Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.43 KB, 24 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỲ- CHI NHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI BÌNH DƯƠNG
I. Đặc điểm cơ bản của Nhà máy sản xuất Mỳ – Chi nhánh công ty cổ phần
Thái Bình Dương.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
- Tên Nhà máy: Nhà máy sản xuất Mỳ - Chinh nhánh Công ty cổ phần
Thái Bình Dương.
- Trụ sở chính: Khu công nghiệp Gián Khẩu - Huyện Gia Viễn - Tỉnh Ninh
Bình.
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh do sở Kế hoạch - Đầu tư Ninh
Bình cấp ngày 24/7/2002.
- Vốn điều lệ 50 000 000 000 VND( Năm mươi tỷ đồng VN).
- Nghành nghề sản xuất: Sản xuất Mỳ gói có thương hiệu: mio để phục vụ
thị trường trong nước và xuất khẩu.
* Quá trình hình thành phát triển.
Nhà máy sản xuất Mỳ có trụ sở tại khu công nghiệp Gián Khẩu Tỉnh
Ninh Bình là chi nhánh của Công ty Cổ phần Thái Bình Dương(có trụ sở chính
tại Phố Đội Cấn Quận Ba Đình Thành Phố Hà Nội). Do nhận thấy nhu cầu về
lương thực và thực phẩm của thị trường trong nước và quốc tế là rất cao và qua
quá trình nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong nước và một số nước khác công
ty Cổ Phần Thái Bình Dương quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất Mỳ gói.
Nhà máy bắt đầu được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 2002, sau
gần 1 năm xây dựng cơ sở vật chất, Nhà xưởng, trang bị máy móc trang thiết bị
Nhà máy chính thức đi vào hoạt động ngày 20 tháng 8 năm 2003 với sản phẩm
cho ra đời là Mỳ gói có thương hiệu mio. Sau hơn 4 năm bắt đầu hoạt động sản
xuất, tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng phát triển và sản
phẩm Mỳ mio có một vị trí nhất định trên thị trường trong nước và một số nước
ngoài.
2. Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy.
2.1. Chức năng.


Nhà máy sản xuất Mỳ là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty Cổ phần
Thái Bình Dương, hoạt động sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu
trong nước và nước ngoài, ngày càng tăng cường, mở rộng sản xuất để tạo ra
sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước để đem lại lợi nhuận
cho Công ty, đồng thời khai thác nguồn nhân lực trong nước góp phần phát
triển kinh tế xã hội của vùng nói riêng và cả nước nói chung.
2.2. Nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của nhà máy là sản xuất ra sản
phẩm Mỳ để phục vụ thị trường.
- Tìm kiếm thị trường nguyên liệu để sản xuất.
- Tiến hành mọi hoạt động để mở rộng thị trường tiêu thụ, phục vụ sự phát triển
liên tục của Nhà máy.
- Tuân thủ pháp luật của Nhà nước về sản xuất, hạch toán kinh doanh, quản lý
xuất nhập khẩu, quản lý lao động.
3. Cơ cấu tổ chức,Chức năng nhiệm vụ các bộ phận trong Nhà máy
3.1. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy.

Biểu 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà máy.
P TCHC
P
TCKT
P
KD
P
VT
P
QLSX
PX CHỘN,CÁN
PX HẤP, CHIÊN
PX LÀMNGUỘI , ĐÓNG GÓI

Ban giám đốc
Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính Nhà máy.
3.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận.
3.2.1. Ban Giám đốc Nhà máy.
Là cơ quan quản lý Nhà máy, có quyền đại diện cho Nhà máy quyết định
mọi vấn đề về sản xuất của Nhà máy, về tìm kiếm nguyên liệu thị trường phục
vụ sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Giám đốc nhà máy.
Là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất mọi vấn đề liên
quan tới hoạt động của Nhà máy. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Nhà máy.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thực, hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất của nhà máy
theo kế hoạch của Công ty giao hàng tháng, quý, năm.
Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch sản xuất, công tác tổ chức, lao động
tiền lương, tài chính kế toán của Nhà máy.
Được ký ban hành các quy định, quy chế quản lý nội bộ Nhà máy, phù hợp
với quy chế Công ty và pháp luật.
Ký một số hợp đồng kinh tế theo sự uỷ quyền của Công ty.
* Phó Giám đốc Nhà máy.
Là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
việc được phân công, chủ động giảI quyết những công việc được Giám đốc nhà
máy uỷ quyền, phân công theo quy định điều lệ của Nhà máy.
Phó Giám đốc Nhà máy thường trực.
Là người giúp việc Giám đốc, điều hành, quản lý lĩnh vực sản xuất , chất
lượng sản phẩm và hành chính của Nhà máy theo sự phân công, uỷ quyền của
Giám đốc.
Phó Giám đốc thường trực thay mặt Giám đốc Nhà máy giải quyết công
việc khi Giám đốc Nhà máy đI văng.
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Tổng Giám đốc Công

