Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHỨNG MINH GIÁO dục và QUẢN lý GIÁO dục có sự THAY đổi và PHÁT TRIỂN CÙNG với sự THAY đổi và PHÁT TRIỂN của xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.8 KB, 23 trang )

CHỨNG MINH GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÓ SỰ
THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN CÙNG VỚI SỰ THAY ĐỔI VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
Con người được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là
động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy giáo dục,
đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia, phát triển giáo dục
phải đi trước phát triển kinh tế. Cần giải quyết tốt vấn đề giáo viên,
tăng cường đầu tư cho giáo dục, cải tiến cách dạy và học. Quan tâm
đặc biệt đến việc phát triển giáo dục vùng nông thôn, miền núi, hải
đảo. Quyết tâm xây dựng một nền giáo dục đậm đà sắc thái Việt Nam.
Vai trò của giáo dục đối với xã hội việt nam trong bối cảnh
hiện nay
Khái niệm giáo dục là gì?
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục
đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của
người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn
thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên
ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con
người trong xã hội đương đại.
Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý
nghĩa sâu sắc hơn nhưng ít hữu hình hơn như là quá trình truyền thụ,
phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu
biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế
hệ này đến thế hệ khác.


Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng
lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người.
Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu
mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần,
và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần,


cách ứng xử trong xã hội.
Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần
thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh.
Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung
luôn gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục
tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện
giáo dục, hình thức tổ chức và đánh giá.
Sự giáo dục của mỗi cá người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục
trong suốt cuộc đời. (Một vài người tin rằng, sự giáo dục thậm chí còn
bắt đầu trước khi sinh ra, theo đó một số cha mẹ mở nhạc, hoặc đọc
cho những đứa trẻ trong bụng mẹ với hy vọng nó sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển của đứa trẻ sau này).
Với một số người quá trình đấu tranh giành giật sự sống, giành
giật sự thắng lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn cả sự
truyền thụ kiến thức ở các trường học. Các cá nhân trong gia đình có
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn
là họ nhận ra, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình có thể không có tính
chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thường.
Vai trò của giáo dục đối với xã hội việt nam trong bối cảnh
hiện nay


Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học – công
nghệ, tỷ lệ lao động cơ bắp ngày một giảm, lao động trí tuệ ngày càng
gia tăng, lợi thế so sánh dựa trên số lượng lao động và giá nhân công
rẻ cũng ngày một giảm và đang chuyển dần về phía những quốc gia có
nguồn nhân lực chất lượng cao.
Do đó, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố quyết
định nhất đối với phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Ở
Việt Nam, Đảng ta cũng nhất quán quan điểm khẳng định: “Nguồn lực

con người là quý báu, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta,
khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”.
Tuy nhiên, để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng
đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
chúng ta phải cần đến một hệ thống giải pháp đồng bộ về giáo dục,
đào tạo, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi
trường sống, tạo việc làm, tổ chức khai thác lực lượng lao động, phát
triển văn hóa tạo ra động lực kích thích tính tích cực ở con người.
Không chỉ trong điều kiện hiện nay, mà các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác – Lênin lúc đương thời đã rất coi trọng vai trò của giáo
dục,luôn đặt giáo dục, đào tạo ở vị trí trung tâm trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác”, V.I. Lênin viết: “Sự
thay đổi căn bản đó là ở chỗ: trước đây chúng ta đã đặt và không thể
không đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào cuộc đấu tranh chính
trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền… thì trọng tâm


công tác của chúng ta hiện nay quả thật là xoáy vào hoạt động giáo
dục”.
Người cũng giải thích rõ tại sao giáo dục, đào tạo lại có tầm
quan trọng đặc biệt như vậy. Đó là vì cơ sở vật chất duy nhất của chủ
nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải
tạo cả nông nghiệp và để có được cơ sở đó, không có cách nào khác là
nước Nga phải tiến hành điện khí hóa toàn quốc.
Nhưng công việc điện khí hóa toàn quốc lại “không thể do
những người mù chữ mà thực hiện được, mà chỉ biết chữ thôi thì cũng
không đủ. Công việc tiến hành điện khí hóa toàn quốc chỉ có thể thực
hiện trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, nền học vấn mà thiếu nó thì
chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà

