Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai có sự tham vấn cộng đồng trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.36 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CÓ SỰ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN TỈNH HOÀ BÌNH
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 62 62 15 16
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ KHUY
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG
TS. ĐỖ THỊ TÁM
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ 1
1. T V N ĐẶ Ấ ĐỀ 1
1.1. Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à 1
1.2. M c tiêu nghiên c uụ ứ 3
1.2.1. M c tiêu t ng quátụ ổ 3
1.2.2. M c tiêu c thụ ụ ể 3
1.3. Tính m i v nh ng óng góp c a t iớ à ữ đ ủ đề à 3
1.3.1. Ý ngh a v lý lu nĩ ề ậ 3
1.3.2. Ý ngh a v th c ti nĩ ề ự ễ 3
1.4. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 3
1.4.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 3
1.4.2. Ph m vi nghiên c uạ ứ 4
2. T NG QUAN T I LI U V C C V N NGHIÊN C UỔ À Ệ À Á Ấ ĐỀ Ứ 5
2.1. C s khoa h c c a tham v n c ng ngơ ở ọ ủ ấ ộ đồ 5
2.1.1. C s lý lu nơ ở ậ 5
2.1.2. C s th c ti nơ ở ự ễ 10
2.2. Kinh nghi m qu c t v tham v n c ng ng trong qu n lý t aiệ ố ế ề ấ ộ đồ ả đấ đ 10


2.2.1. Kinh nghi m c a m t s n c phát tri n.ệ ủ ộ ố ướ ể 10
2.2.2. Kinh nghi m c a m t s n c ang phát tri n Châu ệ ủ ộ ố ướ đ ể ở Á 15
2.3. Th c tr ng công tác tham v n c ng ng Vi t Namự ạ ấ ộ đồ ở ệ 24
3. A I M, N I DUNG V PH NG PH P NGHIÊN C UĐỊ ĐỂ Ộ À ƯƠ Á Ứ 30
3.1. a i m nghiên c uĐị để ứ 30
3.2. N i dung nghiên c uộ ứ 30
3.2.1. c i m a b n nghiên c uĐặ để đị à ứ 30
3.2.3. Th c tr ng tham v n c ng ng trong qu n lý t ai huy n L ngự ạ ấ ộ đồ ả đấ đ ệ ươ
S nơ 30
3.2.4. Gi i pháp nâng cao hi u qu c a công tác tham v n c ng ng trongả ệ ả ủ ấ ộ đồ
qu n lý t ai.ả đấ đ 30
3.2.5. xu t gi i pháp tham v n c ng ng trong qu n lý t aiĐề ấ ả ấ ộ đồ ả đấ đ 30
3.3. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 30
3.3.1. Ph ng pháp t ng h p t i li uươ ổ ợ à ệ 30
3.3.2. Ph ng pháp kh o sát th c a.ươ ả ự đị 31
3.3.3. Các ph ng pháp x lý s li uươ ử ố ệ 31
3.2.4. M t s ph ng pháp khácộ ố ươ 31
4. K T QU NGHIÊN C UẾ Ả Ứ 32
4.1. K t qu nghiên c u i u ki n t nhiên kinh t xã h i c a huy n L ngế ả ứ đề ệ ự ế ộ ủ ệ ươ
S n.ơ 32
4.1.2. i u ki n t nhiên:Đề ệ ự 32
4.1.3. i u ki n kinh t xã h i:Đề ệ ế– ộ 35
4.2.2. N i dung qu n lý t ai huy n L ng S nộ ả đấ đ ệ ươ ơ 41
4.2.3. Th c tr ng tham v n c ng ng trong qu n lý t ai huy n L ngự ạ ấ ộ đồ ả đấ đ ệ ươ
S nơ 46
4.2.4. M t s gi i pháp nâng cao hi u qu c a công tác tham v n c ngộ ố ả ệ ả ủ ấ ộ
ng trong qu n lý t aiđồ ả đấ đ 47
4.2.5. Quy trình tham v n c ng ng trong qu n lý t aiấ ộ đồ ả đấ đ 47
5. Ti n th c hi nế độ ự ệ 47
CHUYÊN Ê 1 C S KHOA H C V QU N LÝ T AI CÓ S THAM V N C AĐ Ơ Ở Ọ Ề Ả ĐẤ Đ Ự Ấ Ủ

C NG NGỘ ĐỒ 48
6. T i li u tham kh oà ệ ả 69
2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý giá, di sản đặc
biệt của dân tộc. Đất đai và quan hệ đất đai là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử
cách mạng Việt Nam. Ngày nay, trong quá trình Đổi mới, Đảng CSVN đã
luôn quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách đất đai, đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH đất nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển
vào năm 2020 với mục tiêu: dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh
Thể chế hóa chính sách đất đai của Đảng, Hiến pháp CHXHCN Việt
Nam (1992) đã quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17); Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật (Điều 18). Cụ thể hóa
các quy định của Hiến pháp (1980,1992), Luật Đât đai (1987, 1993), Luật bổ
sung, sửa đổi Luật Đất đai (1998, 2001), và Luật Đất đai 2003, đã quy định
các nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà
nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, pháp luật, sử dụng đất đai
hợp lý hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ cải tạo bồi dưỡng đất, bảo vệ môi trường
để phát triển bền vững; Các quyền của người sử dụng đất: được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dung đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất, được hưởng thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất được giao,
được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng
đất, được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh ; Nghĩa vụ
của người sử dụng đất: sử dụng đúng mục đích, bảo vệ đất, bảo vệ môi tr-
ường, nộp thuế, lệ phí, tiền sử dụng đất, bồi thường khi được nhà nước giao
đât, trả lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992) đã quy định: “Công dân
có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn

1
đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu
quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân” (Hiến pháp năm 1992, Điều 53) và “Công
dân có quyền được…… thông tin” (Hiến pháp năm 1992, Điều69). Theo các quy
định này, công dân được quyền tham gia quản lý mọi mặt của đời sống kinh
tế, xã hội, được tham gia thảo luận các vấn đề chung có liên quan tới lợi ích
của mình và cộng đồng nơi cư trú, được thông tin về các chính sách, pháp
luật, các vấn đề có liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình; như vậy
công dân không chỉ được quyền tham gia vào quá trình ra các quyết định
trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật mà còn được tham gia vào cả quá
trình ra các quyết định quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đây là những cơ sở
pháp lý quan trọng để đảm bảo cho công dân, cộng đồng được tham gia trong
quá trình ra quyết định quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước đã tổ chức cho nhân dân tham gia
đóng góp ý kiến xây dựng chính sách pháp luật đất đai, đồng thời tham gia
với Nhà nước trong quá trình tổ chức thi hành luật đất đai từ tuyên truyền,
phổ biến chính sách pháp luật, đến công khai quy hoach, kế hoạch sử dụng
đất; giao đất, thu hồi đất, đền bù và tái định cư cũng như thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tranh chấp về đất đai với tinh thần thần “Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”
Lương Sơn là một huyện miền núi tỉnh Hòa Bình , địa bàn có nhiều
dân tộc dân tộc Mường, Dao, Tày, Kinh… sinh sống ; Đất đai và quan hệ đất
đai là vấn đề liên quan mật thiết với người dân và cộng đồng theo truyền
thống, phong tục, tập quán của mình, vì vậy tạo điều kiện để người dân tham
gia vào quá trình xây dựng chính sách pháp luật đất đai, quản lý Nhà nước về
đất đai từ địa phương, cơ sở là rất quan trọng
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai có
sự tham vấn cộng đồng trên địa bàn huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình ”.
2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định cơ sở khoa học của tham vấn cộng đồng nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý đất đai đất cấp huyện góp phần tăng cường hiệu lực của công tác
quản lý Nhà nước về đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định cơ sở khoa học của tham vấn cộng đồng trong quản lý đất
đai cấp huyện.
- Đánh giá thực trạng tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai huyện
Lương Sơn.
- Đề xuất các giải pháp để tăng cường sự tham vấn của cộng đồng trong
quản lý đất đai góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về
đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về lý luận
Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học của tham vấn cộng
đồng trong quản lý đất đai cấp huyện trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng của quản lý
đất đai, tăng cường hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về đất đai đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững của huyện Lương Sơn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng trong
quản lý đất đai của các huyện có điều kiện tương tự.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quản lý đất đai có sự tham vấn cộng đồng
- Đối tượng tham vấn là cộng đồng dân cư
3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Quản lý đất đai có sự tham vấn cộng đồng, giới hạn trong phạm vi:

+ Chính sách pháp luật đất đai;
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;
- Địa bàn nghiên cứu: huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; giới hạn một
số xã có đặc trưng đại diện cho cho các tiểu vùng tự nhiên - kinh tế của
huyện.
- Thời gian nghiên cứu : Đề tài được tiến hành trong thời gian từ năm
2010 – 2013.
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của tham vấn cộng đồng
2.1.1. Cơ sở lý luận
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách
đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy một bước quyền làm chủ của
nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy chế dân chủ cơ sở đang
từng bước được cụ thể hoá thông qua sự tham gia, tham vấn ý kiến cộng
đồng trong một số nội dung đã đem lại những chuyển biến khả quan:
- Có sự chuyển biến trong nhận thức về tham vấn trong quản lý đất đai ở
các đối tượng dân cư.
Đối với người dân, hoạt động tham vấn bước đầu tạo được sự thay đổi
trong cách nghĩ, trong nhận thức về công tác quản lý theo phương pháp mới;
Người dân có cơ hội tích cực, chủ động tham gia vào toàn bộ quy trình
của công tác quản lý, từ xây dựng đến giám sát và đánh giá quá trình thực
hiện tại địa phương mình.
Do được thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình đối với những vấn đề
của địa phương, nên sự đồng thuận, nhất trí trong dân cao. Người dân đánh
giá cao phương pháp tham vấn này và mong muốn được tham gia
nhiều hơn nữa vào việc góp ý kiến trong quá trình quản lý và các cuộc họp

cộng đồng.
- Đối với các cấp lãnh đạo, quản lý nhà nước về đất đai hoạt động tham
vấn có ý nghĩa tích cực đối với các chủ thể của công tác lập và thực thi các
chính sách pháp luật đất đai, quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất và thu hồi đất
bồi thường hỗ trợ tái định cư.
5
Là cơ sở để chỉnh sửa và bổ sung quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất và
thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư sát thực với thực tế và mong muốn
của người dân, nhằm đạt tính khả thi cao trong hiện thực. Thông qua hoạt
động tham vấn, chủ thể quản lý có nhiều nguồn thông tin và cách nhìn
tổng thể về phát triển kinh tế để có các giải pháp tuỳ theo tính cấp bách và cần
thiết của từng nhiệm vụ phát triển.
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động tham vấn tạo cơ hội để các doanh
nghiệp đưa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị cụ thể tháo gỡ những khó
khăn, bức xúc từ thực tiễn hoạt động của mình.
Các doanh nghiệp đã có những ý kiến đóng góp có giá trị trong
việc huy
động nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Cũng như
người dân /cộng đồng, nhóm các doanh nghiệp đánh giá cao việc đổi mới
trong lập quy hoạch và mong muốn các ý kiến đóng góp của họ được
ghi nhận và xem xét một cách nghiêm túc.
- Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực trên, cũng vẫn còn những
bất cập cụ thể:
+ Thiếu những qui định, cơ chế bảo đảm sự tham gia hiệu quả của
cộng đồng trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.
+ Việc tham vấn một số nơi, trường hợp chỉ dừng lại ở việc lấy ý kiến
mang tính hình thức.
+ Cơ chế giải đáp, tiếp thu ý kiến tham vấn còn bất cập, chưa được thực
hiện nghiêm túc trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật đất đai.
Hệ thống văn bản pháp luật về sự tham gia của cộng đồng.

