NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN “CON ĐẦM PICH”
CỦA ALEKSANDR SERGEYEVICH PUSHKIN
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799 – 1837) là một nhà thơ,
nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào,
Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát
triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn
học lãng mạn Nga thế kỷ 19 bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hóa
ngôn ngữ văn chương.
Với những tác phẩm Người Arap của Piotr đại đế (1828), Tập
truyện của ông Belkin (1830), Dubrovsky (1832), Con đầm Pich
(1833), Người con gái viên đại úy (1836)..., Pushkin trở thành người
“đặt nền móng cho văn xuôi Nga hiện đại” (M.Gorky). Ông luôn ý
thức văn xuôi phải được viết ra bằng “ngôn ngữ tư duy”: “giản dị,
hàm súc, sáng rõ” và “chính xác”. Chính vì vậy mà ông đã sáng tạo
nên những áng “văn xuôi trong suốt” đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa tư
tưởng và thể hiện tinh thần nhân đạo một cách sâu sắc mà còn đặc sắc
về nghệ thuật tự sự. Nghệ thuật tự sự bậc thầy của Pushkin không chỉ
là mẫu mực để các nhà văn Nga thế kỉ XIX noi theo, mà cho đến nay
vẫn còn hấp dẫn và nguyên giá trị. Ngày nay, việc nghiên cứu Pushkin
từ góc nhìn tự sự học hiện đại đang là một hướng đi nhiều triển vọng
và là tâm điểm thu hút giới nghiên cứu.
Con đầm Pich (1833) có một vị trí lớn trong sự nghiệp văn
chương của Pushkin, cũng là một tác phẩm thể hiện đặc sắc nghệ thuật
tự sự của ông. Nghiên cứu nghệ thuật tự sự của Pushkin trong tác
phẩm này sẽ giúp góp phần khẳng định giá trị những cách tân văn
xuôi của Pushkin, đồng thời hình thành một phương pháp tiếp nhận
tác phẩm mới từ góc độ nghệ thuật tự sự.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Nghệ thuật tự sự trong
truyện Con đầm Pich của Aleksandr Sergeyevich Pushkin” làm đề
tài cho tiểu luận học phần Văn học Đông Âu – Nga. Với việc nghiên
cứu đề tài này, người viết hy vọng sẽ đóng góp một phần tư liệu nhỏ
vào bộ môn khoa học nghiên cứu văn học Nga, đặc biệt là nghiên cứu
về văn xuôi Pushkin dưới góc nhìn tự sự học.
Lược điểm tình hình nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu – phê bình văn học ở Nga từ thế kỉ XIX đã
tiếp nhận văn xuôi Pushkin với nhiều ý kiến trái chiều. Càng về sau,
việc nghiên cứu văn xuôi Pushkin càng có nhiều khởi sắc ở những
khuynh hướng khác nhau, đặc biệt là tiếp cận ở nghệ thuật trần thuật
từ khi tự sự học hiện đại thâm nhập vào giới nghiên cứu ở Nga. Cho
đến nay, hướng nghiên cứu này vẫn đang là một vấn đề mở.
Năm 1833, Con đầm Pich ra đời và được in năm 1834 trong
Thư viện dành cho bạn đọc. Tác phẩm được đón nhận một cách nồng
nhiệt và nhận được nhiều đánh giá trái ngược nhau về nội dung tư
tưởng của tác phẩm, tuy nhiên các ý kiến phê bình chủ yếu đánh giá
cao về nghệ thuật văn xuôi của Pushkin trong tác phẩm này.
V.Belinsky cho rằng tác phẩm mang “tính hấp dẫn nghệ thuật”; một số
nhà phê bình như P.B.Annenkov nhận thấy thành công của tác phẩm
chính là cốt truyện; O.Senkovsky nhận thấy sự cách tân nghệ thuật
văn xuôi của Pushkin là ở chỗ từ cốt truyện cho đến ngôn từ tràn ngập
tính hiện thực; giữa thế kỉ XIX, F.M.Dostoievsky đánh giá Con đầm
Pich như “đỉnh cao của nghệ thuật kì ảo”...
Ở Việt Nam, A.S.Pushkin được giới thiệu từ rất sớm, khoảng
giữa những năm 20 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định
Gionevo được kí, các tác phẩm của ông mới được dịch, nghiên cứu và
giới thiệu rộng rãi ở nước ta. Nghệ thuật tự sự của Pushkin được phân
tích sâu sắc đặc biệt trong công trình “Pushkin - khởi điểm của văn
xuôi hiện thực Nga thế kỉ XIX” của Nguyễn Kim Đính, trong đó, tác
giả đánh giá về kết cấu tự sự: “Dưới góc độ nghệ thuật, mỗi tác phẩm
của Pushkin là một chỉnh thể đạt mức hoàn hảo, nhưng trong khuôn
khổ hoàn chỉnh đó lại là cốt truyện không hoàn kết, mở cả về quá
khức và tương lai” [7]. Cùng với đó, GS. Nguyễn Hải Hà, PGS.TS.Đỗ
Hải Phong, PGS.TS.Lưu Văn Bổng,... là những người có nhiều đóng
góp cho việc nghiên cứu văn học Nga nói chung và văn xuôi Pushkin
nói riêng với rất nhiều công trình có giá trị khoa học lớn.
