Mười kiểu CEO có thể đưa công ty đến bờ
vực phá sản
Điều hành một công ty là nhiệm vụ đem lại cho người ta vinh
quang và danh vọng. Thế nhưng, đây cũng là công việc khó
khăn và ít khi kết thúc có hậu.
Nếu bạn là Giám đốc điều hành
của một công ty, bạn cần ghi nhớ
mười điều do GS John Quelch
cảnh báo sau đây:
Các giám đốc điều hành (CEO) là người phải đưa ra những số
liệu. Họ phải trung thực. Họ luôn phải sáng suốt và đôi lúc là can
đảm. Và cuối cùng, họ phải làm giá trị cổ phần tăng lên. Đó là
công việc khó khăn, ít khi kết thúc có hậu.
Trung bình, các CEO chỉ giữ được cương vị từ 5 đến 6 năm.
Nguyên do là chiến lược kinh doanh của họ không phát huy hiệu
quả, hoặc do họ không đủ sức chịu đựng hay không thể hoà đồng
với các CEO khác.
Ngay cả các CEO kỳ cựu, thành đạt cũng có thể nhận kết cục
buồn do chính sự tự đại của họ. Ví dụ như trường hợp của Lord
Browne tại BP hay việc Jack Welch bị GE cắt bỏ những đặc
quyền phi lý. Mọi công ty đều có thể phải trả giá nếu có một CEO
làm việc kém hiệu quả. Do đó, điều quan trọng là phải xác định
được những kiểu mẫu CEO sẽ sớm gây rắc rối cho công ty.
Sau thời gian làm việc cho hơn một chục ban giám đốc của các
công ty trên cả hai bờ Đại Tây Dương, cá nhân tôi thấy có 10
trường hợp điển hình cho những nhân vật kể trên:
- Thứ nhất, CEO nhận được các giải thưởng của Rotary Club và
của hiệp hội thương mại công nghiệp địa phương vì có thành tích
phục vụ cộng đồng.
Điều này đồng nghĩa với việc anh ta tin rằng mình đã có những
đóng góp thực sự và sự nghiệp của anh ta đang cất cánh, hoặc
tệ hơn là các đồng nghiệp của anh ta tin là như vậy.
- Thứ hai, CEO với khuôn mặt tươi cười bắt đầu xuất hiện trên
trang bìa của các tạp chí kinh doanh.
Việc tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài thường phản ánh những
bất đồng nội bộ. Công chúng luôn ái mộ ánh hào quang, song
một người hùng trong lĩnh vực lãnh đạo lại hiếm khi là người xây
dựng phong cách làm việc tập thể.
- Thứ ba, CEO thết đãi cơm rượu các thành viên ban giám đốc
vào những buổi tối trước ngày họp ban giám đốc.
Điều này ít nhiều cho thấy ý định chi tiền lấy quyền của anh ta,
đặc biệt nếu bữa tối đó chẳng bàn gì đến các công việc nghiêm
túc của ban giám đốc.
- Thứ tư, CEO cho xây dựng biệt thự, mở hầm rượu, bắt đầu sưu
tập xe ô tô cổ hay bằng những cách khác phô trương sự thành
đạt của bản thân, bộc lộ sự tự đại quá mức và việc chuyển
hướng quan tâm sang những vấn đề khác thay vì công việc kinh
doanh.
- Thứ năm, CEO có “tệ xá” ở xa trụ sở công ty.
Dù cho có tuyên bố hùng hồn về các giá trị gia đình và phải cân
đối giữa công việc với cuộc sống, thì đây vẫn là dấu hiệu chắc
chắn rằng anh ta đang đi nước đôi và coi công việc của mình chỉ
có tính tạm thời. Tệ hơn: anh ta cho chuyển trụ sở công ty về gần
nhà mình khiến cuộc sống của các nhân viên làm tại trụ sở bị đảo
lộn.
- Thứ sáu, CEO cho xây trụ sở công ty hoành tráng và bằng mọi
cách phải đưa khách khứa đi tham quan một vòng quanh “ngôi
đền Taj Mahal” này.
Đáng ngại hơn nếu trụ sở mới có cả bãi đỗ trực thăng hoặc có
phòng tập và phòng tắm liền với văn phòng của anh ta.
- Thứ bảy, CEO mở blog riêng.
Điều này thường khiến hình ảnh của anh ta trở nên giả dối chứ
không đơn thuần là lạnh lùng. Và một blog không thể thay thế cho
các cuộc gặp trực tiếp với nhân viên. Trường hợp tệ hơn là vị
giám đốc đó sử dụng biệt hiệu để truy cập blog nhằm nâng giá cổ
phiếu của công ty anh ta bất chấp những thua thiệt của các công
ty cạnh tranh.
- Thứ tám, CEO biến mình thành người gây quỹ hay cố vấn chính
sách cho các ứng cử viên chính trị có tiếng.
Tệ hơn là anh ta khuyến khích các nhân viên quan trọng của
mình góp phần giúp đỡ. Các vấn đề chính trị trong một doanh
nghiệp kinh tế nên được giao cho giám đốc phụ trách quan hệ với
chính quyền.
- Thứ chín, CEO sử dụng danh nghĩa công ty (hay tệ hơn là của
chính anh ta) để tài trợ cho một chức danh giáo sư hoặc một
trung tâm nghiên cứu thuộc một trường kinh tế hàng đầu. Không
cần nói gì thêm. Cổ phiếu trở thành giấy lộn.