Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

NGUYÊN lý TẢNG BĂNG TRÔI QUA THI PHÁP NHÂN vật ÔNG lão SANTIAGO TRONG “ÔNG GIÀ và BIỂN cả” của HEMING WAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.15 KB, 41 trang )

NGUYÊN LÝ TẢNG BĂNG TRÔI QUA THI PHÁP NHÂN
VẬT ÔNG LÃO SANTIAGO TRONG “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN
CẢ” CỦA HEMING WAY

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC GIẢ HEMINGWAY,
TÁC PHẨM “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”
Tác giả Heming Way
Cuộc đời
Ernest Hemingway

(1988-1961) là một nhà văn Mỹ được

sinh ra và lớn lên tại Oak Park, Illionis. Ông là một trong những
bậc thầy văn xuôi tự sự và là người khai sinh ra lối đối thoại độc
đáo bậc nhất thế kỉ XX.
Cha của Hemingway là bác sĩ, mẹ là giáo viên dạy nhạc.
Ông là con thứ hai trong số sáu anh chị em. Hemingway có năng
khiếu âm nhạc từ nhỏ. Lòng yêu thiên nhiên và tính hiếu động đã
khiến ông gần gũi với những môn thể thao như đấm bốc, săn
bắn… Năm 18 tuổi, ông rời ghế nhà trường sau khi tốt nghiệp
Trung học và đi làm phóng viên cho tờ Kansas City Star. Năm 19
tuổi, ông già nhập đội Hồng thập tự sang lái xe bên chiến trường
Itali trong chiến tranh thế giới lần thứ I. Khi 20 tuổi, Hemingway


quay trở lại Mỹ với đôi nạng gỗ và tấm huy chương do bị thương
trong chiến đấu.
Ông lấy vợ năm 22 tuổi rồi sang Pháp vừa làm báo vừa bắt
đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Hemingway trải qua bốn cuộc
hôn nhân và có ba người con trai. Ông bắt đầu sự nghiệp trở thành
nhà văn của mình trong khoảng thời gian sống ở nước khác. Ông


đi nhiều và được xem là thành viên của “chủ nghĩa xê dịch”. Ông
đặc biệt yêu quý Cuba và ủng hộ cho Fidel Castro. Tuy luôn sống
xa Tổ quốc nhưng nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của ông
đã số đều là người Mỹ. Điều này đã phần nào cho thấy bóng dáng
thực hay nét hư cấu “nguyên mẫu tác giả Hemingway” trong sáng
tác của ông.
Hemingway mất năm 1962 tại Ketchum, Idaho. Sau khi ông
qua đời, bà vợ Mary đã biên tập và cho ra mắt hai cuốn tiểu
thuyết Đảo giữa dòng (1970) và Vườn Eden (1986)
Sự nghiệp
Năm 22 tuổi ông cho ra mắt truyện ngắn đầu tay Trên miệt
Michilgan. Mãi đến năm 1923, cuốn sách đầu tiên của ông – Ba
câu chuyện và mười bài thơ- mới được xuất bản. Tính đến cuối
đời, tổng số truyện ngắn của Hemingway là 70 truyện ngắn.
Năm 1926, khi tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc ra đời,
Hemingway mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn. Ba năm sau, Giã
từ vũ khí xuất hiện. Cuốn sách kể về mối tình thơ mộng nhưng
cực kì bi đát của chàng trung úy Henry và cô y tá Cathernie. Một
lần nữa, tên tuổi Hemingway lại vang dội.


Năm 1937, Có và không ra đời, đánh dấu sự quan tâm của
Hemingway đến vấn đề bức thiết của thời đại: cuộc khủng hoảng
ở Hoa Kì. Và thông điệp của nhân vật chính Harry: “con người
không thể sống cô độc” như một lời nhắn gửi, khẩn nguyện cho
linh hồn của người nổi loạn cô độc.
Năm 1939, Hemingway viết nên tác phẩm Chuông nguyện
hồn ai khi theo dõi và tham sự cuộc chiến bảo vệ nền Cộng hòa
của nhân dân Tây Ban Nha.
Năm 1950, Qua sông vào rừng ra đời nhưng không được

quan tâm nhiều của độc giả. Không ngừng cố gắng, năm 1952,
Ông già và biển cả ra đời. Ngay lập tức, tên tuổi của Hemingway
lại được vang lên trên văn đàn. Ông nhận giải thưởng nghệ thuật
và giải Nobel văn chương vào năm 1954.
Ngoài truyện ngắn, tiểu thuyết, Heming way còn sáng tác
các tập thơ 88 bài và các tác phẩm hồi kí, ghi chép thuộc thể loại
phi hư cấu như Những thác nước mùa xuân (1926), Chết trong
chiều tà (1932), Những ngọn đồi xanh châu Phi (1935), Lễ hội
không ngừng (1964) và Mùa hè nguy hiểm (1985).
Tác phẩm “Ông già và biển cả”
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Từ cuối thế kỉ XIX, tình hình thế giới có nhiều biến động,
chủ nghĩa tư bản Phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do
cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền và dần hình thành chủ nghĩa
đế quốc. Chỉ trong nửa đầu thể kỉ XX, nhân loại đã phải chứng


