Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐÓNG góp TO lớn của tự lực văn đoàn là PHÊ PHÁN lễ GIÁO PHONG KIẾN, NHIỆT TÌNH KHẲNG ĐỊNH TINH THẦN dân CHỦ , CA NGỢI tự DO cá NHÂN hãy làm SÁNG tỏ NHẬN ĐỊNH TRÊN QUA PHÂN TÍCH một số tác PHẨM TIÊU BIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.8 KB, 24 trang )

ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN LÀ PHÊ
PHÁN LỄ GIÁO PHONG KIẾN, NHIỆT TÌNH KHẲNG
ĐỊNH TINH THẦN DÂN CHỦ , CA NGỢI TỰ DO CÁ
NHÂN. HÃY LÀM SÁNG TỎ NHẬN ĐỊNH TRÊN QUA
PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

Nền văn học Việt Nam như một đại dương rộng lớn nơi tram
ngàn con sông cùng đổ về cượt qua mọi trở ngại không gian và thời
gian. Hiện nay trước những vấn đề mới của đời sống xã hội, văn học
ngày càng đi vào những góc khuất, những uẩn khúc trong tâm lý, tư
tưởng của con người hiện đại với một nghệ thuật biểu hiện ngày càng
dày dặn trưởng thành. Để có được gương mặt như hôm nay, văn học
nước nhà đã phải tự đấu tranh, làm mới mình, phá băng mọi cản trở,
đào thải mọi xu thế không hợp thời trên con đường đi của mình. Từ
một nền văn học viết nặng sung cổ, quy phạm, ước lệ gò bó ý thức cá
nhân của con người; nay tiếng nói trong văn học là tiếng nói tiên tiến,
hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những nhân tố quan trọng
công cuộc đổi mới thành công đó phải kể đến nhóm Tự Lực Văn
Đoàn. Những tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn phê phán lễ giáo
phong kiến, nhiệt tình khẳng định tinh thần dân chủ và ca ngợi tự do
cá nhân.
Tự Lực văn đoàn là một cơ quan ngôn luận đặc biệt, được thành
lập vào năm 1933 bởi 8 thành viên : Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam),
Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long),


Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ_Lê Ta (Nguyễn Thứ Lễ),
Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Trần Tiêu (em
của Khái Hưng) Trong khoảng mười năm tồn tại, Tự Lực văn đoàn với
những sáng tác văn học, hoạt động báo chí, trao giải thưởng, tạo nhiều
ảnh hưởng đến văn học Việt Nam thời kỳ đó. Tự Lực văn đoàn cũng là


đại biểu của văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Tự lực văn đoàn hướng sáng tác theo tôn chỉ gồm mười điều:
Thứ nhất là: tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn
chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này
chỉ có tính cách văn chương thôi : mục đích là để làm giàu thêm văn
bản trong nước .
Thứ hai là: Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội .
Chú ý làm cho người và cho xã hội ngày một hay hơn lên .
Thứ ba là: Theo chủ nghĩa bình dân , soạn những cuốn sách có
tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân
Thứ tư là: Dùng một lối văn giản dị , dễ hiểu , ít chữ nho , một
lối văn - có tính cách An Nam .
Thứ năm là: Lúc nào cũng mới mẻ , yêu đời , có chí phấn đấu và
tin ở sự tiến bộ
Thứ sáu là: Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước mà có tính
cách bình dân , khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách
bình dân . Không có tính cách trưởng giả mà quý phái .


Thứ bảy là: Trọng tự do cá nhân .
Thứ tám là: Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời
nữa
Thứ chín là: Đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng
vào văn chương Việt Nam .
Thứ mười là: Theo một trong chín điểm này cũng được miễn là
đừng trái ngược với những điều khác .
Ngay từ khi mới ra đời, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã giương
cao ngọn cờ chống lễ giáo phong kiến với tinh thần tôn trọng tự do cá
nhân, vượt ra ngoài sự kìm kẹp của những hủ tục lạc hậu. Tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn đã lên án lễ giáo phong kiến chà đạp hạnh phúc con

người. Điều bảy và tám trong “Mười điều tâm niệm” của Hoàng Đạo
– cũng là tôn chỉ của Tự lực văn đoàn có ghi: “Trọng tự do cá nhân”
và “làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa” Tôn
chỉ ấy được cụ thể hóa trong nhiều tác phẩm của văn phái này như:
Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn, Gia đình, Thừa tự,
Thoát ly,… Những vấn đề được đặt ra trong các tác phẩm như: vấn đề
“môn đăng hộ đối”, vấn đề “đi bước nữa” của người phụ nữ góa trẻ,…
đã thể hiện rõ tinh thần đề cao hạnh phúc cá nhân, chống lại những ràng
buộc

khắt

khe

của

lễ

giáo

phong

kiến.

Dưới chế độ thực dân phong kiến , xã hội Việt Nam bị guồng
máy chính trị của nhà nước kìm hãm và mỗi cá nhân không có điều
kiện phát triển quyền tự do chính đáng của mình . Rất nhiều quyền lợi
cá nhân bị tước bỏ . Quyền con người bị hạn chế đến mức tối thiểu .



Sống trong gia đình phải phụ thuộc vào cha mẹ , không có quyền tự
do hôn nhân , ngoài xã hội không có điều kiện thực hiện những quyền
tự do của công dân . Làm sao có quyền phê phán mặt trái của xã hội
thực dân phong kiến , phát biểu chính kiến về tự do dân chủ , bày tỏ
những bất bình đẳng trong xã hội giữa bọn thực dân và người bản xứ ,
giữa kẻ giàu có và người nghèo khổ, giữa nam và nữ , . . . Sự giải
phóng cá nhân từ lâu như một niềm khao khát, một quyền sống không
được thực hiện kéo dài trong nhiều thế kỷ . Dưới chế độ phong kiến ,
đạo lý cổ truyền kìm hãm con người trong khuôn phép , chế độ thực
dân phong kiến tiếp tục kìm kẹp sức sống của cá nhân . Không phải
ngẫu nhiên mà ở thời điểm đầu những năm ba mươi của thế kỷ XX ,
vấn đề quyền tự do cá nhận lại được đặt ra mạnh mẽ , bức thiết như
thế . Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới cùng có chung một tiếng
nói đấu tranh đòi quyền tự do cá nhân . Chưa bao giờ con người được
sống trọn vẹn với tư cách một cá thể trong đời và trong văn chương .
Hoàng Đạo , một thành viên Tự lực văn đoàn nhận xét : " Ngày xưa ta
không sống theo lẽ phải , ta sống theo tục lệ thành kiến , theo mệnh
lệnh bất khả luận của cổ nhân " .
Ở các nước phương Tây , khi chế độ tư bản thắng thế nhà nước
phong kiến , quyền bình đẳng tự do được xem như phương châm hàng
đầu biểu hiện sức sống mới của chế độ xã hội . Nhà văn Nguyễn Ngọc
cũng nêu nhận xét : " Điều quan trọng nữa mà Tư lực văn đoàn mang
lại là sự khám phá , khẳng định cá nhân trong xã hội . Quyển sống của
cá nhân trong nền đạo đức cũ không được thừa nhận . Cần phải đấu
tranh để giải phóng cho cá nhân . Trong văn học Việt Nam ở những