Luận án tiến sĩ “Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của
A.S.Pushkin” (2011) của tác giả Thành Đức Hồng Hà, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội là chuyên luận đầu tiên ở Việt Nam đem lại một
cái nhìn hệ thống về văn xuôi Pushkin, đồng thời cũng là công trình
chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong
văn xuôi Pushkin trên cơ sở lý thuyết tự sự học hiện đại và lý thuyết
“carnaval hóa” của M.Bakhtin. PGS.TS Thành Đức Hồng Hà cũng là
tác giả của hàng loạt các công trình nghiên cứu như “Các dạng thức
người kể chuyện trong văn xuôi A.S.Pushkin” (2009), “Ngôn ngữ
đối thoại trong văn xuôi Pushkin” (2009), “Điểm nhìn trần thuật
trong văn xuôi Pushkin” (2009), “Độc thoại nội tâm trong văn xuôi
Pushkin” (2010), “Đặc trưng kết cấu nghệ thuật lời nói trong văn
xuôi A.S.Pushkin” (2010)... Hệ thống các công trình này đã đem lại
đóng góp to lớn cho lĩnh vực nghiên cứu văn xuôi Pushkin, đặc biệt là
cơ sở, nền tảng trực tiếp để chúng tôi tiếp thu và thực hiện, phát triển
đề tài của mình.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Đề tài nhằm góp phần vào việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự của
A.S.Pushkin, cụ thể trong tác phẩm Con đầm Pich từ bình diện cấu
trúc truyện kể, nhân vật, ngôn ngữ... Từ đó đưa ra kết luận chung về
phong cách văn xuôi Pushkin và khẳng định những đóng góp của đại
văn hào về nghệ thuật tự sự trong văn học Nga nói riêng và văn học
nhân loại nói chung.
Nhiệm vụ:
-
Tìm hiểu tiền đề lí luận chung về tự sự học hiện đại có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu về truyện ngắn Con đầm
Pich.
-
Tiến hành thống kê, khảo sát các yếu tố tự sự trong truyện
ngắn Con đầm Pich theo hệ thống rồi rút ra nhận xét, kết luận.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đề tài tập trung vào các phương diện nghệ thuật chính: cấu
trúc tự sự, nhân vật người kể chuyện và ngôn ngữ tự sự trong truyện
Con đầm Pich.
Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Con đầm Pich.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như thống kê – phân loại, phân
tích – tổng hợp, cấu trúc – hệ thống, so sánh (đồng đại, lịch đại).
Cấu trúc bài nghiên cứu:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa tự sự học (Narratology)
Trong bài dẫn luận về tự sự học của Susanna Onega và
J.A.García Landa, tự sự học được định nghĩa như sau: “Xét về từ
nguyên, narratology là khoa học về trần thuật (narration – trần thuật,
kể chuyện)”. Khi được các nhà phê bình theo chủ nghĩa cấu trúc dùng
vào thập kỉ 70, định nghĩa về narratology đã bị rút gọn lại, nghiêng về
xu hướng cấu trúc chủ nghĩa. [9]
Theo định nghĩa mục từ Narratology của Gerand Prince trong
“Từ điển tự sự học” (University of Nebraska Press, xuất bản năm
1987), thì tự sự học là lĩnh vực tri thức liên ngành, nghiên cứu hình
thức, quy luật vận động, tính chất của các tác phẩm tự sự với các chất
liệu khác nhau, nghiên cứu năng lực tự sự của chủ thể sản sinh và đối
tượng tiếp nhận tác phẩm tự sự. Các bình diện mà nó tìm hiểu bao
gồm “nội dung câu chuyện” và “hình thức trần thuật” cùng mối quan
hệ giữa hai cái đó.
Trong cuốn “Tự sự học – một số vấn đề lý luận và lịch sử”
gồm tập hợp những bài viết, nghiên cứu liên quan đến tự sự học,
GS.TS Trần Đình Sử cho rằng tự sự học là một bộ môn nghiên cứu
liên ngành giàu tiềm năng, là một ngành nghiên cứu còn non trẻ, được
định hình từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX ở Pháp và đã nhanh
chóng trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được phổ biến
quan tâm trên thế giới. [11]
1.2. Định nghĩa tác phẩm tự sự/ trần thuật
Tác phẩm trần thuật được định nghĩa như sau:
“Một tác phẩm trần thuật là một biểu hiện ký hiệu học về một
loạt các sự kiện gắn liền một cách có ý nghĩa theo thời gian và nhân
quả. Phim ảnh, sân khấu, hài kịch, tiểu thuyết, phim thời sự, nhật ký,
ký sự niên đại (biên niên sử) và nghiên cứu địa chất, lịch sử tất cả đều
là tác phẩm trần thuật theo ý nghĩa rộng. Theo đó, tác phẩm trần thuật
có thể được xây dựng bằng cách sử dụng một số lượng rộng rãi các
phương tiện ký hiệu học: ngôn ngữ viết hoặc nói, hình ảnh trực quan,
cử chỉ và động tác, cũng như bằng sự phối hợp của các phương tiện
này. Bất kỳ một sự kiến tạo nào bằng ký hiệu, bất kỳ một cấu trúc nào
bằng dấu hiệu, đều có thể xem là một văn bản. Do vậy, chúng ta nói về
nhiều loại văn bản trần thuật: ngôn ngữ học, sân khấu, tạo hình, phim
ảnh”. [9]
1.3. Một số vấn đề cơ bản của lý thuyết tự sự học hiện đại
Lý thuyết tự sự học hiện đại quan tâm đến các bình diện của tự
sự, trong đó phương pháp tam phân của Genette (Discours du recit.
Seuil, 1972, Figures III,) chỉ ra ba bình diện quan trọng của tự sự, đó
là:
1)
Câu chuyện (histoire) tức nội dung được kể.
2)
Thoại ngữ tự sự/ trần thuật (récit) tức diễn ngôn kể, đó là
văn bản tác phẩm tự sự mà tác giả đọc.
3)
Hành vi trần thuật (narration) tức quá trình hoặc hành
động làm nảy sinh thoại ngữ.
Hành vi trần thuật/ narration
“Genette nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của hành vi tự sự:
không có hành vi tự sự thì không có thoại ngữ tự sự, tức cũng không
có chuyện được kể ra. Ba bình diện đó phải được hình dung là tam
diện nhất thể, chúng đồng sinh đồng tồn”. [4]
Trong lĩnh vực tự sự học, các nhà hình thức chủ nghĩa Nga và
những học giả gần gũi với trường phái này đặc biệt quan tâm đến vấn
đề kết cấu truyện kể và tổ chức ngôn từ, tức là những vấn đề nội tại
trong cấu trúc tự sự văn học nghệ thuật và folklore. [2]
Đề tài của chúng tôi được triển khai dựa trên lý thuyết tự sự hoc
hiện đại và những thành tựu của tự sự học Nga (Đông Âu).
