Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế tại việt nam luận án TS luật 62 38 01 08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÙI THỊ THU

LUẬT ÁP DỤNG ĐIỀU CHỈ NH HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÙI THỊ THU

LUẬT ÁP DỤNG ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ
Mã số: 62380108

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Trung Tín
2. Ts. Nguyễn Lan Nguyên



HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các nội dung tham khảo đều được trích
dẫn đầy đủ và nghiêm túc trong luận án. Những kết luận
trong luận án chưa được bất cứ ai công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bùi Thị Thu


Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành luận án tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Luật, Khoa sau Đại học trƣờng Đại
học Quốc gia đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu tại trƣờng.
Khoa Pháp luật quốc tế- Đại học Luật Hà nội và các bạn bè đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Trung Tín ngƣời
Thầy đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và làm luận án tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Lan Nguyên, bộ môn Luật Quốc tếĐại học Quốc gia Hà nội ngƣời đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian
làm luận án tại khoa Luật trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại bộ môn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Tiến Vinh -Trƣởng bộ môn Luật
Quốc tế đã có những đóng góp quý giá, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy Cô trong
hội đồng thông qua đề cƣơng, các thầy cô trong hội đồng chấm luận án đã giúp đỡ
tôi rất nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận án này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những thân yêu trong gia
đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi, động viên và chia sẻ cùng tôi những khó khăn để
tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận án

.
Hà nội, 5 tháng 10 năm 2016
Bùi Thị Thu


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AAA: Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ
ADB: Ngân hàng Phát triển Á châu
APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng
AFTA: Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN
ASEAN: Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
ATIGA: Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa ASEAN
BLDS: Bộ luật Dân sự
BIT: Hiệp định Đầu tƣ song phƣơng
BTA: Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng
BT: Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao
BTO: Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao- Kinh doanh
BOT: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
BOO: Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh
CISG: Công ƣớc Viên 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế

ĐƢQT: Điều ƣớc quốc tế
EFTA: Hiệp hội Thƣơng mại tự do châu Âu
EU: Liên minh châu Âu
FTA: Hiệp định Thƣơng mại tự do
HĐTMQT: Hợp đồng thƣơng mại quốc tế
HĐTTTP: Hiệp định Tƣơng trợ tƣ pháp
HĐKKBHĐT: Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ
ICC: Phòng Thƣơng mại quốc tế
ICJ: Tòa án Công lý quốc tế


IFA: Hiệp hội Nhƣợng quyền thƣơng mại quốc tế
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
INCOTERMS: Các điều kiện thƣơng mại quốc tế của Phòng thƣơng mại quốc tế
(ICC)
ITC: Trung tâm Thƣơng mại quốc tế
LCIA: Tòa án Trọng tài quốc tế London
NAFTA: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
O&M: Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý
PPP: Đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ
PICC: Nguyên tắc Hợp đồng thƣơng mại quốc tế
PECL: Nguyên tắc luật Hợp đồng châu Âu
TPP: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
TQTMQT: Tập quán thƣơng mại quốc tế
UCP: Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
UNCITRAL: Luật mẫu về Trọng tài của Ủy ban luật Thƣơng mại quốc tế của Liên
Hợp Quốc
UNIDROIT: Uỷ ban Thống nhất luật tƣ pháp quốc tế
WB: Ngân hàng Thế giới
WTO: Tổ chức Thƣơng mại thế giới

VIAC: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ..........................................................10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..........................................................10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................19
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................24
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc .......................................................24
1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết ..................................34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................37
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ LUẬT ÁP DỤNG ĐIỀU
CHỈNH HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ...............................................39
2.1. Khái quát chung về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại
quốc tế ...................................................................................................... 39
2.1.1. Khái niệm hợp đồng thƣơng mại quốc tế ................................................39
2.1.2. Khái niệm luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế .........45
2.1.3. Đặc trƣng của luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế ...48
2.2. Ý nghĩa, vai trò của việc xác định luật áp dụng đối với hợp đồng thƣơng
mại quốc tế ...........................................................................................................58
2.3. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế ..............................64
2.3.1. Lịch sử hình thành luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế...... 64
2.3.2. Các loại nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế ...............66
2.4. Xu hƣớng phát triển pháp luật điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế ...... 76
2.4.1. Xu hƣớng thống nhất hóa, hài hòa hóa pháp luật quốc tế về hợp đồng ..78
2.4.2. Xu hƣớng xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật trong nƣớc
về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng. ...............................................................81



KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................84
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐIỀU ƢỚC
QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN VỀ LUẬT ÁP DỤNG ĐIỀU
CHỈNH HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ...............................................85
3.1. Thực trạng các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên về luật áp
dụng điều chỉnh hợp đồng ..................................................................................85
3.1.1. Các Điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại và đầu tƣ .....................................86
3.1.2. Công ƣớc Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế ...............................87
3.1.3. Các Hiệp định Tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề dân sự thƣơng mại,
hình sự .................................................................................................. 88
3.2. Thực trạng các văn bản pháp luật trong nƣớc về luật áp dụng điều chỉnh
hợp đồng ...............................................................................................................91
3.2.1. Hệ thống văn bản về hợp đồng ...............................................................91
3.2.2. Nội dung các văn bản pháp luật trong nƣớc về luật áp dụng điều
chỉnh hợp đồng ...................................................................................... 94
3.3. Luật áp dụng đối với một số hợp đồng thƣơng mại cơ bản ...................111
3.3.1. Luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ..................111
3.3.2. Luật áp dụng đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển ..... 114
3.3.3. Luật áp dụng đối với hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại..................117
3.3.4. Luật áp dụng đối với hợp đồng đầu tƣ ..................................................119
3.3.5. Luật áp dụng đối với hợp đồng điện tử .................................................122
3.4. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thƣơng mại quốc tế về
luật áp dụng tại Việt Nam ..............................................................................125
3.4.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thƣơng mại tại tòa án Việt Nam... 128
3.4.1.1. Tòa án xác định luật áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên ...........128
3.4.1.2. Trƣờng hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng .................131
3.4.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thƣơng mại tại trọng tài. ....133
3.4.2.1. Trọng tài xác định luật áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên .......133