thập kỷ đầu thế kỷ XX , văn chương đã bước đầu đề cập đến vấn đề
này dưới góc độ phản ánh những bi kịch của quyền sống cá nhân bị
chà đạp để khơi dậy sự thông cảm của cộng đồng . Tố Tâm là một

trường hợp tiêu biểu .
Với Tố Tâm , Hoàng Ngọc Phách tạo được sâu sắc sự đồng cảm
với tuổi trẻ mong ước tình yêu tự do và những cay đắng mà nhân vật
còn phải cam chịu . Tố Tâm chưa khơi dậy , chưa dám có tiếng nói
đấu tranh để giải phóng cá nhân trong tình yêu đôi lứa .
Tự lực văn đoàn đã làm được việc đó trong thời điểm thuận lợi
và chín muồi hơn . Đấu tranh cho quyền tự do cá nhân và chống lại
đạo lý hà khắc của đại gia đình phong kiến không chỉ tạo được sự
đồng tình trong phạm vi hẹp của một số người có liên quan mà có ảnh
hưởng xã hội rộng rãi . Hai tác phẩm Nửa chừng xuân của Khái Hưng
và Đoạn tuyệt của Nhất Linh là hai mũi nhọn tiến công mạnh mẽ và
có hiệu quả vào dinh luỹ của đại gia đình phong kiến . Nửa chừng
xuân miêu tả trực tiếp hai thế hệ đối chọi nhau. Một bên là bà Án , loại
hình nhân vật phổ biến của nhiều tiểu thuyết Tự lực văn đoàn , người
giữ quyền uy trong gia đình, ích kỷ , tàn ác , sẵn sàng chà đạp lên
quyển sống và nhân cách của người khác . Một bên là Mai , người con
gái có bản lĩnh trọng nhân cách , không chịu lùi một bước trước sức
tiến công của thế lực phong kiến . Mai yêu Lộc nhưng tình yêu ấy
không được bà Án chấp nhận . Bà tìm cách xua đuổi Mai khiến cho
người con gái bụng mang dạ chửa ấy phải trải qua nhiều cảnh đời khổ
cực , nhưng rổi cuối cùng Mai là người thắng thế. Người vợ do bà An
cưới cho Lộc không có con, bà Án đành phải tìm đến Mai , van nài để


đón hai mẹ con về nhưng với thân phận làm lẽ . Mai khước từ và phê
phán chế độ đa thê giữ vững vị thế của người phụ nữ có phẩm chất.
Thực ra Mai không chỉ phải chịu đựng những cảnh bất công và đau
khổ trong chuyện gia đình riêng. Mai còn bị những thế lực cường hào
lý dịch áp bức như Hàn Thanh o ép đòi lấy Mai làm lẽ .
Cuộc đấu tranh giữa hai thế lực tạo thêm sinh khí qua những

trang viết đặc biệt , những chương độc thoại trực tiếp giữa các nhân
vật đối lập . Nhân vật Huy ( em Mai ) nói thẳng với bà Án : " Thưa
cụ , cụ tức là cái biểu hiện , tức là một người đại diện cho nền luân lý
cũ . Mà tâm lý chúng cháu thì đã trót nhiễm những tư tưởng mới .
Hiểu nhau khó lắm , thưa cụ . Cụ với bọn hậu sinh chúng cháu như hai
con sông cùng một nguồn , cùng chảy ra bể nhưng mỗi đang chảy theo
một phía dốc bên sườn núi gặp nhau sao được " .
Nửa chừng xuân khai thác kỹ tâm lý nhân vật trong những trạng
thái phức tạp ; tuy nhiên Khái Hưng để cho câu chuyện rơi vào trạng
thái dang dở . Phải chăng đó là kết luận hợp với tên gọi của tác phẩm
Mối tình giữa Mai và Lộc đành ở tình cảnh dang dở vì những trở lực
vẫn còn đó . Mai không thể là thành viên của gia đình có bà Án là chủ
và gia đình nhỏ của Lộc và người vợ . Đã thế nên những lời tâm tình
khép lại câu chuyện thật không thích hợp " Em ở xa anh nhưng tâm trí
hai ta lúc nào cũng gần nhau thì trọn đời hai ta vẫn gặp nhau " . Lộc
một nhân vật đáng trách hơn là đáng yêu , đáng giận hơn là đáng
thương . Con người này hờ hững đứng ngoài cuộc không tỏ thái độ ,
không có hành động nào để bảo vệ Mai ; Lộc là con người thụ động


nhắm mắt làm theo mẹ , vô hình trung đã đứng về phía bà Án gây nên
bao đau khổ cho tình yêu của Mai ,
Trong tình cảnh không hàn gắn được mối tình dang dở , Lộc thốt
ra những lời lẽ nghe như triết lý với đời nhưng thực ra không có căn
cứ và giả tạo : " Đổi lòng yêu gia đình ra lòng yêu nhân loại , đem hết
nghị lực và tài trí ra làm việc cho đời , tôi thỉnh thoảng hưởng một vài
giờ thư nhân mà tưởng nhớ đến em , mà yêu dấu cái hình ảnh dịu dàng
của em , cái linh hồn cao thượng của em . Trời ơi anh sung sướng
quá , anh trông thấy rõ rệt con đường tương lai sáng sủa của anh rối ,
Đời anh từ nay thế nào rồi cũng đối khác ".

