Facebook: Môi trường kinh doanh lý tưởng?
Hiện nay, các trang mạng xã hội là những diễn đàn lý tưởng không chỉ cho giới trẻ mà
còn là nơi để các nhà kinh doanh tham gia chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và
tạo dựng các mối quan hệ. Vậy Facebook liệu có phải là một địa chỉ lý tưởng cho môi
trường phát triển kinh doanh hay không?
Ngày nay, tham gia vào mạng xã hội
là nhu cầu của hầu hết mọi người,
kể cả giới kinh doanh vốn rất bận rộn
Ảnh: www.tahan.com
Là một nhà phân tích
, tôi (Charlene Li - Tác giả bài viết)
thường được nghe câu hỏi: Vì sao ở cương vị cá nhân
cũng như tập thể, chúng ta nên chú ý đến các dịch
vụ mạng như LinkedIn[1], Facebook[2] vàMySpace
?
Hãy bắt đầu với giả thuyết cơ bản – kinh doanh mang
tính tập thể và cá nhân. Kinh doanh liên quan đến con
người và sự giao thiệp
, tất cả chúng ta đều đánh giá cao
kỹ năng “thiết lập mạng lưới
” và quý trọng những cơ hội.
Không phải công việc tạo ra các thương vụ làm ăn mà
chính con người tạo ra điều đó. Hợp đồng được ký kết
đôi khi thông qua các cuộc trò chuyện với mọi chủ đề:
Từ một đội thể thao, thời tiết đến gia đình và sở thích
của bạn.
Vì vậy, chúng ta - giới kinh doanh ngày nay - tham gia
rất nhiều những mạng xã hội mỗi ngày, chủ yếu qua các
cuộc điện thoại, thư điện tử, qua các hội nghị và các sự
kiện. Những hoạt động tương tự cũng diễn ra trong hệ
thống mạng xã hội ảo – người ta cũng chia sẻ thông tin
với nhau và tạo dựng nên mối quan hệ trong hệ thống
mạng xã hội ảo.
Thế nhưng, nhiều người khi lần đầu truy cập và thử sử
dụng những trang như Facebook lại không thấy nó thích ứng với lĩnh vực kinh doanh của
mình, bởi hai lý do sau:
•
Thứ nhất, những cộng sự chuyên nghiệp của bạn không hăng hái với việc sử dụng
Facebook.
•
Thứ hai, hầu hết các trang ứng dụng ngày nay không được thiết kế cho nội dung
kinh doanh.
Vấn đề đầu tiên được đề cập đến đó là: Có thể bạn không có nhiều bạn bè trong hệ thống
mạng xã hội này. Đây cũng chính là trở ngại của tôi, bởi những người tôi quen biết chỉ mới
bắt đầu sử dụng mạng Facebook trong năm vừa qua. Những người bạn của tôi đăng tải các
đường dẫn, mục điểm sách, những sự kiện họ tham gia và thật bất ngờ giờ đây tôi gần như
“nghiện” Facebook.
Rất nhiều kinh nghiệm được chia sẻ trên Facebook
Ảnh: www.iguru.vn
Tôi đã tham gia một sự kiện vì năm người bạn của tôi nói rằng họ sẽ tham dự. Khi gặp họ ở
đó, tôi đã chúc mừng việc họ hoàn tất cuộc kiểm kê tài chính và hỏi thăm họ về kỳ nghỉ gần
đây, tất nhiên là những điều đó được chia sẻ trên trang Facebook. Giá trị kinh doanh của
việc đứng đầu hệ thống là gì? Kinh nghiệm cho thấy nó là vô giá trị.
Còn vấn đề thứ hai đó là những ứng dụng kinh doanh trên các trang như Facebook vẫn
chưa “khởi sắc”, đó là lý do những người như Tom Davenport[3]
khó lòng thấy được giá trị
kinh doanh của những mạng xã hội.
Tôi không phàn nàn gì về họ. Xét cho cùng những ứng dụng hiện phổ biến nhất trên
Facebook không quan trọng. Đó chẳng qua chỉ là trò chơi sắp chữ hay trò ma cà rồng (trong
trò đó bạn có thể “cắn” hoặc “bị cắn”). Bởi lẽ những ứng dụng này được thiết kế bởi khoảng
20 nhà phát triển dành cho 20 người bạn của họ, hay đại loại thế.
