PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của giải pháp:
1. Không gian nghiên cứu: Sáng kiến được nghiên cứu và thực nghiệm tại
lớp 12B1( Tức lớp 10B1, 11B1 của năm học 2016- 2017; 2017- 2018) tại
trường THPT ..., huyện ..., tỉnh ....
Thông tin cơ bản:
- Sĩ số lớp: Đầu năm học : 42
Hiện tại:
Tổng số học sinh
Số học sinh nữ
Số học sinh dân tộc
Số học sinh nữ dân tộc
42
29
33
22
2. Thời gian nghiên cứu: Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng thực hiện
từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2019 (Gồm 3 năm học 2016- 2017; 20172018; 2018- 2019)
3. Thực trạng của việc thực hiện:
Sau khi thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị
40/2008/CT-BGDĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông. Với mục tiêu: huy động
sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng
môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa
phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo
của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu
quả.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do
Bộ GD - ĐT phát động là phong trào lớn, có tác động tích cực đến việc xây
dựng môi trường sư phạm, giáo dục ý thức, kỹ năng sống cho học sinh, thúc đẩy
nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đã được triển khai rộng khắp ở tất cả
các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trong cả nước.
Trong thực tế của ngành và ngay tại đơn vị công tác, tôi nhận thấy vẫn còn
“nhức nhối” nhiều hiện tượng như: Bạo lực học đường , học sinh ý thức học tập
kém, tình trạng học sinh bỏ học … Việc đến trường của các em như một nghĩa
vụ nặng nề và mệt mỏi. Các em không tìm được niềm vui trong học tập, không
có động cơ học tập đúng đắn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến chất lượng
giáo dục chưa cao.
1
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 8 năm
2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới sự chỉ đạo của ngành cấp trên cùng với
việc tổ chức thực hiện của lãnh đạo nhà trường và thực tế nhiều năm liền được
nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã tích lũy được
một số kinh nghiệm trong việc xây dựng lớp học thân thiện, góp phần cùng nhà
trường xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tôi gọi mô hình
xây dựng lớp học thân thiện của mình là “ LỚP HỌC NIỀM VUI”.
4. Tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu:
Lớp học là một đơn vị hợp thành của trường học. Do đó, để xây dựng được
“trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo đúng nghĩa của nó, tôi thiết nghĩ,
trước hết phải xây dựng lớp học thân thiện.
Dựa trên 5 tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ,
chúng ta có thể hiểu rằng:
- Lớp học thân thiện là một lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đẹp đẽ , an toàn.
- Chất lượng dạy học đảm bảo, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm
lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập.
- Tổ chức tốt các hoạt động tập thể.
- Học sinh có các kĩ năng sống cơ bản theo yêu cầu của lứa tuổi.
- Tập thể lớp tích cực tham gia tìm hiểu và chăm sóc các di tích lịch sử
cách mạng ở địa phương.
Môi trường lớp học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả dạy học các môn học. Xây dựng được môi trường
lớp học thân thiện sẽ giúp các em hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả
cao trong giáo dục, làm cho các em thật sự cảm nhận được “Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”.
Làm thế nào để các em coi lớp học như một gia đình thứ hai của mình? Ở
đó, các em được học tập, rèn luyện, vui chơi trong một bầu không khí thân thiện,
gần gũi như ở gia đình. Ở đó, người thầy vừa là bạn, vừa là thầy của các em,
người thầy luôn yêu thương, gần gũi với học trò, luôn biết cách khơi dậy sự tự
tin ở học sinh để các em vươn lên những đỉnh cao trong học tập. Trong môi
trường lớp học thân thiện, tình cảm giữa các bạn trong lớp thật sự gắn kết, yêu
thương, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ.
II. Lý do chọn giải pháp
Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã
hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi
trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành
những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi để rèn đức, luyện tài
2
trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ
chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó
mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường
giáo dục.
Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là ít.
Những sự việc như học trò biếu phong bì cho thầy cô đổi lại thầy cô cho học trò
điểm cao (mặc dù bài làm rất kém) để học trò đỡ tốn công học. Biếu xén thầy cô
để tránh bị kỷ luật…nó đã góp phần làm biến tướng và thương mại hoá quan hệ
thầy trò, làm cho thầy không còn là thầy, không được tôn trọng, không uy
nghiêm, không được học trò coi là tấm gương để noi theo học tập. Trong khi đó,
học trò cũng không lễ phép, kính trọng thầy và chăm chỉ học hành tu dưỡng. Ở
đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương,
những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học
với tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục giới trẻ hiện nay
đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm.
Việc xây dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy,
trò đúng nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự
kính trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người.
Chính vì vậy, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp, để hướng học trò của
mình đến một môi trường học tập thân thiện, tạo niềm vui học tập mỗi ngày, tôi
đã quyết định nghiên cứu và thực nghiệm với đề tài: Một số giải pháp xây
dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" với mô hình "LỚP HỌC
NIỀM VUI" tại lớp 12B1 trường THPT ....
- Một "Lớp học niềm vui" trước hết là lớp học ở đó có sự bình đẳng và
đánh giá công tâm của GVCN. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học,
khách quan trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá
công bằng, với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong
quá trình dạy học phải hiểu được năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh,
không đòi hỏi quá cao ở các em, để các em tự tin bước vào đời.
- " Lớp học niềm vui" là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn,
tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. Khi HS yêu quý thầy cô,
bạn bè, "ngôi nhà thứ hai" của mình, các em sẽ có động lực và cố gắng trong học
tập. Từ đó, sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục
không ngừng được nâng cao.
- "Lớp học niềm vui" là môi trường học tập có cơ sở vật chất đảm bảo các
quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ
sinh, sân chơi, bãi tập v.v…
- Qua "Lớp học niềm vui", học sinh được chú trọng giáo dục kĩ năng sống,
giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống
khỏe mạnh, an toàn và hữu ích với cộng đồng.
- " Lớp học niềm vui" là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh,
thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị
kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức.
3
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.Phạm vi áp dụng sáng kiến
SKKN được áp dụng với lớp 12B1, tại trường THPT ... - .... Mô hình này tôi
đã áp dụng từ năm học 2016- 2017 (lớp 10B1), 2017 - 2018 (lớp 11B1), 2018 2019 (lớp 12B1- sau đây xin gọi tắt là lớp 12B1)
Mô hình "LỚP HỌC NIỀM VUI" có thể được nhân rộng và áp dụng tại các
lớp khác, thậm chí có thể áp dụng được với nhiều đơn vị nhà trường khác và
trong nhiều năm học.
2. Giới hạn lĩnh vực
SKKN thuộc lĩnh vực giáo dục, cụ thể về nghiệp vụ sự phạm trong nhà
trường THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu:
Lớp chủ nhiệm: 12B1 - trường THPT ....
* Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực tế tình hình lớp học.
- Xây dựng quy trình tổ chức mô hình "LỚP HỌC NIỀM VUI"
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
IV. Mục đích nghiên cứu.
1. Mục đích của sáng kiến:
Sáng kiến góp phần khắc phục tình trạng tâm lí mỏi mệt, thụ động, chán
nản của học sinh khi đến trường. Môi trường lớp học thân thiện giúp học sinh
hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí của các em. Trong môi trường lớp học thân thiện, học sinh
sẽ tự tin, chủ động, tích cực hơn trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
và rèn luyện, các em có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, đồng thời học tập
được những cái hay, cái đẹp trong môi trường tập thể. Qua đó phát huy tối đa
các năng lực của học sinh như: năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức các hoạt
động tập thể, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức ...
