Mùi cơ thể - Chuyện không của riêng ai
Suốt mấy ngày nay, cô luôn ở trong trạng thái lo lắng, buồn phiền... Chuyện
là thế này... Bất ngờ, cô phát hiện ra rằng mình có ...mùi. Một phát hiện làm đảo
lộn toàn bộ cuộc sống của chính cô. Chưa bao giờ cô cảm thấy xấu hổ như thế.
Trước kia, chẳng cần trong nhà có một cái gương thần như trong câu
chuyện cổ tích "Bạch Tuyết và bảy chú lùn", cô có thể khẳng định chắc chắn rằng,
mình hoàn toàn không có mùi... Sắc đẹp thì còn cần phải thẩm định bằng con mắt
mỹ thuật chứ mùi thì chẳng cần phải là "cái mùi mỹ thuật" gì cả. Chỉ cần mùi
không bị ... nghẹt là hoàn toàn có thể ngửi được.
Sự khám phá bất ngờ và đáng buồn.
Không phải cô tự phát hiện ra mà người "khám phá" ra điều này chính là
anh. Hôm ấy, anh đưa cô về ra mắt bố mẹ. Chẳng cần phải nói, hẳn các bạn đều
biết, chuyện này quan trọng đến mức nào. Đứng cạnh anh mà chân cô cứ rủn ra,
mắt hoa lên, tai cứ lùng bùng nghe câu được câu mất... và mồ hôi - thứ quái ác
thích "ra quân" lúc hiểm yếu bắt đầu xuất kích.
Chuyện toát mồ hôi hột khi hồi hộp là chuyện thường tình đối với tất cả
mọi người, ai cũng rõ... thế nhưng, lần này, mồ hôi của cô lại có mùi. Lúc ở nhà
anh, sau phần chào và hỏi thăm, anh bắt đầu nhìn cô chăm chú. Quen nhau nửa
năm mới thấy anh nhìn cô kiểu lạ như thế, và anh ghé vào tai cô: "Em hồi hộp làm
hả? Mồ hôi của em ra nhiều quá, và... có mùi nữa kìa. Em vào toa-lét lau cho sạch
sẽ đi"... Câu nói của anh như sét đánh ngang tai cô. Có lẽ, anh sợ gia đình anh biết.
Sau đó, cô chỉ muốn đứng lì trong phòng vệ sinh và không muốn quay về bàn ăn
nữa.
Cô thường nghe người ta nói rằng, mùi là do di truyền, cũng có thể bị lây
do người khác. Gia đình cô không ai bị như thế. Lý do thứ nhất đã loại, chỉ còn lý
do thứ hai... Cô ức lắm và nhất quyết phải điều tra ra bằng được. Từ ấy cô cứ
chăm chú xem những người cận kề mình có ai "nặng mùi" hay không. Cô nghi nhỏ
bạn thân của mình nhất. Cô hay đi chơi chung với nó, ngủ chung với nó, thậm chí
là mặc đồ chung nữa...
Cô cứ dỏng mũi lên mỗi khi ở gần nhỏ, nhất là những lúc nhỏ không xức
nước hoa hay xài mỹ phẩm. Suốt một tuần, bí mật vẫn chưa "lòi" ra ánh sáng. Cô
thấy nhỏ vẫn vô tư, kể cả lúc hai đứa đi tập thể dục, mồ hôi đổ đầm đìa, nhỏ vẫn
thơm phưng phức... Rõ ràng là nhỏ không có, còn cô, càng nghĩ tới, cô lại cảm
thấy mình càng nặng mùi và cô quyết định đi khám da liễu...
Mùi cơ thể có do đâu?
Không ít người lo lắng khi "dính líu" đến các vấn đề liên quan đến mồ hôi.
Căn bệnh liên quan đến mồ hôi phổ biến và khiến nhiều người ái ngại nhất là: hôi
nách và hôi chân. Hôi nách, chân là kết quả của tình trạng đổ mồ hôi vàng (nặng
mùi) ở hai nách hoặc hai bên bàn chân. Cơ thể con người lại có mùi riêng. Việc
xuất hiện mùi cơ thể là điều hoàn toàn tự nhiên, rất bình thường, chỉ khác ở chỗ là
có những mùi cơ thể dễ chịu, nhưng có những mùi phát ra từ cơ thể lại rất khó
chịu.