Nửa chừng xuân là trong các tác phẩm có giá trị , vững vàng
tiến công vào đạo đức bảo thủ của đại gia đình phong kiến , tạo được
sự đồng tình của đông đảo bạn đọc . Nhất Linh trong Đoạn tuyệt đã
sáng tạo nên một bức tranh , một cảnh ngộ gia đình với xung đột nặng
nề và quyết liệt hơn giữa cái mới và cũ . Đúng như tên gọi của tác
phẩm, câu chuyện phải giải quyết triệt để không thoả hiệp , nửa vời.
Loan, người con gái tân học làm dâu nhà bà Phán , Loan phải chịu
đựng cuộc sống nhọc nhằn , nhục nhã . Bị hành hạ về cuộc sống vật
chất và tinh thần , Loan là nạn nhân cô đơn trong căn nhà xa Thường
tình thì người mẹ chồng độc ác lôi kéo những đứa con gái thành một
phe cánh chống lại con dâu . Nhưng ở đây còn thêm một lực lượng
nữa là Thân , chồng của Loan . Loan ở trong tình trạng thân có , thế cô
, không biết bấu víu vào ai . Bị hành hạ , đày đoạ , Loan phải tự bảo vệ
mình , nhất là khi bị xúc phạm đến danh dự và phẩm giá con người .
Loan nói với mẹ chồng thẳng thắn và kiên quyết : " Không ai có


quyền chửi tôi , không ai có quyền đánh tôi . Bà cũng là người , tôi
cũng là người , không ai hơn kém ai " . Loan đã nói đến một điểm
nhạy cảm : quyền con người . Con người bị xúc phạm như hàng một
con vật , con người phải phản kháng . Tình thế bị đẩy đến chân tường ,
xung đột phải giải quyết , cái thiện , cái tốt đẹp bị chà đạp phải lên
tiếng và có sự ủng hộ của cộng đồng . Nhất Linh đã đưa vấn để vượt
khỏi phạm vi gia đình thành vấn đề của công luận . Tác giả đã sử dụng
một tình huống ngẫu nhiên dẫn đến cái chết của Thân , người đã ngã
vào đúng con dao rọc giấy mà Loan đang cầm để bảo vệ mình. Loan
bị quy tội và đây là một dịp bày tỏ hoàn cảnh trước công luận . Chế độ
đại gia đình phong kiến đã đẩy bao người vào chốn đau khổ . Loan đã
được bênh vực ở toà qua lời biện hộ hùng hồn , thuyết phục của trạng
sư. Đó là tiếng nói của công lý , của lương tri mọi người : " Giữ lấy

gia đình . Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với giữ sự nô lệ . Cái chế
độ nô lệ bỏ từ lâu , mỗi lần ta nghĩ đến không khỏi rùng mình ghê sợ !
Ấy thế mà ai có ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình An
Nam . Những người đã được hấp thu văn hoá mới , đã được tiêm
nhiễm những ý tưởng về nhân đạo về cái quyền tự do cá nhân , lẽ cố
nhiên tìm cách thoát ly ra ngoài chế độ . Ý muốn ấy chính đáng lắm .
Nhưng thoát ly không phải dễ dàng như ta tưởng . Ngoài những người
nhẫn nại sống trong sự phục tùng như Loan đây biết bao nhiêu người
không chịu nổi chế độ cay nghiệt ấy đã liều mình quyên sinh cho thoát
nợ . . . Các ngài tha cho Thị Loan tức là tha cho một người bị biện tội
oan , tha cho một người đau khổ , đã bị phí cả một đời thanh xuân và
đã đem thân hy sinh cho cái xã hội khắt khe này " .


Sau Đoạn tuyệt, Lạnh lùng là lời kết án gay gắt đ ối v ới l ễ
giáo, đạo đức và tập quán gia đình phong kiến, nêu cao kh ẩu hi ệu
giải phóng phụ nữ, giải phóng cá nhân. Có thể nói, tác phẩm Lạnh
lùng đã đề cập đến một vấn đề nóng bỏng trong cu ộc sống thành
thị bấy giờ với một lập trường mới mẻ, táo bạo. Chính lễ giáo
phong kiến với những tôn ti trật tự tồn tại hàng ngàn năm ấy đã
trói buộc con người vào quy phạm sẵn có một cách nghiệt ngã.
Trong xã hội ấy, con người không được quan niệm như một cá
nhân mà trước hết và trên hết là con người của cộng đồng, dòng
họ. Vì thế mà quyền tự do và hạnh phúc riêng tư gần nh ư b ị tước
bỏ, nhất là đối với thân phận người phụ nữ. Thế nên, khi Lạnh
lùng ra đời, tác phẩm được coi là: “Mũi tên đ ộc thứ hai ông Nh ất
Linh bắn vào đích ông nhắm: Khổng giáo”
Với tác phẩm này, Nhất Linh đã để cho người đọc biết rằng:
“Đạo Khổng không hợp thời nữa” và cái luân lý ấy là luân lý áp
bức, đạo đức ấy là giả dối và danh dự ấy cũng chỉ là danh dự hão

huyền. Bên cạnh đó, tác giả muốn cảnh tỉnh những người phụ nữ
thời đại: phải có đủ nghị lực để sống theo nguyện vọng của mình
và giành lấy hạnh phúc gia đình cho mình m ột cách chính đáng.
Có thể nói, tư tưởng của tác giả đầy tinh thần nhân đ ạo. Như ta
đã biết, xã hội phong kiến không chấp nhận quy ền s ống c ủa cái
tôi cá nhân, đó là một xã hội phi ngã. Giáo lý phong ki ến có ảnh
hưởng rất sâu sắc và đã trở thành một tâm lý chung của nhi ều
người dân Á Đông. Nó buộc mọi cá nhân phải sống theo khuôn
phép đã quy định. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vốn đã có từ lâu


