Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và KHẨU PHẦN ăn THỰC tế của TRẺ bị rối LOẠN tự kỷ tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH TỈNH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN ĂN
THỰC TẾ CỦA TRẺ BỊ RỐI LOẠN TỰ KỶ
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN ĐÌNH TỈNH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN ĂN
THỰC TẾ CỦA TRẺ BỊ RỐI LOẠN TỰ KỶ
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số
: 60720135

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:


TS. Lưu Thị Mỹ Thục

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hoàn thành Luận văn của mình tôi
xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, cùng toàn thể các
thầy, cô giáo Bộ môn Nhi, Trường đại học Y Hà nội đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin được bày tỏ sự biết ơn đặc biệt tới TS Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng
khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, bệnh viện Nhi Trung ương là người thầy trực
tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu hoàn thành Luận văn.
Tôi xin được cảm ơn các thầy, cô, các bạn đồng nghiệp khoa Tâm thần,
khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận văn này.
Điều vô cùng quan trọng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đầy yêu thương tới
gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi
có thể tập trung vào nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện Đề tài, song
có thể còn có những mặt thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 10 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Đình Tỉnh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Đình Tỉnh, học viên cao học khoá 26 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi cùng các bạn đồng
nghiệp tại Khoa Tâm thần, khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung
Ương thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lưu Thị Mỹ Thục.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 4 tháng 10 năm 2019
Học viên

Nguyễn Đình Tỉnh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASD:

Autism Spectrum Disorders
Rối loạn phổ tự kỷ

CC/T:

Chiều cao/tuổi

CN/CC:


Cân nặng/chiều cao

CN/T:

Cân nặng/tuổi

CNSS:

Cân nặng sơ sinh

CS:

Cộng sự

Hb:

Hemoglobin

NCHS:

National Center for Health Statistics
(Quần thể tham khảo của Hoa Kỳ)

SD:

Độ lệch chuẩn

SDD:

Suy dinh dưỡng


TTDD:

Tình trạng dinh dưỡng

UNICEF:

United Nations Children’s Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)

WHO:

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Đại cương về rối loạn tự kỷ....................................................................3
1.1.1. Định nghĩa........................................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học........................................................................................3
1.1.3. Các yếu tố mắc tự kỷ........................................................................4
1.1.4. Điều trị rối loạn tự kỷ.....................................................................10
1.2. Ảnh hưởng của thiếu hụt chất dinh dưỡng lên sự phát triển não bộ,
hành vi, nhận thức...............................................................................12
1.2.1. Suy dinh dưỡng protein – năng lượng............................................12
1.3. Một số các nghiên cứu đã tiến hành đánh giá mối liên quan giữa vi chất
dinh dưỡng và bệnh rối loạn tự kỷ......................................................17
1.4. Rối loạn hành vi ăn uống ở trẻ tự kỷ.....................................................18

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............20
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................20
2.2. Địa điểm nghiên cứu – thời gian nghiên cứu........................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................20
2.3.2. Cỡ mẫu – Cách chọn mẫu..............................................................20
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................21
2.3.4. Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu.............................................22
2.3.5. Các tiêu chí đánh giá......................................................................24
2.3.6. Phương pháp thu thập thông tin về khẩu phần ..............................27
2.3.7. Sai số và các biện pháp khống chế sai số.......................................30
2.3.8. Nhập và xử lý số liệu......................................................................30
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................31


3.1. Tình trạng dinh dưỡng đối tượng nghiên cứu.......................................31
3.1.1. Đăc điểm chung đối tượng nghiên cứu...........................................31
3.1.2. Một số đặc điểm về tiền sử sản khoa của trẻ tự kỷ.........................34
3.1.3. Đặc điểm về bệnh lý tự kỷ của đối tượng nghiên cứu....................36
3.1.4. Đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng đối tượng nghiên cứu.............37
3.1.5. Đặc điểm về tình trạng ăn uống của đối tượng nghiên cứu............45
3.2. Đánh giá khẩu phần ăn thực tế của trẻ bị rối loạn tự kỷ.......................49
3.2.1. Tần suất sử dụng các nhóm dinh dưỡng của trẻ tự kỷ....................49
3.2.2. Đánh giá thành phần dinh dưỡng qua khẩu phần ăn......................54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................57
4.1. Tình trạng dinh dưỡng trẻ 2 – 5 tuổi mắc rối loạn tự kỷ tại Bệnh viện
Nhi Trung ương...................................................................................57

4.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu...........................................57
4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng ...................................................................64
4.2. Đánh giá khẩu phần ăn của trẻ tự kỷ.....................................................73
4.2.1. Tấn suất sử dụng các nhóm dinh dưỡng của trẻ tự kỷ....................73
4.2.2. Đánh giá thành phần dinh dưỡng qua khẩu ăn...............................76
KẾT LUẬN.....................................................................................................78
KIẾN NGHỊ....................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Bảng tóm tắt vai trò của một số chất DD với sự phát triển não bộ......16

Bảng 3.1.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi............................31

Bảng 3.2.

Thứ tự và số con trong gia đình đối tượng nghiên cứu...............32

Bảng 3.3.

Trình độ học vấn của người mẹ hoặc chăm sóc..........................33

Bảng 3.4.


