Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận cao học, quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh thanh hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.38 KB, 14 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giải quyết việc làm luôn là nhiệm vụ cấp bách trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam, với cơ cấu lao động trẻ, nguồn lao động dồi dào thì giải quyết việc
làm cho người lao động đang là vấn đề rất được quan tâm của toàn xã hội.
Nhằm thực hiện thành công mục tiêu CNH, HĐH đất nước, trước hết cần tận
dụng những lợi thế của quốc gia, trong đó có nguồn lao động. Việc tận dụng
nguồn lao động là làm thế nào để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nói
chung và lao động nông thôn nói riêng, đó chính là con đường thoát nghèo,
bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội của nước ta nói chung.
Việt Nam với cơ cấu dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm
trên 62,1 triệu người. Tại Việt Nam có tới 80% dân số và 70% lao động sống
và làm việc tại nông thôn. Trong cả nước trung bình mỗi năm có khoảng 6 - 7
triệu lao động dư, không có việc làm thường xuyên, trong số đó có 50% lao
động có việc làm từ 4 - 5 tháng/năm. Hàng năm lao động cả nước tăng từ 3,4 3,5% trong đó nguồn lao động nông thôn đã tăng nửa triệu. Cùng với sự tăng
dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao dẫn đến tình trạng đất nông
nghiệp bình quân trên đầu người giảm xuống, tình trạng đất chật người đông,
thiếu việc làm là một tất yếu. Để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn,
trong nhiều năm qua, nhà nước tìm kiếm và thực hiện nhiều giải pháp khác
nhau, bên cạnh đó là chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng chuyển dần lao động nông thôn sang nghề dịch vụ và các ngành phi
nông nghiệp. Do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân vì thế mà quá trình
chuyển đổi này diễn ra một cách chậm chạp. Vì vậy, giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn là vấn đề phải được được quan tâm, nghiên cứu và tìm
ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và nguồn
lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả. Đồng thời các biện pháp



2

phải bảo đảm tính lâu dài để phục vụ sự sự nghiệp CNH, HĐH nông
nghiệp - nông thôn.
Mỗi vùng kinh tế có những đặc thù riêng, vì thế việc nghiên cứu phải
gắn sát với sự phát triển của địa bàn nghiên cứu để có thể đưa ra những giải
pháp, chính sách hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động mỗi vùng miền.
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc Bắc trung bộ của Việt Nam, với nhiều tiềm năng
thế mạnh trên cả ba vùng biển, đồng bằng, trung du miền núi nhưng chưa
được khai thác và phát huy hiệu quả, do đó hiện nay Thanh Hóa vẫn là một
tỉnh nghèo. Một trong số những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do
nguồn nhân lực của tình chưa được sử dụng hiệu quả, lao động nông thôn của
tỉnh Thanh Hóa chiếm tới 80% lao động trong toàn tỉnh nhưng giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn lại chưa được quan tâm đúng mức. Lao động
nông thôn là nguồn lao động chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, do đó giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của tỉnh Thanh Hóa. Tham gia và
hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh có
nhiều chủ thể trong xã hội cùng tham gia, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo và trung tâm. Nhà nước tham gia vào quá trình này với vai trò quản lý,
điều tiết nhằm bảo đảm hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nông
diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm hiệu quả trên thực
tế. Nhưng thực tế trong những năm gần đây, hoạt động quản lý nhà nước
về giải quyết việc làm của chính quyền tỉnh Thanh Hóa chưa thực sự hiệu
quả, việc làm và thu nhập của lao động nông thôn trên địa bàn bản tỉnh
vẫn chưa được bảo đảm.
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay”
làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp đại học ngành chính trị học,
chuyên ngành khoa học quản lý nhà nước.



3

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là vấn
đề được rất nhiều tác giả quan tâm. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển thì vấn đề việc làm
cho lao động nông thôn ngày càng được đề cập nhiều dưới góc độ khác
nhau, trong đó có một số công trình, tác giả có những bài viết về vấn đề
này, tiêu biểu như:
TS. Nguyễn Hữu Dũng – TS. Trần Hữu Trung (1997); chính sách giải
quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trj quốc gia, Hà Nội.
Tác giả Vũ Tiến Quang (2006); việc làm ở nông thôn, thực trạng và
giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tác giả Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (đồng chủ biên) (2009); Giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
Các tác giải nêu trên đã trình bày một cách chi tiết, khoa học những vấn
đề lý luận cơ bản nghiên cứu về những chính sách mới để công tác giả quyết
việc làm nói chung và việc làm cho từng thành phần lao động nói riêng, trong
đó có việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam. Từ đó đề xuất những giải
pháp, chính sách cụ thể góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý, làm cơ sở mở
ra hướng giải quyết việc làm cho lao động ở Việt Nam, trong đó có lao động
khu vực nông thôn. Đặc biệt cuốn sách “Việc làm ở nông thôn, thực trạng và
giải pháp” của tác giả Vũ Tiến Quang đã phân tích, chỉ rõ những mục tiêu,
giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả tạo việc làm nâng cao thu nhập cho
người dân nông thôn. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra định hướng những nhiệm vụ
cụ thể và đề xuất giải pháp là đẩy mạnh sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự
vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương đối với công tác giải quyết việc