đời trong xã hội ấy. Đạo tam tòng vốn được xem là thước đo
phẩm hạnh của người phụ nữ xưa. Thúy Kiều cũng đã từng bị lên
án: “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm” khi dám “Xăm xăm băng
lối vườn khuya một mình” để sang tự tình với Kim Tr ọng. Bởi th ế
mà Nhung – một người phụ nữ nhút nhát – đã không th ể có đ ủ
nghị lực để chống chọi với cả một cộng đồng xã hội, một nền
luân lý xem nhẹ hạnh phúc người phụ nữ. Vì tập tục cổ truy ền, vì
chút danh hờ, vì tấm biển “Tiết hạnh khả phong” có từ đ ời bà tổ
mẫu nhà chồng mà Nhung phải dối mình, dối người đ ể được
tiếng khen của người đời. Nhất Linh đã tạo nên những xâu xé
giữa truyền thống và nhân đạo, đòi hỏi con người phải quy ết
định ngay vì càng do dự chừng nào thì càng ghánh l ấy đau kh ổ
chừng đó. Trường hợp của Nhung là một điển hình: “Nhung
không đủ can đảm vì quá thương mẹ, đã tự dấn thân vào m ột
cuộc đời xảo quyệt, gian trá, giả đạo đức” . Sự giả dối ấy cứ kéo
dài trong ba năm liền. Nhung không mong gì đ ến ngày gi ỗ ch ồng.
Khi Nghĩa chưa xuất hiện thì hình ảnh của người ch ồng đã không
còn ngự trị trong trái tim nàng. Trước kia, nàng l ấy ch ồng vì hai
nhà quen thân với nhau, nàng không hề nghĩ ngợi gì và không bao

giờ tưởng đến ý nghĩa của ái tình: “Chồng nàng – người ch ồng mà
nàng chỉ kính chứ không yêu - mất đã gần ba năm – đ ến nay
không còn để lại cho nàng chút nhớ thương gì, mà ch ỉ đ ể l ại cho
nàng cái dư vị chua chát của một quãng đời ái ân ch ưa th ỏa mãn” .
Thế nên,“Gặp ngày giỗ thì nàng theo bổn phận nàng dâu làm c ỗ
bàn và cúng tế lễ cũng như mọi ngày giỗ khác”. Cũng vì v ậy mà


những biểu hiện nhớ thương người đàn ông được gọi là chồng ấy
cũng chỉ là giả tạo, ngay cả những giọt nước mắt của nàng trong
ngày giỗ chồng cũng giả tạo: “Nàng rút khăn lau vội nước m ắt, và
có ý lau qua loa để cho mọi người nhìn nàng còn bi ết nàng v ừa
mới khóc”. Sự giả dối ấy có phải chỉ mỗi mình Nhung? Không.
Chẳng phải riêng nàng, đối với người đã khuất thì ngay cả ngày
giỗ cũng: “Không ai nhớ đến nữa”,” ai cũng có v ẻ mặt vui t ươi và
cũng sung sướng được dịp hội họp đông đủ”.
Thế tại sao Nhung phải hy sinh cả một đời để giữ cái bổn
phận vô lý ấy?! Chính chế độ đại gia đình phong ki ến đã bu ộc
mọi người phải giả dối để bảo vệ cái được gọi là thanh danh. Bà
Án – mẹ chồng Nhung đã từng nhắc nhở nàng: “Người sang ti ếng
lớn, người hèn tiếng nhỏ, ở đời ai cũng có danh ti ếng c ủa mình”.
Do đó, cả đến bà Án “cũng rơm rớm nước mắt. Nhưng bà khóc
chẳng qua vì cái khóc đối với đàn bà rất hay lây, ch ứ không vì
thương con dâu hay vì nhằm ngày giỗ bà động lòng nhớ đến con” .
Sau khi gặp Nghĩa, cái cảm giác mới mẻ của một thứ ái tình b ắt
đầu nhen nhóm trong lòng Nhung. Nàng đã yêu Nghĩa b ằng m ột
tình yêu nồng cháy, bởi khát vọng của tuổi trẻ. Nhung là một
người đàn bà góa đương tuổi thanh xuân, tràn đầy sức s ống, khao
khát mãnh liệt tình yêu và hạnh phúc mà phải ch ịu sự l ạnh lùng
đơn chiếc suốt đời để giữ tiếng thơm cho hai họ, cho làng nước

thì quá bất công đối với nàng. “Nàng đoán thấy hạnh phúc ch ờ
nàng mà nàng không dám tìm đến hạnh phúc đó” . Ai cũng xem
việc ở vậy thờ chồng của một người đàn bà góa như nàng là đi ều


hiển nhiên, là bổn phận, mấy ai biết được: “Càng những ngày nhà
có việc, mọi người về đông đúc, Nhung cảm thấy mình lẻ loi” .
Nhiều lúc, Nhung cũng muốn liều lĩnh vượt qua mọi hàng rào
cấm kỵ của lễ giáo phong kiến, muốn sống theo “một quan ni ệm
mới đặt nhân đạo lên trên luân thường”. Nhưng rồi, cuối cùng
người đàn bà yếu đuối này đành chịu khuất phục trước “sự đè
nén khốc liệt của cái xã hội nhỏ quanh mình” . Nào cha m ẹ đ ẻ,
nào mẹ chồng, nào họ hàng, làng nước, bao nhiêu th ứ bắt nàng
không thể sống theo ý muốn của mình được. “Nàng biết rằng mọi
người đã muốn cho nàng là một người đàn bà góa ở vậy thờ
chồng thì nàng phải ở vậy thờ chồng”. Nào có ai biết đến nỗi khổ,
đến tâm trạng và suy nghĩ của nàng. Chính cộng đ ồng xã h ội v ới
nền luân lý cổ hủ ấy đã coi rẻ hạnh phúc của con người và bu ộc
bao người đàn bà góa đương xuân phải giữ lấy tiếng khen, lấy
thể diện một cách vô lý. Nếu không đủ cản đ ảm thủ ti ết th ờ
chồng thì họ phải tự dấn thân vào cuộc đời xảo quyệt, gian trá,
giả đạo đức. Cũng do những định kiến khắt khe ấy đã bu ộc
Nhung phải luôn chú ý đến sự giả dối của mình, bởi: “Một câu
nói, một cử chỉ của nàng là một người đàn bà góa đáng kính ph ục
vì không lúc nào không thương ti ếc chồng” . Nó càng làm cho
Nhung “khó chịu vì thấy không một cử chỉ cỏn con nào của mình
là không có người để ý đến”.
Trong thâm tâm Nhung, “lần đầu nàng mong đợi ngày gi ỗ
chồng” khi biết Nghĩa nhân dịp ấy sẽ đến thăm nàng. Nếu ch ồng
Nhung có thiêng, nếu những người phụ nữ kia biết được nàng



