Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

RỐI LOẠN ăn UỐNG ở TRẺ tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.14 KB, 17 trang )

RỐI LOẠN ĂN UỐNG Ở TRẺ TỰ KỶ
LỜI NÓI ĐẦU

Hằng ngày chúng ta phải cung cấp cho cơ thể một lượng dinh
dưỡng nhất định để có thể học tập, làm việc. Tuy nhiên, không
phải ai cũng đã cung cấp cho mình đủ lượng dinh dưỡng mà cơ
thể cần. Điều đó xuất phát từ nhiều lí do khác nhau. Một trong
những lí do khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, thiếu chất là chứng rối
loạn ăn uống.
Rối loạn ăn uống là một hiện tượng khá phổ biến, gặp ở nhiều
đối tượng khác nhau. Đặc biệt với trẻ tự kỷ, rối loạn ăn uống là
một rối loạn hành vi thường gặp. Ước tính vấn đề trong ăn uống
xuất hiện ở 25% đến 35% trẻ phát triển bình thường nhưng với trẻ
tự kỷ vấn đề này được báo cáo chiếm tỉ lệ rất cao, khoảng 90%
với gần 70% số trẻ được mô tả là kén chọn (TCYK)
Như vậy, dễ thấy rằng đây là một vấn đề mà người chăm sóc
trẻ tự kỷ đang phải đối mặt hằng ngày, mất nhiều thời gian, công
sức cho trẻ ăn. Không chỉ vậy, rối loạn ăn uống còn ảnh hưởng
đến sự phát triển của trẻ, ăn mòn sức khỏe và khả năng hoạt động
tiềm tàng cao nhất của trẻ. Trong thực tế, nhiều trẻ tự kỷ có rối
loạn ăn uống thường rất ít đi học, ngồi yên, tập trung, xử lí thông
tin,... Do đó, việc xác định nguyên nhân và đưa ra những giải
pháp phù hợp để ngăn chặn hiện trạng rối loạn ăn uống ở trẻ tự kỷ
là rất cần thiết.

1


NỘI DUNG
Rối loạn ăn uống
a.Khái niệm


Theo Viện Sức khỏe tâm thần Hoa Kì: “Rối loạn ăn uống là
một sự lựa chọn lối sống. Rối loạn ăn uống là một căn bệnh
nghiêm trọng và có thể gây tử vong mà nguyên nhân là từ những
rối loạn nghiêm trọng về hành vi ăn uống của người bệnh. Sự ám
ảnh với thức ăn, trọng lượng và hình dáng cơ thể, có thể báo hiệu
triệu chứng của rối loạn ăn uống. Rối loạn ăn uống thường gặp
bao gồm chứng biếng ăn, cuồng ăn, và cuồng ăn cưỡng bức.”
(The National Institute of Mental Health, 2013).
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần
(tái bản lần thứ 5 của Hội Thần kinh học Hoa Kì) thì: “Rối loạn
ăn uống đặc trưng bởi thay đổi cách ăn hoặc hành vi ăn qua cách
điều chỉnh lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể gây ra những ảnh
hưởng rõ rệt tới sức khoẻ và tinh thần của người bệnh” (APA,
2013).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra góc nhìn thiên về sức
khỏe thể chất hơn và phân định riêng hai khái niệm đối nghịch về
rối loạn ăn uống: chứng biếng ăn và chứng cuồng ăn. “Biếng ăn
tinh thần là dạng rối loạn đặc trưng bởi hành vi giảm cân cố ý, do
chính người bệnh tạo ra và duy trì nó”; “Chứng cuồng ăn là một
hội chứng đặc trưng bởi những cơn lặp đi lặp lại của việc ăn quá
nhiều và một mối bận tâm quá mức với sự kiểm soát trọng lượng
2


cơ thể, khiến bệnh nhân có các biện pháp cực đoan để giảm thiểu
những tác động “vỗ béo” các thực phẩm ăn vào” (WHO, 2010).
b.Biểu hiện
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ được chẩn đoán bị rối loạn ăn uống
nếu trẻ có cả 4 tiêu chí dưới đây:
 Không có khả năng ăn uống đầy đủ trong một thời gian dài