Mùi khó chịu sẽ tác động tiêu cực tới sự giao tiếp cũng như sự tự tin của
ban. Bên cạnh đó, có người còn lo lắng nhiều khi bị bệnh đổ quá nhiều mồ hôi do
nhiệt hoặc cơ thể yếu. Mồ hôi cũng khiến bạn dễ mắc bệnh rôm sảy (thường là do
quá nóng nên da viêm tuyến mồ hôi cấp tính), xuất hiện mụn nước kèm theo ngứa,
rát. Rối loạn tuyến mồ hôi, tuyến dầu... cũng là nguyên nhân xuất hiện các loại
mụn và trứng cá.
Cơ thể chúng ta có hai tuyến mồ hôi là:
Tuyến mồ hôi nội tiết bao xung quanh cơ thể và mồ hôi được sinh ra từ loại
tuyến này sẽ không có mùi, mà chỉ bao gồm chủ yếu là nước và muối (Natri
clorua).
Mồ hôi được sinh ra từ tuyến nội tiết sẽ được thoát ra bên ngoài trên bề mặt
của da và làm cho cơ thể hạ nhiệt một cách tự nhiên. Điều này cùng lý giải cho
hiện tượng tại sao sau mỗi khi toát mồ hôi, bạn thường có cảm giác mát mẻ hơn so
với lúc trước.
Tuyến mồ hôi thứ hai không giống với tuyến mồ hôi nội tiết, đây là tuyến
mồ hôi nằm gần các nang tóc ở trên phía đỉnh đầu dưới nách và các cơ quan sinh
dục bên ngoài.
Loại tuyến mồ hôi này sẽ "sản xuất" khi cơ thể phải lao động nặng hay khi
cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc khi bị sốt. Đây cũng chính là loại mồ hôi mà
các loại vi khuẩn "ưa thích". Sau khi vi khuẩn hoạt động thì cũng là lúc sẽ "phát"
ra mùi của cơ thể (có thể là mùi dễ chịu hay khó chịu).
Nếu cơ thể bạn có quá nhiều mồ hôi thì trong y học gọi đó là chứng bệnh
Hypenrdrosis. Thậm chí nếu cơ thể không được vệ sinh thường xuyên có thể khiến
vi khuẩn tập trung ở lỗ chân lông, gây ra các bệnh viêm nhiễm về da như viêm da,
viêm lỗ chân lông... Nếu bạn có "mùi", đừng quá lo lắng, có nhiều cách để giải
quyết vấn đề này. Hãy tìm ra nguyên nhân gây mùi cơ thể và giải quyết thích hợp,
và đừng ngại đi khám bác sĩ
Do vi sinh: Vi khuẩn là nguyên nhân cơ bản gây ra mùi trên cơ thể.
Nguyên nhân làm cho người này có nhiều vi khuẩn trên người hơn người
kia là do vệ sinh không tốt. Vệ sinh tốt không chỉ ở việc tắm rửa sạch sẽ, mà còn
bao gồm việc giặt giũ quần áo thường xuyên. Một vài loại vải như cotton dễ dàng
hút khô mùi hôi cơ thể.
Do stress: Stress cũng là yếu tố làm cơ thể tiết ra mồ hôi nặng mùi nhiều
hơn. Stress (những tham vọng lớn, lịch làm việc dày đặc, nhiều công việc hơn...)
vô tình tạo nên sự lo lắng khiến cơ thể tiết mồ hôi và có thể làm chúng ta có mùi.
Chế độ ăn uống: Nếu bạn ăn quá nhiều gia vị, chất kích thích cũng ảnh
hưởng đến mùi cơ thể. Nếu món thức ăn đủ cay thì mùi cay cũng bốc ra khắp cơ
thể qua những lỗ chân lông. Tỏi, rau thìa là và cà ri là những món như thế. Việc
thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể bởi kẽm điều hòa cho việc giải độc
trong cơ thể; kẽm kiểm soát quá trình cơ thể xử lý chất thải. Cũng giống vậy, việc
không cân bằng đường và cafeine có thể dẫn đến việc tiết mồ hôi.
Và biện pháp để mình lại là chính mình
Những mẹo nhỏ đơn giản sau sẽ giúp bạn loại trừ chúng và quyến rũ hơn:
1. Tắm gội thường xuyên mỗi ngày với xà bông thơm, lưu ý chà xát những
vùng nhạy cảm, dễ phát ra mùi của cơ thể như vùng nách, "vùng kín", là một trong
những phương pháp thông dụng và phổ biến nhất để khử mùi cơ thể