- Chỉ thị số 30 CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH11 Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007;
6
- Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN
ngày 17 tháng 4 năm 2008của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam Hướng dẫn Điều 11, Điều 14 của Pháp lệnh Thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
* Quản lý quy hoạch- kiến trúc
- Luật XD,Chương II về Quản lý QHXD
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy
hoạch xây dựng.
- Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 về
quản lý kiến trúc đô thị;
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 04 năm 2008 hướng
dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 21 /2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 Quy định
việc lập, thẩm định, phê duyệt và và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn
- Thông tư số 08 /2007/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2007 Hướng
dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/ 2009
* Quản lý đầu tư xây dựng
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của
cộng đồng
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC
ngày 04 tháng 12 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-
TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc

ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
7
Tham vấn cộng đồng là việc một cộng đồng được tham khảo về ý
kiến, thái độ, và những mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển nào
đó trong tiến trình lập kế hoạch. Đây là cơ hội cho mọi người có thể bày tỏ ý
kiến của họ, bằng cách này họ có thểảnh hưởng đến các việc ra quyết định.
Hiện nay đã có quy chế buộc phải có sự tham gia ý kiến của người dân trong
tiến trình lập kế hoạch và ra quyết định.
• Vì sao cần phải tham khảo ý kiến cộng đồng?
- Dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng;
- Các sản phẩm của dự án sẽ do cộng đồng quản lý, sử dụng;
- Nên việc thực hiện dự án phải có sự đồng thuận cao của cộng đồng.
• Cộng đồng tham gia vào những việc gì?
(i) Tham gia đóng góp: ý kiến, công sức, kiến thức, đất đai và tiền
(ii) Tham gia ra quyết định
(iii) Tham gia giám sát quá trình thực hiện dự án.
• Các bước tham vấn cộng đồng:
Tham vấn cộng đồng - một tiến trình gồm 6 bước:
Bước 1. Xác định các mục tiêu của công tác tham vấn:
Để làm gì? Nhằm tìm hiểu thái độ hay hành động của chính quyền địa phương
và cộng đồng thông qua những phản hồi về bản phác thảo kế hoạch, hay tạo
cơ hội cho cộng đồng lựa chọn một dự án phát triển nào đó, dẫn đến sự đồng
thuận và cùng thực hiện.
Bước 2. Chọn lựa phương pháp lấy ý kiến cộng đồng:
Xem xét một loạt các phương pháp và chọn lựa phương pháp nào thích
hợp nhất với mục tiêu và tiếp cận đúng đối tượng.
Bước 3. Xác định các nhóm dân sẽ bị ảnh hưởng bởi hoạt động cụ thể
của dự án:
8
Xác định ranh đầu tưđến đâu, đồng thời xác định nhóm dân cư nào sẽ

tham gia vào tiến trình tư vấn. Đó là, ởđịa bàn nào, đặc điểm của những người
tham gia, như nông dân, phụ nữ, tuổi tác….
Bước 4. Chuẩn bị kế hoạch chi tiết:
Bao gồm việc xác định:
- Các mục tiêu đã được xác định là gì?
- Sử dụng phương pháp thích hợp nào?
- Các nhóm cộng đồng nào bị ảnh hưởng?
- Xây dựng nội dung sơ bộđể lấy ý kiến cộng đồng (biểu, mẫu, phiếu
khảo sát )?
- Tổ chức như thế nào? (thời gian, địa điểm, người điều hành,…)
Bước 5. Thực hiện phương pháp lấy ý kiến:
Bước này được thực hiện căn cứ trên kế hoạch chi tiết đã vạch ra. Họp
cộng đồng, cử người có uy tín và được tập huấn, nắm rõ nội dung, kế hoạch
đứng ra hướng dẫn, có người gợi ý và nêu vấn đề; ghi chép biên bản, thông
qua và biểu quyết. Lấy ý kiến bằng phiếu: Tư vấn/chính quyền địa
phương/Chủđầu tưđứng ra chuẩn bị nội dung, hướng dẫn cho Đại diện cộng
đồng phát phiếu và thu hồi.
Bước 6. Đưa ý kiến phản hồi của cộng đồng vào tiến trình ra quyết
định:
Phân tích các thông tin nhận được và cân nhắc giá trị của chúng, xem
thông tin nào cần đưa vào bản phác thảo đề án.
• Thế nào là Các bên liên quan? Các thành phần có liên quan là tất cả
những người, những tổ chức có trách nhiệm và lợi ích liên quan đến hoạt
động, một vấn đề cụ thể. Các thành phần có liên quan còn bao gồm những nhà
ra quyết định cũng như những người bị ảnh hưởng bởi một quyết định. Cộng
đồng là một trong số các thành phần có liên quan chịu tác động bởi các quyết
định lập kế hoạch phát triển.
9
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Hộ trợ các chuyên gia tư vấn về quản lý đất đai có sự tham vấn của