hơn 1 tháng hoặc lâu hơn, dẫn đến kết quả sút cân hoặc không thể
tăng cân
 Ăn uống đầy đủ hoặc thiếu độ tăng trưởng mà không phải
do bất kỳ tình trạng y khoa hay sinh lý nào gây ra
 Rối loạn ăn uống không có nguyên nhân bởi sự thiếu thức
ăn hoặc do một rối loạn tâm thần nào khác như chứng nhai lại
 Việc ăn uống không đầy đủ kèm theo hiện tượng sút cân
hoặc mất khả năng tăng cân trước 6 tuổi. Nếu hành vi ăn uống và
tăng cân được cải thiện do người khác chăm sóc và cho ăn thì rất
có thể trẻ đã mắc rối loạn ăn uống
c. Hậu quả
Rối loạn ăn uống đặc biệt nguy hiểm ở trẻ, ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Nhiều trường hợp sẽ
rất khó chuẩn đoán do nhu cầu phát triển, ăn uống ở mỗi trẻ là
khác nhau, và nhiều khi các bậc phụ huynh sẽ nhầm lẫn với hiện

3


tượng trẻ kén chọn ăn uống. Một đứa trẻ mắc chứng chán ăn, ăn
uống vô độ hoặc bất kỳ rối loạn ăn uống nào khác có thể có nguy
cơ bị:
 Suy dinh dưỡng
 Tác động tiêu cực hoặc ảnh hưởng xấu đến các cơ quan bên
trong cơ thể
Các biến chứng khác đối với sức khỏe có thể kể đến như:
 Vấn đề tim mạch
 Suy thận
 Sự trì trệ trong phát triển thể chất
 Trong trường hợp xấu nhất, rối loạn ăn uống có thể dẫn đến

tử vong
Những đứa trẻ mắc bệnh rối loạn ăn uống thường có tỉ lệ mắc
bệnh stress cao, trầm cảm. Chúng sẽ dễ cảm thấy không được
khỏe trong người, có thể là đau đầu, chóng mặt hoặc khó tập
trung trong mọi chuyện.
1.Trẻ tự kỷ
a. Khái niệm

4


Rối loạn phổ tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời
được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của
hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Rối loạn
phổ tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về
tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp
đi lặp lại.
b. Đặc điểm ăn uống của trẻ tự kỷ
Cũng như những trẻ em khác, trẻ tự kỷ cũng có những hạn chế
trong ăn uống. Thực tế cho thấy ở trẻ tự kỷ vấn đề này xuất hiện
nhiều hơn. Trẻ tự kỷ thường gặp những khó khăn trong ăn uống
như: kén chọn thức ăn, kén chọn màu sắc, mùi vị, nhiệt độ thức
ăn, từ chối không ăn, ngậm thức ăn, nôn trong bữa ăn, hạn chế
trong nhai, nuốt thức ăn,… Tuy nhiên, ở mỗi trẻ tự kỷ có những
biểu hiện khác nhau về rối loạn hành vi ăn uống.
Tạp chí nghiên cứu y học của nhóm nghiên cứu trường Đại
học Y Hà Nội đã đưa ra những đặc điểm nổi bật trong ăn uống ở
trẻ tự kỷ như sau:
a. Tỷ lệ và thời điểm khởi phát rối loạn hành vi ăn

uống

5


Nhóm tự kỷ
Đặc điểm
Có bất thường hành
vi ăn uống
< 12
Thời
điểm

tháng
12-24
tháng
25-36

khởi phát

tháng
> 36
tháng

Nhóm chứng

N1

%


N2

%

69

53.1

13

10

17

24.6

5

38.5

19

27.5

4

30.7

p


< 0.001

< 0.005
24

34.8

3

23.1

9

13.1

1

7.7

Qua bảng trên, ta thấy vấn đề bất thường về hành vi ăn uống ở
trẻ tự kỷ là 53.1% cao hơn rất nhiều so với trẻ cùng tuổi ở nhóm
chứng. Điều đó cho ta thấy trẻ tự kỷ gặp nhiều vấn đề khó khăn
trong ăn uống hơn trẻ bình thường. Ta cũng có thể kết luận rằng:
Biểu hiện khó khăn trong ăn uống ở trẻ tự kỷ là những biều hiện
thực sự liên quan đến bệnh tự kỷ không giống với những khó
khăn ở lứa tuổi nhỏ ở trẻ thường khi có những thay đổi trong ăn
uống chuyển từ bú mẹ sang các thức ăn dặm.
b. Đặc điểm lựa chọn thu hẹp về thức ăn
Nhóm tự kỷ
Đặc điểm