Tình trạng kinh tế theo mức thu nhập bình quân đầu người.......34

Bảng 3.5.

Đặc điểm về tuổi thai...................................................................34

Bảng 3.6.

Một số đặc điểm phương pháp lấy thai, tình trạng ngạt sau sinh.......35

Bảng 3.7.

Cân nặng sau sinh của đối tượng nghiên cứu..............................35

Bảng 3.8.

Thời điểm đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán tự kỷ.............36

Bảng 3.9.

Mức độ tự kỷ theo thang điểm CARS.........................................36

Bảng 3.10. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng chung của đối tượng nghiên cứu....37
Bảng 3.11. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới....................................................38
Bảng 3.12. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi..........................................38
Bảng 3.13. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo mức độ tự kỷ.....................................39
Bảng 3.14. Một số triệu chứng biểu hiện thiếu vi chất..................................40
Bảng 3.15. Tình trạng thiếu máu đối tượng nghiên cứu................................41
Bảng 3.16. Tình trạng thiếu máu theo mức độ tự kỷ.....................................41
Bảng 3.17. Đánh giá tình trạng sắt và kẽm của đối tượng nghiên cứu..........42

Bảng 3.18. Xét nghiệm sắt và kẽm theo mức độ tự kỷ..................................43
Bảng 3.19. Đánh giá tình trạng Canxi TP và Canxi ion hóa..........................44
Bảng 3.20. Tình trạng Canxi TP và Canxi ion hóa theo mức độ tự kỷ..........44
Bảng 3.21. Tiền sử chăm sóc dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu............45
Bảng 3.22. Một số rối loạn hành vi ăn uống của đối tượng nghiên cứu........45
Bảng 3.23. Một số rối loạn hành vi ăn uống theo mức độ tự kỷ....................46
Bảng 3.24. Một số đặc điểm lựa chọn thức ăn đối tượng nghiên cứu...........47


Bảng 3.25. Một số đặc điểm lựa chọn thức ăn theo mức độ tự kỷ................48
Bảng 3.26. Tần suất sử dụng các nhóm dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu...49
Bảng 3.27. Tần suất sử dụng dinh dưỡng nhóm 2 theo mức độ tự kỷ...........51
Bảng 3.28. Tần suất sử dụng dinh dưỡng nhóm 3 theo mức độ tự kỷ...........51
Bảng 3.29. Tần suất sử dụng dinh dưỡng nhóm 4 theo mức độ tự kỷ...........52
Bảng 3.30. Tần suất sử dụng dinh dưỡng nhóm 5 theo mức độ tự kỷ...........53
Bảng 3.31. Tần suất sử dụng dinh dưỡng nhóm 6 và 7 theo mức độ tự kỷ...53
Bảng 3.32. Tần suất sử dụng dinh dưỡng nhóm 8 theo mức độ tự kỷ...........54
Bảng 3.33. Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ............................55
Bảng 3.34. Tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ.....................................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới...................................31
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú..........................32
Biểu đồ 3.3. Thứ tự con trong gia đình của đối tượng nghiên cứu................33
Biểu đồ 3.4. Mức độ tự kỷ theo thang điểm CARS.......................................37
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ SDD các thể theo mức độ tự kỷ.......................................39
Biểu đồ 3.6. Một số triệu chứng biểu hiện thiếu vi chất................................40
Biểu đồ 3.7. Một số biểu hiện rối loạn hành vi ăn uống................................46



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tự kỷ (Autism Spectrum Disorders – ASD) là một rối loạn
phức tạp về phát triển tâm thần, thần kinh (neurodevelopmental disorder) ở
mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ (thường trước 3
tuổi) và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của rối loạn tự kỷ là khiếm khuyết
về tương tác xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp và những hành vi định hình cùng với
ý thích bị thu hẹp [1],[2],[3]. Ngoài ra, trẻ còn biểu hiện phối hợp thêm các
rốiloạn khác, đặc biệt là rối loạn cảm giác và tăng động [2],[4]. Trên thế giới,
tỉ lệ trẻ em được phát hiện và chẩn đoán tự kỷ gia tăng một cách đáng kể theo
thời gian.
Theo khảo sát các nghiên cứu gần đây đã cho thấy một thực tế đáng lo
ngại; trên toàn cầu, bệnh tự kỷ được ước tính sẽ ảnh hưởng đến 24,8 triệu
người vào năm 2015 [5]. Trong khi đó, những năm 2000 của thế kỷ XXI, số
người bị ảnh hưởng ước tính là 1222 trên 1.000 người trên toàn thế giới [6]. Ở
các nước phát triển, khoảng 1,5% trẻ em được chẩn đoán mắc tự kỷ vào năm
2017, tăng gấp 2 lần so với 0,7% vào năm 2000 tại Hoa Kỳ [7]. Bắt đầu từ
năm 2007, Liên Hiệp Quốc đã phát động lấy ngày 2/4 hàng năm là ngày thế
giới nhận thức về chứng tự kỉ nhằm nâng cao nhận thức về tự kỉ trên toàn cầu.
Như vậy, tự kỉ hiện tại đã và đang trở thành vấn đề thời sự trên thế giới.
Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu công bố chính thức, nhưng từ năm
2000 đến nay số trẻ được chẩn đoán và điều trị chứng tự kỷ tại các cơ sở y tế
công lập ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Theo số liệu của Khoa
Phục hồi chức năng (Bệnh viện Nhi Trung ương), năm 2000 số trẻ tự kỷ đến
khám tăng 122% so với năm trước và năm 2007 số trẻ tự kỷ đến khám tăng
lên đến 268%. Tại Tp. Hồ Chí Minh, năm 2000 chỉ có 2 trẻ đến Bệnh viện
Nhi đồng 1 khám và điều trị chứng tự kỷ, thì năm 2008 số trẻ đến khám là