Sáng kiến xây dựng và đề xuất quy trình tổ chức mô hình '' LỚP HỌC
NIỀM VUI". Sau thực nghiệm, nếu có tính khả thi, sáng kiến có thể trở thành
nguồn tài liệu bổ ích cho bản thân và bạn bè đồng nghiệp trong công tác chủ
nhiệm ở những năm học sau.
2. Đóng góp của sáng kiến
* Về lí luận
Sáng kiến hệ thống hóa được một số vấn đề lí luận của mô hình " Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đồng thời, làm rõ được sự phù hợp
của mô hình khi áp dụng cho lớp chủ nhiệm (12B1) ở trường THPT .... Tìm ra
được những giải pháp phù hợp nhất với tình hình thực tế của lớp học sao cho
4
hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và kinh phí.
* Về thực tiễn
Thứ nhất, SKKN khảo sát, phân tích, đánh giá thực tế tình hình lớp học.
Thứ hai, SKKN xây dựng được quy trình tổ chức mô hình "LỚP HỌC NIỀM
VUI" thông qua các hoạt động rõ ràng, cụ thể.
Thứ ba, SKKN được đưa vào tổ chức thực nghiệm sư phạm, thấy được tính
mới của giải pháp.
Thứ tư, sau khi tổ chức thực nghiệm, SKKN được công bố, đánh giá và hoàn
thiện. Có thể xem đây như tài liệu để bản thân người viết SK cũng như bạn bè,
đồng nghiệp tham khảo và áp dụng trong những năm học sau.
5
PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của giải pháp đã biết
1. Thực trạng của vấn đề trước khi thực hiện giải pháp mới của sáng
kiến.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 8
năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực", chúng ta đều nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của
phong trào trên trong công tác giáo dục. Ý nghĩa của phong trào đó đến ngày
hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Việc thực hiện phong trào "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực" của Bộ GD&ĐT ở trường THPT ... những năm qua tuy đã có những bước
tiến đáng kể, nhưng vẫn còn những bất cập về sự không đồng đều trong quá
trình tổ chức và thực hiện. Nhiều thầy cô giáo chưa phát huy hết năng lực của
bản thân trong quá trình thực hiện, còn nặng về hình thức...Vì vậy mà kết quả
thực hiện các phong trào trên chưa cao.
Trong công tác chủ nhiệm lớp, mỗi giáo viên đều có các biện pháp nghiệp
vụ và kĩ năng riêng của bản thân. Qua phân tích, đánh giá, tôi nhân thấy hầu hết
các đồng nghiệp (thậm chí bản thân tôi trước đây) thường dùng biện pháp xây
dựng, tổ chức lớp chủ nhiệm quen thuộc như sau:
- Khen thưởng và kỉ luật học sinh.
+ Khi học sinh làm tốt nhiệm vụ của mình giáo viên thường tuyên dương
các em trước lớp.
+ Khi học sinh vi phạm giáo viên thường kỉ luật học sinh bằng nhiều biện
pháp. Đối với những em vi phạm lần đầu thì nhăc nhở, khuyên răn, nêu tên
trước lớp để các em tự rút kinh nghiệm và sửa chữa. Đối với các em tiếp tục vi
phạm nội quy, dùng hình thức kỉ luật viết bản kiểm điểm có chữ kí của phụ
huynh. Nếu các em không có chiều hướng tiến bộ mà tiếp tục vi phạm nội quy
thì dùng biện pháp mời phụ huynh lên làm việc và hạ bậc hạnh kiểm, nếu mức
độ vi phạm nghiêm trọng.
- Phối hợp với gia đình để giáo dục các em.
- Phối hợp với các giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
cùng giáo dục.
Đây là giải pháp quen thuộc mà rất nhiều giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện.
Kết quả có thể sẽ có chiều hướng tiến bộ. Nhưng đó chỉ là kết quả ở bề ngoài.
Thực chất, các em học sinh chỉ cố gắng để không bị phạt mà bản thân chưa tự ý
thức việc được đến trường là niềm vui, là quyền lợi của các em. Từ đó, việc đến
lớp mỗi ngày vẫn chưa thực sự khiến các em hứng thú. Chất lượng giáo dục vì
thế cũng chưa cao.
2. Những điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần giải quyết và
nguyên nhân.
* Thuận lợi:
6
- Các cơ quan, ban ngành đã có những sự quan tâm đáng kể đến sự nghiệp
giáo dục của địa phương. Những chương trình khuyến học, ngày hội tư vấn
hướng nghiệp... được phối hợp tổ chức cùng nhà trường, tạo hiệu quả rõ rệt.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để
giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm của mình. Trong các chuyên đề
duy trì sĩ số, chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, các
đợt thi đua lớn trong năm... nhà trường đều xây dựng quy chế chặt chẽ, ban giám
hiệu giám sát thực hiện, tham mưu, chỉ đạo tận tình và có các biện pháp động
viên, khuyến khích kịp thời. Sắp xếp chuyên môn hợp lí để hạn chế tối đa sự
"xáo trộn" về công tác chủ nhiệm.
- Bản thân tôi đã có kinh nghiệm 12 năm chủ nhiệm lớp.Với những tình
huống sư phạm gặp phải trong quá trình chủ nhiệm, tôi đã có cách xử lí tương
đối bình tĩnh, tự tin, khéo léo.
- Học sinh trong lớp chủ nhiệm ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện tốt.
Các em có tinh thần đoàn kết trong việc xây dựng tập thể lớp.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến con em, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm
trong việc giáo dục học sinh tại nhà tương đối hiệu quả.
* Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế. Hệ thống trường lớp tuy có
khang trang hơn những năm trước đây, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu
thốn. Ví dụ như: chưa có hệ thống camera hỗ trợ giám sát trong lớp học; khu vui
chơi, giải trí của học sinh còn nghèo nàn, chật chội; không có nhà đa năng; thư
viện nghèo các đầu sách....
- HS đa phần là con em đồng bào dân tộc, đi học xa nhà nên sự quản lí của
gia đình đối với việc tự học của con em cũng như quá trình kết hợp giữa GVCN
và phụ huynh còn nhiều hạn chế.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Cơ sở vật chất còn những hạn chế nhất định.
+ Do điều kiện địa hình của địa phương, hoàn cảnh gia đình ... các em phải
thuê nhà trọ, sống tự lập.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật
chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu
trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học
sinh vững mạnh. Tuy nhiên, bản thân tôi vẫn còn những thiếu sót, hạn chế về
năng lực và thời gian.
+ Vốn sống của HS còn hạn chế, những kĩ năng cơ bản còn nghèo nàn...
II. Nội dung sáng kiến
1. Bản chất của giải pháp mới
7
1.1 Nội dung thứ nhất: Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn; Nhận
chăm sóc vườn hoa cây cảnh trong khuôn viên nhà trường.
* Mục đích, yêu cầu:
- Lớp học là "ngôi nhà thứ hai" của cả giáo viên và học sinh. Không khí lớp
học sạch đẹp, an toàn là yếu tố rất quan trọng thu hút các em đến trường, đến lớp
với một tinh thần hăng say và phấn khởi. Vì vậy, lớp học cần có cây xanh,
thường xuyên được chăm sóc và bổ sung. Trong lớp, lúc nào cũng được giữ sạch
sẽ, đảm bảo yêu cầu cảnh quan sự phạm. Từ đó, tạo ra môi trường học tập, sinh
hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng
thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè
- Lớp học sạch đẹp, an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học
sinh có ý thức, có thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi
gia đình, cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành
nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học
đường.
- Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh trong khuôn viên nhà trường giúp các em có ý
thức bảo vệ môi trường; giáo dục rèn luyện cho các em tình yêu thiên nhiên, hoa
cỏ; rèn luyện ý thức chuyên cần trong lao động.
*Ưu điểm, hạn chế:
- Ưu điểm: Cơ sở vật chất, phòng ốc, trang thiết bị dạy học của nhà trường
ngày càng được quan tâm, đầu tư tốt hơn. Nhiều trường có khu sân chơi rộng
đẹp, cơ ngơi phòng ốc tương đối kiên cố, khang trang.
- Hạn chế: Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở nhà trường phổ thông vẫn chưa
đồng bộ, còn trong tình trạng thiếu hụt, chắp vá nhiều. Riêng tại lớp 12B1 chưa
có máy chiếu, camera cố định tại lớp nên nhiều hoạt động còn hạn chế. Lớp
chưa có nguồn ngân sách dư dả. Việc nhận trồng và chăm sóc vườn hoa cây
cảnh chưa được hỗ trợ vốn mua giống hoa từ phía nhà trường, lớp phải tự túc
100% kinh phí.
* Cách thức tiến hành:
Để việc trang trí lớp học đạt kết quả tốt, tôi và các em học sinh đã thực
hiện theo các bước sau đây :
- Tham khảo, học tập các mô hình trang trí lớp học
Thông qua tham quan thực tế ở các trường bạn, trong những dịp sinh hoạt
giao lưu chuyên môn với các trường bạn, tôi luôn tranh thủ thời gian (như giờ
giải lao, cuối giờ) để tham quan việc trang trí lớp học ở đơn vị bạn. Đến tham
quan trường lớp đơn vị bạn, tôi học tập được nhiều cách bài trí khoa học, sáng
tạo.
Ngoài ra, GV và HS có thể tham khảo các mô hình trang trí lớp học qua
mạng internet.
Từ những gì thu thập được, tôi nghiên cứu, chọn lọc những mô hình trang
trí lớp học phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tế của lớp mình đang dạy.
- Xác định hình thức và nội dung trang trí lớp học
8
Hình thức và nội dung trang trí lớp học rất đa dạng và phong phú. Nếu ta
làm không khéo léo, dễ biến lớp học thành nơi trưng bày, triễn lãm, gây ra sự
"rối mắt", mất mĩ quan. Sử dụng màu sắc trong trang trí lớp học phải phù hợp
với đặc điểm thời tiết ở địa phương. ... là huyện miền núi có điều kiện khí hậu
phức tạp: nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè; lạnh giá, rét đậm rét hại vào mùa
đông... Do đó cần cân nhắc về chất lượng các loại sơn màu, sử dụng gỗ hay
nhựa... Màu sắc chủ đạo được chọn là các màu xanh lá cây, xanh nước biển, trẻ
trung và không quá sặc sỡ.
Qua tham khảo thực tế các mô hình trang trí lớp học ở các đơn vị bạn, kết
hợp với sự gợi ý hướng dẫn của nhà trường, tôi xác định nội dung trang trí lớp
học gồm những khẩu hiệu, panô, tranh ảnh, mô hình, đồ vật, cây cảnh...
- Thống nhất các nội dung khác
Giáo viên chủ nhiệm và học sinh thống nhất về kinh phí, thời gian thực
hiện, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, nội dung công việc (trồng chậu cảnh,
trang trí cửa sổ, trang trí tường lớp học, làm khung để ô, mũ nón, chậu rửa tay...)
Để việc chăm sóc vườn hoa cây cảnh đạt kết quả tốt, tôi và các em học
sinh đã tiến hành các bước sau:
- Nhận địa điểm vườn hoa cần chăm sóc : Lớp 12B1 nhận chăm sóc vườn
hoa khu nhà xe hiệu bộ. Thời gian chăm sóc từ tháng 9/2016 đến nay.
- Lên kế hoạch, ý tưởng: Cô trò cùng nhau thảo luận về việc mua giống hoa
(loại hoa cần phù hợp với đặc điểm thời tiết của địa phương, giá cả phải chăng,
có độ bền theo thời gian... ); Lên ý tưởng thiết kế bồn hoa, hệ thống cọc rào…
- Tiến hành trồng và chăm sóc: Lớp thống nhất thời gian lao động, phân
công nhiệm vụ cho các thành viên (cuốc xới, trộn phân, trồng cây, rào bao
quanh…) Phân công nhiệm vụ chăm sóc ( Bàn nào trực nhật sẽ có trách nhiệm
tưới hoa 2 lần/ ngày; Việc nhổ cỏ và bón phân sẽ dành cho các em bị mắc lỗi, vi
phạm trong tuần.
9
Một số hình ảnh về chăm sóc vườn hoa, trang trí lớp học
* Kết quả thực hiện:
- Sau khi trang trí lại, lớp học bao gồm: Ảnh Bác, khẩu hiệu chính, khẩu hiệu
hai bên lớp học, tủ sách hiếu học, chậu cảnh, đồng hồ, khăn trải bàn, lọ hoa, báo
tường treo cuối lớp và các giấy khen của lớp, khung để mũ nón, khung để chậu
rửa tay. Lớp học đẹp đẽ, "gọn mắt", đồng thời đảm bảo sự thuận tiện, an toàn
trong lớp.
- Vườn hoa lớp 12B1 nhận chăm sóc sinh trưởng tốt, cho hoa quanh năm,
được nhà trường, đoàn thanh niên ghi nhận, khích lệ, động viên.
1.2 Nội dung thứ hai: Xây dựng mối quan hệ thân thiện, yêu thương,
đoàn kết trong tập thể lớp
* Mục đích, yêu cầu:
- Một tập thể mạnh trước hết là một tập thể đoàn kết. Giáo viên cần nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một tập thể đoàn kết, khơi gơi tinh thần
đoàn kết và luôn duy trì ý thức đoàn kết nội bộ mạnh mẽ đối với tập thể lớp chủ
10
nhiệm. Đoàn kết sẽ làm nên mọi sức mạnh, đưa đến thành công chung cho tập
thể.
- Một tập thể thân thiện và yêu thương, đoàn kết sẽ giúp học sinh có một
môi trường tốt, giúp các em tự tin trong học tập và rèn luyện. Nghệ thuật "thu
phục lòng người luôn" là một kinh nghiệm chưa bao giờ cũ. Những đòn roi,
những biện pháp trừng phạt hà khắc chỉ mang lại hiệu quả bề ngoài, mà ta
thường gọi là "dùng cát be bờ". Để các em thực sự "tâm phục", "khẩu phục" thì
cần dùng chính tình cảm yêu thương, chân thành. Giáo viên chủ nhiệm vừa là
thầy cô vừa là bạn của các em. Trao yêu thương sẽ nhận lại được yêu thương.
Khi học trò yêu quý và có thiện cảm về thầy cô thì tự bản thân các em sẽ phải nỗ
lực cố gắng học tập và rèn luyện để không làm thầy cô của mình thất vọng.
Được thầy cô, bạn bè yêu quý, trân trọng, khích lệ cũng là một nguồn động lực
trong học tập và tạo niềm vui mỗi ngày đến trường cho các em.