Nhóm chứng

(N1=130)
(N2=130)
N1
%
N2
%
Lựa chọn thu hẹp loại thức ăn bữa chính
6

P


Hoa quả
Rau xanh
Cơm, cháo xay

6
5

4.8
3.8

6
2

4.6
1.5


> 0.05
> 0.05

78

58.8

11

8.5

< 0.001

12

9.2

5

3.8

> 0.05

29
23.3
gốc động vật
Lựa chọn thu hẹp thức ăn bữa phụ
Bánh kẹo ngọt
12

9.2
Đồ ăn liền đóng
4
3.1
gói
Bánh mì
6
4.8
Sữa công thức,
100
76.9
sữa tươi
Cháo, chè
1
0.8
Hoa quả
2
1.5
Không ăn bữa
5
3.9
phụ
Lựa chọn thu

25

19.2

> 0.05


12

9.2

5

3.8

2

1.5

94

72.3

1
12

0.8
9.2

4

3.1

hẹp 1 loại thức

nhuyễn
Đồ ăn liền đóng

gói
Thức ăn nguồn

29

22.3

7

5.4

5
94
8
7
18

3.8
72.3
6.2
5.4
12.3

0
28
0
13
89

0

21.5
0
10
68.5

ăn
Cấu trúc thức ăn
< 0.001
Lỏng
Mềm
Đặc
Cứng/giòn
Không thu hẹp
Màu sắc

7

> 0.05

< 0.001


> 0.05
Nhiều màu sắc
sặc sỡ
Chỉ duy nhất 1
màu
Không thu hẹp
Mùi vị
Chỉ 1 loại vị

Không lựa chọn
thu hẹp

5

3.8

3

2.3

3

2.3

5

3.8

122

93.8

122

93.8

15

11.5


2

1.5

115

88.5

128

98.5

< 0.001

Phần lớn trẻ tự kỷ có lựa chọn thu hẹp trong bữa chính, chúng
chỉ chọn một loại thức ăn hay một mùi vị hoặc một đặc điểm nào
đấy trong món ăn,… Nếu không đúng với sự lựa chọn của trẻ, trẻ
có thể sẽ nhất quyết không ăn và thể hiện những hành vi không
mong muốn như: la hét, ném đồ,…
Nhìn vào bảng trên ta thấy thức ăn ngũ cốc xay nhuyễn là loại
thức ăn được trẻ tự kỷ lựa chọn nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 58.8%, cao
hơn rất nhiều so với nhóm chứng. Khó khăn trong nhai, nuốt là
một vấn đề của trẻ tự kỷ, vì vậy người chăm sóc trẻ thường chọn
cách xay nhuyễn tất cả thức ăn với mục đích để trẻ ăn nhanh hơn,
nhiều hơn. Bên cạnh đó, có tới 22.3% trẻ có biểu hiện ăn thu hẹp
một loại thức ăn trong khi tỉ lệ này ở nhóm chứng là 5.4%. Trẻ tự
kỉ chủ yếu chọn lựa các loại thức ăn có cấu trúc thấp, dạng lỏng,
mềm (76.1%) vì trẻ gặp khó khăn trong nhai nuốt thức ăn.
Có thể kể đến một số biểu hiện của những trẻ kén ăn như:

- Hoàn toàn xa lánh các loại thực phẩm nhiều gia vị, có
vị mạnh
8


- Chỉ ăn món ăn đơn giản, thức ăn nhạt nhẽo
- Ăn các loại thức ăn từ một danh sách hạn chế, vài ba
món được chấp nhận
- Phân biệt dễ dàng giữa dầu hạt cải và dầu đậu phộng
- Chỉ ăn được thức ăn được phục vụ ở một nhiệt độ
thích hợp
c. Đặc điểm rối loạn hành vi ăn uống trong bữa ăn
Nhóm tự kỷ
N1=130
N1
%