thôi”.
Và để có được nền học vấn đó thì cũng chỉ có một cách duy nhất
là tập trung vào phát triển giáo dục, đào tạo. Từ những chỉ dẫn của các
nhà kinh điển và yêu cầu của thực tiễn, Đảng ta đã coi giáo dục, đào
tạo là quốc sách hàng đầu. Bởi lẽ, “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con
người Việt Nam”.
Đồng thời, Đảng xác định ba mục tiêu mà sự nghiệp giáo dục,
đào tạo phải đạt tới là nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài, trong đó phát triển nhân lực là mục tiêu có ý nghĩa
quan trọng và được ưu tiên hơn.
Nói đến nguồn nhân lực là nói đến tổng thể các yếu tố thể lực,
trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc, kinh nghiệm


sống, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chuyên môn,
tính năng động trong công việc mà bản thân con người và xã hội có
thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến
bộ của xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực có thể hiểu là tổng thể các hình thức,
phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm tạo ra sự tăng trưởng về
số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời, nâng cao hiệu quả
quản lý, sử dụng để nguồn lực này đáp ứng ngày càng tốt hơn sự phát
triển bền vững của đất nước.
Từ nội dung của phát triển nguồn nhân lực như vậy, chúng ta có
thể thấy vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực
thực chất là làm gia tăng về chất lượng của nguồn nhân lực và đảm
bảo cơ cấu về số lượng lao động một cách hợp lý trong từng ngành,
lĩnh vực.

Những vai trò trên, giáo dục cần phải được coi trọng và đầu tư
hơn nữa, vì mục tiên phát triển bền vững, sánh vai với các cường quốc
trên thế giới.

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới
đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm
coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan điểm
coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa
bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây


hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về
giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”; cường quốc
Mỹ cũng luôn chú trọng đến việc “Tập trung cho đầu tư giáo dục - đào
tạo và thu hút nhân tài”; một người bạn lớn của Việt Nam là Liên xô
trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm bắt
đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội”.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được
hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
(HCM toàn tập, 1995, tập 4, tr33).
Lời dạy của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời
đại mang tên Người. Để không bị tụt hậu, để xây dựng và phát triển
thành công một đất nước độc lập tự do theo định hướng xã hội chủ
nghĩa thì rất cần phải nhận thức rõ hơn nữa vị trí và vai trò của giáo
dục và đào tạo.
Vị trí của giáo dục và đào tạo

Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn
khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính
sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước
nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội khác. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã có nhiều quan
điểm chỉ đạo về phát triển GD và ĐT. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp
đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày


với các Bộ trưởng 6 nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ,
trong đó có nhiệm vụ về giáo dục: Diệt giặc dốt.
Nghị Quyết TW 3, khoá 7 năm 1993 khẳng định: “Khoa học và
công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển”.
Nghị quyết TW 2, khoá VIII: “Phát triển giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu”.
NQTW 8, khoá XI: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
Quan điểm coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu đã được cụ thể
hoá thành các chính sách như: Chính sách đầu tư cho giáo dục. Việt
Nam là một trong những quốc gia có sự đầu tư ngân sách cho giáo dục
lớn.
Hiện nay các cơ sở giáo dục và đào tạo được mở rộng, số lượng
trường, lớp, giáo viên học sinh tăng lên, hệ thống các cơ sở dạy nghề,
hệ thống các trường CĐ, ĐH được tăng về số lượng, phát triển về chất
lượng.
Trường Đại học Tây Bắc được thành lập năm 2001 cũng nằm
trong tiến trình đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, là một sự đổi

mới trong tư duy phát triển, trước đây chúng ta cho rằng, trường ĐH
chỉ được thành lập ở các vùng trung tâm kinh tế - văn hoá, nhưng ĐH
Tây Bắc đã được thành lập ở một vùng kinh tế nghèo, khó khăn, vùng
cao của đất nước. Cũng nằm trong tiến trình phát triển, vừa qua hai
trường ĐH nữa cũng đã được thành lập ở vùng miền núi của Tổ quốc