* Ưu điểm, hạn chế:
- Ưu điểm: Đa số học sinh trong lớp đều ngoan, có ý thức đoàn kết và tinh
thần xây dựng tập thể vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm hơn 10
năm chủ nhiệm nên các tình huống sư phạm có thể xử lí khéo léo và hợp lí. Bản
thân giáo viên chủ nhiệm lại là giáo viên đảm nhiệm đứng lớp môn Ngữ văn
(thời lượng 4 tiết/ 1 tuần), nên có nhiều thời gian để quan sát và gần gũi học trò,
hiểu được tâm tư, tình cảm của các em.
- Hạn chế: Tập thể lớp thân thiện là một mục đích tốt đẹp, nhưng nếu lạm
dụng biện pháp này mà người giáo viên không biết điều tiết, sẽ làm mất đi tác
phong sư phạm, cô trò không còn khoảng cách, người giáo viên sẽ tự làm vơi
mất phần nào hình ảnh mô phạm của bản thân trong ánh mắt học trò.
* Cách thức tiến hành:
Theo kinh nghiệm của riêng bản thân tôi đối với lớp chủ nhiệm 12B1, có một
số cách thức để xây dựng tình cảm giữa thầy cô và học sinh có thể áp dụng như
sau:
- Trước hết, GVCN cần là tấm gương tốt trước học sinh:
Người GVCN như "ngọn nến chỉ tỏa sáng xung quanh, nhưng lại không thể
tỏa sáng chân mình". Vì vậy, tự hoàn thiện mình để HS noi gương, là một việc
vô cùng quan trọng. Những phẩm chất mà một người GV, nhất là một GVCN
cần có đó là:
+ Tự tin: Người GV cần phải tự tin trước học sinh. Tự tin sẽ mang lại trọng
lượng cho lời nói. Tự tin thể hiện ở lời nói, tác phong, trang phục... Nhưng quan
trọng hơn, sự tự tin cần được thể hiện ở sự đúng đắn của việc làm.
+ Thừa nhận khuyết điểm: Khi GV sai, cần phải thẳng thắn thừa nhận khuyết
điểm. Học sinh THPT đủ trưởng thành để hiểu các vấn đề của cuộc sống. Các
11
em cũng hiểu rằng "nhân vô thập toàn", thầy cô giáo cũng sẽ có những khuyết
điểm. Trung thực, chân thành thừa nhận những khuyết điểm không phải là "hạ
thấp" bản thân mình. Đó là cách các thầy cô tôn trọng các em, và đổi lại, các
thầy cô cũng sẽ nhận được sự tôn trọng của các em.
+ Yêu thương HS chân thành: Người GV tốt trước hết là người có trái tim
nhân hậu, biết sẻ chia, cảm thông và giúp đỡ các em, nhất là các em có hoàn
cảnh đặc biệt hơn các bạn cùng lớp.
+ Đối xử với HS tôn trọng, công bằng: Đây là cách tốt nhất để HS tôn trọng
GV.“Lời khuyên tốt nhất của tôi là tôn trọng vì sự tôn trọng đã mang lại sự tôn
trọng” – Joanna D. Trong tập thể, cố gắng đảm bảo sự công bằng là một việc cần
phải lưu ý. Từ việc phân công nhiệm vụ, thưởng phạt theo quy chế... cho đến
cách đối xử với các em trong các tình huống sư phạm sao cho hợp lí, hợp tình.
Lưu ý: Giáo viên chủ nhiệm phải đóng nhiều vai trong lớp học, nhưng
nguyên tắc phải luôn là chính mình. GVCN vừa là thầy cô, là "thủ lĩnh", có lúc
lại phải đóng vai bạn bè, chuyên viên tâm lí... Tuy nhiên. không để tình trạng
học sinh "nhờn" và có tâm lí "cá mè một lứa" với thầy cô. Bởi vậy, thầy cô giáo
luôn phải luôn có tác phong, tư thế, phong cách của riêng mình.
+ Sử dụng lời nói thân thiện:
Lời nói là phương tiện chủ yếu của người GV. Trước đây người thầy sử dụng
lời nói để cung cấp truyền thụ kiến thức cho học sinh. Ngày nay, với phương
pháp dạy học mới, người thầy dùng lời nói chủ yếu để hướng dẫn, tổ chức cho
học sinh thảo luận, trao đổi, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức. Dù phương
pháp dạy học thay đổi như thế nào thì lời nói của người GV cũng cần phải hết
sức trau chuốt. Do đó, tôi luôn luôn trau chuốt, mài giũa công cụ của mình để sử
dụng đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Khi giao tiếp với các em, tôi
cố gắng sử dụng ngôn ngữ sao cho các em dễ hiểu nhất, giàu hình ảnh và đạt giá
trị biểu cảm cao với một ngữ điệu phù hợp. Chẳng hạn, khi bước vào lớp, học
sinh đứng dậy chào, tôi tươi cười nhìn xuống cả lớp rồi nhẹ nhàng nói: “Cô mời
các em ngồi xuống !” Và buổi học thường bắt đầu một cách tốt đẹp, vui vẻ.
+ Sử dụng ánh mắt và cử chỉ trong giao tiếp với học sinh.
“Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Thật vậy, ánh mắt nói lên thái độ, tình cảm
của mỗi con người. Với giáo viên, ánh mắt cũng góp sức làm nên thành công
trong dạy học. “Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào
mắt của từng em để hiểu được tâm trạng của chúng, vui thì chia vui, buồn thì
động viên” Trong quá trình tiến hành tiết dạy, tôi cố gắng chủ động trong việc tổ
chức các hoạt động học tập của học sinh bằng một kế hoạch dạy học đã định sẵn
trong đầu. Khi đứng trước học sinh, khi nói với với các em điều gì, tôi luôn nhìn
12
các em một cách trìu mến, khuyến khích để tạo cho các em niềm cảm xúc và
hứng thú trong học tập. Sự yêu thương gần gũi với các em được thể hiện qua
ánh mắt sẽ khơi dậy ở các em niềm tự tin, hứng thú và sự sáng tạo.
+ Dùng lời khen để động viên khuyến khích.
Ai cũng biết rằng, tâm lí con người luôn thích được khen. Những lời khen
chân tình sẽ tạo niềm tự tin và phấn khởi, kích thích phấn đấu để được tốt hơn
nữa. Đối với các em, lời khen có sức mạnh vô cùng. Khen ngợi là việc làm
không thể thiếu trong giáo dục. Khen ngợi động viên kịp thời không những làm
thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực mà là động cơ thúc đẩy tinh
thần học tập của các em, sẽ làm cho các em ham thích và dẫn tới chăm chỉ học
tập. Trong giờ sinh hoạt lớp theo dõi phát hiện và kịp thời khen ngợi từng tiến
bộ nhỏ của học sinh, nhất là đối với những em trung bình, yếu. Vì các em
thường ít được khen hơn những em khá giỏi, nên lời khen đối với các em càng
có giá trị. Sự động viên, khen ngợi như là "liều thuốc tinh thần" giúp các em
thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, lưu ý không bao giờ để lạm phát lời khen với học sinh. Lời khen
ngợi không đúng mức, không phù hợp sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho lời
khen trở nên vô nghĩa, không còn tác dụng khích lệ, động viên.
+ Tạo không khí dí dỏm, vui vẻ mỗi khi cô trò gặp nhau.
“Tiếng cười là liều thuốc bổ”. Tiếng cười trong lớp học sẽ làm tan đi không
khí căng thẳng của tiết học. Dạy học là một nghệ thuật, vậy người giáo viên
không phải là một "diễn viên" nhưng nên trau dồi cho mình khiếu hài hước và
nghệ thuật giao tiếp cơ bản nhất. Những vấn đề nảy sinh trong lớp chủ nhiệm có
thể không ít lần làm giáo viên chủ nhiệm bực bội và cảm thấy căng thẳng. Khi
đó, tôi không né tránh, không 'quan trọng hóa" vấn đề, mà thường chọn thời
điểm xử lí vấn đề cho phù hợp và cách giải quyết lạc quan và hài hước nhất.