2
324, tăng hơn 160 lần. Trong những năm gần đây, số lượt trẻ đến khám tại
Khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương) được chẩn đoán rối loạn phổ tự
kỷ hay có dấu hiệu tự kỷ ngày càng gia tăng [8].
Các nghiên cứu trong nước đa số đề cập đến các rối loạn về phát triển
tâm thần kinh của trẻ tự kỷ, tuy nhiên rất ít nghiên cứu đề cập đến một khía
cạnh rất quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ, đó là các rối loạn
về hành vi anh uống và vấn đề dinh dưỡng. Một số chất dinh dưỡng có ảnh
hưởng lớn hơn đến sự phát triển của não so với các chất khác đó là protein,
năng lượng, chất béo (DHA), sắt, kẽm, đồng, iốt, selen, vitamin A, cholin,
folate, lactoferrin và MFGM- Milk Fat Globule Membrane (phát hiện mới
nhất trong khoa học nghiên cứu về sữa mẹ đó là MFGM). Chính các rối loạn
về hành vi ăn uống đó gây nên thiếu hụt dinh dưỡng, hay thiếu hụt dinh
dưỡng kéo dài và chính sự thiếu hụt làm thay đổi hành vi, chậm phát triển não
bộ, hạn chế kết quả điều trị.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và
khẩu phần ăn thực tế của trẻ bị rối loạn tự kỷ tại bệnh viện Nhi Trung
Ương”, nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 – 5 tuổi bị rối loạn tự kỷ
tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Mô tả khẩu phần ăn thực tế của trẻ 2-5 tuổi bị rối loạn tự kỷ tại
Bệnh viện Nhi Trung ương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về rối loạn tự kỷ
1.1.1. Định nghĩa
Rối loạn tự kỷ là một khuyết tật phát triển, khởi phát từ khi trẻ còn nhỏ
và được đặc trưng bởi những bất thường về: tương tác xã hội; giao tiếp và
hành vi, sở thích, hoạt động giới hạn, lặp đi lặp lại [2]. Tự kỷ là một rối loạn
mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ và hành vi cũng
như khả năng học tập, sinh hoạt và khả năng thích ứng của trẻ sau này.
1.1.2. Dịch tễ học
1.1.2.1. Tỷ lệ hiện mắc rối loạn tự kỷ
Theo các nghiên cứu trên thế giới, ước tính tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ trẻ em trên
toàn thế giới 1 -2 / 1000 trẻ, rối loạn tự kỷ (ASD) là 6/1000 trẻ [6] và 11/1000 trẻ
mắc ASD tại Hoa Kỳ vào năm 2008 [9]. Tỷ lệ mắc ngày càng có xu hướng tăng
nhanh trên khắp các quốc gia, ước tính năm 2015, trên toàn cầu, bệnh tự kỷ ảnh
hưởng đến khoảng 24,8 triệu người, trong khi hội chứng Asperger ảnh hưởng đến
hơn 37,2 triệu người [5]. Năm 2012, NHS ước tính rằng tỷ lệ mắc tự kỷ nói chung
ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên ở Anh là 1,1%.
Mạng lưới theo dõi phát triển tự kỷ và khuyết tật (ADDM) của CDC báo
cáo rằng vào năm 2014, khoảng 1/59 trẻ em ở Hoa Kỳ (1/37 bé trai và 1/151 bé
gái) đã được xác định mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ [10]. Ước tính này tăng 15%
so với tỷ lệ 1/68 trong năm 2010, tăng 86% so với tỷ lệ 1/110 năm 2006 và tăng
154% so với tỷ lệ 1/ 150 vào năm 2000.
Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu công bố chính thức, nhưng từ năm
2000 đến nay số trẻ được chẩn đoán và điều trị chứng tự kỷ tại các cơ sở y tế
công lập ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Theo số liệu của Khoa


4
Phục hồi chức năng (Bệnh viện Nhi Trung ương), năm 2000 số trẻ tự kỷ đến
khám tăng 122% so với năm trước và năm 2007 số trẻ tự kỷ đến khám tăng
lên đến 268%. Tại Tp. Hồ Chí Minh, năm 2000 chỉ có 2 trẻ đến Bệnh viện

