Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH CỦA BHXH HUYỆN MỸ ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.34 KB, 29 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ
BHXH CỦA BHXH HUYỆN MỸ ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY TRONG
THỜI GIAN QUA
I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN MỸ ĐỨC TỈNH HÀ TÂY
1- Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức ảnh hưởng đến
thu BHXH:
- Mỹ Đức là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Tây, có diện tích tự
nhiên: 230,4 km
2
. Trong đó đất nông lâm nghiệp có 12.681,23 km
2
, chiếm 55%.
Còn lại là các loại đất khác; và số dân là: 174.847 người chủ yếu là người Kinh.
Trong đó có 21 xã, 1 thị trấn, 1 xã miền núi có dân số trên 7.195 người. Dân tộc
Mường là 5.010 người.
Đặc điểm địa lý:
- Mỹ Đức có địa bàn tiếp giáp và các huyện và các tỉnh sau: Phía Đông
giáp huyện Ứng Hòa chạy dọc con sông Đáy. Phía Tây giáp với huyện Kim Bôi
(tỉnh Hòa Bình). Phía Nam giáp với huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam). Phía Bắc
giáp với huyện Chương Mỹ.
- Địa hình huyện Mỹ Đức được trải dài theo con sông Đáy từ đầuhuyện là
phía Bắc, chạy dọc theo cuối huyện là huyện Kim Bảng. Với dãy núi đá vôi
được chạy dài theo hướng Tây có địa hình hiểm trở tạo thành ranh giới giữa
huyện Mỹ Đức và tỉnh Hòa Bình. Từ đầu xã Đồng Tâm chạy xuôi xã Hợp Tiến
đó là khu du lịch Quan Sơn với con đường 22 chạy từ Hà Nội qua huyện Mỹ
Đức đi sang tỉnh Hòa Bình tham quan thủy điện Sông Đà và khu du lịch suối
khoáng huyện Kim Bôi. Về địa hình phía Nam huyện Mỹ Đức có khu du lịch
Hương Sơn - chùa Hương. Lễ hội chùa Hương được khai hội vào đầu năm, được
tổ chức lễ hội dài 3 tháng từ rằm tháng giêng đến hết tháng 3 (âm lịch). Khu du
lịch chùa Hương được đánh giá là khu du lịch mang kỳ quan thế giới. Phong


cảnh trên bến dưới thuyền cho du khách thăm quan vãn cảnh. Ước tính hàng
năm khách du lịch vè tham quan trên 50 vạn lượt người tạo điều kiện thuận lợi
SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
1
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
cho nền kinh tế của huyện phát triển. Thu hút nhiều dịch vụ và lao động trong và
ngoài tỉnh. Khu du lịch Chùa Hương đã đóng góp cho ngân sách huyện đáng kể.
- Với địa hình của dài đơn vị hành chính sự nghiệp là 310 đơn vị đóng rải
rác trên địa bàn huyện trong đó phi nông nghiệp trên 20.000 người.
- Địa hình như vậy đã ảnh hưởng tới công tác thu BHXH ở các khối hành
chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối
giáo dục. Đường xá không thuận tiện làm cho công tác thu gặp nhiều khó khăn
ảnh hưởng đến thời gian thu ở các đơn vị.
2- Giới thiệu về BHXH huyện Mỹ Đức
Thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về việc
ban hành điều lệ Bảo hiểm xã hội.
Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng chính phủ thành lập
Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động BHXH Việt Nam.
Thông tư số 58 TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn
phương thức thu nộp bảo hiểm xã hội.
Nhằm thống nhất quản lý, tổ chức thu BHXH trong toàn hệ thống BHXH
Việt Nam, từ đó BHXH được thành lập từ Trung Ương đến địa phương.
Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây được thành lập dựa trên cơ
sở được hợp nhất công tác BHXH cuả Sở lao động Thương binh xã hội và Liên
đoàn lao động tỉnh Hà Tây, cũng từ đó BHXH các huyện, thị xã trực thuộc được
thành lập.
Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức là một trong những đơn vị BHXH trực

thuộc BHXH tỉnh Hà Tây, nằm trong hệ thống Bảo hiểm Việt Nam và chịu sự
quản lý theo ngành dọc của BHXH tỉnh Hà Tây theo quy định của pháp luật.
BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây nằm trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam
như sau:
SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
2
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Tỉnh Hà Tây
Trực thuộc BHXH Việt Nam
(có 8 phòng chức năng và 14 huyện, thị)
Bảo hiểm xã hội
huyện, thị
Thành phố Hà Đông
Huyện Mỹ Đức
Huyện Ứng Hòa
Huyện Thanh Oai
Huyện Hoài Đức
Huyện Đan
Phượng
Huyện Phúc Thọ
Huyện Ba Vì
Huyện Thường Tín
Huyện Phú Xuyên
SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
3
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
TP