cộng đồng.
- Giúp các nhà quản lý có cách thức tiếp cận và quản lý các dự án quản
lý đất đai có sự tham vấn của cộng đồng.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng, đề cao vai trò cộng đồng trong
công tác quản lý đất đai, khuyến khích các sáng kiến cộng đồng và việc tự
khởi xướng các hoạt động cộng đồng trong công tác quản lý đất đai. Cung cấp
các công cụ cho cộng đồng trong việc tham gia với các hình thức, mức độ
khác nhau vào công tác quản lý đất đai.
2.2. Kinh nghiệm quốc tế về tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước phát triển.
2.2.1.1. Canada: Trường hợp thành phố Vancouver và Montreal
Tại Canada, việc khai thác sự tham gia của cộng đồng được tiến hành
ngay từ khâu khảo sát, thiết kế quy hoạch cho đến khâu xây dựng.
a. Kinh nghiệm của thành phố Vancouver:
Vào mùa thu năm 1992, chính quyền thành phố Vancoure đã trưng cầu
ý kiến nhân dân để tìm phương hướng quy hoạch thành phố. Chính quyền
thành phố đã xây dựng dự án “City plan”, đưa các câu hỏi tham khảo ý kiến
nguyện vọng của nhân dân thành phố trong phương hướng quy hoạch, cải tạo
thành phố trong những năm tới.
Từ năm 1992 đến 1995, trên 20.000 người đã tham gia vào dự án City
plan, một dự án xây dựng phát triển đô thị. Những điểm chính đã được trưng
cầu ý dân tại thành phố đó là: lập những trung tâm chính trong thành phố, xây
dựng những khu nhà mới, vấn đề tạo thêm công ăn việc làm, thành lập dịch
vụ phúc lợi xã hội ngay trong khu vực địa phương, vấn đề giao thông cây
xanh thành phố.
10
Các ý kiến của người dân đã được tập hợp và in, xuất bản trong hai
cuốn sách: “ Hồ sơ ý kiến” và “Ý kiến minh họa”. Thành phố cũng đã tổ chức
“Triển lãm sáng kiến”, tạo cơ hội cho nhân dân trao đổi đóng góp ý kiến của
mình qua diễn đàn ý kiến. Tiếp đến là việc lựa chọn, lập quy hoạch cũng có

sự tham gia của cộng đồng. Những ý kiến tham gia đóng góp của người dân
thành phố đã được chính quyền thành phố tham khảo để xây dựng kế hoạch
phát triển của thành phố trong những năm tiếp theo.
b. Kinh nghiệm tổ chức quy hoạch xây dựng một khu ở tại thành phố
Montreal.
Cộng đồng những người chủ sở hữu đất (cùng bỏ vốn mua khu đất)
mời nhóm kiến trúc sư thuộc Văn phòng tư nhân thiết kế quy hoạch.
Qua một cuộc điều tra xã hội học và trả lời các bảng hỏi, các kiến trúc
sư đã chia ra năm nhóm trong cộng đồng có khả năng bỏ vốn xây nhà và có
các nhu cầu không gian khác nhau (diện tích, số phòng, độ to nhỏ, khu phụ,
…) từ thấp tới cao.
Do phương pháp giải quyết trong nội bộ cộng đồng và phương án quy
hoạch thống nhất hài hòa đã làm cho những người trung lưu cũng được sống
trong các khu sang trọng kiểu biệt thự (thường chỉ người giàu mới đủ khả
năng xây dựng). Khu này vừa có đường phố, lô nhà nhưng vẫn có dáng vẻ
khu chung cư có môi trường thoáng đãng. Họ thống nhất phải bố trí một phần
đất đã chung mua để làm đường đi lại và cho ôtô vào được từng nhà (theo luật
định, đường sử dụng chung do Nhà nước và chính quyền địa phương bỏ vốn
xây dựng).
Cộng đồng dân cư còn phải dành phần đất của mình để làm sân vườn
quanh nhà, lề đường có tính công cộng, khi thi công Nhà nước sẽ bỏ vốn một
phần. Cây xanh thảm cỏ của chung nhưng phần 1/ 2 – chiều rộng trở vào
tường nhà là các hộ dân phải tự nuôi dưỡng chăm sóc cây cỏ, còn 1/2 giáp
11
mép đường là tiền của Nhà nước bỏ ra (khi quy hoạch chi tiết phải có hội
đồng thẩm định của địa phương duyệt,…).
2.2.1.2. Kinh nghiệm ở Nhật Bản: Bản tuyên bố Tokyo và thỏa thuận xây
dựng tại thành phố Yokohama.
Bản tuyên bố Tokyo về “công tác quản lý đô thị lớn” họp từ ngày 20-
23/4/1993 đã khẳng định:

- Đô thị là trung tâm hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội đa dạng của
nhân dân.
- Phát triển hợp tác chặt chẽ giữa những người dân, các tổ chức phi
Chính phủ và các khu vực kinh tế, có thể giải quyết các vấn đề phức tạp xảy ra.
- Sự cải tiến quản lý đô thị đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các thành phần
chủ yếu: người dân, những nhà hoạch định chính sách, người quản lý, chuyên
gia trong quản lý đô thị, chính quyền trung ương và địa phương, các tổ chức
phi Chính phủ, các nhóm kinh tế cá thể.
- Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực tư nhân với Nhà nước là cần thiết để
đáp ứng có hiệu quả các dịch vụ xã hội toàn diên, phát triển cơ cấu hạ tầng và
các chương trình lành mạnh môi trường…
Bản tuyên bố này đã được sự thống nhất của người dân thành phố
Tokyo và chính quyền thành phố. Vì vậy, công tác quản lý đô thị đạt được
nhiều kết quả tốt.
* Thỏa thuận xây dựng tại YOKOHAMA:
Hiện nay Nhật Bản đang thiếu đất, các nhà thầu xây dựng và chủ đất
muốn thu được lợi nhuận tối đa bằng cách sử dụng đất một cách hiệu quả
nhất. Vì vậy các chủ đầu tư đã xây dựng các khu nhà cao tầng nhưng không
chú ý đúng mức tới môi trường của các khu vực xung quanh. Các khu nhà
này đã làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường của những hộ dân sinh sống
xung quanh.
12
Để giải quyết vấn đề này, cộng đồng dân cư được chính quyền thành phố
đề nghị tham gia vào thỏa thuận xây dựng. Hệ thống thỏa thuận này dựa trên
điều luật về tiêu chuẩn xây dựng: muốn duy trì và nâng cao việc phát triển,
bảo vệ môi trường thông qua một thỏa ước về xây cất với sự đồng ý của tất cả
mọi người và được chính quyền địa phương chấp thuận trong từng khu vực
nhất định.
Thành phố YOKOHAMA dự kiến chi phí xây dựng, chi phí lập kế
hoạch, đặt các bảng hiệu, in các bảng hỏi phân phát cho mọi người để thu