3.4.2.2. Trƣờng hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng .................134


KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................139
CHƢƠNG 4: NHỮNG BẤT CẬP CÕN TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LUẬT ÁP DỤNG ĐIỀU
CHỈNH HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ .............................................140
4.1. Những điểm bất cập còn tại trong các quy định của pháp luật Việt Nam
và Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên về luật áp dụng điều chỉnh
hợp đồng thƣơng mại quốc tế ..........................................................................140
4.1.1. Bất cập về quan điểm trong xây dựng pháp luật ...................................140
4.1.2. Những bất cập về nội dung các quy định về luật áp dụng điều chỉnh
hợp đồng ............................................................................................. 141
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về luật áp dụng điều chỉnh hợp
đồng .....................................................................................................................155
4.2.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật ..................................155
4.2.2. Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam ....157
4.2.3. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về luật áp dụng điều
chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế................................................................158
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................167
KẾT LUẬN ............................................................................................................168
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................170
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Việt

Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn trong đó yêu cầu về hoàn thiện
hệ thống pháp luật. Một trong những vấn đề pháp lý phát sinh trong quan hệ thƣơng
mại quốc tế là số lƣợng các hợp đồng thƣơng mại quốc tế đƣợc ký kết và thực hiện
ngày một gia tăng, đồng thời cũng kéo theo nhiều tranh chấp phức tạp trong lĩnh vực
này. Do vậy, yêu cầu hoàn thiện các quy định về pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp
đồng quốc tế trong lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ đƣợc đặt ra đối với Việt Nam nhằm
đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
Nghiên cứu vấn đề luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế đã
đƣợc đặt ra ở nhiều nƣớc, vấn đề này không chỉ đƣợc sự quan tâm của cộng đồng
thƣơng nhân quốc tế mà còn là mục tiêu xây dựng và hoàn thiện pháp luật của các
quốc gia nhằm tạo môi trƣờng pháp lý thống nhất, an toàn tạo thuận lợi, thúc đẩy
cho quan hệ thƣơng mại quốc tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu vấn
đề luật áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng thƣơng mại quốc tế tại Việt Nam xuất
phát từ tính cấp thiết sau:
Thứ nhất, xuất phát từ đường lối chủ trương chính sách đổi mới, hội nhập
quốc tế của Đảng, nhà nước Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nhận thức đƣợc xu hƣớng và các thách thức của quá trình hội nhập quốc tế
Việt Nam đã chủ trƣơng đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham
gia các cơ chế đa phƣơng về hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thƣơng mại.
Chủ trƣơng chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc khẳng định trong
nhiều văn kiện nhƣ: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban chấp hành
trung ƣơng về một số chủ trƣơng chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và
bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO);
Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm
2020, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc
tế…Đƣờng lối chủ đạo này đƣợc Chính phủ đặc biệt quan tâm khi hoạch định chính
1


sách chung về hội nhập quốc tế đến năm 2020. Để cụ thể hóa tại Nghị quyết số 06

NQ-CP ngày 7/3/2012 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính
phủ nhiệm kỳ 2011-2016, Chỉ thị 01/CT-ttg ngày 9/1/2012 của Thủ tƣớng Chính
phủ về một số biện pháp triển khai chủ trƣơng chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế. Đặc biệt, ngày 5/11/ 2016 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII, tiếp tục
khẳng định quan điểm này trong Nghị quyết số 06-NQ/TW của về thực hiện có hiệu
quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đƣờng lối chủ trƣơng đó, Hiến
pháp năm 2013 cũng đã hiến định hóa chủ trƣơng hội nhập quốc tế của Đảng và
Nhà nƣớc Việt Nam trong thời kỳ mới với việc ghi nhận rõ ràng hơn chính sách hội
nhập quốc tế (Điều 12, Điều 50).
Trên cơ sở đƣờng lối đối ngoại của Đảng, việc hoàn thiện và xây dựng hệ
thống pháp luật trong lĩnh vực thƣơng mại đã trở thành yêu cầu cấp thiết nhằm đáp
ứng xu thế hội nhập và phát triển.
Thứ hai, do tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu
đổi mới và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập
Kể từ khi Nhà nƣớc chủ trƣơng mở cửa nền kinh tế năm 1986 đến nay, các
hoạt động giao dịch dân sự, thƣơng mại của các cá nhân, tổ chức Việt Nam với các
nƣớc cũng đƣợc mở rộng và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đến nay,Việt
Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nƣớc, có quan hệ kinh tế, thƣơng mại,
đầu tƣ với 224 thị trƣờng tại tất cả châu lục, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ đối
tác chiến lƣợc và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới [161]. Việt
Nam cũng ký kết trên 90 Hiệp định thƣơng mại song phƣơng, gần 60 Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần với các nƣớc
và các tổ chức quốc tế. Với tƣ cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế:
WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam
kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này [162]. Đầu
tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào Việt Nam trong những năm vừa
qua không ngừng tăng lên, đồng thời xu thế các doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ ra
nƣớc ngoài cũng phát triển mạnh, đến nay Việt Nam đã đầu tƣ tại 59 quốc gia và
vùng lãnh thổ nhƣ Thái Lan, Lào, Căm pu chia, Venezuela, CH Séc, Ăng go
la…với tổng số vốn đầu tƣ khoảng 2,65 tỷ đô- la Mỹ [165].