kiến hai cuộc đại chiến thế giới khốc liệt và sự bành chướng của
chủ nghĩa đế quốc. Chưa bao giờ, thế giới lại có nhiều biến động
mạnh mẽ như thời kì này. Trên mọi lĩnh vực đều rơi vào trạng thái
hỗn độn chưa từng thấy.
Dù hai cuộc đại chiến đều không trực tiếp xảy ra trên đất
Mỹ nhưng những tổn thất mà nó mang lại thì không một quốc gia
nào tránh khỏi. Từ cuộc đại chiến I bước ra, Mỹ ở trong vị thế của
một cường quốc, thời kì này được coi như “những năm hai mươi
chói lọi” trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên, một lớp người trẻ tuổi
từ chiến trận trở về hoàn toàn không chia sẻ tâm lí thỏa mãn và
thán phục trước nước Mỹ bấy giờ. Họ được gọi với cái tên là
những con người của “thế hệ vứt đi”. Thực chất, họ chính là

những nhà văn, những nghệ sĩ, tri thức, thanh niên chiến tranh trở
về, mang theo những chấn thương tinh thần. Văn chương của
những người này không chỉ đơn giản là sự phanh phui tính chất
phi nhân và phi lí của chiến tranh mà còn là lời nói ẩn dụ về một
cuộc sống bi kịch mà con người phải chấp nhận như một định
mệnh. Họ thể hiện thái độ thất vọng vì tất cả chỉ là phù du. Vì
vậy, nhân vật văn học luôn là những con người đầy nghị lực
nhưng vẫn không thể chiến thắng được số phận, không thể chiến
thắng được thực tại cuộc đời.
Hemingway chính là một đại diện xuất sắc cho những nhà
văn thuộc thế hệ ấy. Với ông, bản tính con người chủ yếu phải là
nghị lực và ý chí. Sức mạnh tinh thần chính là một thước đo
chuẩn xác nhất sức mạnh của con người. Con người mạnh hơn tất


cả chính nhờ nghị lực. Thực tại đổ vỡ khiến con người mất đi
niềm tin, nảy sinh tâm thế hoài nghi và Hemingway chính là nhà
văn tốc kí của thời đại, phản ánh thực trạng xái xã hội tình người
đang ngày càng mai một. Con người đang phải đối mặt với sự bất
an, những ám ảnh về việc không thể làm chủ số phận. Con người
gần như bị nuốt chửng bởi một thế lực siêu hình, mơ hồ nhưng lại
mang sức mạnh của một đấng toàn quyền.
Mặt khác, Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc. Văn
hóa Mỹ là kết quả của mối quan hệ giữa chủ nghĩa tưu bản với
đạo đức luận Tin Lành. Văn hóa Mỹ còn là sự kế thừa của văn
hóa Châu Âu với ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa giáo. Xã
hội Mỹ là xã hội đề cao những giá trị bản thân, người Mỹ luôn tin
tưởng ở năng lực cá nhân, họ có thể làm việc theo cách riêng của
mình. Trong một xã hội cạnh tranh, người Mỹ luôn là những con
người chấp nhận những khắc nghiệt để tồn tại và họ nhanh chóng

thích nghi. Cũng do cơ chế xã hội này mà có những sự kiện biến
động không ngừng cho sự tồn tại của mỗi cá nhân. Họ sống với
một ánh nhìn luôn hướng đến tương lai.
Việc xây dựng nhân vật Santiago, Hemingway gửi gắm vào
đó là sự mất niềm tin nơi Chúa bởi bằng chứng thời đại là Chúa
không thể ngăn cản được những thảm họa đang rơi rớt xuống đầu
con người. Thực trạng đổ vỡ đã làm nảy sinh trong tác giả tâm thế
hoài nghi. Những hình bóng của đạo Thiên Chúa vẫn tồn tại bên
trong nhân vật.
Ẩn ức của tác giả


Ẩn ức là trạng thái các khuynh hướng bị ngăn trở, không
hiện thực được, trở thành một thứ xung động nội tâm. Theo Đỗ
Lai Thúy: “Đã có ẩn ức thì phải có giải tỏa”. Sự giải tỏa ấy chính
là năng lực sáng tạo để tạo nên đứa con tinh thần của các nhà văn.
Hemingway là con thứ hai trong một gia đình có sáu chị em.
Cha ông là bác sĩ và mẹ là một giáo viên dạy nhạc. Tình yêu thiên
nhiên của Hemingway được hình thành từ sớm, ông say mê săn
bắn và câu cá. Hemingway được dạy câu cá từ khi còn nhỏ. Ông
yêu sách vở nhưng lại rời ghế nhà trường khi vừa mới lớn vì vậy
những kiến thức của ông chủ yếu là do ông tự học qua sách vở.
Cha là người luôn dạy Hemingway phải biết “chế ngự nỗi đau”,
biết chịu đừng vì vậy bản tính khắc kỉ đã có từ trong ông rất sớm.
Ông là người ưa thích thể thao nhưng chỉ chơi những môn thể
thao một mình như săn bắn, câu cá, đấm bốc… Sau này, ông trở
thành một võ sĩ đấm bốc có hạng.
Chiến tranh nổ ra, Hemingway sung vào đội quân tình
nguyện và ra chiến trường. Đây chính là tổn thương to lớn về tâm
lí đầu tiên mà ông phải gánh chịu. Ông trở về với đôi nạng gỗ,