Nhi đồng 1 khám và điều trị chứng tự kỷ, thì năm 2008 số trẻ đến khám là
324, tăng hơn 160 lần. Trong những năm gần đây, số lượt trẻ đến khám tại
Khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương) được chẩn đoán rối loạn phổ tự
kỷ hay có dấu hiệu tự kỷ ngày càng gia tăng [8].
1.1.2.2. Tỷ lệ mắc theo giới tính
Theo các số liệu nghiên cứu trên thế giới, tự kỷ gặp nhiều ở trẻ trai hơn
trẻ gái. Năm 2003, Fombonne đã tiến hành một nghiên cứu tổng hợp từ 32
nghiên cứu được công bố trong thời kỳ 1966 và 2001 cho thấy: tỷ lệ hiện mắc
tự kỷ theo giới tính nam/nữ là từ 1,3/1 đến 16/1 (giá trị trung bình của tỷ lệ
này là 4,3/1). Nghiên cứu của Shattuck (2009) cho tỷ lệ nam/nữ là 4/1 [11];
chưa có một nghiên cứu dịch tễ nào cho thấy tự kỷ gặp nhiều ở nữ hơn nam;
tỷ lệ hiện mắc tự kỷ không chậm phát triển trí tuệ theo giới nam/nữ là 5,75/1
(trong 12 nghiên cứu); tỷ lệ hiện mắc tự kỷ kèm chậm phát triển trí tuệ trung
bình và nặng theo giới nam/nữ là 1,9/1 (trong 11 nghiên cứu).
Năm 2007, tại Mỹ tổng kết với tiêu chí chẩn đoán mở rộng phổ tự kỷ, tỷ
lệ hiện mắc tự kỷ theo giới nam/nữ là 2,7/1 theo Bertrand (2001) [12]; là 7,3/1
theo Baird (2000); là 3,8/1 theo Fombonne (2001); là 4,3/1 theo nghiên cứu của
Mạng lưới quản lý tự kỷ và các khuyết tật phát triển tâm thần. Tại Việt Nam,
theo một nghiên cứu năm 2008 thấy trong số 506 trẻ tự kỷ vào điều trị tại Bệnh
viện Nhi Trung ương có 449 trẻ nam và 57 trẻ nữ, tỷ lệ nam/nữ là 8/1.
1.1.3. Các yếu tố mắc tự kỷ
Có ba nhóm yếu tố nguy cơ gây tự kỷ: (1) Tổn thương não; (2) Yếu tố
di truyền ; (3) Yếu tố môi trường.


5
1.1.3.1. Tổn thương não
Các tế bào đệm của hệ thống mô thần kinh ở trẻ tự kỷ không có sự kết
nối với các phần riêng biệt của não, do đó các vùng này sẽ hoạt động độc lập.
Hoạt động bất thường của tế bào thần kinh trong và xung quanh các vùng não

riêng (vùng viền, vùng cá ngựa và hạch nhân tiểu não) gây ảnh hưởng đến
hành vi xã hội và cảm xúc.
Bất thường thể chai, thân não và thùy trán có liên quan đến tự kỷ.
Tiểu não, vùng viền, hồi hải mã và hạch nhân tiểu não của trẻ tự kỷ nhỏ
hơn và có nhiều tế bào tập trung dày đặc với đặc điểm không bình thường.
Sự khác biệt trong dẫn truyền thần kinh, thông tin hóa học của hệ thần
kinh: Nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin cao hơn ở một số người tự
kỷ gây ảnh hưởng đến hệ thống não và thần kinh.
Các tổn thương não xảy ra vào các giai đoạn trước, trong và sau sinh có
thể gây tự kỷ đã được chứng minh:
* Các yếu tố nguy cơ trước sinh
Khi mang thai mẹ bị các bệnh/ tình trạng sau có nguy cơ có con tự kỷ
[13],[14]:
Nhiễm virus như cúm, sởi, rubella, Cytomegalovirut...
Mắc các bệnh: đái tháo đường, tiền sản giật, bị suy giáp lúc mang thai,
suy giáp bẩm sinh.
Dùng thuốc Thalidomide, acid Valproic…
Nghiện cocain, rượu, thuốc lá.
Sang chấn tâm lý.
* Các yếu tố nguy cơ trong sinh:
Đẻ non: Trẻ đẻ non có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 2,2 lần [15].
Can thiệp sản khoa (mổ đẻ, kẹp lấy thai…) có thể gây tổn thương não
nhưng cũng có thể là hậu quả thứ phát do tổn thương não thai nhi nên phải
can thiệp. Trẻ đẻ mổ có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 1,6 lần.
Ngạt sau sinh:Trẻ đẻ ngạt có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn 3,2 lần; 1,89 lần.
Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2.500g).