2


Đặc biệt, Việt Nam đã ký kết một loạt các Hiệp định Thƣơng mại Tự do
(FTA), tổng cộng 16 FTA, trong đó có những FTA thế hệ mới nhƣ Hiệp định Đối
tác Xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement- TPP) và FTA Việt Nam – EU (EVFTA). Theo ƣớc tính, sau khi có hiệu
lực, TPP sẽ trở thành khu vực thƣơng mại tự do lớn nhất thế giới với 800 triệu dân.
Tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam gia nhập vào các chuỗi cung ứng của nhiều
tập đoàn lớn trên thế giới, nhất là chuỗi cung ứng hàng điện tử, công nghệ cao (do
các nƣớc TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thƣơng mại toàn cầu) [162].
Năm 2015 cũng đánh dấu sự ra đời cộng đồng kinh tế ASEAN, các giao lƣu dân
sự thƣơng mại và kinh tế trong nội khối và các giữa ASEAN và các nƣớc đối tác cũng
sẽ phát triển mạnh. Các hoạt động thƣơng mại đầu tƣ mở rộng và phát triển đòi hỏi
cần thiết phải đƣợc vận hành trong một môi trƣờng pháp lý đầy đủ, minh bạch, an
toàn và hiệu quả. Trƣớc bối cảnh đó, một trong những nghĩa vụ của Việt Nam phải
thực thi các cam kết quốc tế, thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nƣớc.
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam còn tồn tại
nhiều bất cập đang trong quá trình hoàn thiện.
Hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài
nói chung và các quy định về luật áp dụng đối với hợp đồng nói riêng còn tồn tại
nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất và chƣa đầy đủ.
Hiện nay, tại Việt Nam các quy định về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài và
quy định về luật áp dụng đối với hợp đồng còn thiếu, nằm tản mạn trong nhiều văn
bản pháp luật khác nhau, các giao dịch hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam ra
quốc tế đang thiếu một khung pháp lý, trong khi các giao dịch chủ yếu dựa trên sự
thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Các quy định về xác định luật áp dụng điều
chỉnh hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài mới chỉ đƣợc xây dựng trong một số các Hiệp
định Tƣơng trợ tƣ pháp (HĐTTTP) giữa Việt Nam và các nƣớc là hiệp định song
phƣơng (Phụ lục 1.C) và một số quy định trong các văn bản pháp luật trong nƣớc

nhƣ Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) và đƣợc sửa đổi, hoàn thiện trong BLDS
vừa đƣợc Quốc hội XIII thông qua ngày 24/11/2015 (BLDS 2015), có hiệu lực ngày
1/1/ 2016. Bên cạnh đó, các quy định về hợp đồng cụ thể hiện nằm trong nhiều văn
bản pháp luật chuyên ngành. Đặc biệt, ngày 24/11/2015, Việt Nam cũng đã chính
3


thức gia nhập Công ƣớc Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
theo Quyết định của Chủ tịch nƣớc số 2588/2015/ QĐ-CTN. Dù đƣợc áp dụng rất
phổ biến trong thƣơng mại quốc tế và nhiều quy định cũng đã đƣợc tiếp thu trong
pháp luật Việt Nam, nhƣng nội dung Công ƣớc Viên 1980 nhìn chung còn khá mới
mẻ tại Việt Nam. Việc giải thích, áp dụng CISG trong thời gian tới tại Việt Nam cần
đƣợc nghiên cứu và đƣợc hƣớng dẫn áp dụng. Thực tiễn thời gian qua cho thấy,
trong hầu hết các hợp đồng thƣơng mại quốc tế giữa bên Việt Nam và các đối tác
nƣớc ngoài, các bên thƣờng lựa chọn cơ quan tài phán nƣớc ngoài, và luật áp dụng
cũng phần lớn là áp dụng pháp luật quốc tế, pháp luật nƣớc ngoài để điều chỉnh
quan hệ hợp đồng có tính chất quốc tế, do nguyên nhân pháp luật Việt Nam còn
thiếu và chƣa đầy đủ [42 tr 103]. Điều đó đã gây ra nhiều bất lợi cho các bên Việt
Nam trong việc đàm phán, thực hiện các hợp đồng có tính chất quốc tế với các đối
tác nƣớc ngoài. Do đó, cần thiết phải xây dựng một trƣờng pháp lý thống nhất, ổn
định, an toàn minh bạch thuận lợi cho các giao dịch hợp đồng quốc tế phù hợp với
yêu cầu hội nhập quốc tế và chuẩn mực quốc tế, theo hƣớng tiếp thu có chọn lọc các
tiêu chuẩn, chuẩn mực pháp lý chung [6].
Thứ tư, nghiên cứu vấn đề luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại
quốc tế cũng nhằm góp phần giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn
giao kết thực hiện các hợp đồng thƣơng mại quốc tế lớn tại Việt Nam. Do đặc thù
các hợp đồng thƣơng mại quốc tế hết sức đa dạng, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong
quá trình giao kết, thực hiện các hợp đồng. Đối với các thƣơng nhân, việc không am
hiểu về hệ thống pháp luật nƣớc ngoài, cũng nhƣ hệ thống pháp luật quốc tế cũng
tạo ra tâm lý không yên tâm khi giao kết, thực hiện hợp đồng cũng gây ra những trở