- Xây dựng mối quan hệ gần gũi, yêu thương trong lớp học
Như đã nói ở trên, để học sinh coi lớp học như "ngôi nhà thứ hai" của mình,
tôi luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa các em, tạo cho các em
thói quen biết quan tâm chia sẻ, động viên, thăm hỏi lẫn nhau trong học tập cũng
như trong cuộc sống.
+ Tận dụng mạng xã hội để quản lí lớp học.
Lớp lập ra một nhóm kín trên facebook có tên "Team 12B1 trường
THPT ... khóa học 2016-2019". Có những lời nói khó trình bày trực, cô trò lại
có thể chia sẻ dễ dàng trên nhóm kín. Có những chuyện khúc mắc trong gia
đình, trong tình cảm với bạn khác giới, những mâu thuẫn với người bạn thân...
các em không bao giờ dám nói trực tiếp khi gặp cô nhưng lại có thể chia sẻ qua
tin nhắn. Nhóm kín trên facebook của lớp còn là nơi thông báo về: thời khóa
13
biểu, lịch thi, lịch học nghề, lao động... Đó cũng là nơi lưu giữ tình cảm, nhưng
hình ảnh, clip kỉ niệm của cô trò suốt ba năm học qua.
+ Quan tâm đến cá nhân mỗi học sinh trong lớp: Ngày lễ như 08/03 hay
20/10, các bạn học sinh nam dưới sự tham mưu của cô giáo thường tổ chức
những buổi liên hoan ngọt hoặc đi chơi dã ngoại. Quan trọng hơn, đó là dịp để
cô trò gần gũi và hiểu nhau hơn; Đến ngày sinh nhật của các các cá nhân trong
mỗi tháng, lớp phó đời sống ghi lại danh sách, tranh thủ sau tiết sinh hoạt tuần
nào đó, lớp sẽ tổ chức sinh nhật cho các bạn của mình. Quà sinh nhật có thể là
một cây bút, quyển sổ nhỏ, hay bưu thiệp tự làm...; Quan tâm đến hoàn cảnh của
các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như cả lớp dành 1 hoặc 2 ngày công để
giúp đỡ gia đình bạn; Mỗi tổ nuôi một con lợn đất để các em cùng tiết kiệm. Các
tổ thi đua nuôi lợn đất, để cuối năm "mổ heo" lấy tiền mua quà tết tặng các bạn
có hoàn cảnh khó khăn...
Những việc làm này chắc chắn sẽ giúp các em thấy được sự quan tâm của cô
giáo và các bạn, làm cho các em gần gũi, yêu thương và gắn bó hơn trong một
lớp học. Từ đó, giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng như việc tham gia các
hoạt động tập thể.
+ Quan tâm chân thành đến tâm tư, tình cảm của học sinh
Người giáo viên khi đã thực sự xem lớp chủ nhiệm là "ngôi nhà thứ hai" của
mình, coi các em học sinh là "những đứa con đặc biệt" của mình thì sẽ tự biết
phải làm gì để tốt nhất cho học trò.
Trò chuyện và chia sẻ: Có rất nhiều biểu hiện của một học sinh vi phạm như:
đi học muộn, nghỉ học, không học bài... Nhưng không phải học sinh nào vi
phạm quy chế lớp cũng là một học sinh hư. Giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân
từ nhiều phía, để kịp thời có giải pháp hỗ trợ nếu các em đang gặp khó khăn.
Ví dụ: em Nguyễn Đức Việt, lớp trưởng lớp 12B1. Bản thân em năm lớp 10 là
học sinh chăm ngoan, nhưng ở thời điểm giữa kì I năm lớp 11, em có biểu hiện
chểnh mảng, lơ là trong học tập. Sau khi trò chuyện và cố gắng để em tin tưởng
chia sẻ, thì tôi nhận thấy nguyên nhân bắt nguồn từ phía bố mẹ em li hôn, bố em
có tái hôn sau đó. Em ở cùng "mẹ mới" và trong gia đình bắt đầu có những mâu
thuẫn phát sinh. Em muốn thuê trọ ở riêng. Trước tình huống đó, tôi đã chủ động
liên hệ với bố của em, chia sẻ với bố em những tâm tư mà em không dám nói ra
với gia đình. Đồng thời cũng tâm sự với em như một người bạn đặc biệt. Sau đó,
tôi thấy những biểu hiện ở phía em bắt đầu có dấu hiệu tích cực trở lại.
Viết lên những " Thông điệp yêu thương": Đây là kinh nghiệm của riêng bản
thân tôi để hiểu được tâm tư của các em học sinh. Trước mỗi phiên họp phụ
huynh, tôi thường tự tay chuẩn bị những tờ giấy A4 màu sắc cắt thành hình trái
tim. Tôi phát cho mỗi em một tờ để các em ghi lại tất cả những tâm tư, nỗi niềm,
14
những lời yêu thương, lời cảm ơn, xin lỗi… đến gia đình, bạn bè, thầy cô, các
bạn. Các em không cần ghi họ tên. Trong phiên họp phụ huynh, tôi sẽ chọn đọc
các thông điệp đến với phụ huynh. … Tôi cũng lại tiếp tục phát những tờ giấy
hình trái tim đó cho phụ huynh để họ ghi lại những nhắn nhủ, yêu thương đến
con cái. Trong giờ sinh hoạt gần nhất, tôi đã đọc tất cả các thông điệp ấy lên cho
học sinh nghe. Và kết quả thật bất ngờ, em nào cũng rất xúc động.
Ví dụ: Trường hợp em Lò Mạnh Khải. Vì hoàn cảnh em ở với bố và ''mẹ
mới", nên ở nhà em rất lầm lì, cả ngày không nói. Bố mẹ em đã từng nghĩ rằng
em bị trầm cảm. Nhờ "thông điệp yêu thương" kia, mà sau buổi họp phụ huynh,
cả em và "mẹ mới" đã có một bước ngoặt trong tình cảm. Em không gọi mẹ là
"cô" nữa mà chuyển đổi xưng hô. Mẹ mới của em cũng rất xúc động, hiểu và
thương yêu em nhiều hơn.
"Thông điệp yêu thương" là một cách khai thác tâm tư học trò rất hiệu quả.
Có thể áp dụng cả trong một buổi sinh hoạt lớp đầu tiên, cuối kì hay cuối năm.
Tôi nhận thấy đây là một kênh tiếp cận học trò khá hay và bổ ích. Người giáo
viên như ngọn đèn tỏa sáng xung quanh nhưng ngay chỗ chân mình thì lại
không chiếu sáng tới. Nhờ những ''Thông điệp yêu thương" kia mà giáo viên có
dịp đọc và ngẫm lại những đánh giá, góp ý chân thành của chính học trò dành
cho mình, từ đó có thể lắng nghe và điều chỉnh cho phù hợp. Trước những lời
khen tặng của học trò, tôi cũng tự biết cố gắng để hoàn thiện mình hơn, xứng
đáng với tình cảm tin yêu của các em dành cho mình.
* Kết quả thực hiện:
Sau khi áp dụng những cách thức trên, sau một thời gian tôi cảm nhận rõ rệt
tình cảm của học trò với bản thân mình thay đổi. Các em sẵn sàng chia sẻ những
chuyện buồn vui trong cuộc sống với cô giáo.