Sơn Tây
Huyện Quốc Oai
Huyện Thạch Thất
Huyện Chương Mỹ

SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
4
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
5
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
Như vậy, BHXH huyện Mỹ Đức cũng thư BHXH các huyện khác đều là
những đơn vị trực thuộc nhỏ nhất của BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ
đạo trực tiếp từ BHXH Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây chính thức được thành lập
theo quyết định số 94 ngày 4/8/1995 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và đi vào
hoạt động kể từ tháng 8/1995, BHXH huyện được đặt trụ sở làm việc tại trung
tâm thị trấn Mỹ Đức, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Do vậy hoạt động của
BHXH huyện Mỹ Đức có nhiều thuận tiện cơ bản.
* Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện
Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.
a, Chức năng nhiệm vụ:
BHXH huyện Mỹ Đức, là một đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Hà Tây, do
vậy phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch do BHXH tỉnh giao
cho cụ thể như sau:
+ Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn
huyện Mỹ Đức, lập danh sách lao động quỹ tiền lương thuộc diện áp dụng loại
hình bắt buộc để thực hiện việc tham gia đóng BHXH theo luật định.

+ Theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị tham gia BHXH trích nộp đủ tiền
BHXH và BHYT theo quy định so với tổng quỹ tiền lương.
+ Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp BHXH như: lương hưu, mất
sức lao động, tai lạn lao động, tử tuất, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phụ
hồi sức khỏe...Trên địa bàn huyện quản lý.
+ Tổ chức theo dõi biến động tăng, giảm về số lao động để xác nhận thu
BHXH giải quyết chế độ hưu trí, cấp thẻ phiếu khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
cho đơn vị.
+ Tiếp nhận quản lý các cơ quan, đơn vị, công ty trách nhiệm hữu hạn,
các hợp tác xã, các tổ hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tham gia đóng
BHXH trên địa bàn Huyện.
SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
6
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
+ Thực hiện tiếp nhận hồ sơ tuất, hướng dẫn thủ tục giải quyết các chế độ
tử tuất đối với người tham gia BHXH, cán bộ hưu trí và trợ cấp khác theo quy
định.
+ Thực hiện thông báo, hướng dẫn điều chỉnh lương hưu và trợ cấp
BHXH theo quy định của ngành của Nhà nước và theo hướng dẫn của BHXH
tỉnh Hà Tây.
+ Tiếp nhận và báo cáo kịp thời với BHXH tỉnh Hà Tây các trường hợp
hưởng lại trợ cấp BHXH và có điều chỉnh lương hưu.
+ Lập dự toán và quyết toán tài chính hàng năm theo quy định tài chính
hiện hành của nhà nước.
+ Quản lý lưu trữ hồ sơ, sổ sách và danh sách tham gia đóng BHXH, hồ
sơ hưởng chế độ BHXH của đối tượng theo quy định.
+ Thanh tra, kiểm tra xác minh các đơn thư khiếu nại, khiếu tố của công
dân để có kết luận trả lời kịp thời.
+ Quản lý tốt cán bộ trong đơn vị, tài sản, quỹ tiền lương và kinh phí hoạt

động thường xuyên của cơ quan BHXH.
b, Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Mỹ Đức.
Tháng 8/1995 BHXH huyện Mỹ Đức đi vào hoạt động độc lập với chỉ
tiêu biên chế là 5 người, do mới thành lập nên các cán bộ viên chức phải làm
việc với một khối lượng công việc rất lớn. Hơn nữa cơ sở vật chất còn nhiều
thiếu thốn, đội ngũ cán bộ mới chuyển sang chưa có kinh nghiệm nên gặp
không ít những khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm cố gắng, với nhận thức đúng
đắn của cán bộ về công tác BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,
liên quan đến các chế độ chính sách của người lao động trong xã hội. Do vậy
BHXH huyện Mỹ Đức đã luôn được sự quan tâm, gúp đỡ của của các cấp ủy
đảng và BHXH tỉnh Hà Tây. BHXH huyện Mỹ Đức đã luôn phấn đấu và hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được cấp trên giao, tạo sự tin tưởng cho người lao động
tham gia BHXH.
SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
7
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
Trong suốt 11 năm qua mọi cán bộ trong cơ quan luôn đoàn kết, nỗ lực cố
gắng vượt qua những thách thức, khó khăn, vướng mắc để dần dần từng bước
phát triển đi lên không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đến nay, đội ngũ cán bộ
công nhân viên chức dần dần được tăng cường, hiện tại số cán bộ công nhân
viên của BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây là 12 người Trong đó Nam là 6
người, nữ có 6 người. Tất cả số cán bộ viên chức này đều có trình độ Đại học,
cao đẳng chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có đầy đủ phẩn chất đạo đức và
năng lực tận tụy với công việc, nhiệm vụ được giao.
Hiện nay với 12 cán bộ công chức viên chức BHXH huyện Mỹ Đức
không chia thành các phòng ban cụ thể như BHXH tỉnh Hà Tây, mà chỉ phân
cấp chia thành các bộ phận chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Đó là các bộ
phận như: quản lý thu bắt buộc, quản lý thu tự nguyện, quản lý chế độ chính
sách, Kế hoạch Tài chính, giám định chi BHYT. Tất cả các bộ phận này được

đặt dưới sự quản lý, lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, sự phân chia về nhiệm vụ,
công việc được thể hiện theo sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
Bộ phận
thu
bắt
buộc
Bộ phận
thu
tự nguyện
Bộ
phận
chính sách
Bộ
phận
giám định
chi
Bộ phận
Kế hoạch Tài chính
Bộ phận
SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
8
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
kho
quỹ,
văn
thư
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.