6
* Các yếu tố sau sinh

Vàng da sơ sinh bất thường: Nguy cơ mắc tự kỷ ở những trẻ vàng da
sau sinh cao gấp 3,7 lần [16].
Chảy máu não: trẻ bị chảy máu não, phù não, co giật trong thời kỳ sơ
sinh sẽ có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn các trẻ bình thường khác.
Thiếu ô xy não; chấn thương sọ não; viêm não, viêm màng não.
Sốt cao co giật: 8-14% trẻ tự kỷ có liên quan đến rối loạn co giật.
1.1.3.2. Yếu tố di truyền
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu xác định tự kỷ có liên quan đến gien
và tỷ lệ tự kỷ do gien chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa xác
định được chính xác gien nào gây tự kỷ. Có thể các phức hợp bất thường của
nhiều gien là nguyên nhân gây tự kỷ [17],[18],[19].
* Các bằng chứng rõ ràng rằng tự kỷ có liên quan đến gien
Anh chị em ruột: Tỷ lệ mắc tự kỷ ở cùng anh chị em là 2%. Từ 4% đến
6% anh chị em ruột của trẻ tự kỷ có nguy cơ mắc tự kỷ hoặc có vấn đề liên
quan đến tự kỷ. Mặt khác, tỷ lệ mắc tự kỷ ở em trai hoặc anh trai của trẻ tự kỷ
cao hơn chị em gái (khoảng 14%).
Nhiễm sắc thể giới tính: Sự vượt trội về tỷ lệ mắc tự kỷ ở nam giới cho
thấy rằng nhiễm sắc thể giới tính có liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ. Nhiễm
sắc thể giới tính X, gien Neuroligin ở vị trí Xq13 liên quan đến tự kỷ .
Sinh đôi cùng trứng: 60% trẻ sinh đôi cùng trứng cùng mắc tự kỷ, 90%
các cặp sinh đôi cùng trứng nếu một trẻ mắc tự kỷ thì trẻ kia cũng sẽ có các
bất thường về nhận thức, rối loạn phát triển hoặc tự kỷ.
Gien gây tự kỷ: có năm hoặc sáu gien chính và khoảng ba mươi gien
phụ có liên quan đến phát triển rối loạn tự kỷ (theo kết quả nghiên cứu sự
giống nhau về gien của 1.200 gia đình có người mắc tự kỷ).


7
Bất thường về gien: Trong các nghiên cứu trong hơn 20 năm qua thì có
10-15% các trường hợp bị rối loạn phổ tự kỷ có liên quan đến những bất

thường về gien. Các bất thường về gien gồm:
- Thay đổi thứ tự sắp xếp của nhiễm sắc thể: 3% liên quan đến chậm
phát triển trí tuệ và/hoặc tự kỷ không xác định được nguyên nhân.
- Bất thường về nhiễm sắc thể nói chung chiếm 3-9%, trong đó 2-5% là
các cá thể mắc tự kỷ. Các bất thường nhiễm sắc thể hay gặp là:
+ Mất nhiễm sắc thể số 7, bất thường nhiễm sắc thể số 7q [20].
+ Lặp lại một phần nhiễm sắc thể số 15.
+ Bất thường về nhiễm sắc thể 2q qua nghiên cứu di truyền phân tử
+ Nhiễm sắc thể X dễ gẫy (Fragile X): 10% trẻ trai mắc tự kỷ liên quan
đến nhiễm sắc thể X dễ gẫy. Gien không hoạt động trong nhiễm sắc thể X dễ
gẫy là FMR-1 gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Một số trẻ có nhiễm sắc thể X
dễ gẫy có biểu hiện các dấu hiệu của tự kỷ. Ngược lại, các nghiên cứu trước
đây cho thấy khoảng 10% trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau này đã tìm thấy có
nhiễm sắc thể X dễ gẫy bất thường [21].
Phối hợp nhiều gien cùng với sự tác động của môi trường: Các nghiên
cứu đã xác định hơn 10 gien nằm trên các nhiễm sắc thể 1, 2, 3, 5p, 5q, 6, 7,
13q, 15, 16, 17, 19q, X cùng liên quan đến rối loạn tự kỷ. Ngày nay các
nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy trên 145 loại gien có liên quan đến tự kỷ.
1.3.3.3. Yếu tố môi trường
* Cả môi trường và gien đều có liên quan đến sự phát triển của tự kỷ
- Sang chấn tâm lý và gien: Bản chất gien tự kỷ cùng với các tác nhân
môi trường (bị phơi nhiễm môi trường độc hại, phơi nhiễm với virus, nhiễm
độc hoặc bị chấn thương trong khi mang thai) dễ dẫn đến tự kỷ.
- Tự kỷ thứ phát: Các nguyên nhân đã biết gây tự kỷ thứ phát như phơi
nhiễm rubella và thuốc an thần trong lúc mang thai. Có thể trẻ mắc tự kỷ thứ


8
phát đã có tố chất gien tự kỷ nhưng chưa bộc lộ ra thành rối loạn tự kỷ cho
đến khi có tác động môi trường.

- Ô nhiễm môi trường: Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đưa ra
bằng chứng ô nhiễm môi trường có thể liên quan đến tự kỷ [22].
+ Kim loại trong nước, máu, tóc và răng
+ Thủy ngân trong nước: Nghiên cứu ở California (Mỹ) gần đây cho
thấy mức độ thủy ngân trung bình ở phụ nữ cao gấp 10 lần so với nghiên cứu
trước đó; tỷ lệ mắc tự kỷ tăng nhanh lên do phơi nhiễm với các kim loại độc
(Thủy ngân và thạch tín nổi tiếng về độc tố, đặc biệt là rất độc cho não).
+ Phơi nhiễm chì và rối loạn phổ tự kỷ/ rối loạn phát triển tế bào thần
kinh ở trẻ có liên quan với nhau: mức độ chì cao trong máu ở 44% trẻ tự kỷ so
với trẻ bình thường.
+ Tăng nồng độ Lithi, nhưng giảm nồng độ các kim loại khác trong tóc
bao gồm magiê và măng gan ở trẻ tự kỷ.
+ Nồng độ kim loại nặng trên tóc của trẻ tự kỷ tăng hơn nhóm chứng
(nồng độ chì tăng lên hai lần, uranium tăng ba lần, thủy ngân tăng hơn mười
lăm lần) trong nghiên cứu của Cô-Oet năm 2006.
+ Nồng độ thủy ngân tăng trong hồng cầu của trẻ tự kỷ gấp ba lần (Nồng
độ tích lũy nằm trong khoảng 26-103 ng/ml ở trẻ tự kỷ so với 11-34 ng/ml ở trẻ
nhóm chứng).
+ Nồng độ trung bình của chì trong máu trẻ tự kỷ cao hơn so với trẻ
nhóm chứng.
+ Mức độ phơi nhiễm quá mức đối với chì, asen và cadmium ở trẻ tự kỷ.
+ Sự phơi nhiễm thủy ngân ở mẫu răng của trẻ tự kỷ tăng hơn ba lần so
với trẻ nhóm chứng.