ngại, ảnh hƣởng đến các giao dịch thƣơng mại quốc tế.
Đối với các cơ quan tài phán Việt Nam, giải quyết các tranh chấp hợp đồng
liên quan đến việc chọn luật áp dụng cũng gặp nhiều khó khăn nhƣ việc áp dụng các
tập quán quốc tế, thông lệ về hợp đồng thƣơng mại quốc tế (đặc biệt là tại tòa án)
còn rất hạn chế, còn tồn tại nhiều bất cập, chƣa tạo đƣợc niềm tin cho các đối tác
nƣớc ngoài [5]. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy định về xác định luật áp dụng đối
với hợp đồng thƣơng mại quốc tế là hết sức cần thiết nhằm làm rõ các quy định
trong lĩnh vực này, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp.
4


Thứ năm, việc nghiên cứu các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế, cũng
nhằm tiếp thu kinh nghiệm và thực tiễn các nƣớc và của các cơ quan tài phán quốc
tế, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực hợp đồng quốc tế tại
Việt Nam, thể hiện việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ý chí, quyền tự do thỏa
thuận chọn luật áp dụng quan hệ thƣơng mại quốc tế, bảo đảm lợi ích nhà nƣớc, trật
tự pháp lý quốc tế, nâng cao năng lực tự vệ của quốc gia và hạn chế những tác động
tiêu cực của quá trình hội nhập.
Tóm lại, nghiên cứu vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng thƣơng mại quốc
tế có ý nghĩa quan trọng không chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn Việt Nam nhằm
đảm bảo lợi ích cho các bên trong các giao dịch thƣơng mại quốc tế.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề cấp thiết trên, tác giả đã lựa chọn đề tài
Luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế tại Việt Nam cho luận án
tiến sĩ Luật học của mình, góp phần bổ sung kiến thức lý luận và thực tiễn, hoàn
thiện pháp luật tại Việt Nam về vấn đề này.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án
Mục tiêu của luận án:
Luận án có mục tiêu góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc
tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam về luật áp dụng đối với hợp đồng
thƣơng mại quốc tế.

Nhiệm vụ của luận án:
Với mục tiêu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề luật áp dụng đối
với hợp đồng thƣơng mại quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam, qua đó làm rõ
những đóng góp mới của luận án đối với khoa học pháp lý Việt Nam.
Thứ hai, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về luật áp
dụng đối với hợp đồng thƣơng mại quốc tế là tiền đề, cơ sở khoa học cho việc tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, luận án cũng tập trung phân tích rõ thực trạng các quy định của pháp
luật Việt Nam, các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên về luật áp dụng đối
với hợp đồng thƣơng mại quốc tế. Trên cơ sở đó, luận án so sánh đối chiếu các quy
định của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế. Đồng thời,
5


luận án tập trung phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam
trong việc giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán Việt Nam.
Thứ tư, luận án phân tích những điểm bất cập còn tồn tại trong các quy định
hiện hành của hệ thống pháp luật Việt Nam và các ĐƢQT mà Việt Nam là thành
viên, những bất cập trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến
việc chọn luật áp dụng trên cơ sở đó đề xuất và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp
luật hiện hành.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu vấn đề luật áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng thƣơng mại
quốc tế là một lĩnh vực rộng và phức tạp do tính đa dạng và đặc thù của các hợp
đồng này. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của mình, luận án chỉ giới hạn tập
trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cơ bản về luật áp dụng đối với các hợp đồng
thương mại quốc tế tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế năm 1986
đến nay (luận án không mở rộng nghiên cứu vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng
dân sự), vì các hợp đồng thƣơng mại thƣờng là các hợp đồng có giá trị lớn, phức

tạp, có giá trị kinh tế xã hội và có ảnh hƣởng đến lợi ích trong quan hệ thƣơng mại
quốc tế. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng cũng phong phú và rất rộng nên việc
nghiên cứu của luận án cũng chỉ giới hạn đối với một số hợp đồng thương mại quốc
tế có tính chất tƣ (luận án không nghiên cứu các hợp đồng thƣơng mại công) tại
Việt Nam. Mặc dù trong thực tiễn, có nhiều loại hợp đồng thƣơng mại khác nhau,
nhƣng do phạm vi không cho phép, luận án cũng không nghiên cứu đƣợc hết các
loại hợp đồng thƣơng mại quốc tế khác nên luận án cũng chỉ giới hạn nghiên cứu
một số loại hợp đồng thƣơng mại tiêu biểu nhƣ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển, hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại, hợp đồng đầu tƣ và hợp đồng điện tử. Đây là các hợp đồng đƣợc sử
dụng khá phổ biến tại Việt Nam, và thực tiễn cũng phát sinh nhiều vấn đề pháp lý
cần giải quyết. Riêng hợp đồng điện tử cũng là một loại hợp đồng có tính chất đặc
thù, có ý nghĩa và mới phát triển tại Việt Nam nên cũng đƣợc luận án xem xét
nghiên cứu.