II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH
HUYỆN MỸ ĐỨC
1. Cơ chế tạo lập và quản lý quỹ BHXH:
Ngày 23 tháng 11 năm 1999 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã Ban hành
quyết định số :2902/1999/QĐ-BHXH của tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt
Nam "Về quản lý thu bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt
Nam".
Các cơ quan đơn vị, Doanh nghiệp (gọi chung là người sử dụng lao
động). Cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động (gọi chung là người lao
động), phải tham gia đóng BHXH để thực hiện các chế độ BHXH đối với người
lao động theo quy định của điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo nghị
SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
9
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với
sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo
nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ. Nghị định số 09/1998/NĐ -
CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã
phường, thị trấn và Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20/9/1999 của Chính
phủ quy định việc người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Định kỳ hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia
đóng đầy đủ phần đóng BHXH của người sử dụng lao động và của người lao
động kịp thời vào quỹ BHXH, ngay sau khi thanh toán tiền lương cho người lao
động.
Bảo hiểm xã hội Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là BHXH Tỉnh), Bảo hiểm xã hội các Quận huyện thị xã, thành phố trực
thuộc Tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) có trách nhiệm hướng dẫn tổ
chức thu BHXH đúng kỳ, đủ số lượng, theo đúng quy định, cấp đối chiếu và xác
nhận trên sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH.

Có thu, mới có chi là nguyên tắc hoạt động của các cơ quan BHXH,
nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chính vì vậy mà công tác thu
BHXH và quản lý nguồn thu BHXH có vai trò quan trọng trong hoạt động của
ngành BHXH. Do vậy, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện thu BHXH theo
mô hình 3 cấp từ cấp Trung ương đến Thành phố, Tỉnh và đến các Quận huyện.
Hàng năm BHXH Việt Nam dựa vào kết quả công tác thu BHXH, số
lượng lao động trên địa bàn Tỉnh để đề ra kế hoạch nhiệm vụ chung của ngành
trong các năm tiếp theo. Đồng thời BHXH Việt Nam cũng căn cứ dựa vào đó để
đề ra phương hướng, chỉ tiêu thu BHXH cho các cơ quan BHXH Tỉnh, thành
phố.
Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch này, các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố.
sẽ xem xét đối chiếu lại quỹ tiền lương, số lượng lao động của các đơn vị tổ
chức tham gia đóng góp trên địa bàn Tỉnh, thành phố và các quận huyện để triển
khai kế hoạch cụ thể đến từng cơ quan BHXH các quận huyện; Để có được các
SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
10
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
chỉ tiêu kế hoạch ở trên thì hàng quý các cơ quan BHXH các Quận huyện phải
tổng hợp đầy đủ kế hoạch thu BHXH của các đơn vị do mình chịu trách nhiệm.
Tổ chức thu, ghi sổ BHXH gửi cho cơ quan BHXH Tỉnh vào ngày 22 của tháng
cuối quý trước theo biểu 2- BCT. Các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố cũng tổng
hợp đầy đủ kế hoạch thu của tất cả các đơn vị trên địa bàn theo mẫu 3- BCT và
gửi kịp thời về BHXH Việt Nam vào ngày 30 của tháng cuối quý trước.
Sau khi kế hoạch, nhiệm vụ đã được tổ chức triển khai thực hiện thì các
cơ quan BHXH các Tỉnh, Thành phố, Quận huyện tiến hành hướng dẫn các đơn
vị trên địa bàn mình quản lý lập danh sách và quỹ tiền lương hàng tháng, quý để
xác định số tiền BHXH mà các đơn vị phải đóng góp; Số tiền này được nộp tập
trung vào một tài khoản thu của BHXH Tỉnh, thành phố, sau đó chúng lại được
tập trung chuyển vào tài khoản thu của BHXH Việt nam.

Việc Phân cấp quản lý thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động
do Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH và chỉ
giao cho BHXH Huyện, Thị xã thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao
động có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, huyện theo phân cấp quản lý
như sau:
1.1, Đối với Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hà Tây:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tây tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử dụng
lao động đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm:
+ Các đơn vị do Trung ương quản lý;
+ Các đơn vị do Tỉnh trực tiếp quản lý;
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Các đơn vị, tổ chức quốc tế;
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động với số lượng
lớn;
+ Các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài;
SV: Trần Khánh Chư Lớp: QLKT K36 - ĐK
11
11

×