ty, Giám đốc Nhà máy và trước pháp luật về công việc do mình phụ trách.
Có nhiệm vụ:
+ Trực tiếp giúp giám đốc quản lý quy trình sản xuất.
+ phụ trách kỹ thuật sản xuất, an toàn lao động, quản lý chất lượng sản
phẩm.
+ Phụ trách công tác hành chính quản trị, đảm bảo an ninh, trật tự, y tế và
vệ
sinh môi trường nhà máy.
+ Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên với giám đốc Nhà máy, Giám
đốc
Công ty về những công việc mình đã và đang thực hiện và công việc
phát sinh.
Phó Giám đốc phụ trách Vật tư và định mức vật tư.
Là người giúp việc Giám đốc, điều hành quản lý lĩnh vực vật tư, đảm bảo
đầy đủ và kịp thời vật tư phục vụ sản xuất.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy, Giám đốc Công ty và Chủ tịch Hội
đồng quản trị Công ty và pháp luật về lĩnh vực mình phụ trách.
- Nhiệm vụ:
+ Phụ trách thu mua vật tư, nguyên liệu trong nước và nhập khẩu phục vụ
sản xuất.
+ Định mức vật tư và quản lý vật tư trang thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Đại diện cho Giám đốc Nhà máy làm việc với các nhà cung ứng vật tư
trong và ngoài nước để giải quyết công việc liên quan tới vật tư và nguyên liệu
phục vụ sản xuất.
- Báo cáo với Giám đốc Công ty, Giám đốc Nhà máy về những công việc đã và
đang giải quyết và công việc phát sinh.
Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và phát triển
thị trường.
Là người giúp việc Giám đốc Nhà máyđiều hành quản lý lĩnh vực tiêu thụ
hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ và phát triển sản phẩm.

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị , Giám đốc Công ty và Giám
đốc Nhà máy và pháp luật về công việc do mình phụ trách.
- Nhiệm vụ:
+ Phụ trách việc bán , giao hàng cho người mua, đại lý cả trong và ngoài
nước.
+ Tiến hành các hoạt động quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản
phẩm.
+ Đại diện cho Giám đốc Nhà máy làm việc với các đại lý bên mua để
giải quyết công việc liên quan tới tiêu thụ sản phẩm.
- Báo cáo với Giám đốc Công ty, Giám đốc nhà máy về công việc đã và đang
giải quyết và công việc phát sinh.
3.2.2. Phòng Tổ chức Hành chính.
Trực thuộc quản lý của Giám đốc Nhà máy có nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Giám đốc Nhà máy trong công việc kiện toàn đổi mới cơ cấu tổ
chức, nhân sự trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà máy.
- Giúp Giám đốc và thực hiện công tác quản lý nhân sự, lao động tiền lương của
toàn Nhà máy và báo cáo thường xuyên với Giám đốc Nhà máy.
- Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, bảo đảm an ninh trật tự cho Nhà máy.
- Thực hiện công tác an toàn lao động phòng chống cháy nổ trong Nhà máy.
- Thực hiện công tác y tế, vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe cho công nhân,
giải quyết các trường hợp bị tai nạn lao động trong nhà máy.
- Thực hiện công tác hành chính văn phòng, văn thư lưu trữ.
3.2.3. Phòng Tài chính Kế toán.
Xây dựng kế hoạch và theo dõi quản lý tình hình sử dụng nguồn vốn của
Nhà máy, đề xuất các biện pháp phát triển nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn của
Nhà máy. Lập báo cáo tài chính định kỳ quý và năm để phục vụ công tác quản
lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Tổ chức điều hành bộ máy kế toán, xây dựng các thủ tục, hồ sơ, sổ
sách, chứng từ kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ phục vụ cho công tác kế
toán, thống kê của Nhà máy.

Lập kế hoạch kiểm toán định kỳ hàng năm trình Giám đốc Nhà máy xem
xét.
3.2.4. Phòng Vật tư.
- Phụ trách chung, quản lý toàn bộ hệ thống vật tư trang thiết bị trong
Nhà máy từ nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất tới máy móc và
phương tiện phục vụ sản xuất.
- Có nhiệm vụ chủ động tổ chức thu mua, tiếp nhận vật tư, quản lý bảo
quản vật tư phục vụ sản xuất theo quy trình sản xuất và theo lệnh của Giám đốc
Nhà máy.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực tế sử dụng vật tư, nguyên
liệu, trang thiết bị sản xuất. Tham gia xác định mức vật tư, nguyên liệu hợp lý
để tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.
3.2.5. Phòng Quản lý sản xuất.
- Lập kế hoạch sản xuất của Nhà máy theo kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Nhà máy và theo sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Nhà
máy.
- Phụ trách về kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong quy trình sản xuất.
- Theo dõi tiến độ sản xuất toàn Nhà máy, nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo Nhà
máy điều chỉnh, bổ sung kịp thời những phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất ra sản phẩm của các phân xưởng để đảm
bảo quy trình, kế hoạch sản xuất của Nhà máy.
3.2.6. phòng Kinh doanh.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho
Nhà máy.
- Tìm kiếm khách hàng, đại lý, phát triển thị trường tiêu thụ trong và
ngoài nước.
- Xây dựng và trình Giám đốc Nhà máy chiến lược kinh doanh để phù
hợp với điều kiện thực tế.
- Tiến hành hoạt động marketing, quảng cáo và nghiên cứu thị trường.
3.2.7. Các phân xưởng sản xuất.