6


4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để giải quyết nhiệm vụ của mình, luận án chủ yếu dựa trên các phƣơng pháp
nghiên cứ khoa học nhƣ thu thập thông tin, xử lý thông tin (phân tích, quy nạp, bình
luận, so sánh, đánh giá, kết luận) vấn đề; tham vấn ý kiến chuyên gia; thu thập phân
tích xử lý dữ liệu thực tiễn…Tất cả các phƣơng pháp đều dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, quán triệt đƣờng lối, chủ
trƣơng chính sách của Đảng, nhà nƣớc về cải cách tƣ pháp và hoàn thiện hệ thống
pháp luật trong thời kỳ hội nhập.
Phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để nghiên cứu:
- Phƣơng pháp diễn giải đƣợc áp dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ
bản vấn đề luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng. Thông qua việc phân tích các vấn đề
lý luận cơ bản nhƣ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, lịch sử hình thành các quy định về

luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế nhằm luận giải ý nghĩa, sự
cần thiết của việc nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích, bình luận đƣợc áp dụng để trình bày các quy định
cụ thể của hệ thống pháp luật quốc tế cũng nhƣ pháp luật Việt Nam về luật áp dụng
đối với các hợp đồng thƣơng mại quốc tế nhằm làm rõ các ƣu, nhƣợc điểm của các
quy định này trong pháp luật thực định. Qua đó đƣa ra các bình luận, đánh giá sự
bất cập hay khuyết thiếu của pháp luật Việt Nam với các quy định của luật pháp
quốc tế.
- Phƣơng pháp so sánh luật học cũng đƣợc sử dụng để nghiên cứu các quy định
của pháp luật quốc tế, nghiên cứu các án lệ quốc tế, pháp luật các nƣớc và so sánh với
các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đánh giá sự tƣơng thích, phù hợp qua đó
rút ra kinh nghiệm và các giải pháp cụ thể trong pháp luật các nƣớc, pháp luật quốc tế,
trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
- Phƣơng pháp hệ thống hóa và tổng hợp cũng đƣợc sử dụng nhằm khái quát
hóa và rút ra các kết luận, đề xuất cơ bản về những đóng góp mới của luận án với
việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng.
Bên cạnh các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, luận án cũng sử dụng
những phƣơng pháp tiếp cận đa chiều của nhiều quan điểm, học thuyết pháp lý khác
7


nhau, đặc biệt là các phƣơng pháp nghiên cứu của các học giả, chuyên gia trong lĩnh
vực pháp luật quốc tế, đại diện cho nhiều trƣờng phái pháp luật khác nhau thuộc các
hệ thống Common law, Civil law…để đánh giá vấn đề khách quan, trung thực nhất
vấn đề.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống các quy định
của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng
thƣơng mại quốc tế. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, luận án có những đóng góp
khoa học thể hiện qua các điểm mới của luận án, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, luận án làm rõ cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn của việc
xác định luật áp dụng đối với hợp đồng thƣơng mại quốc tế tại Việt Nam. Luận án
rút ra các kết luận khoa học xác định rõ các vấn đề: khái niệm về luật áp dụng đối
với hợp đồng, đặc trƣng, ý nghĩa vai trò của việc xác định luật áp dụng đối với hợp
đồng. Luận án cũng phân tích một cách có hệ thống các loại nguồn luật có thể đƣợc
áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng thƣơng mại quốc tế; mối quan hệ giữa các
loại nguồn luật, đặc biệt là việc nghiên cứu các xu thế quốc tế trong việc xây dựng
các quy định về luật áp dụng đối với hợp đồng thƣơng mại quốc tế.
Thứ hai, luận án tập trung nghiên cứu tổng thể và đƣa ra các phân tích, đánh
giá về thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Việt
Nam là thành viên về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế. Trên
cơ sở thực trạng các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, luận án tìm hiểu
thực tiễn chọn luật áp dụng đối với hợp đồng thƣơng mại quốc tế tại các cơ quan tài
phán nhƣ tòa án Việt Nam cũng nhƣ tại trọng tài trong giải quyết tranh chấp hợp
đồng, chỉ ra những điểm bất cập về thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng quốc
tế tại các cơ quan tài phán Việt Nam về chọn luật áp dụng
Thứ ba, luận án cũng nghiên cứu, phân tích và chỉ ra những điểm bất cập
còn tồn tại trong các quy định của pháp luật hiện hành nhƣ các quy định về khái
niệm, các nguyên tắc áp dụng pháp luật quốc tế, pháp luật nƣớc ngoài, các nguyên
tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, các quy định về luật áp dụng đối với
một số hợp đồng thƣơng mại quốc tế cụ thể.

8


Cuối cùng, luận án cũng phân tích các yêu cầu, sự cần thiết phải hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài nói chung và vấn đề
luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế nói riêng tại Việt Nam, đồng
thời qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật việt Nam về vấn
đề này.

6. Kết cấu của luận án
Luận án đƣợc bố cục bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 4
chƣơng nội dung sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội
dung luận án
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng
mại quốc tế.
Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là
thành viên về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế
Chƣơng 4: Những bất cập còn tồn tại và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam về luật áp dụng đối với hợp đồng thƣơng mại quốc tế.

9


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
Nghiên cứu về hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế là
một trong những vấn đề đƣợc nhiều công trình trong nƣớc và quốc tế quan tâm, do
tính phức tạp của các quan hệ hợp đồng thƣơng mại quốc tế rất rộng, đa dạng,
phong phú, bao trùm nhiều vấn đề pháp lý, nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
Nội dung chƣơng 1 sẽ tập trung nghiên cứu tổng quan vấn đề luật áp dụng
đối với các hợp đồng thƣơng mại quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam, thông qua
việc nghiên cứu tổng quan các công trình tiêu biểu nhƣ luận án, các công trình dƣới
hình thức giáo trình, sách chuyên khảo, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí
chuyên ngành, công trình nghiên cứu khoa học dƣới mọi hình thức nhằm làm rõ
những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu về
vấn đề luật áp dụng đối với các hợp đồng thƣơng mại quốc tế tại Việt Nam.

