Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.62 KB, 14 trang )

1
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác DS-KHHGĐ huyện
Bảo Yên tỉnh Lào Cai đến năm 2010
I. Các quan điểm và mục tiêu chiến lược dân số ở Việt Nam.
1. Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000.
1.1 Quản điểm.
1.1.1. Công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát
triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của nước ta,
là một yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia
đình và toàn xã hội.
1.1.2. Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS-KHHGĐ là: Vận động tuyên
truyền và giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận tay người dân, có
chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con, tạo
động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thự hiện kế hoạch hoá gia đình.
1.1.3. Đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ là đầu tư mang lại hiệu quản kinh tế
trực tiếp rất cao. Nhà nước cần tăng mức chị ngân sách cho công tác DS-
KHHGĐ, đồng thời động viên sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện
chợ của quốc tế.
1.1.4. Huy động lực lượng toàn xã hội tham gia công tác DS-KHHGĐ, đồng
thời phải có bộ máy chuyên trách tập chung cao để quản lý theo chương trình
mục tiêu, bảo đảm các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu quả và đến tận
tay người dân.
1.1.5. Để đạt được mục tiêu trong thời gian tương đối ngắn, điều có ý nghĩa
quyết định là Đảng và chính quyền các cấp lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực
hiện công tác DS-KHHGĐ theo chương trình.
1.2 Mục tiêu:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện
để có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Mỗi gia đình chỉ có 1 hoạc 2 con để đến năm 2015 bình
quan trong toàn xã hội mỗi gia đình( mỗi cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn
định quy mô dân số từ giữa thế kỷ XXI. Tập chung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển


biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này.
2. Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010.
1
2
2.1 Quan điểm:
2.1.1 Công tác dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đát
nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng
gia đình và của toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công nghiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước.
2.1.2 Thực hiện đồng bộ từng bước và có trọng điểm việc điều hoà quan hệ giữa
số lượng với chất lượng dân số, giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhân
lực, giữa phân bố và di chuyển dân cư với phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ
trọng tâm của công tác dân số; tậ trung ưu tiên cho các vùng có mức sinh cao,
vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mức
sống nhân dân.
2.1.3 Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang
lại hiệu quả kinh tế -xã hội trực tiếp và rõ rệt. Nhà nước đảm bảo đủ nguồn lực
cho công tác dân số, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng và tranh
thủ sự viện chợ của quốc tế.
2.1.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền- giáo dục về dân số và phát triển, kết
hợp với việc thực hiện đầy đủ , có hiệu quả chưong trình chăm sóc
SKSS/KHHGĐ, tăng cường vai trò của gia đình và thực hiện bình đăng giới
trong lĩnh vực chăm sóc SKSS/KHHGĐ là các giải pháp cơ bản để đảm bảo
tính bền vững của chương trình dân số và phát triển.
2.1.5. Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối
với công tác dân số, đẩy mạnh xã hội hoá là yếu tố quyết định đảm bảo sự thành
công của chương trình dân số phát triển.
2.2. Mục tiêu:
2.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở

mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất
nước.
2.2.2 Các mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh để đạt mức sinh thay thế
bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu, vùng xa, vùng
nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư
phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội vào năm 2010.
2
3
Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
Phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người(HDI) ở mức trung bình tiên tiến của
thế giới vào năm 2010.
2.3. Các chỉ tiêu cần đạt đạt được vào năm 2010.
Tổng tỷ suất sinh đạt mức sinh thay thế( năm 1998 là 2,5 con); Giảm tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên xuống 1,1% (TĐTDS 1/4/199 là 1,43%); Dân số cả nước
không quá 88 triệu người (TĐTDS 1/4/1999 là 76,6 triệu người; Tăng tỷ lệ sử
dụng các biện pháp tránh thai hiện đại lên khoảng 70% ( năm 1997 là 55,8%);
Hạ tỷ suất chết sơ sinh xuống còn 25‰ (TĐTDS 1/4/1999 là 36,7‰); Hạ tỷ
suất chết mẹ xuống còn 70/100.000 ca đẻ sống ( năm 1998 là 100/100.000 ca đẻ
sống); giảm tỷ lệ nạo phá thai xuống bằng 50% hiện nay ( năm 1998 là khoảng
935 ca ).
Phấn đấu nâng chỉ số phát triển con người(HDI) từ 0,664 điểm năm
19987 lên mức trung bình tiên tiến của thế giới, khoảng 0,700-0,750 điểm.
Trong đố nâng tuổi thọ trung bình của dân số 66,4 tuổi của năm 1998 lên 9 năm
trên cơ sở phổ cập phổ thông trung học cơ sơ; Tăng GDP đầu người lên gấp đôi
so với hiện nay. Nâng chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI) từ 0,668 điểm
năm 1998 lên 0,700 điểm. Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 36,7%
năm 1995 xuống còn 25%. Ha tỷ lệ nhiễm mới HIV/AIDS. Phấn đấu giảm tỷ lệ