mong đến ngày giỗ chồng để được gặp tình nhân, để có điều kiện
hẹn hò lén lút, thì người sống lẫn người chết đau khổ biết bao! So
với Đoạn tuyêt, ở Lạnh lùng, Nhất Linh tố cáo lễ giáo phong ki ến
hủ lậu một cách sắc sảo hơn. Điều này được thể hiện rõ trong
việc xây dựng hình ảnh bà mẹ chồng cổ hủ. Bà Án không cay
nghiệt như bà Phán Lợi (Đoạn tuyêt), mà hơn ai hết, bà cũng là
nạn nhân của tư tưởng phong kiến lỗi thời. Không chỉ riêng bà,
mà cả mẹ đẻ Nhung và cả cô nữa đều bị “bánh vẽ ti ết h ạnh kh ả
phong” làm mờ mắt. Bà Án cũng rất thương con dâu: “Bà nghĩ đến
nỗi buồn của bà trong mấy năm sau khi ông Án mất… Bà chép
miệng thở dài rất nhẹ, bất giác lẩm bẩm… Tội nghiệp. Nó còn trẻ
mà góa bụa đã mấy năm rồi”. Tấm lòng người mẹ chồng đối với
Nhung thật đáng quí, nhưng cái danh thơm cho gia đình bà, cho
làng nước,… cần quá, lớn quá. Bởi thế mà, nhìn người con dâu góa
bụa ở tuổi 23 tràn đầy sinh lực, bà Án cũng không đ ủ can đ ảm
khuyến khích nàng dâu bước qua lề thói đã định. Có th ể nói, bà
cũng là nạn nhân của tư tưởng phong kiến hủ lậu đã ăn sâu trong
tiềm thức. Nhất Linh không chủ ý phê phán những người ch ịu
ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến mà muốn đánh vào t ận g ốc r ễ
của cái tư tưởng hẹp hòi ấy. Hoàng Đạo trong lời giới thi ệu tác
phẩm Lạnh lùng đã khẳng định: “Lỗi ấy không phải tại Nhung, lỗi
cũng không phải tại bà Án, mà cũng không tại ai c ả. L ỗi là l ỗi c ủa
nền luân lý chật hẹp muốn khuôn hết tính tình của người ta vào
những mẫu nhất định, bất di bất dịch, một nền luân lý đã coi r ẻ
hạnh phúc con người”. Nhung là niềm tự hào của bà, đ ể ng ười ta


nhìn vào khen là: “Quý hóa quá! Thật là tốt phúc!”. Khi nhận ra con

dâu có tình ý với thầy giáo dạy kèm cho lũ tr ẻ, bà đã lo s ợ, đã đ ể
mắt theo dõi, giữ gìn nàng dâu như giữ gìn chính bản thân mình.
Có lúc, bà mượn lỗi của người làm để vừa cảnh tỉnh, v ừa đe n ẹt
con dâu: “Nó đánh là phải lắm, còn kêu ca gì nữa. Mày thì còn chết
nếu mày chưa chừa hẳn cái tính đĩ thỏa của mày đi. Tao còn lạ gì
tính mày… Mày nói lạ! ruột gan ai cũng là người, tự nhiên vô c ớ
mày không bêu xấu nó, làm mất tiếng nhà nó đâu nó lại đánh
mày”. Bà biết Nhung lét lút qua lại với Nghĩa nhưng không v ạch
trần con dâu vì sợ ảnh hưởng đến gia đình. Bà cũng là n ạn nhân
đang bị “gò ép” trong cái “khuôn” cổ lệ. Khi nghe bà Án la ng ười
làm, Nhung biết lắm... Nàng vốn là một phụ nữ nhút nhát, n ệ c ổ,
những lời nhắc nhở của bà Án đã gợi lên cái định kiến có từ lâu
trong lòng nàng, làm cho ý định trốn đi với Nghĩa c ủa nàng l ịm
dần. Nhưng với khát vọng hạnh phúc, Nhung không kh ỏi th ắc
mắc: “Một đằng thả lỏng, tai hại đến luân thường, một đ ằng đè
nén bằng một cách vô nhân đạo” bên nào đúng h ơn? Từ đó, trong
lòng Nhung đã “nảy ra một quan niệm mới đ ặt nhân đ ạo lên trên
luân thường”. Thế nên, có lúc, Nhung đã đến với Nghĩa mà không
có sự do dự: “Ngồi trong gian nhà tối lờ mờ, Nhung tưởng mình
không còn liên lạc với xã hội bên ngoài, mê man quên h ết c ả; và
thật tình nàng thấy sung sướng, một cái sung sướng đ ầy đủ
không mảy may lẫn chút hối hận. Đã bao lâu nay, l ần đ ầu tiên
nàng mới thấy vượt ra ngoài một cái sống giả d ối hàng ngày và
tuy ngồi ở nhà một tình nhân mà nàng không hổ thẹn trong lương


tâm, nàng không cảm thấy nhân phẩm của nàng b ị sút kém chút
nào”. Cái thời hẹn hò lén lút, nhìn nhau nghe lòng r ạo r ực đã qua.
Cái nết tốt của Nhung - “cái nết của một người sư nữ - cái n ết
không biết gì đến tình yêu”, đã “như lớp phấn mỏng trên mặt g ặp

phải trận mưa rào. Bản năng gốc của con người đã trở v ề n ơi
Nhung sau ba năm góa bụa”. Nhung muốn gạt bỏ tất cả để đi với
Nghĩa. Nàng “không cần gì tai tiếng”. Nhưng nàng lại đau kh ổ khi
phải đánh mất niềm tin và phụ lòng mong đợi của những ng ười
xung quanh. Mẹ chồng xem nàng là niềm hãnh diện của bà. Còn
bên gia đình mình thì với nàng, “cả nhà ai cũng nghe, cũng n ể” và
tất cả những người làng đều kính trọng, quí mến nết tốt của
nàng. Điều đó, càng làm Nhung khó xử hơn. Nàng thú nh ận: “Em
muốn người ta khinh em còn hơn kính trọng em như th ế này.
Người ta biết em theo trai, em cũng không lấy làm xấu gì”. Nhung
và Nghĩa đến với nhau như vợ chồng. Nhung cũng đã tính chuy ện
cùng Nghĩa trốn đi xây dựng hạnh phúc với quy ết tâm: “U ống
nước lã cũng được, miễn là có anh bên cạnh”. Nhưng rồi chỉ vì lời
nói của bà nghè Kính – mẹ đẻ của Nhung – “con không bi ết chứ
tiếng con to lắm. Không phải mẹ không biết thương con, nhưng
người ta ở đời không gì quý hơn là tiếng thơm. Mẹ không nỡ nào
để con trong một lúc dại dột mà làm mất cả công trình c ủa con,
của thầy mẹ dạy dỗ con”, làm Nhung chao đảo. Bên tình, bên hiếu
giằng xé tâm can Nhung, “Nàng nỡ nào làm náo động đến cái cảnh
gia đình êm ấn như thế kia, làm náo động đến cái cảnh già c ủa
cha mẹ nàng đầu tóc đã bạc phơ, chỉ còn mong s ống được ngày