thập ý kiến, in và đóng thành sách các thỏa thuận nhằm:
- Từng khu vực có thể nêu cao vai trò để phát triển môi trường tốt hơn
cho những người cư ngụ tại đó bằng việc thiết lập các quy định chi tiết.
- Các thỏa thuận này do những người cư ngụ tham gia hoạt động theo
cách riêng của mình từ đó dẫn đến sự đảm bảo đoàn kết tại địa phương mình.
2.2.1.3. Kinh nghiệm ở Pháp: Chính sách nhà ở của Pháp – Kỹ nghệ xây
dựng công trình công cộng MOS
Chính sách nhà ở của Pháp – Kỹ nghệ xây dựng công trình công cộng
MOS (Maitrised’oeuvre Sociale) là phương pháp mới với phương châm nhân
dân và chính quyền địa phương cùng làm.
Trong chương trình nâng cấp (vật chất và xã hội) có sự tham gia của
dân chúng, có những đặc điểm chính sau:
- Về mặt văn hóa xã hội: Một công tác xã hội rộng lớn được thực hiện
bằng sự phát triển văn hóa các cộng đồng xã hội và dân tộc (phụ nữ, thanh
niên, thiếu nhi,… tham gia các hoạt động), các cơ sở tôn giáo được thành lập
do cư dân quản lý (người xây dựng cung cấp địa điểm).
- Về Kinh tế: Phát triển các hoạt động để tạo việc làm trong khu vực:
Các tiệm giặt là, cửa hàng rau quả, quần áo, cửa hàng bán thịt, tiệm cà phê
được mở ở tầng trệt các tòa nhà. Tất cả do dân tự quản lý. Điều này, vừa tạo
13
điều kiện thuận lợi cho các hộ dân trong việc mua bán hàng ngày, vừa tạo
công ăn việc làm cho những người dân trong khu vực.
- Điều tra Xã hội học: Tìm hiểu xem những dân cư mới trong bối cảnh
văn hóa của khu vực bị lôi cuốn vào mối cân bằng xã hội như thế nào?
- Biện pháp định cư (định cư mới, tái định cư) không chỉ bó hẹp vào
vấn đề nhà ở, mà còn xem xét đến các vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế.
- Việc đối thoại: Sự tham gia của nhân dân là nền tảng cho các dự
án xã hội.
Ngoài ra, đại diện của Hội liên hiệp phụ nữ trong các đô thị đều tham
gia vào Hội đồng xét duyệt các phương án thiết kế nhà ở bởi họ cho rằng, phụ

nữ chính là người am hiểu các hoạt động trong gia đình, là người biết các yêu
cầu tổ chức không gian, sắp xếp đồ đạc trong gia đình.
2.2.1.4. Kinh nghiệm Cộng hòa Liên bang Đức: Nghiên cứu và cải tạo khu
phố cổ qua ví dụ thành phố Hameln.
Trong quá trình nghiên cứu và cải tạo khu phố cổ, chính quyền thành
phố đã chú ý và coi trọng sự tham gia của nhiều thành phần như sau:
- Công tác tổ chức luôn luôn đảm bảo nguyên tắc tập hợp sự tham gia
của nhiều ngành, nhiều chuyên gia từ khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện
việc cải tạo.
- Hội đồng thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo chung và trực tiếp xem
xét, quyết định những vấn đề cơ bản như: Thông qua đồ án quy hoạch tổng
thể, khả năng đầu tư, nguồn tài chính, kế hoạch xây dựng, nguyên tắc trang trí
và những biện pháp quan trọng.
- Văn phòng hội đồng thành phố: Xem xét ra quyết định các biện pháp
quan trọng và các bước tiến hành cải tạo.
- Ủy ban kế hoạch và xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo về chuyên
môn: Chuẩn bị các văn bản để hội đồng thành phố và văn phòng hội đồng
thành phố ra quyết định, tham gia thảo luận tất cả các vấn đề có liên quan tới
14
sự cải tạo khu phố cổ, điều phối sự tham gia của các ủy ban có liên quan khi
cần thiết.
- “Ban công tác cải tạo khu phố cổ” – bộ máy điều hòa trực tiếp (trực
thuộc Sở Xây dựng) có liên quan chuyên môn với hội đồng xây dựng thành
phố, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát mọi công tác chuẩn bị và thực hiện
cải tạo (nghiên cứu quy hoạch, giám định, điều phối, bảo đảm tuân thủ luật
khuyến khích xây dựng, luật đô thị, chuẩn bị biện pháp xây dựng, khai thác và
cung cấp tài chính, công tác thông tin, tuyên truyền,…)
- Đơn vị thực hiện dự án là “Neue Heimat Bremen” được lựa chọn qua
đấu thầu có nhiệm vụ lập kế hoạch cải tạo, di dân, lo chỗ ở tạm thời, giải tỏa
mặt bằng, nghiên cứu các phương án nâng cấp, cải tạo và hiện đại hóa.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng cải tạo khu phố cổ, chính
quyền thành phố đã thực sự quan tâm tới người dân sống trong khu phố cổ,
đặc biệt là tầng lớp nghèo, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, thông tin kịp
thời và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình nghiên cứu, cải
tạo khu phố cổ.
2.2.2. Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển ở Châu Á
2.2.2.1. Kinh nghiệm Philipnie: Sự tham gia quy hoạch của cộng đồng ở
Tondo
Manila là thủ đô của Philippines với dân số hơn 11 triệu người, trong
đó 4,5 triệu người sống trong các khu nhà ổ chuột và các khu cư trú bất hợp
pháp. Dễ dàng thấy được khu nhà ổ chuột lớn nhất ở Manila là khu đất bãi
Tondo với diện tích 184 ha đất đầm lầy do vịnh Manila tạo nên. Sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, khi hàng triệu người di cư tới Manila, Tondo đã thu hút
dân di cư bởi vì đó là nơi mà họ có thể tìm được việc làm. Tại bến tầu North
Harbor, đàn ông có thể làm công nhân, còn phụ nữ có thể mua bán hàng ở
chợ, hoặc có thể đến làm việc ở lò mổ của thành phố và các nhà máy. Tuy
nhiên, sức hút mạnh của Tondo là do vùng đất này thuộc quyền quản lý của
15
Chính phủ. Do sự quản lý thiếu chặt chẽ nên đã có một lượng người khá lớn
đến sinh sống tại khu vực này. Chính quyền thành phố đã nhận thấy rằng khó
có thể di chuyển và tái định cư được cộng đồng này, bởi vì họ là một số đông
cử tri. Vào cuối những năm 1960, Tondo đã có số dân hơn 200.000 người
sinh sống trong điều kiện đông đúc không đủ nước dùng, không có nhà vệ
sinh, không có hệ thống thoát nước, thiếu đường đi, không có hệ thống phòng
chữa cháy, không có hệ thống giáo dục và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đầu những năm 1970, Tondo được Ngân hàng Thế giới chọn để thực
hiện một dự án gồm 2 chương trình:
- Chương trình nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị và xã hội cho cộng
đồng: Giải quyết vấn đề cung cấp nước, cải thiện hệ thống vệ sinh, nước thải,
việc làm, giáo dục và các dịch vụ khác cho dân cư tại nơi họ sinh sống.