Đặc điểm
Rối loạn hành

Nhóm chứng
N2=130
N2
%

p

69

53.1


29

22.2

< 0.001

27

20.8

15

11.5

< 0.05

12

9.2

6

4.6

> 0.05

27

20.8


4

3.1

< 0.001

25

19.2

11

8.5

< 0.001

hầu như không 67

51.5

27

20.8

<0.001

6

4.8


3

2.3

> 0.05

không nhai
Ngậm và phun 4

3.1

1

0.8

> 0.05

vi ăn uống
Ăn quá chậm
(> 45 phút)
Ăn quá ít hoặc
quá nhiều
Ăn miếng kích
thước lớn
Ăn miếng kích
thước rất nhỏ
Nuốt chửng
nhai
Ngậm thức ăn

rất lâu và

9


thức ăn ra
ngoài
La hét và đẩy,
hất, ném đồ ăn
Nôn trong bữa
ăn

27

20.8

4

3.1

< 0.001

9

6.9

2

1.5


< 0.05

Trẻ tự kỷ thường có nhiều rối loạn hành vi khi ăn, đặc biệt với
những thức ăn không đúng sở thích của trẻ. Trẻ thường có những
hành vi trong bữa ăn như: ăn quá chậm, ăn quá ít hoặc quá nhiều,
ăn miếng kích thước lớn hoặc kích thước nhỏ, nuốt chửng hầu
như không nhai, ngậm thức ăn rất lâu và không nhai, ngậm và
phun thức ăn ra ngoài, la hét và ném đồ ăn hay nôn trong bữa ăn.
Cụ thể, qua bài nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội ta thấy tỉ
lệ trẻ tự kỉ có hành vi nuốt chửng hầu như không nhai trong bữa
ăn chiếm tỉ lệ cao nhất, lên đến 51.5%. Tỉ lệ trẻ la hét và đẩy, hất,
ném đồ ăn, ăn chậm và ăn miếng kích thước lớn chiếm tỉ lệ tương
đối cao 20.8%. Số ít trẻ tự kỷ có biểu hiện ngậm và phun thức ăn.
2.Nguyên nhân và giải pháp cho rối loạn ăn uống ở trẻ tự
kỷ
Trẻ gặp khó khăn trong ăn uống có thể được giải thích bởi một
nguyên nhân hay sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Để giải
quyết được cần biết rõ từng yếu tố gây nên vấn đề này. Các yếu tố
có thể kể đến như:
- Vấn đề về tiêu hóa:

10


 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là điều kiện mà axit trong
dạ dày tràn vào thực quản, làm cho nó bị viêm (viêm thực quản)
và dẫn tới cảm giác nóng trong ngực khiến trẻ từ chối ăn vì trẻ
gặp phải cơn đau thể chất.
 Rối loạn bạch cầu dạ dày ruột có thể gây ra đau đớn đáng kể
dẫn đến các vấn đề ăn uống nghiêm trọng.

 Táo bón mãn tính dẫn đến trẻ chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn
trong cả ngày thay vì ngồi xuống để ăn một bữa ăn. Khi trẻ ngồi
vào bữa ăn, trẻ có xu hướng ăn chỉ là một vài miếng nhỏ và phàn
nàn rằng chúng vẫn no.
Để xác định rõ trẻ có vấn đề về tiêu hóa không cần phải đưa
trẻ đi khám từ đó có cách xử lí phù hợp.

- Dị ứng, nhạy cảm, và không dung nạp thực phẩm:
Nếu trẻ mắc phải vấn đề này thì sẽ có một số triệu chứng
đường ruột như: trào ngược, buồn nôn, đau bụng, chướng bụng,...
Những triệu chứng này khiến trẻ khó chịu và sẽ từ chối thức ăn,
dần dà số lượng thức ăn trẻ muốn sẽ bị hạn chế và có cơn cáu
giận cũng như các vấn đề hành vi vào giờ ăn. Do đó, người chăm
sóc phải lưu ý để loại trừ những thực phẩm gây dị ứng hay nhạy
cảm đối với trẻ nhằm tránh xảy ra hiện tượng từ chối ăn ở trẻ.