CHƯƠNG II:
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG “CON ĐẦM PICH” CỦA
A.S.PUSHKIN
2.1. Cấu trúc tự sự trong Con đầm Pich
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc
này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một
ý nghĩa. Vấn đề cốt lõi của một tác phẩm tự sự là “Kể cái gì?” và “Kể
như thế nào?”. Do vậy, nghiên cứu về cấu trúc tự sự trong truyện Con
đầm Pich cần phải xác định mối tương quan giữa “cái được kể” và
“cách thức trình bày cái được kể”, xác định các sự kiện, nhân vật, chi
tiết trong tác phẩm và sự liên kết giữa những yếu tố ấy trong tổ chức
không gian – thời gian. Chính điều đó làm nên sự thống nhất nội tại ở
chiều sâu làm nên cấu trúc bên trong của truyện kể.
2.1.1. Cốt truyện – Sự kiện, nhân vật và diễn trình hành
động
Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu
tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan
trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại
tự sự và kịch.
Con đầm Pich (tiếng Nga: Пиковая дама) là một truyện ngắn
(cũng có thể coi là truyện vừa) với các yếu tố thần bí của đại thi hào
Aleksandr Sergeyevich Pushkin, ra đời năm 1834.
Truyện kể về Gherman – một sĩ quan công binh trẻ tuổi vốn là
con của một người Đức tới lập nghiệp ở Nga. Là một người biết kiềm
chế, sống chừng mực, tiết kiệm và chăm làm, Gherman kiên quyết chì
sống bằng đồng lương và không động đến vốn liếng nhỏ mà người cha
để lại cho anh. Khả năng kiềm chế đã giúp cho Gherman, dù đam mê
bài bạc và từng ngồi thâu đêm bên chiếu bạc, nhưng chưa một lần
động đến một quân bài. Một hôm anh ta nghe tay sĩ quan Tomsky nói
về bí quyết “ba con bài” của bà bá tước, nó đã giúp bà ta thắng trong
ba canh bạc lớn.
Gherman đã lợi dụng tình yêu của Lizaveta – cô gái bất hạnh,
con nuôi mà cũng như là người hầu của bà bá tước - để đột nhập vào
phòng với mong muốn xin bà bá tước bí quyết “ba con bài”. Nhưng vì
quá bất ngờ với sự xuất hiện của người lạ trong phòng bà bá tước đã
đột quỵ chết. Sau khi bà bá tước chết, Gherman nằm mơ gặp bà bá
tước, bà ta hứa sẽ cho anh ta bí quyết và đổi lại anh ta phải cưới cô
con gái nuôi của bà. Gherman đồng ý với yêu cầu của bà ta và nhận
được bí quyết là ba con bài “ba, bảy, xì”. Tuy nhiên, ván thứ nhất, con
ba anh ta thắng; ván thứ hai, con bảy anh ta thắng; nhưng đến ván thứ
ba, ván bài quyết định thì anh ta lại nhìn thấy một con đầm pích thay
vì con xì. Trên con bài đó anh ta nhìn thấy đôi mắt của bà bá tước
đang cười nhạo anh ta...
Truyện Con đầm Pich được triển khai qua 6 chương, gồm các
sự kiện, được tổ chức theo diễn trình hành động:
Chương 1: Đám đánh bạc ở nhà Narutov; chuyện của Tomsky
về bà mình và bí quyết về “3 quân bài” bí ẩn; các ý kiến khác nhau
của những con bạc về câu chuyện.
Chương 2: Cuộc trò chuyện giữa Tomsky với bá bá tước và Liza
ở nhà bà bá tước, giới thiệu về nhân vật Lizaveta; cảm xúc của Liza
mỗi lần nhìn thấy người sĩ quan đứng dưới đường nhìn cô; giới thiệu
nhân vật Gherman và những suy nghĩ của anh về chuyện 3 quân bài;
khát vọng và dự định của Gherman.
Chương 3: Những lá thư từ sự từ chối cho đến lúc đáp lại lời tỏ
tình giữa
giữa Ghermann và Lizaveta; sự chờ đợi giờ hẹn của
Gherman và quan sát trong nhà bá tước; bà bá tước và Liza đi vũ hội
về; đoạn đối thoại Gherman và bà bá tước, bà bá tước chết..
Chương 4: Liza chờ đợi và nhớ lại cuộc trò chuyện trong lúc
khiêu vũ với Tomsky; Liza đối thoại với Gherman, hiểu ra con người
thật của hắn; Gherman ra khỏi nhà bà bá tước.
Chương 5: Đám tang bá tước; hồn ma bà bá tước hiện về nói
cho Gherman bí mật về 3 quân bài và yêu cầu kèm theo.
Chương 6: Mơ mộng mê muội của Gherman về 3 quân bài; sòng
bạc của Chekalinsky ở Peterburg; 3 ván bài của Gherman: con bài 1 thắng; con bài 2 – thắng, con bài 3 – thua, thất bại và tuyệt vọng.
Kết luận: Gherman hóa điên, Liza lấy chồng.
Có thể thấy, các sự kiện trong tác phẩm Con đầm Pich có mối
quan hệ nhân quả và quan hệ bộc lộ ý nghĩa với nhau. Chuỗi sự kiện
diễn ra liên tiếp, móc nối với nhau, sự kiện này là điều kiện dẫn đến sự
kiện kia, cuối cùng đêm đến kết quả tất yếu. Chúng tạo nên một diễn
trình hành động hoàn hảo. Các sự kiện trong cốt truyện xoay quanh
nhân tính cách và số phận và hành động của nhân vật. Đó là mô hình
của cốt truyện truyền thống.
Pushkin tận dụng quan niệm của độc giả về tính cách của hai
dân tộc Đức và Nga để triển khai hai nét tính cách mâu thuẫn trong
nhân vật Gherman: chừng mực và đam mê, tham vọng. Hai nét tính
cách mâu thuẫn này được triển khai trong nhân vật ở từng giai đoạn
phát triến của sự kiện.