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trở nên thường xuyên, hiệu quả.
Trong tập thể lớp, các em cũng đoàn kết. Điều này được thể hiện rất rõ trong
kết quả của các đợt thi đua của nhà trường.
Hình ảnh lớp 12B1 trong các buổi dã ngoại
15
1.3 Nội dung thứ ba: Đưa học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động
tập thể
* Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh rất ham thích tham gia các hoạt động tập thể nhưng cũng có nhiều
em cũng có tâm lí ngại ngùng, thiếu mạnh dạn, tự tin. Đưa học sinh tham gia
vào các hoạt động tập thể giúp giáo viên khơi dậy ở các em sự hăng hái, tích
cực tham gia các hoạt động của lớp. Từ đó cũng hình thành cho các em sự tự tin,
mạnh mẽ, quyết đoán, tính hòa đồng và những kĩ năng trong cuộc sống. Các em
được mở rộng hiểu biết về mọi mặt; góp phần xây dựng tập thể lành mạnh, đoàn
kết; được mọi người tôn trọng, yêu mến…
- Thông qua nội dung này, bản thân giáo viên cũng được trau dồi và nâng cao
những nghiệp vụ và "kĩ năng mềm" trong công tác chủ nhiệm.
- Những hoạt động dã ngoại cần phải lưu ý đảm bảo an toàn cho các em,
lường trước những tình huống ngoài trời, từ đó giáo viên cần nhạy bén, linh
hoạt. Các hoạt động cũng tốn kém về kinh phí nên cần lên kế hoạch cụ thể, hợp
lí đảm bảo sự gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả.
* Ưu điểm, hạn chế:
- Ưu điểm: Trường THPT ... là một đơn vị trường học lớn của huyện nhà, nhà
trường luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động phong trào
chung. Giáo viên có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và các hoạt động
phong trào. Học sinh trong lớp hưởng ứng tích cực.
- Hạn chế: Các hoạt động tập thể nếu quá dày đặc và không hợp lí sẽ lấy
mất rất nhiều thời gian học tập của các em, đồng thời cũng gây ra tốn kém, lãng
phí.
* Cách thức thực hiện:
- Đưa HS tham gia vào các hoạt động phong trào chung của nhà trường.
GVCN cần đưa học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào
chung của nhà trường như: hoạt động dọn dẹp, vệ sinh công cộng; hoạt động văn
nghệ, thể thao; hưởng ứng các phong trào đóng góp, ủng hộ đồng bào bị bão lũ,
thiên tai, quyên góp ủng hộ học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
hưởng ứng tuần lễ an toàn giao thông, tuần lễ "học tập suốt đời", hội thi " Tìm
hiểu về mất cân bằng giới tính khi sinh", hội thi "Học tập và làm theo tấm gương
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"…
GVCN phối hợp với Ban chấp hành đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường,
tạo điều kiện cho HS tham gia các chương trình của Đoàn trường.
Kinh nghiệm riêng của bản thân tôi trong việc đưa các em tham gia vào các
hoạt động phong trào:
+ Luôn khích lệ, động viên với các em học sinh nhút nhát, tự ti.
16
+ Dành lời khen ngợi đối với các em sôi nổi, nhiệt tình. Có thể khen vào giờ
sinh hoạt tuần, buổi họp phụ huynh, phiếu nhận xét hàng tháng, lời phê trong
học bạ…
+ Trong quá trình các em tham gia tập luyện, tôi thường xuyên có mặt để
khích lệ, động viên đội thi; tham gia góp ý, chỉnh sửa cho các em hoàn thiện sản
phẩm tốt nhất.
+ Trong buổi thi phong trào của lớp, tôi luôn cố gắng chu toàn nhất về các
khâu từ chuẩn bị, hậu đài, âm thanh, đạo cụ, trang phục ... để các em thể hiện tốt
nhất phần thi của mình.
+ Với những em không trực tiếp tham gia vào đội thi, tôi vẫn cố gắng tạo cơ
hội để các em có trách nhiệm với tập thể bằng cách giao nhiệm vụ ( không bỏ
sót em nào). Các em có thể vào đội phục vụ, hậu đài, đạo cụ… Qua đó, các em
sẽ ý thức được vai trò và tầm quan trọng của bản thân với tập thể. Đồng thời
cũng rèn luyện cho các em tính tự lâp, mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống.
+ Các phần thưởng của lớp nhận được tôi thường bàn với các em để liên
hoan ngọt, hoặc nộp vào quỹ lớp để cuối kì học đi chơi dã ngoại. Theo tôi, hình
thức này vừa tăng thêm sự đoàn kết, tạo không khí vui vẻ, vừa là sự ghi nhận nỗ
lực của các em đã có cố gắng trong các hoạt động phong trào.
- Đưa HS vào các hoạt động có ý nghĩa với cộng đồng.
Trong 3 năm chủ nhiệm lớp, bản thân tôi cùng với ban cán sự lớp đã họp
bàn, lập kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, có ý nghĩa không chỉ với
riêng tập thể lớp, mà còn có ý nghĩa với cả cộng đồng. Ví dụ như:
+ Chương trình thiện nguyện "Tết vì người nghèo" ( Tổ chức tại Bản Pú Sút,
Sam Kha vào tháng 01/2017); Chương trình thiện nguyện "Áo ấm cho em" ( Tổ
chức tại Pú Sút, Sam Kha vào tháng 01/ 2018); Tham gia hưởng ứng nhiệt tình
trong việc quyên góp sách vở quần áo trong chuyến tình nguyện của Đoàn xã ...
đến bản Pá Hốc... Qua đó, trau dồi cho các em phẩm chất nhân ái, tinh thần
tương thân tương ái, đoàn kết, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.
+ Hoạt động dọn dẹp môi trường: Địa điểm tại đồi thông Nong Lanh và
khu di tích tháp Mường Và...Qua đó, giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường,
trau dồi tình yêu với thiên nhiên, hơn nữa còn là cách thể hiện tình yêu với quê
hương, đất nước
+ Tổ chức một ngày công giúp đỡ cho gia đình các bạn có hoàn cảnh khó
khăn. Riêng năm học 2016- 2017, lớp đã giúp đỡ được 04 ngày công cho 04
trường hợp gia đình: Lường Văn Hoàng ( Lả Mường - ...), Tòng Thị Hòa ( Bản
Mới, Nậm Lạnh), Tòng Thị Vân ( Bản Phổng, Nậm Lạnh) và Lò Mạnh Khải
( Mường Và). Năm học 2017- 2018, lớp nhận giúp đỡ gia đình cụ Lò Thị Địa,
người già neo đơn, bản Mới - xã Nậm Lạnh - huyện Sốp Cộp; Giúp 3 ngày công
17
cho gia đình em: Vì Thị Phượng ( Bản Lạnh, Nậm Lạnh) và Lò Thị Nga (Pá Vai,
Mường Và); Năm học 2018 - 2019, lớp nhận chăm sóc và giúp đỡ em Vàng A
Dơ, em bé có hoàn cảnh mồ côi, tại bản Mường Lạn, xã Mường Lạn, huyện ....
Công việc cụ thể: gặt lúa, đập lúa, thu sắn, làm nương, quyên góp đồ dùng, quần
áo, tiền bạc ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn… Hành động tuy nhỏ nhưng góp
phần động viên gia đình, giúp bạn mình có thêm thời gian cho việc học, khơi gợi
tinh thần đoàn kết, rèn luyện đức tính nhân ái cho các em học sinh.
