Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.29 KB, 7 trang )

Kinh nghiệm giảng dạy

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP HỌC
I. Lý do chọn đề tài và mô tả nội dung đề tài:
1.Lý do chọn đề tài:
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo
dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, giờ ăn
bán trú ở trường…và cả hoạt động tự học ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc
của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng
phức tạp.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng
học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm hiệu
quả mang lại của lớp này lại vượt hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm
khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có
tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra
được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm
ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp
(từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học
sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được
học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ
nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học
và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác tốt; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm
lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của
học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ
từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập hay giáo dục đạo
đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm
chú ý xây dựng, rèn giũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt
ở các lớp trên.
Như vậy, muốn học sinh thực hiện tốt các vấn đề giáo viên đưa ra thì lớp


học cần phải có nề nếp thật tốt. Bởi vì lớp có nề nếp tốt sẽ giúp giáo viên chủ
nhiệm có được sự thành công. Sau nhiều năm giảng dạy tôi xin chia sẻ vốn kinh
nghiệm đúc kết của bản thân qua đề tài “Một số kinh nghiệm Xây dựng nề nếp
lớp học”
2. Mô tả đề tài:
Giáo dục tiểu học là bậc học nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông.
Chính ở bậc học này những đặc điểm tâm lí, đặc điểm sinh lý của trẻ em phát
triển mạnh mẽ, việc hình thành nề nếp, thói quen học tập, tác dụng và ảnh hưởng
của giáo viên đối với học sinh là rất lớn.

-1-


Ngày nay, giáo viên không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt tri thức cho học sinh
mà còn có chức năng tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách
cho các em. Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ
của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của
giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn
thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho
học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ
nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý, điều hành lớp,
trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối
giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
Nắm rõ vai trò quan trọng của công tác chủ nhiệm, ngay khi được phân
công chủ nhiệm lớp 5 A trường tiểu học An Phước A tôi đã tiến hành điều tra cụ
thể tình hình lớp, đặc điểm tâm lý của từng em và nhận thấy những mặt thuận lợi
khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Độ tuổi đi học của học sinh lớp đúng quy định.
- Cơ sở vật chất đủ để đáp ứng việc giảng dạy 2 buổi/ngày.

- Đa số học sinh được sự quan tâm của cha mẹ .
- Mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh khá tốt.
*Khó khăn:
- Trường thuộc địa bàn của trung tâm xã, người dân khu vực nằm trên địa
bàn chủ yếu là công nhân lao động nên ít có thời gian quan tâm đến con em.
- Học sinh lớp 5 là lứa tuổi còn ham chơi, có nhiều sự chuyển biến trong
tâm lý, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Vì các em đang trong độ tuổi dậy thì
nên ý thức tự giác và ý thức kỉ luật của các em chưa cao.
- Một số em còn rụt rè, thiếu tự tin.
- Chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp
Cụ thể như sau:
Tình hình lớp

Số lượng

Ý thức tự
giác, kỉ luật
cao.

Ý thức tự
giác kỉ luật
chưa cao.

Rụt rè nhút
nhát thiếu
tự tin.

Thiếu sự quan
tâm của gia
đình có nguy

cơ bỏ học .

7/24

10/24

5/24

2/24

Như vậy, với những em chưa có ý thức kỉ luật tốt, rụt rè, thiếu tự tin, thiếu sự
quan tâm của gia đình và có nguy cơ bỏ học sẽ làm ảnh hưởng lớn đến nề nếp của
lớp nói chung và đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu kiến thức của
mỗi học sinh nói riêng.

-2-


Vì những lí do đó mà tôi quyết tâm tìm ra biện pháp tốt nhất cũng như vân
dụng linh hoạt kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được để đưa vào áp dụng để tạo ra
sự thay đổi theo chiều hướng tích cực ở các em.
II.
Giải pháp thực hiện:
1. Đối với giáo viên:
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt
nhiều biện pháp và thường xuyên thay đổi để phù hợp với thực tế của lớp mình.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào nội dung Xây dựng nề nếp
lớp học. Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:
Bước 1: Nắm thông tin về học sinh.
Nhà giáo dục K.Đ. Usinxki đã nói: "Muốn giáo dục cho con người về mọi mặt thì