đó là trường ĐH Tân Trào - Tuyên Quang; ĐH Phanxipăng ở Lào Cai.
Tỉnh Sơn La hiện nay có 1 trường ĐH và 4 trường cao đẳng. Hệ thống
trường lớp ở bậc phổ thông ngày càng mở rộng. Việc xã hội hoá giáo
dục đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số được
đẩy mạnh.
Như vậy, quan điểm coi GD và ĐT là quốc sách hàng đầu của
Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, ở vị trí hàng đầu, GD và ĐT có vai trò
rất quan trọng.
Vai trò của GD-ĐT
Với vị trí quốc sách hàng đầu, GD&ĐT có vai trò là nền tảng,
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của GD&ĐT
được thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng ở các kì đại hội. Nghị
quyết TW 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phát triển GD&ĐT là nền tảng,
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay”. Thêm vào đó, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nhấn mạnh: “GD&ĐT là một trong
những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát
huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Cương lĩnh xây dựng và phát triển
đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm
2011) một lần nữa khẳng định lại quan điểm xuyên suốt của Đảng ta:
“GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng

nền văn hoá và con người Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội XI, vai
trò của GD&ĐT lại được làm rõ: “GD&ĐT cần tập trung vào việc


phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao”.
Theo quan điểm của Mác, con người không chỉ là lực lượng làm
chủ tự nhiên một cách thực sự và có ý nghĩa, không chỉ là chủ thể của
hoạt động sản xuất vật chất mà còn là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng
vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội. Khi nguồn lực
con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia
thì phát triển giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu để quyết định
chất lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người. Con
người vừa là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa là mục tiêu, động
lực của sự phát triển. Với tư cách là động lực cho sự phát triển, GD và
ĐT chuẩn bị cho con người sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh
vực, cho lợi ích hiện tại và tương lai của đất nước.
Bên cạnh đó, từ thực tiễn hiện nay, trên cơ sở kinh tế thị trường,
các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đang trong quá trình thực hiện
bước chuyển tiếp trình độ phát triển từ kinh tế công nghiệp sang hậu
công nghiệp và kinh tế tri thức. Những thành tựu của cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại đã biến tri thức thành yếu tố quan trọng bên
trong quá trình sản xuất và quyết định sự phát triển của nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định nhất đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hàm lượng tri thức trong nền kinh tế là nhân tố quy định sự phát
triển. hàng hoá nào có hàm lượng tri thức càng cao thì càng có giá trị.
Tri thức là nguồn tài nguyên rất đặc biệt, khác với những nguồn tài
nguyên khác, tri thức là vô hạn, càng khai thác càng giàu lên, càng cho

đi ta càng thu về nhiều hơn. Do vậy, phát triển dựa trên tri thức là phát


triển bền vững. Mà tri thức thì chính là những dữ liệu, thông tin hay
những kỹ năng mà con người có được qua sự trải nghiệm hoặc thông
qua giáo dục. Như vậy, giáo dục chính là yếu tố để gia tăng hàm lượng
tri thức trong lĩnh vực kinh tế nói riêng và mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội nói chung. Cho nên, GD&ĐT có vị trí và vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là giáo dục đại học
- lĩnh vực có trọng trách đào tạo đội ngũ lao động trình độ cao. Trường
ĐH Tây Bắc, hiểu rõ tầm quan trọng cũng như trọng trách phải đảm
nhiệm nên từ khi được thành lập đến nay luôn đề rõ mục tiêu: đào tạo
đội ngũ nhân lực vừa hồng vừa chuyên để xây dựng và phát triển vùng
Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung.
Với vị trí và vai trò quan trọng, trong những năm gần đây, GD
và ĐT ngày càng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, ĐH
Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: sự nghiệp GD và ĐT nước
ta tiếp tục được phát triển và được đầu tư nhiều hơn, đặc biệt nhấn
mạnh những thành tựu mà GD Việt Nam đạt được sau gần 30 năm đổi
mới, những thành tựu đó đã tác động trực tiếp, to lớn và tích cực đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng đưa
nước ta nhanh chóng hoàn thành quá trình CNH, HĐH, thực hiện
thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng
phát triển hiện đại đến năm 2020.
Bản thân mỗi cá nhân cần nhận thức sâu sắc vị trí và vai trò của
GD&ĐT đối với sự phát triển của chính bản thân và toàn xã hội. Sự
nghiệp GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn
dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển toàn diện. Như



Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”.
Tầm quan trọng không tưởng của giáo dục
Không chỉ là những bài giảng, những kỳ thi ở trường…, giáo
dục còn là tất cả những gì được truyền tải, tác động lên cách hành xử,
cách tư duy của chúng ta trong cuộc sống.
-

Cuộc sống ổn định và hạnh phúc

Nếu bạn muốn trải nghiệm một cuộc sống hạnh phúc, muốn
được tận hưởng những điều tốt đẹp nhất, bạn chắc chắn cần được giáo
dục. Một công việc tuyệt vời, một địa vị xã hội tốt là rất ít trong số
nhiều lợi ích của việc trở thành một người có học thức. Giáo dục là
điều kiện cần thiết cho một tương lai đầy hứa hẹn, an toàn và một
cuộc sống ổn định.
-

Tiền

Một người có học thức luôn có nhiều cơ hội tiếp cận với những
công việc lương cao. Nhiều người cho rằng, "đồng tiền là gốc rễ của
mọi điều ác" nhưng hầu hết mọi người sẽ đồng ý rằng, tiền vô cùng
quan trọng cho sự sống còn trong thế giới ngày nay. Bạn càng có
nhiều học vấn, bạn càng có nhiều lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn!
-

Bình đẳng



Nếu chúng ta muốn nhìn thế giới như một xã hội công bằng, nơi
mọi người đều có cơ hội bình đẳng, giáo dục là điều chúng ta cần.
Giáo dục là điều bắt buộc nếu chúng ta muốn loại bỏ những khác biệt
xuất hiện giữa các tầng lớp xã hội và giới tính khác nhau. Giáo dục
mở ra một thế giới đầy đủ cơ hội cho người nghèo để họ khẳng định
bản thân trong công việc. Giáo dục cũng đóng một vai trò quan trọng
trong việc trao quyền tự chủ cho phụ nữ.
-

Tự lập

Giáo dục rất quan trọng nếu bạn muốn trở thành một người tự
lập. Nó giúp bạn tự do trong tài chính nhưng đó chưa phải là tất cả.
Giáo dục còn khiến bạn trở nên chủ động hơn, khôn ngoan hơn trong
mọi quyết định riêng của mình.
-

Biến giấc mơ thành hiện thực

Ước mơ của bạn là gì? Mục tiêu của bạn trong cuộc sống ra sao?
Bạn có muốn trở nên giàu có không? Bạn có muốn trở nên nổi tiếng
không? Bạn có muốn trở thành một người cực kỳ thành công được
mọi người kính trọng? Chìa khóa cho tất cả những mong muốn trên
chính là giáo dục. Tất nhiên, sẽ những ngoại lệ, nhưngtrong hầu hết
các trường hợp, giáo dục luôn giúp bạn nhận ra ước mơ của mình là
gì.
-

Làm thế giới trở thành một nơi an toàn và yên bình hơn


Giáo dục ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết của chúng ta về sự
khác biệt giữa đúng và sai. Một người được giáo dục tốt sẽ nhận thức


rõ hậu quả của hành động sai trái/bất hợp pháp và ít có khả năng bị
ảnh hưởng. Bên cạnh đó, người có giáo dục tốt sẽ tránh xa những việc
làmkhông đúng về mặt pháp lý/đạo đức. Ngược lại, một số người
không được giáo dục tốt, họ phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, từ
đó sẽ nảy sinh những hành động xấu như trộm cắp... Nếu bạn được
giáo dục, bạn nhận thức rõ về quyền lợi của mình, luật pháp và trách
nhiệm của bạn đối với xã hội. Do đó, giáo dục là một yếu tố quan
trọng góp phần làm nên hòa bình thế giới.
-

Sự tự tin

Nếu bạn được giáo dục, bạn có nhiều cơ hội được lắng nghe và
thể hiện bản thân mình nhiều hơn. Ngược lại, một người không
đượcgiáo dục sẽ thấy khó khăn hơn khi thể hiện quan điểm và ý kiến
của mình bởi họ thiếu tự tin. Ngay cả khi họ cố gắng tỏ ra tự tin,
những người xung quanh vẫn không coi trọng điều đó. Có thể nói,
giáo dục mang lại cho bạn sự tự tin để thể hiện quan điểm và ý kiến
của mình.
-

Xã hội

Tất cả chúng ta đều sống trong một xã hội có các quy tắc. Xã
hội luôn mong muốn tất cả chúng ta đều được đi học, kiếm việc làm,
ổn định cuộc sống... Trong thực tế, giáo dục giúp bạn trở thành một

thành viên hữu ích của xã hội. Một thành viên được giáo dục chắc
chắn có cơ hội lớn hơn để đóng góp cho cộng đồng của mình. Giáo
dục giúp bạn trở thành một thành viên tích cực tham gia vào những
thay đổi và phát triển của xã hội.