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề luật áp
dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ
luận án, giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết tạp chí chuyên ngành, công trình
nghiên cứu khoa học của các cơ quan tổ chức trong nƣớc và quốc tế. Nội dung của
các công trình này khá phong phú và đa dạng, nghiên cứu nhiều khía cạnh về lĩnh
vực luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, do phạm vi
có hạn, luận án này không thể khảo sát và trình bày đƣợc hết các công trình ở các
nƣớc và quốc tế mà chỉ trích dẫn một số công trình tiêu biểu có liên quan đến luận
án nhƣ sau:
* Các công trình nghiên cứu về lý luận liên quan đến luật áp dụng đối với
hợp đồng
10


Dƣới hình thức là sách chuyên khảo có thể tìm thấy công trình « The Law
Applicable to International commercial contract and the status of Lex Mercatoria
with a special emphasic on choice of law rules in the European community” của tác
giả Mert Elcin, đƣợc công bố năm 2010 tại Mỹ. Nội dung cuốn sách trình bày
những vấn đề lý luận cơ bản về luật áp dụng đối với hợp đồng thƣơng mại quốc tế,
đồng thời phân tích lịch sử ra đời, hình thành phát triển của Lex mercatoria nhƣ một
loại nguồn cơ bản đƣợc áp dụng đối với hợp đồng tại châu Âu [134]. Một công trình
khác của tác giả Giuditta Cordero-Moss năm 2014 « International Commercial
Contracts: Applicable Sources and Enforceability”. Nội dung cuốn sách chủ yếu
phân tích các loại nguồn luật có thể đƣợc áp dụng điều chỉnh các hợp đồng thƣơng
mại quốc tế, đồng thời làm rõ thực tiễn xác định luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng
trong giai đoạn soạn thảo hợp đồng, chọn luật giải quyết nội dung tranh chấp và luật
áp dụng để công nhận thi hành phán quyết trọng tài [118].
Bên cạnh đó, phần lớn các giáo trình về Tƣ pháp quốc tế tại các trƣờng Đại

học lớn trên thế giới đều có các nội dung về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng
thƣơng mại quốc tế, tiêu biểu nhƣ giáo trình Droit international prive nhà xuất bản
Economica, của Giáo sƣ Bernard Audit – Đại học Paris 2 (Pantheon Assass) năm
2000; Giáo trình Private International Law của Francois Dessemontet, đại học
Lausanne and Fribourg (Thụy sỹ) năm 2005…
Đặc biệt nhiều công trình về vấn đề luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thƣơng
mại quốc tế đƣợc công bố trên các tạp chí luật uy tín, tiêu biểu nhƣ các bài viết sau:
- Choice of law in international contracts, some fundamental conflict of laws
issues, của tác giả A.FM Maniruzzaman, đăng trên tạp chí Jounal international of
arbitration 1999 Kluwer Law International. Nội dung bài viết phân tích các học
thuyết về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng (proper law doctrine) có nguồn gốc từ
án lệ Anh, đồng thời tác giả chứng minh rằng hợp đồng đƣợc tạo ra bởi một hệ
thống luật riêng do các bên lựa chọn [91].
- The Concept of Characteristic Performance and the Proper Law Doctrine
của tác giả Nicky Richardson, đăng trên tạp chí Bond Law Review. Bài viết phân
11


tích về khái niệm “nơi thực hiện nghĩa vụ đặc trưng” theo quy định của Rome I và
học thuyết luật riêng điều chỉnh quan hệ nghĩa vụ hợp đồng (Proper Law Doctrine).
Thông qua các án lệ thực tiễn, bài viết đƣa ra một số lập luận mang tính khoa học về
cách xác định “nơi thực hiện nghĩa vụ đặc trưng” trong các tình huống cụ thể để
xác định luật áp dụng đối với hợp đồng trong trƣờng hợp các bên không chọn luật
áp dụng [136].
- Economic of law as choice of law của tác giả Ralf Michaels (2008). Thông
qua việc luận giải hai học thuyết có mối quan hệ gắn bó: Học thuyết về các quyền
đƣợc bảo đảm (vested-rights theory) và học thuyết đánh giá lợi ích nhà nƣớc
(governmental-interest analysis), tác giả cho rằng các quan hệ tƣ thƣờng tỏ ra hiệu
quả và thƣờng đối lập với lợi ích của cả cộng đồng (nhóm quan hệ này tỏ ra kém
hiệu quả), do vậy cần thiết xây dựng các quy phạm áp dụng bắt buộc (mandatory