phải hiểu con người về mọi mặt.” Vì vậy, mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp muốn hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù
hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ
các thông tin cần thiết về từng học sinh. Tìm hiểu để biết được một cách toàn
diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính
cách, sở thích, thói quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra
thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các
em điền đầy đủ thông tin trong phiếu:
THÔNG TIN HỌC SINH
1. Họ và tên:……………………….……………Nam ( Nữ)…….…..Dân tộc:………...….
2. Sinh ngày….tháng….năm….Nơi sinh……………………………………………………
3. Chỗ ở hiện nay:...................................................................................................................
4. Hộ khẩu thường trú:............................................................................................................
5. Tình trạng sức khỏe:...........................................................................................................
6. Có năng khiếu:....................................................................................................................
7. Họ tên cha:..........................................................................................................................
8. Nghề nghiệp:.......................................................................................................................
9. Họ và tên mẹ:......................................................................................................................
10. Nghề nghiệp:......................................................................................................................
10. Số điện thoại liên hệ:..........................................................................................................
11. Gia đình có mấy con:..........................................................................................................
Là con thứ mấy:.......................................................................................................................
12. Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt:..........................................................................................

Khi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, tôi đã hiểu
một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy
và giáo dục học sinh.
Bước 2: Tổ chức bầu Hội đồng tự quản lớp.
-3-



Giáo viên cần chú trọng xây dựng và bồi dưỡng các thành viên chủ chốt trong
hội động tự quản, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài
ba. Việc bầu chọn và xây dựng Hội đồng tự quản lớp là một công việc rất quan
trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp
mới. Năm học trước, Hội đồng tự quản lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ
định học sinh làm hoặc giáo viên theo dõi các em trong quá trình học tập để đưa
ra quyết định chọn ban cán sự lớp. Nhưng lên lớp 5, tôi muốn tạo dựng và rèn
luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể,
nên tôi tổ chức cho các em tự ứng cử và đề cử. Các em có tinh thần xung phong
lúc nào cũng có tinh thần trách nhiệm hơn, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
Bước 3:Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
Sau khi đã bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ
thể cho từng em như sau:
* Nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng tự quản:
- Theo dõi, kiểm tra toàn bộ hoạt động của lớp
- Chỉ đạo phó chủ tịch hội đồng tự quản theo dõi, nhắc nhở các ban thực
hiện tốt nhiệm vụ
- Thay mặt giáo viên quản lí lớp
* Nhiệm vụ của phó chủ tịch hội đồng
Cùng chủ tịch hội đồng quản lí các hoạt động, nhắc nhở các ban của mình
quản lí thực hiện tốt việc theo dõi lĩnh vực mình quản lí:
- Phó chủ tịch hội đồng thứ nhất quản lí 3 ban: Ban học tập, Ban thư viện,
Ban sức khỏe.
- Phó chủ tịch hội đồng thứ hai quản lí 3 ban: Ban văn thể, Ban quyền lợi,
Ban đối ngoại.
* Nhiệm vụ các trưởng ban của hội đồng tự quản:
Cùng chủ tịch và phó chủ tịch hội đồng tự quản quản lí, theo dõi các mặt

hoạt động của các bạn để kịp thời nhắc nhở, thực hiện tốt các quy định của lớp,
trường:
- Ban học tập quản lí về việc học tập của các em như: đem đồ dùng học tập,
thái độ học tập và nề nếp học tập của các bạn.
- Ban thư viện quản lí về việc đọc sách ở thư viện lớp, trường: theo dõi lượt
đọc và nhắc nhở các bạn đọc ít nhất 2 luần/tuần.
- Ban sức khỏe quản lí về việc vệ sinh thân thể, môi trường học tập ở lớp,
vệ sinh khu vực, ý thức giữ vệ sinh trường lớp của các bạn.
- Ban văn thể quản lí về việc tham gia múa hát sân trường, các hoạt động
ngoại khóa của các bạn
- Ban quyền lợi quản lí về việc thực hiện các quyền lợi của các bạn như:
nước uống, chen lấn khi xếp hàng, việc tranh giành quyền lợi giữa các bạn.
-4-


- Ban đối ngoại quản lí về việc giao tiếp của các bạn trong lớp và các lớp
khác.
Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, các thành viên chủ
chốt trong hội đồng tự quản phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công
việc chung.
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, dưới sự điều khiển của
chủ tịch hội đồng, các trưởng ban báo cáo các mặt hoạt động của lớp để lớp nhìn
lại các mặt mạnh và các mặt còn hạn chế của tuần qua. Căn cứ vào báo cáo của
hội đồng tự quản và ý kiến bổ sung của học sinh, tôi nắm được khả năng quản lí
lớp của từng em.
Bước 4: Sử dụng các biện pháp tâm lý để giáo dục.
- Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo
nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp
lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin
vào người thầy.