-

Tăng trưởng kinh tế

Úc, Mỹ và Nhật Bản là một số quốc gia có tỷ lệ biết chữ gần
như tuyệt đối. Những nước này cực kỳ thịnh vượng, thu nhập bình
quân đầu người cao. Mặt khác, ở các nước kém phát triển và đang
phát triển, tỷ lệ biết chữ không cao, một số người vẫn sống dưới mức
nghèo khổ. Bởi thế mới nói giáo dục rất quan trọng cho sự thịnh
vượng kinh tế của một quốc gia.
-

Tránh những thói xấu

Giáo dục giúp bạn không bị lợi dụng và lừa gạt. Chúng ta sống
ở một đất nước tươi đẹp, nơi chúng ta được hưởng một số quyền lợi
và sự tự do. Tuy nhiên, điều này cũng khiến những kẻ xấu dễ dàng lợi
dụng và lừa gạt người mù chữ và ít được giáo dục. Họ có thể bị mắc
kẹt trong việc ký các giấy tờ giả hoặc bị tước đoạt một số quyền lợi
của chính mình. Bởi vậy, bạn nhất định phải được giáo dục để không
rơi vào hoàn cảnh đó.
Giáo dục và sự phát triển xã hội
Sự phát triển xã hội là sự thay thế các hình thái kinh tế, xã hội
có trình độ văn minh thấp bằng các hình thái kinh tế xã hội có trình độ

văn minh cao hơn và sự gia tăng về chất và lượng về các mặt đời sống
xã hội.
Sự phát triển xã hội bao gồm sự phát triển về kinh tế xã hội và
phát triển về con người.
Giáo dục là hoạt động đặc biệt của xã hội loài người thực hiện
có ý thức nhằm truyền thụ và lĩnh hội hệt hống kinh nghiệm lịch sử


của thế hệ trước cho thế hệ sau đảm bảo cho thế hệ sau có được sự
phát triển nhân cách phù hợp với các chuẩn mực giá trị của xã hội.
Tính quy định của xã hội đối với giáo dục
Ảnh hưởng của kinh tế sản xuất đối với giáo dục
Mỗi giai đoạn xã hội có một hình thái kinh tế sản xuất riêng thể
hiện ở phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, sản phẩm của quá
trình lao động. Trình độ phát triển của kinh tế sản xuất ảnh hưởng trực
tiếp đến nền giáo dục ở giai đoạn đó. Phương tiện giáo dục phải do
chính nền sản xuất đó tạo ra. Tính chất, loại hình lao động của thời đại
quy định mục đích, mụct iêu phương pháp của giáo dục. Mục đích,
mục tiêu cảu giáo dục phải hướng đến mô hình nhân cách thế nào để
đáp ứng được kì vọng của xã hội. Sản phẩm của nhà giáo dục phải
được xã hội đó công nhận.
VD: Ở xã hội phong kiến nền kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp
nền giáo dục hướng tới đào tạo ra các quan chức phong kiến giáo điều,
mệnh lệnh.
Ở nước ta hiện nay đang ở thời kì phát triển thì mục tiêu giáo
dục là đào tạo một thế hệ trẻ có kĩ năng lao động đáp ứng nhu cầu xây
dựng hiện đại hóa đất nước.
Ảnh hưởng của chính trị - xã hội đối với giáo dục
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người từ khi có giai cấp.
Giai cấp lãnh đạo sử dụng giáo dục là công cụ duy trì lợi ích của giai

cấp mình. Mục đích, mục tiêu giáo dục được quy định bởi giai cấp
lãnh đạo đồng thời tư tưởng chính trị, pháp luật, chuẩn mực đạo đức,
lối sống xã hội được đưa vào nội dung giáo dục nhằm hình thành ở