rules). Theo tác giả, quan điểm Tự do ý chí có thể tạo ra cho một bên có thể chuyển
các giao dịch hợp đồng không chỉ thuần túy ở một quốc gia mà sang các quốc gia
khác nhằm tìm kiếm lợi ích. Vấn đề này đƣợc gọi là (forum shopping), điều đó có
thể làm giảm lợi ích của một quốc gia. Đồng thời tác giả lý giải tại sao luật pháp và
lợi ích kinh tế có thể chi phối tính hiệu quả của quyền tự do ý chí, sự kết hợp hai
yếu tố này giải thích tính hợp lý của việc tại sao luật quốc nội của mỗi nƣớc (đặc
biệt các nƣớc xã hội chủ nghĩa) thƣờng có quy định riêng, phân biệt giữa các quy
định của hợp đồng trong nƣớc với các hợp đồng quốc tế. Tác giả cũng khẳng định
lợi ích kinh tế nghĩa là sự lựa chọn giữa lợi ích công và lợi ích tƣ, và đó cũng là sự
lựa chọn của cá nhân và của nhà nƣớc. Do vậy, Kinh tế luật nghĩa là sự lựa chọn
pháp luật, sự lựa chọn áp dụng luật công hay luật tƣ trong quan hệ hợp đồng [144].
*Các công trình nghiên cứu về quá trình hài hòa hóa và thống nhất hóa
pháp luật quốc tế và pháp luật các nước về luật áp dụng đối với hợp đồng
Một số công trình trên thế giới đã tập trung nghiên cứu về quá trình xây dựng
và thống nhất cũng nhƣ nội dung các điều ƣớc quốc tế, tập quán thƣơng mại quốc tế
trong lĩnh vực hợp đồng với tƣ cách là nguồn luật áp dụng điều chỉnh các hợp đồng
thƣơng mại quốc tế, các công trình đã phân tích chuyên sâu cách thức áp dụng giải
12


thích các quy định này tại các quốc gia thành viên. Tiêu biểu là các công trình
nghiên cứu nội dung Công ƣớc Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG), Nguyên tắc hợp đồng thƣơng mại quốc tế của UNIDROIT (PICC), hay
Nguyên tắc hợp đồng châu Âu (PECL)… tiêu biểu có thể kể đến một số công trình
sau:
- Choice of the applicable law and equal treatment in the European Union
của BABAYEV, RUFAT, luận án tiến sĩ công bố năm 2012 thuộc Đại học Durham
University (Anh). Nội dung luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận của nguyên tắc
bình đẳng trong việc chọn luật áp dụng theo các quy định của hệ thống pháp luật
châu Âu đồng thời phân tích mối quan hệ giữa nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc

tự do ý chí trong việc chọn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng tại các quốc gia thành
viên EU [94].
- The Law Applicable to International Trade Transactions with Brazilian
Parties: A Comparative Study of the Brazilian Law, the CISG, and the American
Law about contract formation. Đây là công trình nghiên cứu của Anelize Slomp
Aguiar, Đại học Toronto (Canada), công bố năm 2011. Công trình nghiên cứu các
quy định của pháp luật Braxin, pháp luật thƣơng mại Hoa Kỳ và Công ƣớc Viên
1980 về mua bán hàng hoá quốc tế trong các giao dịch thƣơng mại mà một bên
thƣơng nhân đến từ Braxin. Nội dung công trình nghiên cứu phân tích, so sánh giữa
luật Braxin với CISG và luật Hoa kỳ về các điều kiện hình thành hợp đồng, các án
lệ thực tiễn và đánh giá việc áp dụng các quy định này tại Braxin [90].
- Where do we stand on the Rome I Regulation? In the future of European
contract law của tác giả Katharina Boele-Woelki & Vesna Lazíc, nhà xuất bản
Kluwer Law International năm 2007. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích các
vấn đề pháp lý cơ bản của quy định Rome I năm 2008 và xu thế phát triển của pháp
luật hợp đồng tại châu Âu. Thông qua việc phân tích các quy định cụ thể của Công
ƣớc Rome I và Luật hợp đồng tại châu Âu, tác giả phân tích mối quan hệ giữa việc
áp dụng công ƣớc Rome I tại các quốc gia thành viên EU nhằm làm sáng tỏ xu thế
thống nhất hóa pháp luật châu Âu về hợp đồng [125].
13


- Rome I: an update on the law applicable to contractual obligations in
Europe của tác giả Nils Willem Vernooij. Bài viết đƣợc công bố trên tạp chí The
Columbia Journal of European Law online. Bài viết luận giải những điểm mới của
quy định Rome I năm 2008 của Hội đồng châu Âu so với công ƣớc Rome 1980 về
luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ hợp đồng nhƣ một sự kế thừa và phát triển
của các nguyên tắc chọn luật áp dụng trong lĩnh vực hợp đồng, qua đó đánh giá
những điểm kế thừa và phát triển của pháp luật châu Âu về luật áp dụng đối với hợp
đồng quốc tế [135].

- The Rome I Regulation của tác giả Ole Lando & Peter Arnt Nielsel (2008).
Nội dung bài viết chủ yếu phân tích quá trình hình thành, ra đời, ý nghĩa, nội dung
quy định Rome I năm 2008, với tính chất là một trong những văn kiện quan trọng
trong việc thống nhất hóa các quy định về luật áp dụng điều chỉnh quan hệ nghĩa vụ
hợp đồng tại châu Âu và phạm vi toàn cầu [137].
- Towards (further) a EU harmonization of public contract Law của các tác
giả Chris Jansen, Songül Mutluer, Anja van den Borne, Sophie Prent and Ulysse
Ellian [100]. Nội dung bài viết phân tích sự xung đột, khác biệt trong việc giải
quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực công tại các nƣớc thành viên châu Âu do
việc giải thích, áp dụng pháp luật về hợp đồng tại các nƣớc thành viên không thống
nhất thông qua phân tích các án lệ tiêu biểu, các tác giả đƣa ra các đề xuất nhằm
thống nhất hóa các quy định của hệ thống pháp luật châu Âu về các hợp đồng có
tính chất công [171].
- L’hamonisation du droit des contrats et la pratique contractuelle của tác giả
Marcel Fontaine cùng đăng trong cuốn Les grandes clauses des contrats
internationaux năm 2005. Công trình là một phần thuộc bản báo cáo của nhóm công
tác nghiên cứu về hợp đồng quốc tế thuộc Ủy ban pháp luật và thƣơng mại của Đại
học Liege (Bỉ). Nội dung bài viết phân tích xu thế tất yếu của quá trình thống nhất
hóa pháp luật hợp đồng thông qua các điều ƣớc quốc tế [131].
- Perspectives des Principes ASEAN ou Asiatiques du droit des contrats của
tác giả Roland Amoussou Guenou, chuyên gia hợp tác pháp lý khu vực châu Á,
14