Gherman là con một người Đức đến lập nghiệp ở Nga, vừa
mang đậm tính cách Đức vừa được “Nga hóa”. Theo quan niệm của
người châu Âu, con người mang tính cách Đức thường nghiêng về lý
trí, biết kiềm chế, điều độ, chừng mực, đặc biệt là tiết kiệm. Từ đó dẫn
đến động thái trong cuộc sống của họ là luôn tính toán, cần cù, chăm
làm, cẩn thận. Còn tính cách Nga thì ngược lại, thiên về đam mê, tham
vọng, sống phóng túng, vô điều độ, dẫn đến động thái quan trọng nhất
trong cuộc sống là tưởng tượng và mong ước.
Pushkin tận dụng quan niệm chung ấy để khắc họa nhân vật
Gherman một cách nổi bật mà không cần đưa ra nhiều chi tiết mô tả
về nhân vật. Hai tính cách Đức và Nga đan xen với nhau dẫn đến xung
đột giữa hai cách sống trong một con người: chừng mực và tham
vọng. Mâu thuẫn ấy được dấy lên đỉnh điểm khi đặt nhân vật vào tình
huống bài bạc: tự nhủ và trấn áp đam mê trong lòng mình, bởi vì “tuy
vốn sẵn cái máu mê cờ bạc trong huyết mạch, không bao giờ anh sờ
đến một quân bài, vì anh hiểu rằng, (và anh cũng đã nói ra mồm) hoàn
cảnh của anh không cho phép anh được mang những đồng tiền cần
dùng ra để liều lĩnh mong vơ được những đồng tiền thừa vô ích; ấy thế
mà anh đã thức nhiều đêm đến sáng, ngồi trước chiếu bạc, đầu óc
bừng bừng như lên cơn sốt, trong khi theo dõi những cục diện đỏ đen
thay đổi nhanh chóng trong canh bạc.” [7]
Bởi vậy mà khi nghe Tomsky kể về bà bá tước với bí quyết “ba
quân bài”, đam mê và tham vọng của Gherman được giải phóng. Câu
chuyện đập vào tâm trí Gherman rất mạnh và anh bắt đầu suy nghĩ tìm
cách để thực hiện kế hoạch của mình. Giây phút nhìn thấy Lizaveta là
giây phút quyết định cuộc đời anh bởi anh tìm được phương thức để
lọt vào tòa lâu đài của bà bá tước.
Tuy nhiên, cái nhìn của Gherman lại khơi dậy ở cô gái Liza khát
vọng về tình yêu và hạnh phúc. Tình huống truyện được xây dựng oái
oăm và éo le để mạch truyện tiếp tục dẫn đến những sự kiện mới. Nói
về Lizaveta, đó là một cô gái đáng thương, cũng có nét tương đồng
như nhân vật cô gái trong tác phẩm “Cô Liza đáng thương” của
Karamzin. Cô là con nuôi của bà bá tước, nhưng thực chất là người
hầu dính nếp sống khó chịu của bà bá tước, không được coi trọng ở
các vũ hội mặc dù xinh đẹp. Cô gái đáng ra là đối tượng của tình yêu
thì lại trở thành phương tiện để người ta lợi dụng vì mục đích đổi thay
cuộc đời mình.
Như vậy, diễn trình hành động và các sự kiện trong Con đầm
Pich diễn ra một cách tự nhiên, khách quan theo đúng tính cách và
hành động của nhân vật. Trong “Truyện con đầm Pich của
A.Pushkin (So sánh với truyện Giấy tờ của Aspern)”, PGS.TS.Lưu
Văn Bổng so sánh hai tác phẩm theo phương pháp loại hình học để
tìm hiểu Pushkin có ảnh hưởng đến nhà văn H.James hay không và sự
ảnh hưởng ấy như thế nào. Khi đi sâu phân tích tác phẩm, tác giả nhận
thấy cả 2 tác phẩm đề có motip giống nhau: motip bà lão, motip cô
gái, motip chàng trai những khác nhau ở chỗ thời gian và không gian
khác nhau. “Truyện Con đầm Pich ngắn hơn, gắn gọn và phong phú,
súc tích, chi tiết chọn lọc”, và tác giả đã đánh giá tác phẩm này
là“Một cấu trúc tự sự khép kín, rắn chắc!” [5]
2.1.2. Kết cấu - Tính chỉnh thể
Mở đầu tác phẩm là cảnh đánh bạc tại nhà Narumov: “Hôm ấy
có đám bạc ở nhà Narumov, trung uý trong đội kỵ mã cận vệ. Một
đêm đông dài đã trôi qua mà không một người nào để ý đến, và khi
dọn bữa ăn khuya ra, thì đã năm giờ sáng rồi. Kẻ được bạc thì vào
bàn ăn rất ngon miệng, những người khác thì thẫn thờ ngồi nhìn bát
đĩa đã cạn thức ăn”. Mở đầu tác phẩm đã đưa người đọc đến chính
cuộc sống hiện thực đương thời Nga nói chung và cuộc sống nhàn rỗi,
buồn tẻ của những sĩ quan Nga nơi diễn ra các sự kiện.
Kết thúc tác phẩm mang dáng vể trọn vẹn, hoàn tất, là lời kể
văn tắt về cuộc đời còn lại của các nhân vật: “Gherman đã hoá điên.
Hiện nay, hắn nằm ở bệnh viện Obukhov, phòng số mười bảy. Hỏi gì
hắn cũng không trả lời, nhưng suốt ngày người ta nghe hắn lẩm bẩm:
"Ba - bảy - xì! Ba - bảy - đầm!..."
Lizaveta Ivanovna lấy một chàng thanh niên rất đáng yêu con
người quản gia của cố bá tước phu nhân. Anh ta có một chỗ làm tốt,
vả lại cũng có một gia tài kha khá. Lizaveta Ivanopna đem một đứa
cháu gái họ nghèo về nuôi và dạy dỗ.
Tômxki được thăng chức đại đội trưởng kỵ binh. Chàng ta đã
làm lễ thành hôn với công tước tiểu thư Pôlina”. Kết thúc có vẻ giống
kết thúc của truyện cổ tích, nhưng đằng sau đó, người đọc vẫn băn
khoăn về những ám ảnh không bao giờ tắt trong tâm trí của Gherman,
về đứa cháu gái họ được Lizaveta đem về nuôi và dạy dỗ.