một trái tim rách nát với nhiều vết thương của chiến tranh. Cuộc
chiến khắc nghiệt ấy đã hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của
ông. Hemingway chứng kiến rất nhiều người chết và bị ám ảnh về
điều đó. Tâm hồn nhạy cảm của ông đã bị chấn động bởi chiến
tranh vì chiến tranh không chỉ giết mạng sống con người mà còn
giết chết những tình cảm xao quý. Vì vậy, sau này, ông luôn khắc


khoải đi tìm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, cuộc sống có ý
nghĩa cho dù phải đánh đổi bằng cái chết.
Với Hemingway, hi sinh vì cái đẹp, vì lẽ cao thượng là sẵn
sàng chiến đấu chống lại những bất công. Nhân vật của ông luôn
là những con người đẹp ở lòng dũng cảm, sự bất diệt và biết vượt
lên trên hoàn cảnh, bình tĩnh và làm chủ được bản thân trước mọi
tình huống.
Trở về sau chiến tranh với một tâm hồn không bình yên, gia
đình lúc này cũng không còn là tổ ấm thực sự cho Hemingway.
Ông nhận thấy con người ngày càng cô độc. Đổ vỡ trong hôn
nhân lần thứ nhất với Elizabeth Hadley Richardson, Hemingway
có hướng đến tìm hiểu những người phụ nữ khác. Ông có tất cả 4
đời vợ và rất nhiều mối tình ngoại truyện nhưng ông lại không
xây dựng cho Santiago một người vợ. Điều đó chứng tỏ
Hemingway đã đẩy nhân vật của mình đến sự cô đơn tột cùng,
Một con người dũng cảm là con người biết lấy cô đơn ấy để hoàn
thành công việc quan trọng của cuộc đời mình.
Ông già và biển cả được Hemingway sáng tác năm 1952,
sau gần 10 năm ông sống ở Cu Ba. Trước khi được in thành sách,
truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống của nước Mỹ. Bối cảnh
truyện đó là một ngôi làng chài yên bình trên cảng Lahabana.
Nguyên mẫu của nhân vật Santiago là một người thủy thủ trên tàu

của ông. Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn và giúp nhà văn
nhận được những giải thưởng cao quý trong sự nghiệp sáng tác


của mình. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho lối viết
“tảng băng trôi” của Hemingway.
Tóm tắt tác phẩm
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Santiago - một “ông
già” đánh cá người Cuba, 74 tuổi. Suốt 84 ngày liền, ông lão
không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã
“đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Manolin cũng bị cha mẹ không cho đi
câu chung với lão nữa.Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi
trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng
Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng
tây bắc.Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Đó là một con cá
kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại
lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông.Sang đến ngày thứ ba,
con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn
dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc
nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá
mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết
sức tàn chống chọi với lũ cá mập - phóng lao, vung chày, thậm chí
dùng cả mái chèo để đánh, giết được nhiều con, đuổi được chúng
đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình chỉ còn trơ lại một bộ
xương.Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật
người xuống giường và chìm vào giấc ngủ, rồi mơ về những con
sư tử.




CHƯƠNG II:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÍ LUẬN THI PHÁP NHÂN
VẬT
VÀ NGUYÊN LÝ TẢNG BĂNG TRÔI
2.1. Thi pháp nhân vật
2.1.1.

Nhận vật là gì ?

Nhân vật là “con người được miêu tả trong văn học bằng
phương tiện văn học” là “hình tượng nghệ thuật về con người,
một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người
trong nghệ thuật ngôn từ”
Vai trò của nhân vật đối với tác phẩm văn học
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ
bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản
chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được
đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những
tấm gương của cuộc đời. Thông qua xây dựng nhân vật nhà văn
tái hiện bức tranh đời sống và bộc lộ quan điểm, cá tính sáng tạo,
qua đó phản ánh quá trình phát triển của tư duy nghệ thuật. “Nhà
văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá
nhân nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính
là dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong
một thời kỳ lịch sử nhất định”