- Chương trình tái định cư: Di chuyển một số gia đình ở Tondo tới một
khu nông nghiệp khai hoang là Dagat-dagantan cách nơi ở cũ khoảng 4km.
Cả hai chương trình này được soạn thảo dựa vào quá trình quy hoạch
có sự tham gia của cộng đồng do Cục nhà đất quốc gia thực hiện với sự tư vấn
quốc tế của Ngân hàng Thế giới.
Để triển khai hai chương trình này, một đội ngũ các nhà quy hoạch
hàng đầu thuộc Văn phòng trợ lý Tổng thống về phát triển cộng đồng, Trường
quản lý hành chính công cộng và Đại học tổng hợp Philippines đã cùng tham
gia vào quá trình quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng này. Các hoạt động
chính đã được triển khai như:
- Huy động các tổ chức của cộng đồng tham gia
Những tổ chức chính của cộng đồng đã được huy động là: Tổ chức
nghiên cứu các hoạt động tham gia; Hội đồng những người lãnh đạo cộng
đồng; Ủy ban cộng đồng; Nhóm lao động tình nguyện; Hội phụ nữ; Câu lạc
bộ thanh niên và Nhóm đánh giá của cộng đồng.
- Tổ chức cộng đồng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu:
16
Khi dự án của Ngân hàng Thế giới được công bố, đòi hỏi đầu tiên mà
các nhà tư vấn quốc tế đưa ra là cần thu thập những dữ liệu chính xác và mới
để làm cơ sở cho việc xây dựng một đồ án quy hoạch. Nhóm nghiên cứu đã
ký một hợp đồng phụ để tiến hành một cuộc khảo sát nhanh về cộng đồng
nhằm tìm ra những thông tin quan trọng như:
+ Số hộ gia đình và số nhân khẩu trong cộng đồng ở một quận hay
một vùng.
+ Các kiểu nhà ở của nhân dân.
+ Mức thu nhập của các gia đình và khả năng trả tiền nhà.
+ Các loại việc làm và nơi làm việc.
+ Mối quan hệ giữa các thành viên trong các tổ chức của cộng đồng.
+ Khả năng tiếp cận tới các dịch vụ đô thị cơ bản như nước sinh hoạt,
vệ sinh, trường học, điện, bệnh viện và cảnh sát bảo vệ,…

Cả hai chương trình của dự án đều được huy động cộng đồng tham gia
trong quá trình nghiên cứu. Một nhóm sinh viên của Trường Hành chính công
đã được huấn luyện để thực hiện cuộc khảo sát ở một cộng đồng. Ở một cộng
đồng khác, bảng hỏi của cuộc khảo sát được chuyển cho những người lãnh
đạo của cộng đồng. Những người lãnh đạo này đã giới thiệu các thanh niên
của cộng đồng để thực hiện cuộc phỏng vấn. Nhóm nghiên cứu đã tập huấn
cho những thanh niên đó để họ tiến hành cuộc khảo sát.
Khi so sánh kết quả của hai cuộc khảo sát có thể nhận thấy rằng cuộc
khảo sát do thanh niên của cộng đồng tiến hành thu được thông tin hoàn chỉnh
hơn, sâu sát và chính xác hơn. Đồng thời nó cũng ít tốn kém hơn so với cuộc
khảo sát do các sinh viên tiến hành, vì những thanh niên do cộng đồng cử ra
để tiến hành phỏng vấn là những người tình nguyện và họ cũng không đòi hỏi
chi phí đi lại, tiền ăn trưa,…
17
- Thành lập Hội đồng những người lãnh đạo cộng đồng.
Cục nhà đất quốc gia đã thành lập Hội dồng những người lãnh đạo
cộng đồng là những thành viên chính trong quá trình tư vấn quy hoạch.
Những thành viên của Hội đồng này được các tổ chức của cộng đồng bầu ra
(Hội đồng Barallgay) và thường bao gồm: một chủ tịch Barangay, một phó
chủ tịch, bốn ủy viên hội đồng (về các lĩnh vực đời sống, an ninh, sức khỏe và
giáo dục), một thư ký, một thủ quỹ và một bảo vệ. Hội đồng triệu tập các cuộc
họp cộng đồng khi có những vấn đề quan trọng cần bàn bạc. Mặt khác, với tư
cách là những người lãnh đạo cộng đồng đã được bầu, họ sẽ tiếp xúc và phản
ánh những ý kiến của cộng đồng với các nhà chức trách và các nhà quy
hoạch.
Tuy nhiên, qua trao đổi và bàn bạc với các Hội đồng của cộng đồng,
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rõ một điều là nhân dân rất không hài long với
một số thành viên trong Hội đồng.
Những cuộc phỏng vấn sâu cũng cho thấy quần chúng không thực sự
kính trọng một số nhà lãnh đạo đã được bầu. Họ coi những người này hoàn