1.1.3. Tổ chức không gian, thời gian
Các sự kiện đời sống đều diễn ra trong một không gian và thời
gian cụ thể. Công việc sáng tác văn học là công việc tái hiện các sự
kiện đời sống. Vậy nên, khi tái hiện các sự kiện đời sống, nhà văn
cũng phải tái hiện không gian, thời gian gắn với các sự kiện đó, đặc
biệt là trong các tác phẩm tự sự. Đó cũng chính là hai thành tố tạo nên
“mô hình” Thi pháp học theo như Giáo trình “Dẫn luận Thi pháp
học” của GS.TS.Trần Đình Sử [8]. Thi pháp học quan tâm về hai
thành tố này khi nghiên cứu các nguyên tắc cấu tạo tác phẩm.
1.1.3.1.
Tổ chức không gian
Không gian trong Con đầm Pich được miêu tả nhiều ở những
cảnh đánh bạc: đánh bạc ở nhà Narumov, những canh bạc ở Hoàng
cung ở Paris mà bà bá tước Anna Phedotovna tham gia khi còn trẻ, đặc
biệt là ở nhà Tsêkalinxki: “Hai người đi xuyên qua một dãy buồng
lộng lẫy, buồng nào cũng đầy những kẻ hầu vừa lễ phép vừa nhanh
nhẩu. Mấy vị tư lệnh đang đánh bài uýt với mấy quan tư vấn, những
thanh niên nằm ngả trên những cái đi-văng vừa ăn kem, vừa hút ống
điếu. Trong buồng tiếp khách chính, khoảng hai chục con bạc ngồi
chen chúc chung quanh một cái bàn dài. Chủ nhân ngồi trước bàn,
cầm cái một canh bạc pha-ra-ông”... Điều đó cho thấy văn hóa chơi
bài ở nước Nga thế kỉ XIX là rất phổ biến. Nó cũng thể hiện chính
cuộc sống hiện thực đương thời Nga nói chung và cuộc sống nhàn rỗi,
buồn tẻ của những sĩ quan Nga vào thời đấy.
Không gian trong tác phẩm còn có sự đối lập giữa không gian
phòng ngủ của bà bá tước và Lizaveta. Nàng – một cô gái trẻ thường
trở về khóc trong căn buồng tồi tàn của mình, trong có bày một tấm
bình một tấm bình phong cũ kỹ dán giấy hoa, kê một cái tủ đựng quần
áo, một chiếc gương nhỏ, và một cái giường gỗ sơn với cây nến mỡ
lợn cháy leo lét trên chiếc đế đồng! Đối lập với nó là căn phòng ngủ
sang trọng quý phái của bà bá tước phu nhân 87 tuổi: “Trước cái tủ
thờ đựng đầy những ảnh thánh cổ kính, một cây đèn bằng vàng cháy
leo lét. Dọc theo những bức tường căng lụa Tầu, những ghế bành,
những ghế tràng kỷ thếp vàng đã phai màu và hoen ố có gối đệm căng
phồng, được bày biện cân đối trông thật buồn tẻ. Trên tường có treo
hai bức chân dung do m-me Ledrunvẽ ở Paris. Trên bức thứ nhất
người ta thấy một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi, to béo, sắc
mặt hồng hào, mặc một cái áo màu xanh sáng, trên ngực có đeo một
chiếc huân chương. Bức thứ hai là chân dung của một thiếu phụ xinh
đẹp, vẻ người thanh lịch, mũi dọc dừa, tóc mai vén cao lên ở hai bên
thái dương, một đoá hoa hồng cài trên mái tóc rắc phấn. Nhìn quanh
trong buồng, góc nào cũng thấy có những bức tượng người chăn cừu
bằng sứ, những đồng hồ để bàn – tác phẩm của Leroy danh tiếng,
những hộp, những chiếc ru-lét, những cái quạt, và trăm nghìn thứ đồ
chơi khác của phụ nữ, phát minh vào cuối thế kỷ trước, cùng một lúc
với những khinh khí cầu của Môngôphie và thuật thôi miên của
Métxme”.
Cùng đó là sự đối lập giữa ngôi nhà lụp xụp của Gherman và
căn nhà to lớn lộng lẫy của bà bá tước. Sự tương phản giữa việc người
đàn bà 87 tuổi ngự trong một tòa lâu đài còn chàng thanh niên trẻ lại ở
trong căn nhà lụp xụp thể hiện ý thức của Gherman về sự bất công của
cuộc đời; từ đó dẫn đến ý thức lập lại lẽ công bằng cho cuộc đời.
Đặc biệt, không gian trong tác phẩm còn được nhấn mạnh về ý
niệm “bên trái” và “bên phải”. Đây là hai không gian đặc thù của
những ván bài, cũng là không gian đặt ra cho Gherman sự do dự,
chần chừ khi lựa chọn đi vào cánh cửa bên phải hay bên trái. Anh
trông thấy hai cái cửa đã nói trong thư, cửa bên phải mở vào căn
buồng tối, cửa bên trái dẫn ra hành lang. Anh mở cái cửa này, nhìn
thấy cái cầu thang cuốn hẹp đưa lên buồng cô tiểu thư đáng thương
kia... Nhưng anh quay trở lại và bước vào căn buồng tối om.” Khi
Gherman mở cánh cửa phái bên phải thì sẽ phải áy náy với cánh của
bên trái. Điều này đã đặt ra vấn đề: Thế nào là lẽ phải? Cánh cửa bên
phải chưa chắc đã là lẽ phải. Vị trí phải – trái thực chất chỉ là tương
đối đối với mỗi người.
2.1.3.2. Tổ chức thời gian
Thời gian trong truyện được trình bày tuyến tính (theo truyền
thống trong văn học), được xây dựng theo thời gian trật tự khách
quan: trình tự trước sau gắn với sự kiện, sự việc trong tác phẩm, gắn
với điểm nhìn bên ngoài của người trần thuật từ ngôi thứ 3.
Thời gian ảo xuất hiện trong truyện dưới hình thức giấc mơ.