nào hay ngày ấy”. Và từ đó, cái tiếng tốt ở Nhung cứ ngày một tăng
theo niềm vui của mẹ chồng, của mẹ đẻ, của những người chung
quanh, và cũng… theo sự do dự không dám dứt khoát c ủa b ản
thân mình. Đến cuối tác phẩm, một cảnh tượng rùng rợn kh ủng
khiếp hiện ra trước mắt người đọc khi tác giả để Nhung nghĩ đến
tương lai của mình, một tương lai đen tối, hãi hùng: “Một c ơn gió
lạnh lọt vào phòng. Bỗng Nhung thấy trong lòng bu ồn man mác,

nhìn vẻ mặt tươi đẹp của mình, Nhung nghĩ đến rằng không bao
lâu nữa ngắm lại dung nhan, nàng sẽ thấy mái tóc nàng đi ểm
sương, mắt nàng mờ, và cũng như đôi gò má hồng, tình yêu c ủa
Nghĩa có một ngày kia sẽ phai nhạc. Tháng đi, năm đi, mùa xuân
của đời nàng đi qua không bao giờ trở lại nữa! Nhung th ấy hi ện
ra rõ ràng trước mắt bốn chữ vàng: Tiết hạnh khả phong, cùng
với hai hàm răng long, mái tóc bạc, cái phần thưởng quý hóa ấy
đến để kết liễu đời nàng, đời một người đàn bà góa trẻ ở vậy thờ
chồng, giữ được vẹn toàn tiếng thơm”. Nó như một sự thật của
đời người, nếu ai đó có mảy may tự dối lòng, sống theo tục lệ cổ.
Ngoài phê phán lễ giáo phong kiến, ca ngợi tự do cá nhân, Tự
lực văn đoàn còn thể hiện cái khát vọng dân chủ trong đời sống văn
học nghệ thuật. Dân chủ trước tiên chính ở nề nếp sinh hoạt rất có tính
nguyên tắc của một tổ chức văn học được xây dựng theo những chuẩn
mực mới mẻ của Âu Tây. Không chỉ đề xuất ra mười tôn chỉ mà thôi,
để luôn luôn quán triệt mười tôn chỉ trong hoạt động thực tế, mọi công
việc của văn đoàn, nhất là công việc ra từng số báo, in từng cuốn sách,
đều được bàn bạc tập thể, đều có tranh luận sôi nổi với nhau và cuối


cùng có sự nhất trí của cả nhóm. Tư cách rất đáng trọng của Nhất Linh
khiến ông làm tròn vai trò hạt nhân của văn đoàn cho đến khi nó tan rã
là ở chỗ, mặc dù quyết đoán, ông không bao giờ lạm dụng uy thế một
ông bầu và một ông chủ báo, hay cố giữ một “khoảng cách” với người
cộng sự, như hầu hết các ông chủ báo cốt dùng tờ báo để khoe danh và
thăng quan tiến chức. Ông hòa hợp mật thiết với anh em đồng đội,
nhận số lương ngang như anh em, gánh vác tất cả mọi việc không
khác gì anh em. Chính vì thế, tình nghĩa giữa 7 con người trong văn
đoàn, như Tú Mỡ thừa nhận, giữ được thắm thiết sâu bền. Quan trọng
hơn nữa, nếu như Đông Dương tạp chí cũng có cả một tòa soạn song

rốt cuộc mọi cá nhân khác đều dường như lu mờ đi sau cái bóng của
Nguyễn Văn Vĩnh; nếu như Bộ biên tập của Nam phong tạp chí còn
hùng hậu hơn Đông Dương tạp chí mà vẫn không ai nổi đậm bằng
hoặc hơn so với Phạm Quỳnh, thì Tự lực văn đoàn toàn toàn khác. Nói
đến văn đoàn ấy không thể chỉ nói một mình Nhất Linh. Trọng lực của
văn đoàn phân đều cho mỗi thành viên và chỉ cần thiếu đi một, sáu
“ngôi sao” còn lại đã không thể hội tụ thành nguồn ánh sáng tiêu biểu
của văn đoàn. Đông Dương và Nam phong dù sao cũng chỉ mới là sự
thăng hoa tài năng của một vài cá nhân, còn đến Tự lực văn đoàn thì
đã thật sự có một đột biến về chất: một sự thăng hoa tập thể, nó là kết
quả của ý thức dân chủ từ người đứng đầu chuyển hóa sang đồng đội.
Tất nhiên, cũng không phải vì thế mà uy tín người thủ lĩnh của
Nguyễn Tường Tam bị hạ thấp hay xem nhẹ. Là một nghệ sĩ đa tài,
một con người giàu tâm huyết và có tầm nhìn xa, Nhất Linh đã biết
đoàn kết cả nhóm lại trong một ý hướng chung do mình xướng xuất,
biết truyền niềm say mê mãnh liệt của mình cho người khác, nhất là


có con mắt tinh đời, biết khơi gợi đúng thiên hướng của từng người để
mỗi tác giả trong văn đoàn trở thành một cây bút chuyên biệt nổi danh
về một thể loại.
Như Khái Hưng, được ông khuyến khích chuyển từ lối viết luận
thuyết trên các báo Văn học tạp chí, Duy tân (dưới bút danh Bán
Than) sang viết tiểu thuyết; Tú Mỡ được ông gợi ý chuyên làm thơ
trào phúng; Trọng Lang được ông cổ vũ đi hẳn vào phóng sự; còn Thế
Lữ dưới con mắt Nguyễn Tường Tam phải là người mở đầu cho “thơ
mới”… Có ai ngờ được rằng bấy nhiêu lời chỉ bảo tưởng chừng bâng
quơ như thế cuối cùng đều có một đáp án chính xác: chỉ sau chưa đầy
3 năm kể từ ngày thành lập, Tự lực văn đoàn nghiễm nhiên là một hàn
lâm văn học sang trọng, phát ngôn cho mọi chuẩn mực giá trị của văn