Nhưng chúng ta nên nhớ khái niệm “sáng tạo ứng dụng mạng xã hội” chỉ mới có mặt sáu
năm và đây chỉ mới là giai đoạn đầu. Những nhà định hướng kinh doanh chỉ đang khơi gợi
triển vọng, còn người sử dụng chỉ mới khám phá mạng xã hội. Cả hai bên cần thời gian tìm
đến nhau và phát triển hệ thống chung cho những ứng dụng kinh doanh.
Mạng LinkedIn là ví dụ. Mạng này mô tả ứng dụng xã hội mới, giới thiệu những sự kiện sắp
diễn ra thuộc lĩnh vực kinh doanh của bạn, những đối tượng trong hệ thống sẽ tham gia.
Không những thế, mạng này còn hiển thị những người trong thành phố mà bạn có thể liên
hệ. Vì thế, nếu bạn biết những cộng sự, nhà cung cấp, đối tác, nhà tài trợ, khách hàng, v.v…
sẽ hội họp, bạn cũng sẽ muốn có mặt ở đó.
Giá trị kinh doanh cuối cùng mà các công ty đã nhận thấy và điều đó đã tạo nên ảnh hưởng
đến những người đang sử dụng các mạng xã hội. Để quảng cáo trên trang Facebook không
hiệu quả lắm, thế nhưng dùng nó để giao thiệp với mọi người, trao đổi với những người yêu
thích sản phẩm của bạnthì lại rất hữu hiệu.
Ngày nay, nhờ Internet, người ta chỉ cần ngồi một chỗ
cũng có thể liên kết với toàn thế giới
Ảnh:
www.owbt.org
Hãng Victoria’s Secret[4]
có những biểu tượng dành cho người yêu thích sản phẩm của
hãng này. Họ có thể tải những biểu trượng họ thích trên trang MySpace, đặt vào trang của
mình cho bạn bè xem. Ernst & Young[5] đã thông qua mạng Facebook trả lời những câu hỏi
của những sinh viên đại học, những người họ đang muốn tìm kiếm và tuyển dụng.
Vì vậy, đừng bỏ qua những trang xã hội chỉ vì nơi đó dành cho giới trẻ. Khách hàng tiềm
năng và nhân viên của bạn có thể đang thăm dò và mở rộng mối quan hệ tại các trang đó.
Một vài người sẽ liều lĩnh sáng tạo ra giá trị kinh doanh mới cho những mạng lưới này trong
khi những người khác chờ đợi người tiên phong mở lối.
Bạn cũng đừng nên phớt lờ những cộng đồng mới mẻ này, trừ khi bạn tin chắc khách hàng
của mình không có mặt tại đó, nhưng những trường hợp này khá hiếm. Công ty của bạn có
tham gia mạng xã hội nào không? Hay công ty bạn đang tiến hành phương pháp tiếp cận
trực tiếp?
- Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Online của Charlene
Li -
Một số nét về tác giả
Charlene Li là Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Phân tích tại Viện nghiên
cứu
Forrester. Bà
tốt nghiệp Trường Harvard loại xuất sắc và lấy bằng
Cử nhân
Quản trị Kinh doanh của Đại học Kinh doanh Harvard. Bà
chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực Tiếp thị,
Tiếp thị & Quảng
cáo,
Web,
Blog Tiêu dùng,
Widgets,
Social Computing & Web 2.0,
Cổng
thông tin Tiêu dùng & Tìm kiếm,
Truyền thông & Giải trí,
RSS. Charlene chủ yếu đóng
góp cho Viện Forrester về mảng Tiếp thị Tương tác. Bà là một trong những người tiến
hành cuộc nghiên cứu “Social Computing và Web 2.0” của Forrester và khảo sát việc
làm thế nào để các công ty sử dụng những công nghệ như: blog, mạng xã hội, RSS,
tag và widgets vào mục đích tiếp thị. Trong tám năm làm việc tại Viện Nghiên cứu
Forrester, Charlene đã chỉ đạo nhóm tiếp thị và nghiên cứu truyền thông, đồng thời là
người điều hành văn phòng của viện tại San Francisco. Charlene cũng
là Chủ biên
mảng Truyền thông Tương tác của Công ty Community Newspaper - một Tập đoàn báo
chí ở Massachusetts. Ngoài ra, Charlene còn phục vụ trong Ban điều hành Hiệp hội
Báo chí của Liên đoàn Truyền thông Hiện đại của Mỹ. Charlene là một trong những nhà
phân tích của Forrester được nhắc đến nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông
đại chúng: The NewsHour With Jim Lehrer, CNN, NPR, BBC, Tập san Wall Street, New
York Times và tờBusinessWeek. Bà cũng là khách mời thường xuyên trên Web 2.0
Expo, Ad:Tech, Search Engine Strategies và AlwaysOn.