sinh ra bị dị tật do di truyền và ảnh hưởng của chất độc màu da cam…. Đến
năm 2005, cơ bản xoá hộ đói và giảm tỷ lệ hộ nghèo ( theo tiêu chuẩn hiện nay
của Việt Nam) từ 10% năm 2000 xuống còn 5%; Đến năm 2010 về cơ bản
không còn hộ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp thành thị không vượt quá 5% ( hiện nay
là 7%). Tăng thời gian lao động ở nông thôn từ 70% hiện nay lên 80%-85% . Tỷ
lệ người lao động đã qua đào tạo tăng lên khoảng 40%( hiện nay là 20%).
Phần lớn dân cư được đăn ký theo các chỉ tiêu của hệ cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư. Đáp ứng nhu cầu sử dụng các thông tin dữ liệu dân cư trong việc
hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Tỷ lệ dân số
thành thị chiếm từ 35-40%. Đảm bảo 75% số người di dân tự do có đăng ký.
II. Mục tiêu công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên đến năm 2010.
1. Mục tiêu chung:
Nhằm cụ thể hoá quan điểm, mục tiêu, giải pháp chiến lược dân số Việt
Nam 2001-2010 vào điều kiện thực tế ở điạ phương, để triển khai có hiệu qủa
công tác Ds-KHHGĐ trên địa bàn. Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh, nhằm
đạt mức sinh thay thế( trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có
hai con) chậm nhất vào năm 2010, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý,
3
4
từng bước nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Đảm bảo
thực hiện tốt mối quan hệ giữa số lượng dân số với chất lượng dân số, giữa phát
triển dân số với phát triển nguồn nhân lực, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng
phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa phương và của cả
nước.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1 Xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu mỗi
cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con tước năm 2010 và quy mô dân số khoảng
dưới 82 nghìn người. Tiếp tục duy trì vững trắc mức giảm sinh trong những năm
tiếp theo, để cùng với cả nước tiến tới ổn định quy mô dân số vào giữa thế kỷ
XXI.

2.2 Tổ chức triển khai tốt dự án đăng ký dân số và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư, hình thành hệ thống quản lý dân số thống nhất vào năm
2010, bảo đảm cung cấp thông tin, dữ liệu dân số kịp thời, chính xác phục vụ
cho công tác quản lý điều hành của các cấp lãnh đạo
III. Một số giải pháp cụ thể:
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với
công tác DS-KHHGĐ:
1.1. Nhằm thống nhất trong công việc tổ chức thực hiện và huy động đông đảo
lực lượng xã hội tham gia thực hiện công tác DS-KHHGĐ, cấp uỷ Đảng chính
quyền phải tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, thông qua việc ban hành các
nghị quyết, chỉ thị, các chương trình hành động và các văn bản khác để chỉ đạo
các ngành, các cấp triển khai công tác dân số với các mục tiêu và cách làm cụ
thể phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và của mỗi ngành. Thường
xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và phân công cán bộ chủ chốt trực
tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động dân số thông qua việc phụ trách theo các
địa bàn cụ thể.
1.2 Chỉ đạo các ngành, các cấp trong khi xây dựng kế hoạch hoạt động của
ngành mình, cấp mình phải lồng ghép với các nội dung công tác Ds-KHHGĐ và
tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc tới các thành viên, hội viên của ngành
mình, cấp mình.
1.3 Định kỳ hàng năm, năm năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực
hiện chính sách và thực hiện các chỉ tiêu DS-KHHGĐ theo từng giai đoạn đối
với tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị trên cơ sở, xây dựng chương trình, kế
hoạch cụ thể nhằm khắc phục những yếu kém, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và
có các giải pháp thực hiện cho các năm tiếp theo.
4
5
1.4. Nhằm tăng cường công tác quản lý và khuyến khích, các cấp, các ngành, tổ
chức xã hội và cá nhân tham gia tích cực vào công tác này ta cần đưa việc thực
hiện các chỉ tiêu DS-KHHGĐ vào trong công tác thi đua, khen thưởng đối với

tập thể và cá nhân. Cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu
thực hiện và tích cực vận động gia đình và nhân dân thực hiện. Kiên quyết xử
lý nghiêm những cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức vi phạm chính sách
dân số-KHHGĐ; Không kết nạp đảng, không đề cử, đề bạt và xem xét đưa ra
khởi các chức vụ lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể đối với cán bộ, công
chức viên chức vi phạm chính sách này. Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc tổ chức
triển khai chính sách DS-KHHGĐ và mức độ hoàn thành các chỉ tiêu của các cơ
quan, đơn vị, địa phương.
1.5 Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực hiện nghiêm chế độ báo cáo việc
tổ chức triển khai và thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại cơ quan đơn vị và
địa phương theo quy định.
2. Kiện toàn, củng cố bộ máy làm việc:
2.1 Đối với UBDS,GĐ&TE huyện.
Tham mưu và đề xuất với UBND huyện tăng thêm biên chế cho
UBDS,GD&TE huyện, để đảm bảo có đủ cán bộ triển khai đầy đủ kịp thời các
hoạt động theo chương trình. Tạo điều kiện và động viên cán bộ tích cực tham
gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là các lớp tập huấn
chuyên môn về công tác DS-KHHGĐ do tỉnh và TW tổ chức, nhằm từng bước
nâng cao năng lực quản lý và điều hành các hoạt động của chương trình cho đội
ngũ cán bộ này.
Thực hiện nghiêm các chế độ chính sách đối với người lao động, đồng
thời thực hành tiết kiệm chi để tăng thêm thu nhập cho các cán bộ viên chức,
ngoài ra phải thường xuyên thăm hởi động viên về mặt tinh thần và thực hiện
tốt quy chế dân chủ trong cơ quan để tạo cho cán bộ nhân viên khí thế làm việc
hăng say, nhiệt tình và yêu công việc, phấn đấu hoàn thành tốt công việc được
giao.
Xây dựng tốt quy chế hoạt động của cơ quan, trong đó có sự phân công
nhiệm vụ rõ ràng cho từng người với các công việc cụ thể, để các thành viên có
trách nhiệm hơn và chủ động triển khai tốt công việc được giao. Thực hiện tốt
chế độ giao ban tháng, quý để kịp thời động viên những người, những công việc

tốt và kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những người chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc
có những vấn đề sai sót, để cho các hoạt động của cơ quan được thông suốt và
theo đúng chỉ đạo.
5

×