Thời gian giấc mơ trong tác phẩm không nhiều, được nhà văn xây
dựng để thể hiện sự trỗi dậy của đam mê nhân vật. Đó là những ẩn ức
không nói được bằng lời, những trăn trở, dằn vặt của nhân vật trong
cuộc sống thực tại: Mãi đến khuya khi Gherman trở về cái ngôi nhà
lụp xụp của mình, anh trằn trọc mãi mới ngủ được; và khi bắt đầu
thiêm thiếp, anh lại mơ màng thấy những quân bài, chiếc bàn trải thảm
xanh, hàng đống tiền vàng, hàng thếp giấy bạc hiện ra nhảy múa trước
mắt anh. Anh mê thấy mình đánh hết tiếng bạc này sang tiếng bạc
khác, mỗi lần lại đặt cửa gấp đôi tiền, mà bao giờ cũng được, nhét
hàng đống tiền vàng vào túi, nhồi hàng xấp giấy bạc vào ví. Sáng hôm
sau Gherman dậy muộn. Khi tỉnh giấc anh lại thở dài không thấy
những của cải huyễn hoặc ấy đâu nữa, rồi lại lang thang dạo chơi
trong thành phố, lại đến trước cửa nhà bá tước phu nhân...
2.1.4. Đề từ
Lời đề từ đóng vai trò không nhỏ trong văn xuôi Pushkin. Nó là
chìa khóa giúp người đọc hiểu rõ hơn về từng chương trong tác phẩm.
Truyện ngắn Con đầm Pich có tất cả 7 lời đề từ:
1)
Con đầm pích có nghĩa là điều tệ hại ngấm ngầm.
Sách bói toán mới nhất.
(Пиковая дама означает тайную недоброжелательность.
Новейшая гадательная книга)
2)
Còn vào những ngày mưa gió xấu trời
Họ thường tụ họp;
Tăng gấp đôi số tiền đặt cọc
Từ năm mươi
Lên đến một trăm,
Và họ được thua.
Lấy phấn chép ghi như vậy đó,
Công việc họ làm là như thế.
(Trích từ trong bức thư Pushkin viết gửi người bạn Piotr
Vyazemskij ngày 1 tháng Chín năm 1828).
3)
– Il parait que monsieur est
Décidément pour les suivantes.
– Que vounlez-vous, madame?
Elles sont plus fraiches.*
Đàm thoại giới thượng lưu.
(Trích từ trong câu chuyện giữa nhà thơ D.V.Davydov và
M.A.Naruskina – một phụ nữ quý tộc thân quen của ông).
4)
Vous m’écrivez, mon ange, des lettres
de quatre pages plus vite
que je ne puis les lire.
Thiên thần của tôi, nàng viết bốn trang thư cho tôi
còn nhanh hơn là tôi kịp đọc hết những dòng ấy.
Thư từ trao đổi – Переписка.
(Trích trong bức thư Pushkin gửi cho người bạn của mình).
5)
Ngày 7, tháng 5, năm 1800.
Homme sans moeurs et sans religion!
Một con người không có những nguyên tắc đạo lý và cái gì là
thiêng liêng cả.
(Trích trong bức thư Pushkin gửi cho người bạn của mình).
6)
Đêm hôm ấy, nữ nam tước quá cố Phôn V. lại hiện về gặp
tôi. Bà ta mặc toàn màu trắng và bảo tôi: “Xin chào ngài tham biện”.
Svedenborg.
(Câu nói của nhà văn, nhà triết học thần bí Thụy Điển Emanuin
Svedenborg).
7)
A attendez.
Sao nhà ngươi dám nói với ta atánđe?
Bẩm đức ông, tôi nói atánđe cơ mà!
(Thuật ngữ trao đổi trong khi đánh bài: atánđe (khoan đã), trong
thuật ngữ đánh bài có nghĩa là “Đừng đặt cửa vội”)
Các lời đề từ theo từng chương ở đây là những mẩu hội thoại,
hoặc cũng có thể được trích từ những lá thư của Pushkin. Đặc biệt, lời
đề từ đầu tiên của tác phẩm: “Con đầm Pich là một điều tệ hại ngấm
ngầm – Từ sách bói mới nhất” trực tiếp mang ý nghĩa tư tưởng của
toàn bộ truyện ngắn.
Con đầm Pich là “điều tệ hại ngấm ngầm” trong nhân vật
Germann, hay cũng là điều tệ hại ngấm ngầm trong con người, là nguy
cơ điều tệ hại trong tâm hồn mỗi người. Đó là sự khủng hoảng tinh
thần của con người trong xã hội đồng tiền khi người ta cho phép mình
chà đạp lên người khác để đạt được mục đích của mình. Sống chừng
mực hay tham vọng đổi thay cuộc đời, kể cả khi chà đạp lên người
khác?
Germann không thể có được quân xì trong tay mà chỉ có thể có
được con đầm pích đen tối, bởi anh ta không xứng đáng có được vị trí
cao nhất trong bộ bài cuộc đời. Tham vọng tiền bạc ở Gherman không
hẳn đã là sai trái. Gherman dường như muốn đòi lẽ công bằng khi nói
với bà bá tước: “Phu nhân giữ bí quyết này cho ai? Cho các con cháu
của phu nhân à? Không có bí quyết ấy thì họ cũng đã giàu lắm rồi.
Họ lại không biết giá trị của đồng tiền… Còn tôi, tôi là một người chí
thú: tôi biết giá trị của đồng tiền”. Tuy nhiên, đúng như Tomsky nhận
định, Gherman có “diện mạo của Napoléon và linh hồn của quỷ
Mephistopheles”, “anh ta thì không từ một việc gì cà” và “trong
lương tâm anh ta phải có đến ba án mạng là ít”. Khát vọng làm giàu
gấp gáp bàng bất cứ giá nào đã thúc đẩy Gherman nhúng tay vào tội
ác. Anh đã bức tử bà già, một “thứ xác ướp biết đi” nhưng dù sao vẫn
là một sinh thể; anh đã lăng nhục tình yêu của cô gái Lizaveta bất
hạnh, giết chết khát vọng tình yêu và hạnh phúc ở một cô gái trẻ. Và
án mạng thứ 3, anh đã chà đạp lên nhân tính của bản thân, giết chết
chính mình. Trở thành kẻ ác, nhân vật không thể đạt được mục đích
của mình bởi không xứng đáng với nó.
