các kháng thể mà mẹ
truyền qua nhau thai. Đây chính là các thành viên
giúp trẻ được bảo vệ một cách thụ động, nhưng rất
hữu ích vì tác dụng tức thì ngay sau sinh. Các kháng
thể được truyền qua sữa mẹ khi trẻ bú cũng nằm
trong nhóm này. Khi trẻ lớn dần, cơ thể có thể tự sản
xuất các kháng thể chống lại bệnh tật. Đó chính là
quá trình hình thành các bảo vệ miễn dịch chủ động
và tích cực. Các kháng thể này có “trí nhớ” đối với
các tác nhân gây bệnh, mỗi kháng thể như một đội
“đặc nhiệm” chống lại kẻ thù. Chúng có trí nhớ và do
vậy, giúp bảo vệ trẻ một cách tích cực.
Ngay từ khi còn trong bào thai trẻ đã được mẹ truyền
các kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm
trùng trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, sau đó
các kháng thể này bắt đầu giảm mạnh, trong khi đó
hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh. Phải
đến 3 – 4 tuổi hệ thống này mới được hoàn thiện, và
cơ thể trẻ mới có thể sản xuất đầy đủ các kháng thể
giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng. Hơn nữa, trong
thời gian ăn dặm, trẻ bú mẹ ít hơn nên kháng thể
truyền qua sữa mẹ cũng bị giảm đi, làm cho hệ thống
miễn dịch suy yếu và tạo thành một “khoảng trống
miễn dịch”. Khoảng thời gian giao thoa của hai hệ
thống miễn dịch thụ động và chủ động trong giai
đoạn từ 4-6 tháng đến 3 tuổi chính là thời điểm của
khoảng trống miễn dịch làm trẻ trở nên nhạy cảm đối
với các bệnh nhiễm trùng và dị ứng.
Cẩn thận với “Khoảng trống miễn dịch” trong thời
gian ăn dặm!
Vì thời gian ăn dặm lại tình cờ trùng lặp với khoảng
trống miễn dịch, ở giai đoạn này trẻ hay bị mắc các
bệnh nhiểm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. Trong
6 tháng đầu đời trẻ được bú mẹ hoàn toàn chính sự
vượt trội của các vi khuẩn có lợi trong sữa mẹ (
bifidobacteria) giúp trẻ ít bị các bệnh nhiễm trùng
đường ruột, nhưng khi bắt đầu ăn bổ sung chính thức
ăn bổ sung đã làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường
ruột làm hệ tiêu hóa yếu, tăng nguy cơ khu trú các
loại vi khuẩn có hại trong đường ruột do xâm nhập
qua thức ăn, trẻ tiếp xúc với các kháng nguyên mới
qua thức ăn bổ sung.
Mặt khác thời ký ăn dặm lại trùng với sự gia tăng tiếp
xúc với môi trường bên ngoài theo giai đoạn phát
triển bình thường của trẻ (trẻ bắt đầu biết lẫy, biết bò,
biết đi…biết vơ đồ vật cho vào mồm..) cho nên ở thời
kỳ này trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn: tiêu
chảy, viêm tai, nhiễm trùng đường hô hấp, cộng với
sự suy giảm sức đề kháng do khoảng trống miễn dịch
gây ra, khiến cho trẻ ít có khả năng chống đỡ các căn
bệnh nhiễm trùng. Chính vì vậy việc bảo vệ miễn dịch
trong thời kỳ ăn dặm là vô cùng quan trọng, nếu được
bảo vệ tốt trẻ sẽ khỏe mạnh ít ốm đau, những trẻ có
hệ thống miễn dịch tốt cũng chính là những trẻ khỏe
mạnh phát triển tốt về thể lực và trí não, đây cũng
chính là điều mong muốn của tất cả các bậc làm cha
mẹ.