18
Một số hình ảnh minh chứng về các hoạt động phong trào của lớp 12B1
* Kết quả thực hiện:
19
- Tập thể lớp đạt được nhiều thành tích trong các đợt thi đua, trở thành tập thể
tiên tiến xuất sắc trong các đợt thi đua và các kì học. Cụ thể, qua 3 năm học, lớp
12B1 đạt được những thành tích sau:
Năm học 2016 - 2017
Năm học 2017 - 2018
Năm học 2018 - 2019
- Giải nhất học tập ( 20/11)
- Giải nhất học tập (20/11)
- Giải nhất học tập (20/11)
- Giải nhất văn nghệ (20/11)
- Giải nhất báo tường (20/11)
- Giải nhất học tập (26/03)
- Giải nhất báo tường (20/11)
- Giải nhất kéo co ( 20/11)
- Giải nhất chuyên đề duy trì
- Giải nhất học tập (26/03)
- Giải nhất học tập (26/03)
sĩ số
-Giải nhất "Một ngày làm
phụ nữ" (26/03)
- Lớp được ban chấp hành đoàn trường trao giấy khen công nhận chi đoàn
xuất sắc. Các thành viên được Ban chấp hành Đoàn trường khen thưởng như:
Quàng Thị Kiều, Lò Mạnh Khải, Tòng Duy Mạnh...
- Lớp đạt danh hiệu chi đoàn vững mạnh 3 năm liền.
- Lớp được khen thưởng về việc thực hiện chuyên đề duy trì sĩ số tốt.
- Một số HS đạt được thành tích trong tại các hội thi của nhà trường.
Cụ thể:
Stt
Họ và tên HS
Nội dung tham gia
Kết quả
1
Tòng Duy Mạnh
Hội thao GDQP (2016- 2017)
Giải nhì
2
Tòng Duy Mạnh
Hội thi sáng tạo KHCN (2016- 2017)
Giải ba
3
Lò Mạnh Khải
Hội thi sáng tạo KHCN(2016- 2017)
Giải ba
4
Lò Việt Trinh
Hội thi sáng tạo KHCN(2017- 2018)
Giải khuyến khích
5
Sộng A Anh
Hội thi sáng tạo KHCN(2017- 2018)
Giải khuyến khích
6
Lò Mạnh Khải
Hội thi sáng tạo KHCN(2017- 2018)
Giải tiềm năng
7
Lò Thùy Linh
Hội thi sáng tạo KHCN(2017- 2018)
Giải tiềm năng
1
Tòng Duy Mạnh
Hội thao GDQP (2018- 2019)
Giải khuyến khích
2
Quàng Thị Kiều
Hội thao GDQP (2018- 2019)
Giải nhì
- Giáo viên chủ nhiệm được nhà trường công nhận: " Giáo viên chủ nhiệm
giỏi" năm học 2017 - 2018 và công nhận hoàn thành xuất sắc công tác năm học
2016 - 2017 và 2017 - 2018.
20
Một số hình ảnh minh chứng
1.4. Nội dung thứ tư: Đổi mới hình thức trong tiết sinh hoạt lớp
* Mục đích, yêu cầu:
Một số giáo viên nghĩ rằng giờ sinh hoạt lớp quá phức tạp, tốn thời gian và
không cần thiết. Tuy nhiên, giờ sinh hoạt lớp là một cách giúp HS học hỏi những
kĩ năng để thành công cả trong học tập và cuộc sống.
Giờ sinh hoạt lớp thường để tổng kết lại một tuần học: Những ưu điểm,
những tồn tại, khen thưởng, xử phạt, bàn bạc những giải pháp… Vì vậy thường
gây sự nhàm chán và tâm lí lo lắng, tạo áp lực với những em học sinh vi phạm.
Đổi mới hình thức trong giờ sinh hoạt tạo ra một không khí thân thiện, cởi
mở, tạo cơ hội để cô trò chia sẻ và đồng cảm, thấu hiểu nhau hơn. Từ đó, hiệu
quả thực sự của giờ học đã được cải thiện rõ rệt.
Dù đổi mới hình thức nhưng tiết học vẫn phải đảm bảo khung giờ quy định
( 45 phút, tiết 5, ngày thứ 7 hàng tuần); Nội dung cơ bản của tiết học vẫn phải
đảm bảo; Đảm bảo nội dung tích hợp "Giáo dục đạo đức liêm chính trong
trường THPT" (theo yêu cầu của nhà trường và căn cứ vào kế hoạch tích hợp
của giáo viên chủ nhiệm, đã được nhà trường phê duyệt)
* Ưu điểm, hạn chế:
- Ưu điểm: Hiệu quả giáo dục được cải thiện rõ rệt. Giờ học trở nên hấp dẫn và
được mong đợi.
- Hạn chế: Giáo viên mất nhiều thời gian để lên ý tưởng và thực hiện.
* Cách thức thực hiện:
21
- Xây dựng kế hoạch cho tiết học:
Giáo viên chủ nhiệm phác họa ý tưởng giờ học, nếu cần chuẩn bị trước sẽ
thông qua lớp vào sau tiết 5 ngày thứ 6 của tuần học đó hoặc giáo viên đăng
thông báo trong nhóm kín của lớp trên Facebook.
- Tiến hành tiết sinh hoạt: ( Giáo án: Phụ lục )
+ Lớp trưởng và các tổ trưởng tham gia bình tuần: ( 15 phút )
Tổ trưởng căn cứ bảng chấm điểm, đánh giá tổ viên thông qua trước lớp
điểm cao nhất tuần, điểm thấp nhất tuần. Bảng đánh giá sẽ công khai trên nhóm
kín facebook của lớp vào tối thứ 6, ai ý kiến sẽ thắc mắc trực tiếp với tổ trưởng.
Lớp trưởng tổng hợp kết quả trong sổ đầu bài, sổ cờ đỏ ( Trong giờ ra chơi
tiết 4, thứ 7); Rút ra những ưu điểm và kết quả đã đạt được, những hạn chế và
tồn tại. Lớp trưởng đưa ra các giải pháp khắc phục trong tuần học mới
Giáo viên ngồi dự, nhận xét chung về tình hình lớp và bổ sung ý kiến đóng
góp (nếu có)
+ Khen thưởng và xử phạt (15 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh nào tự cảm thấy mình mắc lỗi trong tuần học vừa
qua thì tự giác đứng lên. Cho các em thời gian để trình bày lỗi mắc phải, lời hứa
hẹn, cam đoan, tự nhận hình phạt ( Thông qua trò chơi bốc thăm hình phạt: Hình
thức này vừa tạo không khí vui vẻ, vừa có cả tính răn đe mà không làm học sinh
cảm thấy áp lực, sợ sệt. Các hình phạt có thể chọn để các em bốc thăm ngẫu
nhiên như: Ngày thứ 2 tuần tới sẽ đi thật sớm, vừa tưới hoa vừa hát to; Đeo cặp
sách, hát bài "Đi học về" vừa hát vừa nhảy chân sáo 2 vòng quanh lớp; Ôm hôn
chậu hoa và nói xin lỗi chậu hoa, vì tôi đã mắc lỗi... ( lỗi gì thì học sinh tự nhận
lỗi). Riêng với những lỗi nghiêm trọng như: vô lễ, đánh nhau, gây gổ mất đoàn
kết, vi phạm các điều "cấm làm" trong nội quy thì tôi sẽ gặp riêng em học sinh
đó sau giờ sinh hoạt để tránh việc em cảm thấy bị tổn thương trước lớp. Trong
thời gian cô trò tâm sự, thủ thỉ, tôi sẽ dùng biện pháp cảm hóa bằng lời lẽ phân
tích thiệt hơn, tìm hiểu nguyên nhân, đóng vai một người bạn chia sẻ... Tuy
nhiên nếu em không có dấu hiệu tiến bộ, thì GVCN sẽ bắt buộc phải có biện
pháp cứng rắn hơn như mời phụ huynh đến trường, lập biên bản...