Nhân vật Gherman khơi dòng cho loại hình tượng mới trong văn
họcNga, hình tượng chàng trai trẻ tuổi trong canh bạc cuộc đời với
khát vọng nhanh chóng đổi thay cuộc sống bằng bất cứ giá nào, với
những lầm lạc mang tính bi kịch. Con đầm Pichcủa Pushkin gợi cảm
hứng trực tiếp cho những tiểu thuyết như Con bạc, Tội ác và hình
phạt, Chàng thiếu niên của Dostoievsky sau này.
Tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt” của Dostoievsky xây dựng
hình tượng chàng trai trẻ tuổi giết người để thử nghiệm tư tưởng, coi
người khác là công cụ để đạt được mục đích, chà đạp lên nhân tính.
“Người duy nhất đi con đường mới của văn học Nga là Pushkin”
(Dostoievsky). Bởi vậy, thật không sai khi nhận định rằng: “Người
duy nhất đi trên con đường mới của văn học Nga là Pushkin.”
(Dostoievsky).
2.1.5. Giai thoại và yếu tố kì ảo
Cốt truyện xuất phát từ những giai thoại được nghe hoặc được
đọc, những tình huống đời thường. Giai thoại về bà Golitsyna. Giai
thoại bình thường nhưng thấy được những xung đột xã hội mới xuất
hiện trong cuộc sống. “Cốt truyện không phải bịa ra”. Bà Bá tước - đó
chính là Natalia Golitsyna (1741 - 1837), mẹ của viên Thống đốc
Moskva Dmitry Golitsyn; và quả thật cuộc sống ở Paris hệt như
Pushkin mô tả.
Ngày 7 tháng 4 năm 1834, A.S.Pushkin ghi trong nhật ký: Con
đầm pích của tôi được hâm mộ. Bọn con bạc đua nhau đặt con ba,
con bảy với con xì. Ở trong triều người ta nhận ra sự giống nhau giữa
nữ Bá tước già và nữ Công tước N.P.Golitsyna, hình như họ không
bực tức...
Như vậy, giai thoại trong truyện ngắn này là cơ sở để phát triển
nên tác phẩm, xây dựng cốt truyện, tình huống cho nhân vật xuất hiện.
Yếu tố kì ảo được sử dụng trong các tác phẩm của Pushkin, đặc
biệt là văn xuôi có chức năng thẩm mĩ nhất định. Con đầm Pich là
một trong 3 tác phẩm nằm trong 15 tác phẩm văn xuôi có yếu tố kì ảo
thể hiện tập trung nhất bên cạnh Bão tuyết, Ông chủ hiệu đám ma
của Pushkin.
Vào 3 giờ sáng, Gherman đột nhiên tỉnh dậy và gặp hồn ma của
bà bá tước: “Khi hắn dậy thì đêm đã khuya: Ánh trăng sáng chiếu rọi
vào buồng hắn. Hắn xem đồng hồ: lúc đó là ba giờ kém một khắc.
Hắn không thấy buồn ngủ nữa, mới ngồi trên giường mà nghĩ vơ vẩn
đến tang lễ lão bá tước phu nhân.
Lúc đó ở ngoài phố có người đi lại gần cửa sổ như để nhìn vào
trong phòng hắn, rồi lại đi ngay. Gherman cũng chẳng thèm để ý xem
là ai nữa. Độ một phút sau, hắn nghe thấy có người mở cửa gian
buồng chờ. Hắn tưởng đó là người lính hầu của hắn như mọi ngày
say rượu và đi mò mẫm ở đâu suốt đêm bây giờ mới về; nhưng rồi
hắn lại nhận thấy những tiếng bước chân là lạ. Có người bước vào
gian buồng, chân khẽ kéo lê đôi giày vải trên sàn. Cánh cửa xịch mở,
và một người đàn bà mặc áo dài trắng toát tiến vào buồng hắn.
Gherman tưởng đó là người u già của hắn, và lấy làm lạ không biết
đương đêm có việc gì mà bà ta lại tới đây. Nhưng người đàn bà mặc
đồ trắng đã lướt nhanh qua gian buồng, và chỉ một loáng đã đến bên
giường hắn, và Gherman nhận ra là bá tước phu nhân! Bà nói bằng
một giọng đanh thép:
- Ta bất đắc dĩ phải đến với mày. Ta được lệnh phải chấp nhận
lời thỉnh cầu của mày. Con ba, con bảy, và con xì sẽ lần lượt làm cho
mày được bạc. Nhưng mỗi ngày mày chỉ được đánh một con bài, và
sau đó, suốt đời mày, mày sẽ không được đánh bạc nữa! Còn về cái
chết của tao, tao sẽ tha tội cho mày, nếu mày chịu lấy đứa con gái
nuôi Lidavêta Ivanốpna của tao làm vợ mày...”
Lời của bà bá tước ở trên hay cũng chính là lời nói bên trong
nhân vật Gherman. “Ta bất đắc dĩ phải đến với mày”, Gherman cho
rằng ước muốn của hắn là chính đáng, là tuân theo mệnh trên. 3 điều
kiện mà bà bá tước đưa ra cũng là 3 lời tự nhủ của nhân vật: “Thắng
rồi không được chơi nữa” là lời tự nhủ đối với mọi con bạc. “Mỗi
ngày chơi một ván bài” để níu kéo chừng mực, dè xẻn niềm vui. Và
cuối cùng là “Cưới Liza”, bởi vì nó liên quan đến lúc lưỡng tự trước
kia.
3 quân bài: 3, 7, xì là các yếu tố kì ảo được tập trung xây dựng
nhất trong tác phẩm. Quân bài mang số 3 và số 7 thuộc về lối sống
chừng mực. Bởi vì chúng có số nên có thể tính toán đc. Còn con xì thì
không có số, nó là thể hiện của sự đam mê, tham vọng. Nó không chỉ
là tham vọng về tiền bạc mà còn là tham vọng giữ vị trí cao nhất trong
bộ bài cuộc đời mình, tham vọng lập lại lẽ công bằng ở đời, thay đổi
cuộc đời.