mỗi cá nhân các phẩm chất nhân cách theo mục đích giáo dục của
thời đại.
VD: Mục tiêu của giáo dục Việt Nam hiện nay là đào tạo ra con
người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
CNXH. Hình thành và bỗi dưỡng nhân cách, phẩm chất, và năng lực
của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Ảnh hưởng của văn hóa - kinh tế đối với giáo dục
Giáo dục và văn hóa – khoa học là hai hình thái của ý thức xã
hội nên có tác động qua lại.
Tri thức khoa học, thành tựu văn hóa, chuẩn mực giá trị xã hội
là nội dung của giáo dục thông qua giáo dục mà các giá trị này được
kết tinh trở thành những phẩm chất nhân cách người được giáo dục.
Nhờ có thành tựu khoa học kĩ thuật mà tạo ra các phương tiện
cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giáo dục chẳng hạn như có được
phương tiện dạy học bằng CNTT là do có sự phát triển của KHKT
hoặc hình thức đào tạo từ xa hiện nay càng ngày trở nên phổ biến là
dựa trên cơ sở vật chất của CNTT được
Các chức năng của giáo dục
Chức năng Kinh tế - sản xuất
Giáo dục không là yếu tố của kinh tế - sản xuất, không trực tiếp
làm ra của cải vật chất nhưng lại tác động trực tiếp đến hoạt động kinh
tế - sản xuất của xã hội.
Giáo dục đào tạo ra những con người lao động có trí thức, kỹ
năng lao động đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Đồng thời tạo ra những



con người có khả năng sáng tạo ra công cụ lao động nhằm nâng cao
năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế.
Bản thân sự phát triển của giáo dục hình thành nên những nhu
cầu sản xuất, nghề nghiệp phục vụ cho nền giáo dục.
VD: nghề dạy học, nghề làm các cơ sở vật chất thiết bị giáo dục.
Giáo dục góp phần phát triển nguồn nhân lực tái sản xuất mở
rộng sức lao động vì sau mỗi giai đoạn người lao động cứ già đi phải
có thế hệ sau tiếp nối với trình độ phát triển đi lên mà việc đào tạo đó
thì con đường giáo dục là ngắn nhất,
Chức năng chính trị xã hội
Giáo dục chịu sự quy định của chính trị và hệ tư tưởng, xong
bản thân giáo dục cũng có tác dụng kìm hãm hay thức đẩy sự phát
triển cảu xã hội, bằng sự tích hợp, tổng ghép hoặc các môn học cụ thể
hệ tư tưởng, đường lối chính sách được đưa vào nội dung chương
trình, mục tiêu dạy học thông qua việc tác động của nhà giáo dục mà
hình thành những phẩm chất trong nhân cách con người. Giáo dục trở
thành một trong những con đường hiện thực hóa sức mạnh cảu chính
trị và hệ tư tưởng và con đường thuận lợi, hiệu quả và bền vững nhất
VD: Việc dạy học tư tưởng Mac- Lenin và tư tưởng Hồ Chí
Minh đã tạp ra những lớp người Việt Nam vừa hổng vừa chuyên.
Giáo dục cũng tác động mạnh mẽ đến cấu trúc xã hội làm thay
đổi cấu trúc xã hội đặc bietj là trình độ dân trí.
VD: Năm 1945 ở Việt Nam 95% dân số là nông dân và mũ chữ
do ảnh hưởng của giáo dục mà hôm nay 90% dân số phổ cập GDTH,
tỷ lệ tri thức tăng cao hơn.
Chức năng văn hóa – khoa học



Văn hóa – khoa học và giáo dục là các hình thái khác nhau trong
phạm trù hình thái ý thức xã hội. Nó có quan hệ mật thiết chi phối lẫn
nhau.
Các giá trị cơ bản của văn hóa, tri thức khoa học là nội dụng,
cấu trúc mục tiêu của giáo dục. Ngược lại thông qua tác động có định
hướng liên tục, giáo dục là con đường cơ bản, quan trọng để bảo tồn,
lưu trữ mở rộng các văn hóa.
Chất lượng giáo dục có vai trò to lớn đối với quy mô và nhiều
chỉ số phát triển kinh tế xã hội quan trọng.
Mục tiêu của giáo dục hướng đến là động lực phát triển cho xã
hội. Qua việc phân tích trên ta thấy rõ rằng đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho phát triển, ngành giáo dục là động lực phát triển của xã hội,
giáo dục là quốc sách hàng đầu
Giáo dục và sự phát triển cá nhân
Cá nhân – nhân cách
Khi mới sinh ra con người là một cá thể người thông qua giao
tiếp với người khác và thông qua hoạt động tiếp xúc với các đồ
vật( mang giá trị văn hóa) mà phần tâm lý – ý thức nhân cách dần dần
được hình thành và phát triển trở thành các nhân có thể chất
Nhân cách là phần cốt lõi giá trị, những thuộc tính xã hội mà
mỗi cá thể lĩnh hội được trên cơ sở giao tiếp với xã hội. Những giá trị
thuộc tính đó bao hàm tri thức, trí tuệ, quan điểm hành vi đạo đức,
thẩm mỹ, thể chất,..
Sự phát triển cá nhân đó là sự phát triển cả về thể chất ( các cơ
quan trong cơ thể) và sự phát triển nhân cách con người.