Với những học sinh có thành tích cao trong bảng đánh giá của tổ trưởng sẽ
được khen thưởng: Giải nhất tổ ( 50.000 đồng/ người), giải nhì tổ ( 30.000 đồng/
người), nhất của nhất ( người có điểm nhất cao nhất - 50.000 đ/ người). Việc
khen thưởng này đã được ghi trong quy chế lớp, và được thông qua với quý phụ
huynh từ đầu năm học.
+ Thấu hiểu và chia sẻ (15 phút cuối)
Để thay đổi hình thức tiết sinh hoạt, riêng phần 1 ( Bình tuần) cần giữ
nguyên vì đây là yêu cầu bắt buộc, ngoài ra có thể thay đổi cho linh hoạt: Có thể
22
cho các em xem một clip về "Quà tặng cuộc sống"; Cho một em đọc diễn cảm
một "Thông điệp cuộc sống"; Cho các em lấy giấy bút ghi lại những tâm tư, vui
buồn của một tuần qua ( HS có quyền không ghi tên)…. Sau đó cô trò cùng nhau
chia sẻ những suy nghĩ về những clip, thông điệp, những tâm tư buồn vui đó.
Hình thức này rát hữu ích để cô trò có thể hiểu nhau, chia sẻ và đồng cảm với
nhau trong học tập và cuộc sống. Một tháng, tôi dành một giờ sinh hoạt để lồng
ghép thêm nội dung tổ chức sinh nhật cho các em trong tháng.
- Kĩ năng sinh hoạt:
+ Ngồi vòng tròn: tạo bầu không khí thân thiện, tôn trọng. Có thể ngồi trên
sàn nhà, mặt phẳng rộng ( kê lại bàn ghế, lấy không gian rộng hơn cho lớp học).
Hoặc ngồi bàn, xếp bàn ghế hình chữ U...
+ Thực hành khen ngợi và cảm kích: Bắt đầu buổi sinh hoạt với một lời nói
tích cực là màn khởi động đem lại cảm xúc gắn bó của lớp học
+ Thảo luận để hợp tác: Nhu cầu được trình bày ý kiến và được người khác
lắng nghe là nhu cầu của bất cứ cá nhân nào.
* Kết quả thực hiện:
Các em đều rất hứng thú với tiết học. Cán bộ lớp và toàn thể thành viên đều
rất hào hứng chuẩn bị cho tiết sinh hoạt cuối tuần.
Ban giám hiệu và tổ chuyên môn qua dự giờ, thăm lớp, cũng đánh giá khá
cao về giờ sinh hoạt lớp của lớp 12B1.
Qua phiếu thăm dò đánh giá, tôi thu được kết quả như sau:
Câu hỏi 1: Qua tiết sinh hoạt, em cảm thấy mức độ hứng thú của bản thân như
thế nào?
Kết quả thu được:
Mức độ
Số lượng
Tỉ lệ
Rất hứng thú
30
71,43%
Hứng thú
10
23,9 %
Không hứng thú
0
0%
Bình thường
02
4,76 %
Câu hỏi 2: Em có muốn tiếp tục thay đổi nội dung gì trong giờ sinh hoạt không?
Kết quả thu được:
+ 02 phiếu trả lời có ( Muốn bổ sung thêm phần HS mắc
lỗi phải đọc bản kiểm điểm trước lớp; Bổ sung thêm các hình thức khen thưởng
khác như viết phiếu khen, tặng quà, thay vì trao tiền mặt...)
+ 40 phiếu: hài lòng với hình thức sinh hoạt lớp hiện tại.
Như vậy, có thể thấy không khí giờ sinh hoạt vui vẻ, tạo cơ hội để cô trò
hiểu nhau hơn. Giờ sinh hoạt không còn nhàm chán, đơn điệu mà trở thành giờ
học vui vẻ, được mong đợi nhất.
23
Một số hình ảnh giờ sinh hoạt lớp 12B1
1.5. Nội dung thứ năm: Chú trọng xây dựng mối liên hệ gắn bó giữa giáo
viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.
* Mục đích, yêu cầu:
- Giáo dục học sinh cần có sự phối hợp của gia đình - nhà trường - xã hội.
Thiếu một trong ba thành phần trên thì sự quản lí, giám sát đối với các em sẽ
còn nhiều "lỗ hổng". Hiệu quả giáo dục vì thế, không thể đạt kết quả như mong
muốn.
- Xây dựng mối liên hệ gắn bó giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học
sinh sẽ giúp việc giáo dục các em được hiệu quả hơn. Gia đình sẽ phối hợp cùng
nhà trường trong việc quản lí thời gian tự học ở nhà của các em; gia đình hỗ trợ
giáo viên trong việc rèn luyện ý thức, đạo đức của học sinh.
* Ưu điểm, hạn chế:
- Ưu điểm: Về phía gia đình, đa số phụ huynh quan tâm đến con em.
- Hạn chế: Học sinh lớp 12B1 có hơn 50% ở trọ và bán trú. Việc quản lí thời
gian tự học và thái độ tu dưỡng, rèn luyện của học sinh tại gia đình bị hạn chế
nhiều. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm còn phải thay phần cha mẹ của học sinh
24
trong việc quản lí thời gian tự học của các em. Một số em có hoàn cảnh gia đình
phức tạp, bố mẹ li thân, li hôn... gây ra sự xáo trộn trong tâm lí của các em, ảnh
hưởng không nhỏ đến việc học.
* Cách thức tiến hành:
Để tăng cường mối liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh, bản thân tôi có một
số kinh nghiệm như sau:
- Ngay ở phiên họp đầu tiên của năm học lớp 10, tôi đã xin lại thông tin của
phụ huynh như: số điện thoại, địa chỉ, hoàn cảnh riêng của bản thân như: li hôn,
li thân, bố mẹ làm ăn xa...
- Trong năm học, tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh thông qua một số
cách thức như : Phần mềm Smas, gọi điện thoại trực tiếp, trao đổi thông tin qua
nhóm kín trên facebook...
- Bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh ( Bác Nguyễn Thị Biên, Bản Hua
Mường, xã ... và Bác Lù Văn Lặn, Bản Hua Mường, xã ...).
- Tăng cường tìm hiểu và giúp đỡ những gia đình học sinh có hoàn cảnh khó
khăn. Thông qua ban đại diện cha mẹ HS tổ chức đóng góp một ngày công vào
mùa vụ với những gia đình neo đơn. Khi gia đình học sinh có chuyện ốm đau,
tang ma, tập thể HS sẽ cùng với GVCN, Ban đại diện cha mẹ học sinh trực tiếp
đến thăm hỏi.
Hình ảnh minh chứng kênh liên lạc giữa GVCN và phụ huynh học sinh
* Kết quả thực hiện:
Việc trao đổi liên lạc diễn ra thường xuyên. Phụ huynh nắm bắt được tình
hình học tập đều đặn hàng tháng cũng như kết quả rèn luyện của con em mình
Vì vậy, kết quả việc giáo dục đạo đức và ý thức tự học của HS được cải thiện rõ
25