toàn là những chính trị gia thường nhận hối lộ và lợi dụng chức quyền để
kiếm lợi cho bản thân và gia đình họ (bổ nhiệm các công việc chính trị cho
con cái họ, hối lộ các nhà chính trị quốc gia, nhận đặc ân từ các quan chức
Chính phủ để đổi lấy số phiếu ủng hộ,…). Vì thế tổ chức phát triển cộng đồng
đưa ra gơi ý là trong cuộc bầu cử hàng năm của Barallgay, những nhà lãnh
đạo có nhiều khả năng được chấp thuận sẽ vận động bầu cử với tư cách là
những nhà lãnh đạo không chính thức. Do vậy họ cũng có nhiều khả năng trở
thành những người lãnh đạo được bầu chính thức.
- Nhóm người lao động tình nguyện
Một bộ phận khác cũng tham gia thực sự vào công tác xây dựng đó là
những người xây dựng tình nguyện. Bộ phận này được tham gia dưới các hình
thức sau:
18
+ Lao động tình nguyện không được trả công để làm những việc công
ích như: đào mương, lắp đặt đường ống, di chuyển nhà ở từ nơi này đến nơi
khác,…
+ Lao động tình nguyện được trả một phần công.
+ Lao động bán chuyên nghiệp được sử dụng trong việc xây dựng và
nâng cấp nhà ở.
+ Tham gia vào các chương trình đào tạo kỹ thuật xây dựng và cung
cấp (chẳng hạn như: thợ hàn, thợ điện, thợ nề và thợ mộc).
“Lao động tình nguyện” đã được các nhà chức trách của chính quyền
trả một “giá trị nhỏ” được tính bằng cách cộng những ngày lao động để tính
điểm và được coi như một khoản đóng góp của gia đình họ. Mặt vận dụng
khác là những người tình nguyện được trả một khoản tiền nhỏ (thường là
bằng một nửa ngày công) cũng được coi như lao động ngoài giờ đóng góp vào
“chia sẻ những công việc khó nhọc” của cộng đồng.
Chính quyền không đền bù cho những người quyết định làm việc ở
nhà riêng của họ. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã có cơ hội học hỏi
kỹ thuật xây dựng của chương trình đào tạo để sau đó sẽ áp dụng vào việc

xây nhà.
- Các ủy ban cộng đồng dân cư
Ngoài Hội đồng Barangay được bầu chọn chính thức. Tổ chức phát
triển cộng đồng cũng thành lập một “Ủy ban cộng đồng dân cư” với cơ cấu tổ
chức nhỏ hơn và thường để chọn ra những người đứng đầu của khu phố hoặc
khu chung cư. Các Ủy ban này cũng được bầu chọn một cách không chính
thức ngay tại cuộc họp và dưới hình thức giơ tay biểu quyết. “Ủy ban cộng
đồng dân cư” rất tích cực trong các buổi làm việc với các nhà quy hoạch và
các quan chức chính quyền. Các ủy ban này nhỏ hơn các tổ chức khác nên có
thể huy động được một cách nhanh chóng. Đồng thời, vì các cộng đồng dân
cư khác nhau có những vấn đề bức xúc khác nhau nên Tổ chức phát triển
19
cộng đồng nhận thấy tham khảo ý kiến của các Ủy ban này dễ dàng hơn và có
nhiều ý kiến phong phú hơn so với Hội đồng Barangay.
- Hội Phụ nữ
Ở Tondo, một điều được nhận thấy phụ nữ là ác thành viên tích cực
nhất của cộng đồng trong các hoạt động đổi công và trợ giúp. Chẳng hạn như
ở đây đã có các câu lạc bội “Các bà mẹ” để phụ nữ bàn bạc và tro đổi thường
xuyên với nhau về những thông tin nuôi dạy trẻ, kế hoạch hóa gia đình, tọa
thu nhập chung, công việc làm hàng thủ công và các mối quan tâm khác.
Những phụ nữn này là những thành viên sớm nhất của cộng đồng tổ chức và
tham gia vào các dự án. Ở đây cũng có các thành viên của Hội phụ nữn thiên
chúa giáo thực hiện các công tác từ thiện cho các thành viên nghèo của cộng
đồng và ác tổ chức của những thanh niên hoạt động vì mục đích xã hội. Các
tổ chức phụ nữ này rất tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động quy hoạch
cộng đồng.
- Các câu lạc bộ thanh niên
Tondo có rất nhiều Câu lạc bộ thanh niên với nhiều lĩnh vực khác nhau
như các câu lạc bộ: khiêu vũ, thể thao, câu lạc bộ xã hội, câu lạc bộ cai thiện
cộng đồng…Trong thực tế luật pháp đòi hỏi mỗi cộng đồng Barangay phải có