Sự phát triển nhân cách được hiểu là quá trình biến đổi cả về
lượng và chất các thuộc tính tâm lý trong con người, hệ thống hành vi
theo chuẩn mực của xã hội.

Trong quá trình hình thành và phát triển của nhân cách, cá nhận
chiụ sự tác động của các yếu tố:
Di truyền bẩm sinh giữ vai trò tiền đề vật chất
Di truyền là sự tái tạo ở thế hệ sau những đặc tính sinh
học của thế hệ trước thông qua cơ chế gen. Di truyền tạo ra sức
sống tự nhiên và sựu riêng biệt của mỗi cá thể người. Sức sống
tự nhiên của mỗi người khác nhau ảnh hưởng quan trọng đến
quá trình phát triển của mỗi cá nhân vì vậy giáo dục toàn diện
không thể không coi trọng giáo dục thể chất.
Tư chất năng khiếu có trong bản chất của mỗi con người,
tạo ra phẩm chất tốt khả năng thuận lợi để mỗi người hoạt động
có hiệu quả cao trong mỗi lĩnh vực nào đó.
VD: có người có năng khiếu về âm nhạc, có người có
năng khiếu về hội họa.,,
Sự khác biệt cảu mỗi người thể hiện ở loại hình khí chất
các kiểu hoạt động thần kinh do di truyền quy định cùng với các
yếu tố khác tạo nên đặc điểm riêng không chỉ về sinh học, năng
lực, tích cách của mỗi các nhân vì vậy trong giáo dục cần chú ý
đến nguyên tắc phân hóa, các biệt hóa.
Di truyền chỉ là điều kiện thuận lợi hay khó khăn nhất
định mà không quyết định giưới hạn tiến bộ của mỗi cá nhân.
Tư chất năng khiếu là cấu tạo có sẵn là điều kiện thuận lợi
nhưng những thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Edison nói: “Thành công chỉ là 1% do thông minh còn
99% còn lại do cần cù”.


Yếu tố môi trường là điều kiện, là phương tiện
Khái niệm môi trường:
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài các

điệu kiện tự nhiên, xã hội xung quanh cần thiết, thường
xuyên tác động qua lại đảm bảo cho hoạt động sống và phát
triển của mỗi cá nhân.
Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội
Môi trường tự nhiên là hệ sinh thái, thời tiết, khí hậu,..
trong thực tế hiện đại thì MTTN có ảnh hưởng không đáng
kể và không mang tính trực tiếp
Môi trường xã hội bao gồm: môi trường vĩ mô là quan
hệ chính trị tư tưởng, quan hệ KT – SX, văn hóa xã hội, hệ
thống văn hóa, tập quán,.. Môi trường vi mô: gia đình, bạn
bè, nhà trường, làng xóm là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến
cá nhân.
Vai trò
Mỗi cá thể người chỉ có thể trở thành cá nhân con
người nếu sống trong môi trường xã hội loài người. Môi trường
xã hội góp phần tạo nên động cơ, mục đích, phương tiện và điều
kiện hoạt động của cá nhân giúp cá nhân tiếp nhận và chiếm lĩnh
các kinh nghiệm xã hội từ đó hoàn thành nhân cách. Trong môi
trường chứa đựng các giá trị xã hội khác nhau thông qua hoạt
động giao lưu mà mỗi cá nhân lĩnh hội các giá trị xã hội đồng
thời môi trường cũng là nơi cá nhân trải nghiệm những điều
mình đã biết được và điều chỉnh các hoạt động cá nhân. Môi
trường là yếu tố điều kiện, phương tiện và không quyết định,
không phải là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến sự phát triển của cá