tham luận Hội thảo quốc tế về Hợp đồng quốc tế. Thông qua việc phân tích các đặc
trƣng về truyền thống pháp lý các nƣớc ASEAN và châu Á nói chung, tác giả lập
luận rằng cần thiết phải xây dựng các nguyên tắc chung về hợp đồng cho khu vực
đƣợc coi là phát triển năng động nhất này theo mô hình của châu Âu [147].
Ngoài ra, nhiều công trình đƣợc công bố dƣới hình thức là các báo cáo của
các chuyên gia, các tổ chức về pháp luật thƣơng mại quốc tế, tham luận hội thảo

quốc tế cũng nghiên cứu về các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế trong lĩnh
vực hợp đồng, tiêu biểu nhƣ các công trình sau:
- Report on the Convention on the law applicable to contractual obligations
của giáo sƣ Mario Giuliano, Đại học Milan, và giáo sƣ Paul Lagarde, Đại học Paris
I, đăng trên công báo Clunet số 282 ngày 31/10/1980. Nội dung báo cáo đã trình
bày lịch sử, quá trình xây dựng và thực hiện Công ƣớc Rome ở các nƣớc thành viên,
đặc biệt phân tích những bất cập, những vấn đề còn tồn tại của công ƣớc và đề xuất
giải pháp hoàn thiện [146].
- Draft Hague Principles on the Choice of Law in Internationalcommercial
Contracts và Choice of law in international contracts: Development process of the
draft instrument and future planning do Ủy ban đặc biệt của Hội nghị quốc tế La
hay về chọn luật áp dụng trong hợp đồng quốc tế soạn thảo và đƣợc phê chuẩn
tháng 11 năm 2012 [154]. Đây là những công trình đƣợc xây dựng trong khuôn khổ
của Hội nghị La Hay về Tƣ pháp quốc tế. Về bản Dự thảo Nguyên tắc La hay gồm
11 điều đã thống nhất hóa các nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc chọn luật áp
dụng đối với các hợp đồng thƣơng mại quốc tế với mục đích tạo ra các nguyên tắc
mang tính chất là “luật mẫu” áp dụng chung [155]. Cùng với bản Dự thảo Nguyên
tắc La hay là các báo cáo bình luận đánh giá của các chuyên gia về các quy định của
Dự thảo nguyên tắc La hay. Đây là những công trình khá chuyên sâu của các
chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế và Tƣ pháp quốc tế trên cơ
sở khảo sát thực trạng pháp luật về hợp đồng các nƣớc và đánh giá vấn đề áp dụng
thực thi pháp luật về hợp đồng tại các nƣớc châu Âu.

15


- The Unidroit principles of international commercial contracts and their
applicability in Mercosur countries của tác giả Lauro Da Gama E Souza Jr năm
2002. Nội dung bài viết đã nghiên cứu 2 nội dung cơ bản: một là hệ thống các quy
định về Tƣ pháp quốc tế của các nƣớc trong khối liên Mỹ (Mercosur), cụ thể là

nguyên tắc tự do ý chí và các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng, hai là, bài viết
phân tích 4 khía cạnh của việc áp dụng Bộ nguyên tắc Unidroit với tƣ cách là các
quy phạm điều chỉnh hợp đồng, áp dụng bổ sung cho luật quốc nội, áp dụng với tƣ
cách nhƣ một công cụ để giải thích hợp đồng và giải thích các quy định của Công
ƣớc Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế [126].
Ngoài ra, cũng có rất nhiều các bài bình luận về các quy định của luật pháp
châu Âu nhƣ các bình luận của tác giả Max Planck với bài Comments on the
European Commission’s Proposal for a Regulation of the European Parliament and
the Council on the Law Applicable to Contractual Obligations (Rome I) [132], hoặc
bài Proposal for a Regulation on the Law Applicable to Contractual Obligations,
của tác giả Eva Lein [108], bài Reconsiderring The proper law of the contract, tác
giả Brooke Adele Marshal (2012) Melbourne Journal of International Law [95]…là
những công trình đáng chú ý đã phân tích bình luận về các quy định về chọn luật áp
dụng đối với hợp đồng tại châu Âu.
*Các công trình nghiên cứu về thực tiễn chọn luật áp dụng và giải quyết
tranh chấp hợp đồng tại tòa án và trọng tài
Một số lƣợng các công trình khá phong phú cũng tập trung nghiên cứu vấn
đề xác định luật áp dụng dƣới góc độ thực tiễn trong các loại hợp đồng cụ thể nhƣ
hợp đồng đầu tƣ, hợp đồng điện tử…đặc biệt là vấn đề xác định luật áp dụng trong
giải quyết tranh chấp hợp đồng tại các cơ quan tài phán và trọng tài, tiêu biểu có thể
kể đến một số công trình sau :
- Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế (2004) của các tác giả
Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby, Constantine Partasides. Cuốn sách là
một công trình khá đồ sộ có nội dung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cơ bản và thực
tiễn về trọng tài quốc tế. Một trong những nội dung đƣợc cuốn sách đề cập tới là
16


×