một đại diện của tổ chức thanh niên. Việc thành lập một câu lạc bộ thanh niên
như dự kiến, lúc đầu gặp nhiều khó khăn vì họ đã tha gia vào câu lạc bộ tổ
chức khác.
Một trong những hoạt động chính của tổ chức phiết triển cộng đồng là
tài trợ cho các hoạt động thể thao, khiêu vũ, các hoạt động xã hội của cộng
đồng. Các cán bộ của tổ chức phát triển cộng đồng đã gặp gỡ riêng với các
lãnh đạo của các câu lạc bộ thanh niên và đã đề ra một kế hoạch hợp tác. Sauk
hi thành lập, câu lạc bộ thanh niên trở thành một bộ phận tích cực trong các lỗ
lực phát triển cộng đồng.
20
- Các nhóm đánh giá.
Đây là nhóm những người già có uy tín và những người lãnh đạo trong
cộng được chọn ra từ các tổ chức và các câu lạc bộ khác nhau để quản lý đánh
giá các hoạt động của dự án. Nhóm này được sự ủng hộ của tổ chức nghiên
cứu các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng và được tổ chức này cung
cấp cho những thông tin về hiệu quả tác động của các dự án. Các nhóm đánh
giá có một chức năng rất quan trọng bởi vì họ sẽ thông phản hồi lại những
đánh giá của họ về dự án và khi có các vấn đề xảy ra, họ sẽ hướng sự chú ý
của ban dự án vào các vấn đề đó.
2.2.2.2. Kinh nghiệm của Ấn độ
Các dự án cải tạo khu ổ chuột (SIPs) là các dự án phát triển đô thị tổng
hợp được triển khai kết hợp với những cải thiện về mặt vật chất như: cấp
nước vệ sinh , thoạt nước, thu gom rác rhair, cung cấp điện, y tế và các
chương trình phát triển cộng đồng: giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường,
giáo dục không chuyên, xóa mù chữ cho người lớn và phát triển kinh tế. “ Cơ
quan phát triển Quốc tế” (ODA) cung cấp tài chính cho SIPs ở 5 thành phố
của Ấn độ: Huderabad, Vihakhapatnam, Vijayawada, Indore và Calcutta. Các
dự án cải tạo khu nhà ổ chuột SIPs đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng như
là một vấn đề mấu chốt khuyến khích tính tự chủ mà thường thông qua việc
lập ra các Ủy ban cộng đồng dân cư để quản lý tài sản và các chương trình kế

hoạch của cộng đồng. Từ năm 1993, người ta đã tiến hành một loạt các loại
hình đào tạo PALM cho các nhân viên về chương trình phát triển cộng đồng
y tế và công nghệ. Mục đích là giới thiệu nhân viên dự án khái niệm về cách
học phạm vi của ác biện pháp sãn có của PALM như: tạo điều kiện cho cộng
đồng nhận thức được các vấn đề, kiểm soát các nguồn lực trong cộng đồng.
2.2.2.3. Kinh nghiệm của Singapore.
Chính sách của Singapore nhằm cung cấp nhà ở cho mọi gia đình và
tạo điều kiện cho họ làm chủ sở hữu căn nhà đó. Chính phủ Singapore thực
21
hiện mục tiêu này thông qua cơ quan phát triển nhà ở (Housing Development
Board – HDB). Hoạt động của HDB bao gồm quy hoạch phát triển đô thị
mới, nâng cấp nhà cũ, khuyến khích sở hữu nhà ở của dân, nâng cao trách
nhiệm cuộc sống cộng đồng, cung cấp nhà ở chất lượng cao và ác tiên nghi
công cộng liên quan, đề ra các tiêu chuẩn và công nghệ xây dựng và quản lý
địa ốc. Cơ quan này được vay tiền Chính phủ để phát triển nhà ở và cho dân
vay lại để mua nhà trả góp. Chìa khóa để giải quyết vấn đề này “Quỹ tiết
kiệm Trung ương”. Thao pháp luật của Singapore tất cả các công dân làm
việc phải trích vào quỹ này 20% tiền lương tháng của mình; Các nhà kinh
doanh các chủ xí nghiệp hàng tháng phải nôp vào quỹ một số tiền nhất định.
Do vậy số tiền quỹ rất lớn bằng 40% tổng quỹ lương cả nước. Phần tiền lương
trích vào quỹ không bị đánh thuế thu nhập, nó vẫn thuộc sở hữu người gửi và
xem như tiết kiệm hàng năm, được công nhận phần trăm lãi theo quy chế và
chỉ được rút ra khi về hưu hoặc đi khám bệnh. Quỹ này hỗ trợ cho người dân
có gửi tiền tiết kiệm vay tiền để mua nhà, thu tiền trả góp hàng tháng của
người dân trả cho Nhà nước.
Các khu dân cư được quy hoạch do Nhà nước và tư nhân cùng xây
dựng, Nhà nước bán trả góp, còn tư nhân bán thu ngay từng phần từ luc mới
khởi công. Hầu hết các cư xá cao ốc đều để trống tầng trệt làm nơi sinh hoạt
công cộng. Các khoảng trống không sinh hoạt ở tầng trệt là một nhân tố quan
trọng trong việc phát triển mối liên hệ xã hội, chúng tạo nên sự thông thaongs

đóng vai trò quan trọng trong đời sống và tạo nên cơ hội để tiếp nhận thông
tin và mối liên hệ xã hội trong cộng đồng.
2.2.2.4. Kinh nghiệm của Srilanka
Chính sách hợp tác phát triển đô thị.
Srilanka đã rhao đuổi một chính sách suốt 2 thập niên qua nhằm
khuyến khích khu vực Nhà nước và tư nhân hợp tác phát triển đô thị.
22

×