Thông qua thế giới hình tượng trong tác phẩm, nhà văn bộc
lộ cảm quan của mình trước cuộc sống, gửi gắm vào nhân vật
những tư tưởng, ước mơ khát vọng hay những tâm sự thầm kín

của mình. Nhân vật cũng là nơi để nhà văn thể hiện quan điểm
nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của chính bản thân mình về con
người. Chính vì nhân vật có vai trò là trung tâm của tác phẩm văn
học, nên việc xây dựng nhân vật trở thành vấn đề cốt tử, then chốt
của tác phẩm tự sự. Nhà văn khi sáng tạo ra nhân vật và sắp xếp,
xây dựng nhân vật theo một hệ thống nhất định trong tác phẩm
văn học đều mang ý đồ và tư tưởng nghệ thuật của mình.
Các phương thức thể hiện nhân vật
Trước hết, nhân vật được miêu tả qua chi tiết. Văn học vừa
dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm
trạng thể hiện những quá trình nội tâm vừa để mô tả ngoại cảnh,
môi trường, đồ vật xung quanh con người.
Các mâu thuẫn, xung đột luôn có tác dụng làm nhân vật bộc
lộ các phần bản chất sâu kín của nó. Nhưng nhân vật thường bộc
lộ mình nhiều nhất là qua hành động, ý nghĩ, việc làm.
Có thể miêu tả nhân vật một cách trực tiếp nhưng cũng có
thể miêu tả nhân vật một cách gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi
người xung quanh.
Như vậy, có thể thấy nhân vật là vấn đề trung tâm của tác
phẩm văn học, nó có tầm quan trọng đặc biệt và là phương tiện cơ


bản để nhà văn chiếm lĩnh, khái quát hiện thực một cách hình
tượng.
2.1.2.

Về thi pháp nhân vật

Khái niệm về thi pháp
Có người quan niệm: “Thi pháp là sự tổng hợp các thành tố

của hình thức nghệ thuật trong tác phẩm ngôn từ”. Có người hiểu
rộng hơn: “Thi pháp không chỉ bao gồm những thành tố kể trên
mà còn bao gồm cả những vấn đề loại hình, thể tài, những nguyên
tắc và phương pháp phản ánh hiện thực và các phạm trù: không
gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của
tác giả về thế giới và con người”. Hay: “Thi pháp là một hệ thống
các phương tiện và phương thức thể hiện cuộc sống bằng nghệ
thuật, khám phá cuộc sống bằng hìnhtượng”.
Thi pháp học nhân vật
Nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với công việc phân tích
nhân vật. Phân tích nhân vật là chỉ ra các nội dung đựơc thể hiện
trong nhân vật như tính cách, ngoại hình, phẩm chất, niềm vui,
nỗi buồn, lí tưởng… Trái lại khi nghiên cứu thi pháp nhân vật, ta
phải khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân
vật. Tất nhiên, khi ta đã tìm hiểu thi pháp nhân vật thì việc phân
tích nhân vật sẽ sâu sắc hơn, toàn diện hơn.
2.2. Nguyên lí tảng băng trôi
2.2.1.
học

Nguyên lí tảng băng trôi trong thuật ngữ khoa


Trong khoa học theo hiện tượng vật lý Tảng băng trôi là một
khối băng trôi tự do trên biển hay đại dương. Theo quy luật, các
tảng băng trôi được tách ra từ các khối băng lục địa. Bản chất của
các tảng băng trôi lần đầu tiên đã được giải thích đúng bởi nhà
khoa học Nga Mikhail Lomonosov theo đó khối lượng riêng của
băng là 920kg/m^3, còn khối lượng riêng của nước biển gần
1025kg/m^3, gần 90% thể tích của tảng băng trôi nằm ở dưới

nước. Có thể nhận thấy tảng băng trôi đó dù có nổi trên biển thì
cũng chỉ có một phần nổi và toàn bộ phần còn lại đều ngập trong
nước.
2.2.2. Nguyên lý Tảng băng trôi trong sáng tác của
Hemingway
Dựa vào hiện tượng vật lí khi một tảng băng trôi trên đại
dương chỉ có một phần nổi trên bề mặt, bảy phần chìm khuất,
Hemingway đã nêu lên nguyên lí "tảng băng trôi".Tảng băng trôi
chính là một lối viết văn kiệm lời nhưng giàu hình tượng và từ
chính hình tượng ấy mà người đọc có thể hình dung tưởng tượng
ra những gì mà nhà văn muốn nói, kiếm tìm trong văn bản những
gì mà nhà văn giấu đi, người đọc khám phá và tìm ra chân lý đó.
Lời phát biểu này khẳng định hiệu quả của cách viết ngắn gọn,
hàm súc và ưu điểm của nó. Nó ngụ ý chỉ mạch ngầm trong văn
bản hay các lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác
phẩm. Nguyên lí tảng băng trôi theo Hemingway, được thực hiện
khi nhà văn hiểu biết cặn kẽ mọi vấn đề mình muốn tái hiện, rồi


loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những phần cốt
lõi và sắp xếp để khi tiếp xúc với nó, độc giả vẫn có thể hiểu
những gì tác giả bỏ đi, không có ở trong văn bản.
Nguyên tắc lược bỏ của Hemingway không chỉ thể hiện
mong muốn viết không thừa lời mà còn bắt nguồn từ lối viết
trưng ra chứ không miêu tả hay nói ra xuất hiện cuối thể kỉ XIX
và đặc biệt phát triển trong thế kỉ XIX ở các trào lưu văn học hiện
đại chủ nghĩa. Hemingway muốn “trưng ra chính sự kiện, sự vật
và hiện tượng đã gợi nên những cảm nhận...đào sau vào bản chất
hiện tượng, hiểu được mạch phát triển của sự kiện và hành động
đã gợi nên cảm nhận này hay cảm nhận khác”.