- Luôn biết khích lệ, biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm
sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin
và hứng thú học tập hơn.
- Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối
với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn
có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh.
- Thực sự coi các em như con của mình để có thể giáo dục các em bằng chính cả
tấm lòng, tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm.
2. Đối với học sinh:
Giáo viên cần định hướng để học sinh thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Mỗi học sinh đều được tham gia vào hội đồng tự quản lớp học để các em được
quyền thể hiện khả năng tự quản của mình. Rèn cho các em tác phong mạng dạng
tự tin trước đám đông.
- Phát huy vai trò của hội đồng tự quản một cách mạnh mẽ và thường xuyên mới
đạt được hiệu quả.
- Học sinh phải cư xử hòa nhã, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập rèn luyện.
- Sinh hoạt vui chơi lành mạnh, luôn tạo ra bầu không khí vui vẻ hòa nhã để tạo
niềm vui hứng thú khi đến lớp.
3. Đối với phụ huynh:.
Phụ huynh học sinh là cầu nối gắn kết giữa giáo viên và học sinh. Việc phối
hợp với phụ huynh học sinh trong vấn đề xây dựng nề nếp lớp học là vô cùng
quan trọng. Phụ huynh có nắm rõ việc làm của giáo viên thì mới phối hợp tốt với
giáo viên được. Vì vậy, ngay từ buổi đại hội phụ huynh lớp đầu năm tôi trình bày
rõ những vấn đề về việc xây dựng nề nếp lớp học để phụ huynh nắm rõ và biết
được tầm quan trọng của nó đối với việc học tập và rèn luyện của học sinh. Từ đó,
tôi đặt vấn đề phụ huynh cùng hỗ trợ thực hiện tốt việc xây dựng nề nếp lớp. Sự
-5-


đồng thuận của phụ huynh cũng là nhân tố tích cực góp phần quan trọng trong

việc xây dựng nề nếp lớp học.
III. Kết quả thu được:
1.Về học sinh: nề nếp ra vào lớp được cải thiện; nghiêm túc hơn trong việc dự các
buổi sinh hoạt; có ý thức tự quản và tự phục vụ bản thân. Ý thức học tập và rèn
luyện của học sinh tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, lớp học luôn được khen ngợi có nề
nếp từ các đồng nghiệp trong nhà trường.
Cụ thể sau 1 năm rèn luyện lớp đạt kết quả như sau:

Tình hình lớp Ý thức tự
giác, kỉ luật
cao

Ý thức tự
giác, kỉ luật
chưa cao.

Rụt rè nhút
nhát thiếu tự
tin.

Thiếu sự
quan tâm của
gia đình có
nguy cơ bỏ
học

Số lượng

2/24


2/24

0/24

20/24

2.Về phụ huynh: Đã có sự phối hợp tốt với giáo viên trong việc giáo dục và rèn
luyện học sinh, tạo được sự thống nhất giữa giáo viên và phụ huynh; tin tưởng,
yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên.
IV. Khả năng nhân rộng:
Kinh nghiệm này đã được tôi áp dụng thành công cho lớp chủ nhiệm của mình mà
còn giới thiệu cho tổ khối 4,5 tại trường áp dụng bước đầu cũng mang lại hiệu quả tốt.
Bên cạnh tôi còn giới thiệu cho bạn đồng nghiệp tại trường Tiểu học Ngãi Tứ D, huyện
Tam Bình, tình Vĩnh Long và cũng thu được kết rất khả quan và kinh nghiệm này có thể
áp dụng cho các trường bạn cùng thực hiện tôi tin sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Tôi nghĩ với kinh nghiệm này không chỉ giúp xây dựng nề nếp cho học sinh khối 4,5 mà
có thể vận dụng cho học sinh các khối 1, 2, 3.

V. Kết luận và kiến nghị.
Phòng Giáo dục: Tổ chức Hội thảo để giáo viên trao đổi, giao lưu kinh
nghiệm.
Lãnh đạo nhà trường: Giới thiệu những mô hình chủ nhiệm giỏi để giáo
việc trao đổi, học tập nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp.
Giáo viên: Thường xuyên sưu tầm, tham khảo thêm các kinh nghiệm chủ
nhiệm lớp để làm phong phú kinh nghiệm của bản thân.
Phụ huynh học sinh: Quan tâm, động viên các em tích cực tham gia các
hoạt động của lớp, trường; phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế công tác chủ nhiệm.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong được hội đồng xét duyệt và các bạn đồng nghiệp góp ý

kiến bổ sung thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
-6-


Nhận xét của Tổ chuyên môn

An Phước, ngày 20 tháng 9 năm 2018

…………………………………………

.Người thực hiện

…………………………………………..
…………………………………………..
……………………………………………
…………………………………………

Ngô Nguyễn Như Ngọc

NHẬN XÉT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………..
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Mười

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..

-7-



×