Gherman dồ hết vốn liếng cho 3 canh bạc “long trời lở đất”. Con
3, con 7 đã giúp anh ta chiến thắng trong 2 đêm đầu. Nhìn từ tư tưởng
chủ đề đạo đức, 3 và 7 nằm trong nếp sống chừng mực, bằng tính toán
có thể đặt được giới hạn cho mình. Ta có thể thấy số 3 và số 7 luôn lặp
đi lặp lại từ đầu đến cuối tác phẩm. Còn con xì của Gherman lại nhầm
thành con đầm Pich, nó hiện lên hình ảnh người đàn bà nháy mắt cười
giễu cợt, hay cũng chính là Gherman trong lúc tuyệt vọng đã cay đắng
tự giễu cợt (cả 2 lần). Kết cấu truyện mang tiếng cười giễu nhại hàm
ẩn của tác phẩm: “Trong thế giới thực và thế giới ảo đó, sau những bí
ẩn cốt truyện là tinh thần giễu nhại của Pushkin” (A.L. Slonimsky)
Tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số lời bình luận
trong truyện liên quan đến yếu tốt kìa ảo:
-
“Chỉ là gặp may thôi” (Một sĩ quan trẻ tuổi nói)
-
“Chuyện bịa” (Ghermann)
-
“Đó là một câu chuyện đùa” (Bá tước phu nhân)
...
Như vậy, yếu tố kì ảo chỉ là yếu tố giả định để giải thoát đam mê
trong Gherman. Yếu tố kì ảo trong truyện cần phải được phần tích từ
góc độ tâm lý tính cách nhân vật và góc đo tư tưởng đạo đức. Yếu tố
kì ảo trong các tác phẩm hiện thực, như vậy, không phải để tạo sự kì bí
mà để chỉ ra cơn mê sảng của thực tại.
Nguyễn Hải Hà trong bài viết “Cái hoang đường trong văn học
Nga thế kỉ XIX” đề cập đến cái hoang đường và cái thực trong sáng
tác văn xuôi Pushkin. Nhận xét về vai trò của yếu tố hoang đường,
ranh giới giữa thế giới thực và ảo trong Con đầm Pich, nhà nghiên
cứu nhận xét: “Việc xác định đây là con ba, con bảy, con xì diễn ra
trong mộng mị ảo giác của Ghermann. Ba ván bài mà y chơi cũng nửa
hư nửa thực. Vì vậy đối với bao thế hệ bạn đọc, điều bí mật về ba
quân bài trong Con đầm Pich vẫn mãi mãi là bí ẩn và việc đọc truyện
vẫn luôn là cuộc chơi thú vị. Điều quan trọng là Pushkin đã sử dụng
điều bí mật bí ẩn đó để khám phá bí mật tâm hồn” [8]
2.2. Nhân vật người kể chuyện
2.2.1. Khái quát về người kể chuyện và các phương thức trần
thuật
Người kể chuyện (narrator) là một thuật ngữ công cụ của tự sự
học. Cũng như nhiều khái niệm khác, khái niệm người kể chuyện cho
đến nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Không thể có trần thuật
nếu thiếu người kể chuyện. Theo Pospelov thì người kể chuyện là
“người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe,
(người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa sự việc xảy ra”.
Hiểu một cách đơn giản, người kể chuyện là “người kể lại câu
chuyện”, là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Người
kể chuyện là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự. Người kể
chuyện cũng thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả. Chức
năng của người kể chuyện như tổ chức kết cấu tác phẩm, dẫn dắt
người đọc dễ dàng tiếp cận thế giới nghệ thuật. Thông thường, người
kể chuyện thường được thể hiện trong các hình thức sau: Người kể
chuyện ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba.
Có 3 dạng thức người kể chuyện cơ bản: người kể chuyện nhân
vật, người kể chuyện tác giả giả định, người kể chuyện hàm ẩn.
2.2.2. Người kể chuyện hàm ẩn trong Con đầm Pich
Truyện ngắn Con đầm Pich được trần thuật theo ngôi thứ 3,
nhưng trên thực tế mạch trần thuật phần nhiều được xây dựng trên sự
đan xen cảm quan của nhân vật trung tâm Ghermann và cảm quan của
người trần thuật không trùng với tác giả. Nét đặc biệt ở tác phẩm này
chính là sự vận động chuyển đổi điểm nhìn “bên trong” và “bên
ngoài” trong mạch trần thuật.
Người trần thuật có vị thế “toàn tri”, kể lại khách quan về cuộc
đời và bi kịch của Germann, do tính cách và hoàn cảnh tác động qua
lại, chi phối chứ không phải do ý thức của người kể chuyện chi phối.
Đây là mọt bước tiến đang ghi nhận của tự sự hiện thực chủ nghĩa
trong bối cảnh nghệ thuật tự sự đầu thế kỉ XIX.
Việc chuyển đổi điểm nhìn trần thuật giúp phát huy sự chủ động
của người đọc. Lời kể cô đọng, hàm súc, chính xác, chi tiết. Giọng kể
khách quan, bình thản về những chi tiết thuần túy bên ngoài nhưng
vẫn thể hiện được kịch tính căng thẳng bên trong nhân vật. Nếu so
sánh với Người con gái viên đại úy – Người kể chuyện là nhân vật
chính thì sẽ đưa tới cái nhìn khách quan và chân thực về cuộc khởi
nghĩa nông dân dưới sự lãnh đạo của Emelian Pugachov với hiện thực
phản ánh mang tính trung thực cao.
Con đầm Pich “có thể coi là thử nghiệm với người trần thuật
hàm ẩn thành công nhất của Pushkin và là một mẫu mực của phương
thức trần thuật này trong văn học Nga và văn học thế giới thế kỉ XIX.”
[10]
2.3. Ngôn ngữ tự sự
2.3.1. Đối thoại
So với nhiều nhà văn đương thời, Pushkin sử dụng đối thoại
đậm đặc hơn trong tác phẩm của mình.Ngôn ngữ đối thoại trong
truyện ngắn Con đầm Pich có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
cốt truyện phát triển, thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm và tính