9
* Tiêm chủng
Trong các nghiên cứu về các nguyên nhân gây tự kỷ do môi trường thì
vắc xin ở trẻ nhỏ là một chủ đề được quan tâm. Bố mẹ và thầy thuốc đã lo
ngại về việc một số trẻ sau khi tiêm chủng đều đặn vắc xin đã phát triển dấu

hiệu tự kỷ. Theo họ có thể do trẻ bị nhiễm độc kim loại nặng là thủy ngân có
trong vắc xin, đặc biệt là vắc xin Sởi-Quai bị-Rubella [6].
- Vắc xin Sởi-Quai bị-Rubella tăng nguy cơ gây tự kỷ nhưng không phải
là nguyên nhân gây tự kỷ vì nó chứa một hàm lượng thủy ngân không đủ để
gây ngộ độc.
- Không có sự liên quan giữa vắc xin và tự kỷ là kết luận của Fombone
(2004) khi nghiên cứu 1.294 trẻ tự kỷ trong đó 78,1% được tiêm vắc xin SởiQuai bị-Rubella và 4.469 trẻ nhóm chứng trong đó 82,1% được tiêm vắc xin.
Sau này nhiều nghiên cứu được tiến hành đã khẳng định thủy ngân chứa trong
vắc xin ở trẻ em không có liên quan đến tự kỷ [23],[24].
* Dinh dưỡng
Một số trẻ bị dị ứng với gluten và casein trong sữa được coi là có liên
quan đến tự kỷ. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự liên quan này.
* Cách chăm sóc và giáo dục trẻ
Thiếu giao tiếp giữa bố mẹ và con cái: Nghiên cứu của Michael Rutter đã
chỉ ra rằng cách chăm sóc, giáo dục của cha mẹ không phải là nguyên nhân
chính dẫn đến việc trẻ bị Tự kỷ. Trong xã hội hiện đại, thời gian bố mẹ giao tiếp
với con rất ít và chủ yếu trẻ chỉ có giao tiếp một chiều. Tuy nhiên yếu tố này
không phải là nguyên nhân gây tự kỷ, trẻ có thể đã mắc tự kỷ nhưng chưa được
chẩn đoán sớm, gia đình lại ít quan tâm dẫn đến sự phát triển của trẻ chậm hơn
nhiều so với một trẻ tự kỷ được can thiệp sớm và quan tâm nhiều hơn


10
Thiếu giao tiếp xã hội: Trẻ em sống tại các thành phố lớn thường
sống trong một không gian bó hẹp, các mối quan hệ xã hội xung quanh từ
nơi ở cho đến trường học đều rất hạn chế dẫn đến trẻ e ngại, không thích và
không biết cách làm quen cũng như chơi, chia sẻ với bạn bè. Điều này ảnh
hưởng đến sự phát triển của một trẻ nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng.
* Tuổi của bố và mẹ trẻ
Mẹ trên 30 tuổi và bố trên 35 tuổi nguy cơ có con mắc tự kỷ cao gấp

1,3-1,4 lần so với nhóm chứng. Đặc biệt các bà mẹ trên 39 tuổi thì nguy cơ
này là 2,19 lần. Tuổi của cha mẹ lúc mang thai trên 30 tuổi thì nguy có con
mắc tự kỷ cao gấp 1,7 đến 2,6 lần so với nhóm chứng.
Bố trên 39 tuổi và mẹ trên 34 tuổi nguy cơ có con tự kỷ cao gấp 1,28
đến 1,67 lần.
* Tình trạng kinh tế xã hội
Tự kỷ được tìm thấy ở tất cả các mức độ kinh tế xã hội khác nhau [25].
Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho rằng tự kỷ hay gặp ở những gia
đình có mức độ kinh tế khá hơn. Có thể trẻ em ở các gia đình trung lưu và
thượng lưu thường được chăm sóc sức khỏe đều đặn hơn và được đi học
trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ nơi được tiếp xúc với các chuyên gia được đào
tạo về phát hiện các dấu hiệu sớm nhiều hơn.
1.1.4. Điều trị rối loạn tự kỷ
Các nghiên cứu chỉ ra can thiệp sớm mang lại hiệu quả rõ rệt trong cải
thiện các triệu chứng tự kỷ, giúp trẻ học các kỹ năng quan trọng, nâng cao học
tập và khả năng hòa nhập xã hội. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang
thấy sau một năm can thiệp tất cả các khiếm khuyết theo CARS đều thay đổi
có ý nghĩa, sau 12 tháng can thiệp 100% trẻ có cải thiện giao tiếp, ngôn ngữ,
vận động.