11


- Các tác dụng phụ của thuốc: đau bụng, phân lỏng, tiêu
chảy, táo bón hay dẫn đến khẩu bị của trẻ bị thay đổi như: chán ăn
hoặc thèm ăn, buồn nôn, khô miệng. Tất cả những tác dụng phụ
này đều gây ra rối loạn ăn uống ở trẻ. Do đó, cần đánh giá tác
dụng phụ của thuốc nhờ chuyên gia dinh dưỡng. Và hơn hết là
thảo luận với bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc.
- Can thiệp xâm hại trước đây
Một số trẻ em đã được thực hiện thủ thuật xâm hại quanh
miệng, chẳng hạn như đặt nội khí quản, phẫu thuật mở khí quản,
hoặc ăn qua ống xông từ mũi vào dạ dày, có vấn đề ăn uống liên
tục hàng tháng, và thậm chí cả năm, sau khi đã được bỏ ống.

- Các vấn đề nha khoa: sâu răng, nướu răng đau hoặc sưng
lên và lở loét miệng khiến trẻ tránh thức ăn giòn, nhiều gia vị thay
vào đó là thức ăn mềm, không nóng. Nếu trẻ gặp vấn đề này hãy
đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra và loại bỏ các vấn đề về răng.
- Các vấn đề dinh dưỡng. Cho trẻ ăn uống cách hợp lí và đầy
đủ dinh dưỡng vì thiếu dinh dưỡng có thể trẻ sẽ cáu kỉnh, giảm
chú ý, thay đổi hành vi,... Để biết được lượng dinh dưỡng cần
cung cấp cho trẻ hãy nhờ chuyên gia dinh dưỡng đánh giá chế độ
ăn của trẻ và bổ sung phù hợp.
- Rối loạn vận động bằng miệng. Trẻ có thể có vấn đề về kĩ
năng vận động bằng miệng như: khó hút, cắn, nhai, nuốt, hoặc
phối hợp chuyển động của lưỡi, làm cản trở khả năng ăn và xử lý
12


thức ăn có kết cấu và độ chắc nhất định của trẻ. Hãy nhờ đến
chuyên gia âm ngữ trị liệu đánh giá chức năng vận động bằng
miệng của trẻ để có những hoạt động điều trị nâng cao kĩ năng ăn.
- Rối loạn chức năng tích hợp cảm giác. Trẻ sẽ cảm thấy trì
trệ trong tiếp nhận và sắp xếp thông tin cảm giác trong não. Mặt
khác, ăn là hành vi yêu cầu cả năm giác quan. Do đó, trẻ mắc
chứng rối loạn chức năng tích hợp cảm giác có thể có những hành
vi không phù hợp trong bữa ăn: sờ mà không ăn, giận dữ, từ chối
thức ăn. Hãy nhờ chuyên gia liệu pháp vận động đánh giá khả
năng xử lí thông tin giác quan của trẻ.
- Các yếu tố môi trường. Hãy đảm bảo hạn chế những thứ
làm trẻ mất tập trung, chỗ ngồi của trẻ phải thoải mái. Trong bữa
ăn nên tương tác cách tích cực với trẻ và một điểm cần lưu ý là
không cho trẻ ăn nhiều đồ vặt trước đó.
Ngoài ra, những người chăm sóc cũng cần phải lưu ý đối với

bữa ăn của trẻ như:
- Giữ bình tĩnh, không nóng vội khi cho trẻ ăn. Kiên nhẫn để
trẻ khám phá và thử món mới. Nếu trẻ vẫn từ chối sau rất nhiều
lần thử thì có thể trẻ không thích món ăn đấy. Khi đó, hãy thử một
món khác.
- Giúp trẻ khám phá món ăn mới bằng cách nhìn, chạm và
ngửi nó. Có thể trộn lẫn thức ăn mới với những thức ăn mà trẻ ưa
thích cũng rất hữu ích.
- Thêm các gia vị trẻ yêu thích vào món ăn
13