Những nghiên cứu mới nhất
-
When And How To Get Involved With Wikipedia
(TD: Thời điểm và cách thức tham
gia vào Wikipedia)
-
Technology Adoption Affects Social Computing Adoption And Brand Affinity(TD: Công
nghệ ảnh hưởng mạng xã hội và sự thu hút của nhãn hiệu).
-
Loyalty Drives The Portal Wars
(TD: Lòng kiên định gây nên cuộc chiến cổng thông
tin).
- Who Blogs (TD:
Đối tượng của Blog) 10/7/2007
- Marketing On Social Networking
Sites (Tạm dịch: Tiếp thị mạng xã hội).
•
HBV-TVN
Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và
truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang
Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.
[1]
LinkedIn là một trang mạng định hướng kinh doanh được thành lập bởi Reid Hoffman tháng 12/ 2002, có trụ sở tại Mountain
View, California. Tháng 5/ 2003 LinkedIn chuyển đổi thành một trang mạng dịch vụ xã hội, người sử dụng chủ yếu là những thành
viên chuyên nghiệp về hệ thống mạng. Đến tháng 12/2007, LinkedIn đã có hơn 17 triệu thành viên đăng ký sử dụng tại hơn 150
quốc gia với hơn 400 lĩnh vực kinh tế chính trị khác nhau (tương tự như một sự phân loại về dịch vụ). Hiện nay, Tổng Giám đốc
Điều hành của LinkedIn là Dan Nye.
[2]
Facebook: là một trang mạng xã hội hay Blog. Trang này được thành lập vào ngày 4 / 2 /2004 bởi Mark Zuckerberg. Facebook
hiện có trụ sở tại Palo Alto, California, Mỹ.
[3]
Tom Davenport: là Trưởng khoa Công nghệ thông tin và quản lý thuộc trường Đại học Babson, đồng thời cũng là người quản
lý của các Trung tâm nghiên cứu Quản lý qui trình và Kiến thức làm việc. Những cuốn sách và bài viết của ông về các vấn đề:
Thay đổi quy trình kinh doanh, quản lý kiến thức, quản lý sự tập trung, hiệu quả của lao động trí óc và những phân tích có tính
cạnh tranh giúp cho việc triển khai những ý tưởng trên được dễ dàng hơn.
[4]
Victoria’s Secret được thành lập năm 1977, có trụ sở tại Columbus, bang Ohio, Mỹ là một hãng chuyên về trang phục lót, đồ
ngủ của phụ nữ và những sản phẩm làm đẹp khác. Đây là nhãn hiệu khá nổi tiếng bởi những buổi diễn khá ấn tượng cũng như
những catalogue rất đặc trưng được tạo bởi những người mẫu nổi tiếng như: Heidi Klum, Adriana Lima và Alessandra Ambrosio.
[5]
Ernst & Young được thành lập 1849 và được sáp nhập năm 1989, là một trong những công ty lớn hàng đầu thế giới chuyên
về các dịch vụ tư vấn và là một trong 4 công ty kiểm toán lớn đó là: PricewaterhouseCoopers (PwC), Touche Tohmatsu Deloitte
(Deloitte) và KPMG. Theo Tạp chí Forbes năm 2007 công ty này là công ty tư nhân lớn thứ 7 ở Mỹ. Ernst & Young là một tổ chức
toàn cầu có nhiều hãng thành viên tham gia, Ernst & Young Global có trụ sở tại chính tại London, Vương quốc Anh và số 5 Times
Square, New York, NY, Mỹ. Doanh thu năm 2007 là 21.1 tỷ USD với 130.000 nhân viên.