Trong sáng tác của mình Hemingway đã dựa vào nguyên lí
tảng băng trôi vận dụng một cách sáng tạo và độc đáo trong tác
phẩm văn học, nghệ thuật. Phần nổi chính là nội dung của tác
phẩm được thể hiện rõ qua bề mặt của văn bản. Nó được thể hiện
qua hình thức như nhan đề, cốt truyện, nhân vật ... Hemingway
triển khai phương pháp tảng băng trôi ở nhiều bình diện khác
nhau: Ngôn ngữ đối thoại với các nhân vật thường súc tích, ngắn
gọn như ngôn ngữ điện trí, thậm chí theo nguyên tắc "bỏ sót"
buộc người đọc phải hiểu, bổ sung, thêm vào, rộng ra. Nhiều khi
những ý tưởng sâu kín của các nhân vật lại ở phía sau các lời đối
thoại tưởng chừng như lan man nhưng đọc kĩ mới hiểu hết được
hoàn cảnh, tâm tư nhân vật. Phần chìm của tảng băng trôi là
những quan điểm, tư tưởng cốt lõi, căn bản tạo nên giá trị, thành


công ở tác phẩm. Phần này Hemingway không trực tiếp chỉ ra mà
đưa ra những thông tin gợi ý để mọi người tự đọc và tìm hiểu
những giá trị đó.
Hemingway giải thích rõ về nghệ thuật của ông khi dùng
nguyên lí tảng băng trôi để tạo nên tác phẩm của mình. Trong
cuộc phỏng vấn Hemingway đã trả lời: “Tôi luôn cố gắng viết
theo nguyên tắc "tảng băng trôi" cứ bảy phần tám chìm xuống
nước, một phần tám nổi. Nhờ thế tảng băng sẽ tiến một cách chắc
chắn”.
Nguyên lí tảng băng trôi là một trong những vấn đề trọng
tâm trong sáng tác nghệ thuật của Hemingway. Nghệ thuật tảng
băng trôi đã tạo nên mạch ngầm văn bản. Điều đó có nghĩa là cái
thế giới được nhận diện qua tác phẩm mới chỉ là một phần nhỏ
của toàn bộ thế giới hoàn chỉnh mà nhà văn định ra trong truyện
của mình. Trong các sáng tác của mình Hemingway, một mặt luôn

nỗ lực xây dựng thế giới tác phẩm với dung lượng ngôn từ tối
thiểu, mặt khác lại tìm cách để khả năng biểu hiện của thế giới ấy
đạt mức tối đa, theo hướng cảm xúc thẩm mĩ của người tiếp nhận.
Nói cách khác Hemingway đòi hỏi người đọc phải nhập tâm vào
thế giới ấy một cách tích cực, sống cùng với những tình huống
của nhân vật.
Đến với thế giới truyện ngắn Hemingway, người đọc hầu
như luôn phải tiếp cận với một cái gì dường như chưa hoàn tất,
chưa xong xuôi, không ra đầu, ra đuôi về quá trình, diễn biến, nội


dung, sự kiện. Thế giới ấy có rất nhiều khoảng trống, nhiều chỗ
thiếu hụt cần phải bù đắp. Có thể nói Hemingway mới chỉ tiết lộ
một phần, như một mô hình, còn việc hoàn thành là của độc giả
"tảng băng trôi" mà Hemingway là lời ẩn dấu, là ý tại ngôn thoại.
Tảng băng trôi ẩn dấu thông tin trong thế giới truyện ngắn
Hemingway nghĩa là biểu hiện của bảy phần tám đang chìm của
tảng băng trôi chi phối toàn bộ sáng tác của Hemingway. Mỗi tác
phẩm đều có sự thâm nhập vào cuộc sống, thế giới của những trận
đấu bò, những buổi câu cá, trượt tuyết,.. với tất cả những hiểu biết
và tình cảm của mình. Lẽ ra thế giới truyện ngắn của Hemingway
tạo dựng phải được dàn trải trên một diện rộng, nhân vật được
khắc họa tỉ mỉ. Thế nhưng thế giới ấy chỉ là những mảng hiện
thực ít ỏi, biến cố còn nhân vật thì thường không rõ nhận dạng,
thậm chí còn rất mơ hồ, đơn điệu. Những bỏ xót, những khoảng
trống, tình cảm dở dang chính là nằm trong sự sắp xếp có tính
nghệ thuật của Hemingway vận dụng nguyên tắc tảng băng trôi
trong cách viết khi xây dựng thế giới truyện ngắn của mình.
=> Ông già và biển cả là tác phẩm thành công của
Hemingway. Ông đã thể hiện được giá trị tư tưởng trong tác phẩm

với việc áp dụng nguyên lí tảng băng trôi. Ông già và biển cả xuất
hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị, xong
phần chìm của nó rất lớn bởi đã gợi nhiều tầng ý nghĩa tạo nên
tầm vóc lớn lao cả về tầm cao, chiều sâu, bề rộng.