nhân. Nhân cách người được giáo dục vì môi trường chứa đựng
cái có sẵn, nó không là một chủ thể, cá nhân phải tác ddoonngj
đến nó thì nó mới tác động phản hồi. Sực tác động phản hồi của

môi trường tùy thuộc vào lăng kính của từng cá nhân.
Do đó, giáo dục cần quan tâm đế sự tác động của môi
trường đối với người giáo dục và mở rộng mooit rường cho
người học. Lựa chọn những tác đọng tích cực của môi trường và
ngăn ngừa những tác động tiêu cực. Đồng thời, cải tạo môi
trường cho học sinh xây dựng một môi trường giáo dục thân
thiện.
Hoạt động của cá nhân
Hoạt động của cá nhân là sự tác động qua lại giữa con
người và thế giới tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn của
con người và thế giới.
Hoạt động là phương thức tồn tại và biểu hiện nhân
cách của con người, thể hiện mối quan hệ giữa con người với
thế giưới xung quanh trong qua trình con người tác động
biến đổi thế giưới và cải tạo thế giưới theo mục đích của
mình.
Khi mới sinh ra con người chưa có nhân cách thông
qua hoạt động giao lưu với các cá nhân trong xa hội và các
sản phẩm cảu xã hội mà hình thành nên nhân cách.
Hoạt động là phương thức tồn tại của nhân cách đồng
thời là con đường, phương tiện cơ bản của mỗi cá nhân để
tiếp nhận các giá trị xã hội và có những trải nghiệm tâm lý ý
thức của bản thân,


Bản chất con người là tổng hào các mối quan hệ là chủ
thể của các hoạt động nhận thức học tập lao động sản xuất,
văn hóa xã hội,…
Hoạt động làm cho con người nhận thức được hiện
thực kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo làm nảy sinh

nhu cầu mới thuộc tâm lý mới nhờ đó nhân cách được hình
thành và phát triển.
Trong quá trình dạy học phải tạo cho học sinh hứng
thú, động cơ học tập, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động.
Hoạt động giáo dục là hoạt động chủ đạo ảnh
hưởng đến giáo dục
Giáo dục có tính định hướng cho nhân cách phát triển thông qua
mục đích, mục tiêu tính hệ thống nội dung phương pháp giáo dục qua
mối quan hệ tương tác qua lại giữa người giáo dục và người được giáo
dục để nhân cách được phát triển hướng thiện phù hợp với các quan
điểm về chuẩn mực chính trị - xã hội
Giáo dục luôn đi trước và kéo theo sự phát triển của nhân cách.
Mỗi cá nhân bằng sự nỗ lực của mình để đạt được mục tiêu ngày càng
cao. Mặt khác giáo ducjcos thể thúc đẩy sự phát triển của cá nhân
thông qua tác dụng chuyển hóa nội dung giáo dục thành phẩm chất trí
tuệ.
Đặc biệt giáo dục nhà trường được tổ chức có hệ thống, mục
đích mucjt iêu rõ ràng theo định hướng của xã hội, nội dung, phương
pháp, phương tiện được chọn lọc, đội ngũ giáo viên được đào tạo
chuyên nghiệp, môi trường có tính chất sư phạm cao là giáo dục mang
tính cưỡng bức ( phổ cập giáo dục) là then chốt ảnh hưởng đến sự
hình thành nhân cách của người học


Giáo dục có thể can thiệp vào các yếu tố như cải tạo, chọn lọc
môi trường phù hợp cho người học, giáo dục chuyên biệt cho người bị
khuyết tật…
Người làm quản lý giáo dục cần ý thức rõ tiềm năng cảu giáo
dục đối với sự phát triển của các các nhận, tranh tuyệt đối hóa vai trò
giáo dục

Kết luận: Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng
biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn
thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội
nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến
đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại
ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biến
đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường
ngày. Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực
khác, không ngừng vận động và thay đổi. Tất cả các xã hội đều ở
trong một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục. Chính vì thế
“ Giáo dục và Quản lý Giáo dục có sự thay đổi và phát triển cùng
với sự thay đổi và phát triển của xã hội”.



×