11
1.1.4.1. Các chiến lược can thiệp giáo dục
Các hoạt động tâm lý giáo dục đóng vai trò trung tâm trong can thiệp trẻ
mắc rối loạn tự kỷ. Các phương pháp can thiệp tác động vào các lĩnh vực sau:
- Hỗ trợ khả năng giao tiếp: sử dụng các công cụ giao tiếp bổ sung và
thay thế như phương pháp PECS (Pictures Exchange Communication System)
bằng trao đổi tranh, các tranh ảnh, hoạt động thiết kế dựa trên kích thích thị
giác, thời gian biểu. Nghiên cứu của Quách Thúy Minh và cộng sự tại Bệnh
viện Nhi Trung ương cho thấy can thiệp tự kỷ qua giao tiếp bằng tranh sau 6

tháng thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt về giao tiếp mắt, tương tác xã hội. Quách Thúy
Minh và cộng sự can thiệp cho 130 trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi cũng thấy sau
3 tháng trẻ có cải thiện tương tác xã hội và ngôn ngữ, sau 9 tháng điểm CARS
giảm có ý nghĩa.
- Trị liệu ngôn ngữ, các bài trị liệu ngôn ngữ chú trọng trên 4 lĩnh vực
chính mà các em tự kỷ thường có khó khăn.
- Các liệu pháp huấn luyện dựa trên học thuyết nhận thức hành vi:
phương pháp ABA (Applied Behavior Analysis)
- Điều hòa cảm giác và hoạt động trị liệu
- Trị liệu dựa trên sự phát triển, khác biệt cá nhân và các mối quan hệ
xã hội: phương pháp DIR (Developmental, Individual Differences,
Relationship-based Approach), phương pháp Floortime.
Mỗi trẻ tự kỷ là một tập hợp các đặc điểm riêng, có nhu cầu riêng vì thế
trước khi điều trị cần tìm hiểu và đánh giá toàn diện, sau đó lựa chọn biện pháp
phù hợp. Đồng thời, ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ có thể có các nhu cầu khác
nhau, vì vậy cũng không có duy nhất một biện pháp cố định, kéo dài. Sự kết hợp
chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn và gia đình, các nguồn lực xã hội là yếu tố
tiên quyết đảm bảo sự thành công của quá trình can thiệp.


12
1.1.4.2. Điều trị thuốc
Không có thuốc nào có thể chữa khỏi tự kỷ hoặc điều trị các triệu
chứng chính của tự kỷ. Tuy nhiên, một số thuốc có thể có hiệu quả trong việc
quản lý các rối loạn/triệu chứng đi kèm tự kỷ như tăng động, rối loạn hành vi
(tự làm đau, gây hấn, hành vi định hình quá mức), rối loạn giấc ngủ, động
kinh, lo âu trầm cảm... khi các vấn đề này gây ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng
và hiệu quả của can thiệp.
1.1.4.3. Các can thiệp bổ sung
Một số trường phái can thiệp tự kỷ dựa trên chế độ ăn, các trị liệu âm

nhạc, nghệ thuật, động vật... Hiện nay trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về
can thiệp dinh dưỡng trên trẻ tự kỷ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng của bệnh.
1.2. Ảnh hưởng của thiếu hụt chất dinh dưỡng lên sự phát triển não bộ,
hành vi, nhận thức
Tất cả các chất dinh dưỡng đều quan trọng cho sự phát triển trí não,
nhưng một số dường như có hiệu ứng đặc biệt lớn với sự phát triển của các
mạch máu não trong ba tháng cuối và trẻ sơ sinh non tháng. Tầm quan trọng
của các chất dinh dưỡng này có được nhận định chủ yếu thông qua nghiên
cứu thiếu hụt dinh dưỡng và thông qua kiến thức về vai trò của chúng trong
các con đường sinh hóa cụ thể.
1.2.1. Suy dinh dưỡng protein – năng lượng
Suy dinh dưỡng protein – năng lượng ở bào thai và động vật sơ sinh
non tháng làm giảm DNA và RNA của tế bào thần kinh và làm thay đổi cấu
trúc acid béo [26]. Kết quả này trong số lượng tế bào thần kinh thấp hơn, tổng
hợp protein giảm và thoái hóa. Kích thước não giảm qua tất cả các cơ chế này
là kết quả của những thay đổi về protein cấu trúc, yếu tố tăng trưởng, nồng độ


13
và sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Siêu cấu trúc thay đổi bao gồm giảm số
lượng khớp thần kinh và độ phức tạp của trục đuôi gai. Sự hình thành vỏ não
và hồi hải mã có thể bị ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng protien – năng lượng.
* Sắt
Sắt được sản xuất nhanh chóng ở bào thai 3 tháng cuối thai kì và rất cần
thiết cho các quá trình hoàn thiện hệ thần kinh cơ bản bao gồm sự myelin hóa,
sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và chuyển hóa năng lượng. Thiếu sắt thời kì
bào thai và sơ sinh dẫn đến giảm chuyển hóa oxy hóa vùng hồi hải mã và vỏ não
thùy trán [27],[28].
Sắt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức, hành vi và
vận động. Trong thiếu máu thiếu sắt, học tập, sự chú ý, bộ nhớ, và các chức