CHƯƠNG III:
NGUYÊN LÝ TẢNG BĂNG TRÔI QUA THI PHÁP
NHÂN VẬT ÔNG LÃO SANTI AGO TRONG “ÔNG GIÀ
VÀ BIỂN CẢ”
CỦA HEMING WAY
Hemingway từng phát biểu: “Nếu như nhà văn biết rõ
những gì sắp viết, anh ta sẽ bỏ bớt đi những gì từng biết mà
không cần đưa vào tác phẩm. Và nếu như anh ta viết một cách
chân thực, đúng mức, bạn đọc có thể cảm thấy tất cả những gì


anh ta đã bỏ qua đó và cảm thấy một cách mạnh mẽ tới mức
dường như tất cả đã được viết ra một cách đẩy đủ rành mạch”.
Phải chăng nhà văn đã thực hiện cách viết ấy trong việc xử lý
ngôn ngữ khi lược bỏ đi một thành phân mà văn học truyền thống
coi trọng là những lời miêu tả bình luận, giải thích của người trần
thuật. Thủ pháp nghệ thuật ấy buộc người đọc phải chú tâm nhiều
hơn vào đối thoại, cả những gì diễn ra xung quanh chúng và tìm
cách giải những gì còn chưa hiện lên trên bề mặt của chúng.
“Tôi luôn cố gắng viết theo nguyên tắc “tảng băng trôi”.
Cứ bảy phần tám của nó chìm cho một phần nổi. Bất cứ điều gì
bạn biết mà bàn có thể loại bỏ thì nó chỉ làm tăng thêm sức mạnh
cho tảng băng của bạn. Đó là những phần không được viết.
Nhưng nếu nhà văn bỏ qua điều gì đó vởi vì anh ta không viết,

vậy thì sẽ có một lỗ hổng trong truyện” – Hemingway.
3.1. Nguyên lí “Tảng băng trôi” thể hiện qua thi pháp
miêu tả chi tiết tạo hình Santiago
3.1.1. Ngoại hình nhân vật
Ông lão Santiago có một gương mặt toát lên sự già nua, ốm
yếu: “Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp
nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư
bởi ánh mặt trời phản hồi trên biển nhiệt đời. Những vệt ấy kéo
dài xuống, cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo
những con cá lớn”.Nhưng “mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên
vẻ già nua, trừ đôi mắt, chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ


và không hề thất bại”. Ngay từ khi miêu tả ngoại hình của
Santiago, Hemingway đã dự báo trước cho người đọc rằng đây có
thể là một ông lão nhưng thực chất bên trong, đó lại là một người
đàn ông khỏe mạnh.
3.1.2. Hoàn cảnh sống
Santiago là một ông già cô đơn. Hemingway đã xây dựng
nhân vật là con người đơn độc sống trong một túp lều, cuộc đời
chỉ có con thuyền lênh đênh làm nghề đánh cá. Từ trẻ đến lúc già
vẫn không có tài sản, không tiền bạc ngoài một túp lêu tranh rách
nát làm nơi trú ngụ sau những chuyến ra khơi và con thuyền nhỏ,
bộ đồ nghề tối thiểu và một kho kinh nghiệm nghề nghiệp cùng
lòng yêu nghề vô hạn. Để kiếm sống, nhất là lúc tuổi già đâu có
dễ dàng gì, hơn nữa lại phải chống trọi lại với biển khơi, với gió
bão và đàn cá mập. Ông lão không bao giờ nói chuyện với bất kì
một ai trong làng. Người gần gũi nhất cũng chỉ là Manolin.
Ngay ở dòng đầu tiên, tác giả đã nói: “Lão đã già, một mình
một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt Lưu”.

=> Việc xây dựng nhân vật trong không gian mênh mông
của đất trời, không nhìn thấy những con thuyền xung quanh, chỉ
thấy một mình con thuyền của Santiago tạo cảm giác nhân vật
như đang bị vây bọc trong một không gian đơn điệu.
Hemingway không xây dựng cho nhân vật chi tiết về gia
đình. Có thể ông lão được sinh ra trong một gia đình giống như
những người bình thường khác nhưng tác giả không nói điều đó.