Bao gồm các phân xưởng: Chộn, cán; Hấp, chiên; Làm nguội, đóng gói.
Các phân xưởng thực hiện các quy trình sản xuất để làm ra sản phẩm
Quy trình công nghệ làm ra sản phẩm.
Bột Mỳ được nhập từ thị trường trong nước và một số nước khác chủ yếu
là trung quốc. Được đưa vào máy chộn, chộn đều có nước và một số gia vị khác
đảm bảo độ dẻo và các thành phần cần thiết. Khi chộn song sẽ được chuyển
sang máy cán để tạo sợi và phân chia thành từng bánh. Khi cán song sẽ được
chuyển vào lò hấp để làm chín Mỳ. Để đảm bảo độ cứng và mầu sắc trước khi
đóng gói thì Mỳ sẽ được chuyển sang lò để chiên. Khi qua lò chiên song Mỳ sẽ
được chuyển qua bộ phận làm nguội gồm quạt gió và sau đó ra lò sẽ được đóng
gói và chở thành thành phẩm.
Biểu 3: Sơ đồ quy trình sản xuất ra sản phẩm.
Bột Mỳ
Chộn
Cán
Hấp
Chiên
Làm nguội
Đóng gói
Nguồn: Phòng quản lý sản xuất Nhà máy.
3.3. Đặc điểm sản phẩm và sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Nhà máy sản xuất Mỳ bắt đầu sản xuất từ cuối năm 2003 cho ra sản
phẩm đầu tiên phụcvụ thị trườngvào thời điểm đó và lấy thương hiệu mio.
Do nhận thấy nhu cầu về thực phẩm của người tiêu dùng là rất cao và
trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu thị trường Công ty Cổ phần Thái Bình
Dương quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất Mỳ gói.
Gói mỳ mio có kích thước tương tự gói mỳ Hảo Hảo tuy nhiên màu sắc
và hương vị sản phẩm thì không giống với bất kỳ sản phẩm Mỳ nào trên thị
trường.
Từ khi đi vào sản xuất và cung ứng sản phẩm đầu tiên trên thị trường tới

nay mỳ mio đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhiều sản phẩm mỳ khác như
Hảo Hảo; MiLikét…Tuy nhiên cho tới nay mỳ mio vẫn có một chỗ đứng nhất
định và ngày càng vươn lên trên thị trường trong và ngoài nước.
Mỳ sản xuất ra sẽ được tiêu thụ chủ yếu qua hai đường là: Tiêu thụ tại
các đại lý của nhà máy trên nhiều vùng của cả nước như đại lý tại Hà Nội, tại
Ninh Bình, tại Thanh Hoá, tại Đà Nẵng Và tại Bình Dương; Tiêu thụ xuất khẩu,
hiện nay sản phẩm mỳ mio đã có mặt tại Trung Quốc, Nhật Bản, Lào và một số
nước khác.
II. Nét chính về nguồn nhân lực tại Nhà máy sản xuất Mỳ- chi nhánh công ty
cổ phần Thái Bình Dương.
Đặc điểm nguồn nhân lực của nhà máy.
1. Cơ cấu nguồn nhân lực Nhà máy
Về lao động Nhà máy có sự thay đổi, điều chỉnh liên tục .
Biểu 4: Về cơ cấu số lượng các phòng ban của nhà máy tính đến cuối năm
2007
STT Đơn vị Số người
1 Ban Giám đốc 4
2 P Tổ chức Hành chinh 8
3 P Tài chính Kế toán 7
4 P Vật tư 9
5 P Quản lý sản xuất 12
6 P Kinh doanh 9
7 PX Chộn, cán 136
8 PX Hấp,chiên 90
9 PX Làm nguội, đóng gói 205
10 Đội bảo vệ, Vệ sinh 12
Tổng 492
Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính Nhà máy.
Biểu 5: Cơ cấu lao động theo tuổi.
Độ tuổi Năm 2007(người) Tỷ lệ(%)

20-35 295 59.7
36-45 132 27
46 Trở lên 65 13.3

×