năng tâm lý có thể bị ảnh hưởng do thâm hụt chức năng trong các quá trình
sinh học này. Ngoài ra, trẻ em bị thiếu máu có thể khám phá môi trường ít hơn
và vận động ít hơn trẻ em khỏe mạnh và thiếu máu có thể ngăn cản chúng nhận
được kích thích đầy đủ và phát triển các kỹ năng mới.
* Kẽm
Một yếu tố quan trọng của tín hiệu tế bào là kẽm, đóng vai trò quan
trọng trong chức năng enzyme, chuyển hóa acid nucleic, tăng trưởng và cuối
cùng là sửa chữa tế bào, quan trọng nhất ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Các ion kẽm có vai trò thiết yếu trong vị trí hoạt động của hơn 300 loại
enzyme, các chuỗi tín hiệu tế bào tồn tại trong khoảng 10% tổng số protein
mã hóa gen.
Thiếu kẽm có thể là một yếu tố chính trong nguyên nhân của rối loạn
hành vi và tâm trạng ở người. Khi đo nồng độ kẽm trong huyết tương, tóc và
móng tay của bệnh nhân mắc rối loạn tự kỷ, nồng độ của nguyên tố vi lượng
này không bình thường [29].


14
Nồng độ kẽm và Cu (đồng) / Zn trong huyết tương, cũng như nồng độ
của tóc và răng có mối liên hệ với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở
bệnh nhân mắc chứng tự kỷ. Vì chưa có cách điều trị rõ ràng cho căn bệnh
này nên liệu pháp dinh dưỡng y tế và sử dụng chất bổ sung chế độ ăn uống có
chứa kẽm có thể là một giải pháp tốt.
* Magie(Mg) – Vitamin B6
Mg là co-factor của hơn 300 phản ứng enzym tham gia vào chức năng
hoạt động của tim mạch, sản xuất và tổng hợp năng lượng của tế bào. Mg liên
quan đến cathecholamin và hormon gây stress. Nó giúp sản xuất năng lượng
tế bào cần thiết cho sự dẫn truyền thần kinh, do đó liên quan đến tốc độ dẫn
truyền thần kinh. Ngoài ra, giúp chuyến hóa Vitamin nhóm B và acid béo cần
thiết. 95% trẻ tăng động giảm chú ý có giảm Mg và bổ sung Mg thì tình trạng

này được cải thiện.
Thiếu Mg gây tăng nhạy cảm với tiếng động, căng thẳng, lo lắng hồi
hộp, trầm cảm, nhầm lẫn, mất ngủ. Khi cung cấp đủ Mg: ngủ ngon, trạng thái
tâm lý ổn định, không rối loạn hành vi.
Vitamin B6 là một cofactor cần thiết quá trình trao chuyển hóa của các
axit amin, bao gồm cách thức decarboxylation tạo thành dopamine,
adrenaline, và serotonin [30].
Việc sử dụng can thiệp vitamin bắt đầu vào đầu những năm 1950 với
việc điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt. Vitamin B6 lần đầu tiên được sử
dụng với trẻ em được chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ khi cải thiện khả năng
nói và ngôn ngữ ở một số trẻ em với liều B6 lớn. Một số nghiên cứu được
công bố đã đánh giá tác động của vitamin B6-Mg (Mg được tìm thấy để giảm
tác dụng phụ không mong muốn từ B6) trên nhiều đặc điểm khác nhau như
giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp phi ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và chức năng


15
sinh lý, những người bị chứng tự kỷ [31],[32].
* Vitamin D
Vitamin D từ lâu đã được biết đến để thúc đẩy xương khỏe mạnh bằng
cách điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể. Thiếu vitamin D ở trẻ rất nhỏ dẫn
đến còi xương. Gần đây, cộng đồng khoa học đã nhận thức được vai trò rộng
hơn đối với vitamin D. Ví dụ, chúng ta biết rằng, ngoài vai trò của nó trong
việc duy trì sức khỏe của xương, vitamin D có liên quan đến sự khác biệt của
các mô trong quá trình phát triển và hoạt động đúng đắn hệ thống miễn dịch.
Vitamin D được chuyển hóa thành một hormon seco-steroid điều hòa
khoảng 3% trong số 26.000 gen trong hệ gen mã hóa của con người. Nó cũng
có vai trò trong hoạt động phát triển trí não, có tác dụng lên sự tăng sinh tế
bào, sự khác biệt, tín hiệu canxi, các hoạt động bảo vệ thần kinh và thần kinh;
nó cũng dường như có ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh và dẻo dai

khớp thần kinh [33].
Trong thực tế, hơn 900 gen khác nhau hiện nay được biết là có khả năng
liên kết với thụ thể vitamin D, qua đó vitamin D làm trung gian tác dụng của nó.
Thiếu hụt Vitamin D ở chuột trong thời kỳ mang thai khiến cho chuột
con khi sinh ra có kích thước não tăng lên và não thất giãn (bất thường giải
phẫu tương tự như ở trẻ rối loạn tự kỷ) [34]. Đủ vitamin D trong bào thai và
giai đoạn sớm của cuộc đời, để đáp ứng đủ cho thụ thể vitamin D hoạt động
phiên mã trong não (sự phát triển của não và duy trì chức năng tâm thần sau
này trong cuộc đời).


×