- Thay đổi kết cấu thức ăn theo cách trẻ thích bằng cách cắt
nhỏ, nghiền nát theo cách của trẻ
- ...
3.Lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho trẻ
Rất nhiều người, bao gồm cả các chuyên gia chăm sóc y tế,
không nghĩ nhiều tới dinh dưỡng hay thực phẩm. Họ chỉ lựa chọn
thực phẩm theo khẩu vị, bề ngoài mà không xem xét đến tác dụng
của nó đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi có con tự kỷ, chuyên gia
chăm sóc y tế, bố mẹ và những người chăm sóc cần phải đặc biệt
lưu ý đến điều này. Vì thức ăn có thể có tác dụng tích cực hay tiêu
cực lên bộ não và chức năng cơ thể trẻ nên cần phải lựa chọn thực
phẩm sao cho đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp nhất với trẻ.
Điều đầu tiên cần làm là xác định và giải quyết tất cả các vấn
đề dinh dưỡng cơ bản của trẻ. Hiện nay, thức ăn cho trẻ chứa rất
nhiều hóa chất nhân tạo, chất bảo quản, quá nhiều đường và hơn
nữa là thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, bước đầu tiên là chuyển chế
độ ăn của trẻ tới một chế độ lành mạnh hơn bằng cách:
- Loại bỏ phụ gia thực phẩm tổng hợp: màu sắc nhân tạo,

hương vị nhân tạo, chất bảo quản và các chất làm ngọt tổng hợp
- Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo chuyển đổi vì chất béo
chuyển đổi làm tăng cholesterol xấu và làm giảm đi cholesterol
tốt, điều này làm tăng nguy cơ về bệnh tim mạch vành. Cũng có
lo ngại rằng chất béo chuyển đổi có thể làm tăng nguy cơ mắc

14


bệnh ung thư, tiểu đường loại 2, béo phì và vô sinh. Hơn nữa với
trẻ tự kỷ, chất này gây trở ngại cho enzyme delta 6 desaturase. Sự
thiếu hụt enzyme delta 6 desaturase sẽ gây ra thiếu hụt
arachidonic acid, eicosapentaenoic acid và docosahexanoic acid,
việc này rất quan trọng đối với sự phát triển của não, chức năng
của não, phát tín hiệu của tế bào não và quá trình nhìn.
- Tránh xa các thực phẩm chế biến nhiều. Giá trị dinh dưỡng
trong những thực phẩm này thấp hơn; chứa nhiều chất béo, muối
đường hơn và có chứa chất béo chuyển đổi, nhiều chất phụ gia
thực phẩm và có thể gây ra các vấn đề hành vi và các vấn đề sức
khỏe.
- Hạn chế tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Cách tốt nhất là mua
thực phẩm sạch bất cứ khi nào có thể.
- Tránh sử dụng đường tinh chế. Hãy giúp trẻ sử dụng đường
cách hợp lí để ngăn chặn trẻ khỏi bị các chu kì phản ứng tăng
đường huyết và hạ đường huyết giúp ngăn ngừa các triệu chứng
như các vấn đề hành vi. Một số gợi ý:
 Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường
(chứa 15 gram đường hoặc nhiều hơn “trong 100 g” sản
phẩm.
 Thay thế các món ăn nhẹ có chứa nhiều đường bằng

những thực phẩm lành mạnh như nguyên liệu thực vật miền
quê, hoa quả tươi, quả hạch, hạt, bắp, sinh tố trái cây, sữa
chua, bánh quy, bánh gạo với trái cây.
 Cho trẻ ăn ba bữa nhỏ và 2-3 bữa ăn nhẹ, cứ khoảng
ba giờ mỗi ngày
15


 Bảo đảm cung cấp các bữa ăn cân bằng cho trẻ tạo
thành một phức hợp carbohydrate (toàn bộ ngũ cốc, gạo,
bánh mì, ngũ cốc, rau quả giàu tinh bột và cây họ đậu),
protein và chất béo lành mạnh.
 Cho ăn thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan, như các loại
đậu, bột yến mạch, rau củ, và trái cây.
 Hạn chế nước trái cây đến 4 ounces (khoảng 100gram)
mỗi ngày.
 Không sử dụng kẹo như phần thưởng tích cực hoặc
như một phần của hệ thống khen thưởng.
Sau khi chắc chắn trẻ đã được ăn một chế độ lành mạnh, cần
cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cơ bản: protein, carbohydrate,
chất xơ, chất béo, vi chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng, nước.
Cần tham khảo hoặc hỏi ý kiến những người có kiến thức để biết
trẻ cần bao nhiêu cho mỗi loại chất.

16


KẾT LUẬN
Rối loạn hành vi ăn uống là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ tự
kỷ. Vấn đề này cần được quan tâm, hỗ trợ để nâng cao chất lượng

cuộc sống và hiệu quả can thiệp điều trị giúp trẻ hòa nhập cộng
đồng.

17



×