Có thể nói trong kĩ thuật “tảng băng trôi” khi nhà văn lược bỏ đi
vấn đề mà nhiều người đã biết chỉ nói những điều mà mọi người
chưa biết. Đó cũng gợi lên thân phận đơn độc của ông lão đánh
cá. Trong hơn một trang sách, nhà văn chỉ cho chúng ta một chi
tiết rất nhỏ về hình ảnh người vợ của Santiago qua di vật mà vợ
ông để lại: “ Có dạo bức ảnh tô màu của vợ lão cũng được treo
trên tường, nhưng rồi lão đã tháo xuống bởi nó khiến lão càng cô
đơn hơn khi nhìn thấy”. Cuộc sống của một người đàn ông cô
đơn, không gia đình là: “Ông lão chậm rãi uống cà phê. Đấy là
tất cả lão có trong một ngày và lão biết lão nên uống. Đã từ lâu
ăn uống đối với lão trở nên chán ngắt và lão không bao giờ mang
theo bữa trưa. Lão có một chai nước ở đằng mũi thuyền và đầy là
tất cả lão cần trong một ngày”. Suốt những hành trình dài, con
người phải đơn độc bước đi, phải một mình đương đầu với những
khó khăn và hơn hết, lão không có ai để chia sẻ.
Là một nhà văn mang tư tưởng tiến bộ nên trong tác phẩm
của mình, Hemingway không đề cập đến vấn đề phân biệt giàu –
nghèo ở nhân vật. Santiago làm nghề đánh cả, gia sản thì chẳng
đáng là bao nhưng ông vẫn theo dõi những trận bóng chày và đọc
báo như một trí thức. Điều nhà văn trăn trở là những ám ảnh về
thân phận của con người, về những điều mà con người không thể

làm và định mệnh mà con người phải chịu đựng. Con người tỏ ra
can đảm khi ẩn sâu bên trong vẫn có sự sợ hãi. Santiago là người
dũng cảm trong hành động nhưng ngoài ra ông cũng nhận thức


được rõ và lo lắng cho cái khả năng có hạn của con người trước
cuộc đời, trước vũ trụ bao la.
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hoàn cảnh sống nhân vật
Santiago của Hemingway đã thể hiện sự thống nhất cao độ về
quan niệm con người trong tư duy nghệ thuật của ông. Nhà văn
rất chú ý miêu tả con người trong mối tương quan giữa ngoại hình
và nhân cách. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hoàn cảnh sống
trong tiểu thuyết của Hemingway là sự thể hiện mối quan hệ giữa
ngoại hình và nhân cách của nhân vật.
Tiểu kết
Phần nổi trong Ông già và biển cả chỉ chiếm 1 phần trong
tổng số 8 phần. Bằng cách thể hiện cô đọng, ngắn gọn, lược bỏ
những chi tiết, thông tin không cần thiết, Hemingway xây dựng
tác phẩm của mình một cách ngắn gọn từ cốt truyện đến ngôn từ
trần thuật. Phần nổi mà người đọc có thể tri nhận được ngay tức
thời đó chính là câu chuyện về một ông lão đánh cá Santiago đã
có chuyến đi 85 ngày trên biển và thành quả cuối cùng ông thu
được khi trở về đất liền là một bộ xương cá Kiếm rất đẹp. Toàn bộ
những thông tin về ngoại hình, hoàn cảnh sống và hành động của
nhân vật điều hiển hiện một cách rõ ràng, rành mạch và ngắn gọn
nhất có thể.
Phần nổi trong Santiago chính là công việc, là cuộc đời của
ông. Là mối quan hệ của ông lão với những gì xung quanh.



Chúng ta nhận thấy Santiago có tất cả 3 mối quan hệ chính cùng
với những ý nghĩa khác:
Thứ nhất là mối quan hệ giữa Santiago với chính ông. Đó là
mối quan hệ giữa một người đánh cả bình thường với tất cả kinh
nghiệm, tài năng và sức lực của mình với một Saniago đời
thường, khách quan, quan sát sự vật hiện tượng bằng một đôi mắt
và cách nhìn khác, ẩn chứa những nội dung, ý nghĩa của suy nghĩ
kết nối với những ẩn ức cuộc đời.
Thứ hai là mối quan hệ giữa Santiago và cậu bé Manolin.
Đây là người duy nhất mà ông lão có thể trò chuyện được trong
cuộc đời của mình. Manolin như một bản sao thời niên thiếu, là
ước mơ, hy vọng và khao khát về tương lai tốt đẹp hơn cho một
thế hệ, một con người, một số phận của ông lão đánh cá. Là người
duy nhất kết nối Santiago với cuộc sống loài người để lão được
thực hiện hành động giao tiếp giữa người với người trong xã hội.
Thứ ba là mối quan hệ giữa Santiago với biển cả, hay khái
quát hơn chính là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Ông già và biển cả của Hemingway có thể được coi là một tác
phẩm bước đầu mang hơi thở của chủ nghĩa phê bình sinh thái.
Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên được thể hiện cùng
với những tầng ý nghĩa khác của tác phẩm. Con người và thiên
nhiên nương tựa vào nhau để sinh tồn. Thiên nhiên đem đến cho
Santiago nguồn sống vô tận. Qua việc chinh phục con cá Kiếm, cá
Mập (tuy không thể chiến thắng để mang trọn vẹn chiến lợi phẩm


là con cá Kiếm về đất liền), qua việc nhìn ngắm những sự vật
khác trong tự nhiên, Santiago đã thể hiện tài năng, sức mạnh, ý
chí và tinh thần chiến đấu kiên cường của mình trước những khó
khăn của cuộc sống. Phải chăng ẩn giấu trong đó cũng là một tầng