học được công chúng xa gần thừa nhận. Và mỗi thành viên của nó
cũng nghiễm nhiên đóng vai trò ông tổ của cái hình thức sáng tác mà
Nhất Linh đã phó cho mình cầm chịch. Không ai còn có thể tranh ngôi
vị cây bút tiểu thuyết tài danh của Khái Hưng. Nói đến giọng thơ trào
phúng kế sau Tú Xương ai cũng phải nhường Tú Mỡ. Còn Thế Lữ thì
được cả làng “thơ mới” thừa nhận là chủ soái thi đàn. Cũng không thể
quên Thạch Lam với những kiệt tác truyện ngắn trữ tình mà về sau ít
người sánh kịp. Và Xuân Diệu, người tiếp bước Thế Lữ đem lại sự
toàn thắng cho “thơ mới”, phổ vào thơ cái ma lực của những cảm xúc
đắm say quyến rũ. Riêng Nhất Linh không những không nhường Khái
Hưng về tiểu thuyết, ông còn là nhà văn luôn luôn tìm tòi không
ngừng, không mỏi. Vừa cho ra mắt một loạt tiểu thuyết luận đề làm cả
một thế hệ thanh niên mê thích, ông lại thoắt chuyển sang dạng tiểu


thuyết không cốt truyện, lấy việc phân tích các biến thái tâm lý nhân
vật làm chủ điểm (Đôi bạn), rồi lại thoắt chuyển sang dạng tiểu thuyết
khơi sâu vào những miền khuất tối, không dễ nhận biết của cái “tôi”,
cái thế giới bí mật nhất trong mỗi con người, kể cả sự mò mẫm vô
thức trên quá trình cái “tôi” phân thân, tự hủy, ít nhiều mang dáng dấp
hiện sinh (Bướm trắng)...
Có thể nói từ sinh hoạt dân chủ trong nội bộ, thấm vào tình cảm
của mỗi thành viên rồi tác động qua lại lẫn nhau, tinh thần dân chủ đã
như một chất men kỳ lạ kích thích niềm phấn hứng sáng tạo của từng
cá nhân trong văn đoàn, bắt người nào cũng gắng sức đua tranh không
chịu kém thua người khác, khiến họ đều vươn tới vị trí đỉnh cao trên
đàn văn cũng như bộc lộ hết tài hoa của họ. Tác động liên hoàn giữa
khát vọng dân chủ đến bùng nổ sức sáng tạo chính là như vậy. Nhưng
là một tổ chức văn học và báo chí có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng,
tinh thần dân chủ nhen nhóm trong văn đoàn Tự lực cũng đã lan tỏa

dần ra ngoài, đúng hơn, nó được cả văn đoàn sử dụng như một nguyên
tắc thẩm mỹ và một nguyên tắc hành nghiệp linh hoạt mà bất biến,
trong bất kỳ mọi sáng tạo văn học nghệ thuật cũng như mọi hoạt động
xã hội nào của họ.
Dân chủ ở ngay cách đối xử với cộng tác viên nhiệt tình, trân
trọng và hết mực chu đáo, kể cả với người lần đầu cầm bút, nâng hẳn
tầm thước của họ lên trong chính mắt họ, đặt họ ngang hàng sòng
phẳng với mình, gieo vào lòng họ niềm tin ở thiên hướng nghệ thuật
mà họ thực sự có tài năng và đang tận tâm đeo đuổi. Tự lực văn đoàn
là nơi phát hiện ra Anh Thơ, Tế Hanh, Nguyên Hồng, Đỗ Đức Thu,


Mạnh Phú Tư, Bùi Hiển, Thanh Tịnh... Cũng Tự lực văn đoàn lần đầu
tiên trình diện các bậc danh họa Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, xướng
lên cuộc cải cách y phục với kiểu áo “Lơ muya” của họa sĩ Cát Tường,
và công bố trên tờ báo của văn đoàn những bài tân nhạc của Nguyễn
Xuân Khoát, Lê Thương... Dân chủ còn ở cách họ tổ chức các giải
thưởng văn học đầy uy tín, như những trọng tài tận tụy, công tâm, mà
một điều khoản hệ trọng được đặt lên đầu là Hội đồng Giám khảo
không bao giờ lại đồng thời là ứng viên dự giải - chuyện tưởng chừng
“sơ đẳng”, đến phong kiến cũng có luật “hồi tị”, mà hóa ra trong nền
văn học nghệ thuật của chúng ta suốt bằng ấy năm đã bị đảo ngược và
cái đảo ngược đã trở thành “thông lệ”, đến nỗi ở thời điểm 1956 học
giả Phan Khôi không sao hiểu được phải lên tiếng phê bình, oái oăm
thay là sự thẳng thắn đó đã giáng tai họa lên đầu ông. Bởi thế, khi xác
nhận công lao của Tự lực văn đoàn như một hội đoàn có vị trí khai
sáng trong văn học hiện đại ta không nên quên rằng chính cái văn
đoàn ấy, với đích nhắm nghệ thuật vô tư, trong sáng, với văn hóa ứng
xử đàng hoàng, mẫu mực, phương pháp điều hành minh bạch, quy tụ
được rộng rãi tinh hoa văn nghệ trong cả nước, đã khai sáng ra cùng

với nó những hình thức thể loại mũi nhọn trong văn học hiện đại Việt
Nam và cả trong nghệ thuật hiện đại Việt Nam như hội họa, ca nhạc
mà nó là nơi thể nghiệm, nơi ghi dấu ấn của những đại biểu tiên
phong.
Vài chục năm qua kể từ sau đổi mới, chúng ta đã dành nhiều
giấy mực để luận bàn nhằm từng bước giải tỏa nhiều thành kiến khắt
khe, cố chấp, cố gắng trả về cho lịch sử văn học những giá trị đích


thực của khối lượng tác phẩm do Tự lực văn đoàn để lại. Ta đề cập tới
trong sách vở của họ các khuynh hướng đấu tranh chống lễ giáo phong
kiến, khuynh hướng lãng mạn, ca ngợi tình yêu và hạnh phúc cá nhân,
khuynh hướng nghiêng mình xuống số phận những con người cơ cực,
bần cùng, cho đến khuynh hướng không bằng lòng với cuộc sống
trưởng giả, tẻ nhạt cũ kỹ, quyết dấn thân vào con đường gió bụi, “mê
man trong hành động”, tuy chưa biết hành động sẽ đi đến đâu nhưng ít
nhất cũng là sự giải thoát cho mình khỏi nỗi mặc cảm đau xót của thân
phận người dân mất nước ... Ta cũng không quên cuộc cách tân văn
xuôi to lớn của họ, cấp cho họ một giọng văn trong trẻo, chuẩn mực,
giàu sức biểu cảm tuy có lúc còn đơn điệu, và một cấu trúc thể loại
mới mẻ, trong đó quy luật tâm lý thay cho trục diễn tiến đường thẳng
theo trình tự thời gian và cái nhìn đa chiều trong soi chiếu nhân vật
thay cho lối trần thuật một giọng của người kể chuyện; là sự có mặt
của thiên nhiên như một đối tượng thẩm mỹ.
Nhưng điều có dễ chưa mấy ai lưu ý là từ tất cả những bình diện
khác nhau kia, tác phẩm của Tự lực văn đoàn hình như đã đúc nên
được một phong vị khó lẫn, nó là cái yếu tố ẩn sâu dưới tầng ngôn
bản, kết nối các giá trị ấy lại với nhau. Theo tôi, đó chính là vẻ đẹp
của tinh thần dân chủ mà mỗi thành viên đã thấm nhuần sâu sắc và
chuyển tải vào tác phẩm theo cách riêng. Chính nó đã gây ra cho

người đọc đương thời biết bao nhiêu bâng khuâng thắc thỏm về một
điều gì mới lạ mà mình không lý giải nổi khi đọc văn chương của
nhóm Tự lực; cũng chính nó bắt người đọc nhập thân vào thế giới
nghệ thuật của Tự lực văn đoàn không giống như đi vào thế giới của


các nhà văn hiện thực phê phán, một bên là cái thế giới bắt mình có sự
nghiệm sinh trong đấy, bên kia là cái thế giới để mình phẫn nộ, lên án,
nhưng không nhất thiết có mối liên lạc với mình. Phải chăng khi đến
với những trang viết của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam... bao giờ
người ta cũng phải bắt mình đối diện với chính cái “tôi” một cách bình
đẳng, nghiền ngẫm tra vấn nó, tức là nhìn vào thế giới sâu thẳm bên
trong mình. Dân chủ trong tiếp nhận văn học trước hết là ở đấy. Dù
ngày nay ngôn ngữ văn chương không ít tác phẩm của Tự lực văn
đoàn đã bộc lộ sự mòn sáo thì âm hưởng “tự nghiệm” của chúng vẫn
không cũ.
Tuy nhiên, điều rất cần nhấn mạnh ở đây còn là một phương
diện khác, một cách biểu hiện dân chủ bằng sự vận dụng hữu hiệu
ngôn ngữ trào phúng. Với tờ báo Phong hóa, ngay từ buổi đầu thành
lập, Tự lực văn đoàn đã biết nắm lấy một vũ khí lợi hại là tiếng cười.
Ai cũng biết tiếng cười là một liều thuốc hóa giải được mọi khổ đau.
Về mặt mỹ học, xin mượn một câu nói của Hegel: nó “trình bày cái
thế giới hư hỏng như là đang giãy giụa chống lại tình trạng hư hỏng
của mình, tình trạng này biến mất do tính chất vô nghĩa lý ở bản thân
nó” . Tiếng cười còn thần kỳ ở chỗ, chỉ trong phút chốc, mọi địa vị xã
hội bị nó đảo lộn, thằng hóa ra ông, ông hóa ra thằng. Tận dụng được
các phương cách này, đúng như Vu Gia nói, tờ báo Phong hóa có sức
công phá như một “trái bom nổ giữa làng báo” . Dưới ngòi bút của họ,
cả một xã hội gồm những ông tai to mặt lớn trong giới quan trường,
học thuật, báo chí, văn chương, uy thế đến như Toàn quyền Brévié,

Thống sứ Châtel, Khâm sứ Graffeuil, Hoàng đế Bảo Đại, Thượng thư


Phạm Quỳnh, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu, Đốc lý Virgitti, cho đến cả
những nhân vật hủ lậu ở nông thôn mà biểu tượng là Lý Toét, Xã Xệ,
Bang Bạnh... đều bị đem ra chế giễu, bị ngòi bút châm chọc của họ
làm cho điêu đứng. Bằng tiếng cười của mình, Tự lực văn đoàn đã
khéo léo hạ bệ các thần tượng phong kiến và thực dân, đưa các vị
xuống đứng cùng hàng với đám chúng sinh khổ ải. Mặt khác, lại cũng
phải nói như Vũ Bằng, sự chế giễu tuy thế vẫn biết giữ ở chừng mực
của học vấn và trí tuệ, ngoại trừ một số trường hợp nào đó, nó không
đi quá đà đến đả kích cay cú, “cười cợt người ta mà không thóa mạ
ai”. Tuy cùng thời với Nhóm Tự lực cũng có khá nhiều tờ báo tìm
nhiều cách gây cười cho độc giả, nhưng phải đến báo Phong hóa thì
cái cách cười hóm hỉnh thông minh của nó mới đủ hiệu lực biến một
xã hội già nua lụ khụ thành một thế giới vui nhộn trẻ trung. Lần đầu
tiên, báo chí giành được cho mình cái quyền trao đổi công khai mọi
chuyện nghiêm trang nhất, biến nó thành những chuyện để cười, thành
một sinh hoạt bình thường, hợp pháp, lành mạnh, được xã hội thừa
nhận. Thử hỏi, báo chí chúng ta cho đến đầu thế kỷ XXI này đã dám
đem những chuyện nghiêm trang ra trao đổi một cách dung dị từ góc
nhìn bình đẳng - đùa vui với nó - mà không có gì phải e ngại, hay là
mỗi khi muốn cười cợt đôi chút vẫn phải nhìn trước ngó sau xem đã đi
đúng “lề đường bên phải” mà quyền lực dành cho mình? Vậy nên,
phải nói trào phúng là đóng góp lớn lao của Tự lực văn đoàn vào việc
dân chủ hóa đời sống xã hội, một đóng góp từ trước chưa hề có và từ
sau 1945 đến nay, báo chí cách mạng cũng dễ đâu đã theo kịp.


Từ Tố Tâm đến Đoạn tuyệt rồi đến Lạnh lùng, trong

khoảng gần mười năm , tiếng nói của nghệ thuật đã mạnh mẽ
kiên quyết bênh vực cái và công luận xã hội cũng đã đổi khác. Chế
độ đại gia đình phong kiến đã chấm dứt quyền uy của nó trong
mọi địa hạt gia đình cũng như xã hội. Tự lực văn đoàn đã có công
trong trách nhiệm xã hội nặng nề và phức tạp này .



×