suy nghĩ về trải nghiệm của con người trong cuộc sống, con người
được gì và mất gì?
3.2. Nguyên lí “Tảng băng trôi” thể hiện qua thi pháp
miêu tả hành động, đối thoại và độc thoại của nhân vật
Santiago
3.2.1. Cuộc chiến của con người chống lại số phận
Ông lão câu được con cá Kiếm vào khoảng trưa ngày đầu
tiên. Ngay khi đó, con cá kéo ông lão ra khơi xa suốt hai ngày
đêm. Hành trình đeo đuổi suốt hai ngày hai đêm của ông lão cuối
cùng cũng đem lại kết quả. Kinh nghiệm cũng như tài nghệ của
ông lão được người kể khắc họa qua nhiều chi tiết cụ thể, tinh tế.
Chỉ cần “cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại” Santiago đã
biết con cá sắp lượn vòng. Rồi “bàn tay phải nắm chặt lấy sợi
dây, đùi lão kẹp lấy bàn tau khi lão dồn hết sức nặng tựa vào mạn
thuyền. Rồi lão đẩy sợi dây trên lưng xuống thấp một tí và quàng
trái quay giữ lấy”….
=> Ông là người nhẫn nại với công việc. Không điều gì có
thể dứt lão ra khỏi mục tiêu cuối cùng là bắt cho cùng được con
cá Kiếm. Có thể nói, Santiago toàn tâm, toàn ý trước nhiệm vụ mà
thoạt nhìn không nhiều người sẽ nghĩ ông lão có thể thực hiện


được. Chính lòng cần cù, sự tập trung và quyết tâm cao độ đã
cung cấp thêm nguồn sức mạnh vô biên. Lão là người không bao
giời chịu ngồi yên một chỗ để chờ may mắn với mình. Trong cuộc
chiến đấu đó, một phần do sự tác động của con cá khiến lão căng
hết người lên mà chống đỡ, phần khác là vì bản thân ông lão là
con người hành động. Santiago không chịu bó tay trước hoàn
cảnh. Sự vận động đã khẳng định tố chất, giá trị tồn tại của con
người ngay cả khi sức lực đã già nua. Hơn nữa, nếu Santiago

không hành động đồng nghĩa với việc lão đã chết. Lão thì không
muốn chết.
Mở đầu tác phẩm, Hemingway đặt nhân vật trung tâm của
mình vào vận rủi vô cùng tận 84 ngày không bắt được cá. Nhưng
chính nhờ sáng tạo này, những hành động không mệt mỏi của
mình, lúc ông lão sắp tóm được chú cá lớn xứng đáng với tài nghệ
của mình như lão hằng mong, miệt mài theo đuổi khát vọng lớn
chúng ta thấy được sự bền bỉ của con người. Cố gắng chính là nền
tảng thành công của ông lão: “ Mình sẽ cố thêm lần nữa”, “Lão
cố thêm lần nữa” (tổng cộng theo khảo sát Santiago tự động viên
mình với những lời thoại như trên 5 lần) nhưng “Lão vẫn cố và
mọi chuyện vẫn như cũ”… Cứ một lần cố, ông lão đến gần hơn
với chiến thắng. Sự thành công của Santiago và sự thành công của
con người nói chung phải chăng là nhờ những nỗ lực không
ngừng nghỉ?


Santiago tự nói với chính mình: “Ta không thể lả người chết
vì một con cá như thế này được, - lão nói…Không – lão nói…
Hãy giữ bình tĩnh và giữ sức, lão già ạ - lão nói…”. Những câu
thoại tưởng chừng một chiều này của ông lão tưởng chừng chỉ là
một lời thoại không có ai trực tiếp đáp lại, nhưng thực chất là có.
Santiago đối thoại nhưng thực chất là đang độc thoại với chính
mình, thúc đẩy ý chí , nghị lực và sự kiêu hãnh, tự tin của một
ông lão đánh cá lành nghề.
Có một số đoạn, Santiago độc thoại nhưng thực chất là sự
đối thoại ngầm. “Mày nghĩ nhiều quá lão già ạ, lão nói lớn” –
“Mình giết nó vì sinh kế, lão nói lớn. Và mình đã hạ được nó”. –
“Ngoài ra lão nghĩ, vạn vật sát hại lẫn nhau không bằng cách
này thì bằng cách khác. Nghề câu cá hại mình y hệt như thể nó

nuôi sống mình”. Như vậy, có thể có hai Santiago đang đối thoại
với nhau. Một ông lão đánh cá và một Santiago với thân phận là
con người đứng ngoài cuộc, là con người có tình yêu thương khi
nghĩ về việc đánh con cá Kiếm.
Độc thoại nội tâm nói chung tương đối phẳng lặng trong
dòng suy nghĩ của nhân vật, không xô bồ, gấp khúc, ít đảo lộn, rối
rắm. Hemingway sử dụng độc thoại nội tâm theo cách truyền
thống với những lời dẫn: “lão nghĩ…”, “lão tự nhủ”, “lão thầm
nghĩ…” xen lẫn trước hoặc sau lời độc thoại nội tâm. Cách dẫn
này tạo nên một cảm giác xuôi dòng trong văn bản cũng như ý
thức nhân vật. Trong Ông già và biển cả với 251 lần độc thoại


×