làm cho lao động nông thôn.


4

Giải quyết việc làm, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay
(2005) của tác giả Vũ Văn Phúc, Tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương, số 42;
Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn (2008) của tác giả Vũ Đình
Thắng, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 19;
Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho
giai đoạn phát triển 2001 – 2005 (2001) Bùi Văn Quán, Tạp chí Lao động và
xã hội, số 12.
Vấn đề lao động và việc làm ở Việt Nam từ đổi mới đến nay (2003) của
GS.TS Phạm Đức Thành, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 298.
Các bài báo nêu trên tác giả đã đã làm rõ tính tất yếu khách quan của
quản lý nhà nước về việc làm cho lao động khu vực nông thôn. Các tác giả đã
nhấn mạnh các điều kiện cần thiết để tạo ra những việc làm tại chỗ, sự vào
cuộc của chính quyền trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua
đó các tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên
hiện nay, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, ngành kinh tế của tác giả Phạm Thị Nga
tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2011.
Tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và các
nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay để làm
cơ sở cho việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ở nông thôn Thái
Nguyên. Đánh giá đúng thực trạng giả quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, tìm ra nguyên nhân của thực trạng. Qua đó tác giả đã đưa ra một số
giải pháp cơ bản nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho người lao
động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Hòa Vang,
Thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kinh tế phát
triển của tác giả Hoàng Tú Anh tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
năm 2012.


5

Tác giả đã làm rõ hơn cơ sở lý luận về giải quyết viện làm cho lao động
nông thôn, nêu thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ở huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Tác giả cũng
cho rằng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là tất cả các việc làm ở
nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, mặt khác tác giả cũng đưa ra
được ý kiến về việc dư thừa lao động ở nông thôn hiện nay đang được coi là
một vấn đề đáng báo động. Một trong số các nguyên nhân tác giả nêu ra là do
nhiều làng nghề truyền thống mai một làm cho lao động nông thôn gặp khó
khăn trong tìm kiếm việc làm thường xuyên, dẫn tới các tệ nạn xã hội. Trong
đề tài của mình tác giải cũng đã đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn là sự thể hiện vai trò của xã hội đối với người lao
động nông thôn và hạn chế những phát sinh, tiêu cực cho xã hội do thiếu việc
làm gây ra.
Kết quả nghiên cứu khoa học của các công trình khoa học nêu trên có
giá trị tham khảo tốt để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của khóa luận. Nhưng
thực tế tới thời điểm hiện tại chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách toàn diện lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Đây là một đề tài mới,
không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu vấn đề việc làm và giải
quyết việc làm hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng

cao chất lượng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục đích đó, đề
tài cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn;
Hai là, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay;


6

Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng
quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là: lao động nông thôn ở tỉnh
Thanh Hóa.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: công tác quản lý nhà nước về giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu quá trình thực hiện hiện các nội dung
của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở
tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu khu vực nông thôn của tỉnh
Thanh Hóa.
Phạm vi về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng, Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nói chung và cho lao
động nông thôn nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khóa luận
là: chủ nghĩa duy vật biến chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó
tác giả còn sử dụng các phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp thống kê.


7

6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Đề tài góp phần tổng kết đánh giá những kết quả và hạn chế trong quản
lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2011 - 2015.
Đề tài đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà
nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác
nghiên cứu quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho xây dựng, hoạch định chủ
trương chính sách và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện
nay và định hướng những năm tiếp theo.
8. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài có phần nội
dung được kết cấu thành 3 chương và 9 tiết. Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh
Thanh Hóa.


8

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Quản lý và quản lý nhà nước
1.1.2. Lao động và lao động nông thôn
1.1.3. Việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
1.2. Khái niệm và nội dung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước
1.2.3.1. Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các kế hoạch, quy hoạch,
chính sách
1.2.3.2. Tổ chức bộ máy, xây dựng quy chế hoạt động của bộ máy quản
lý nhà nước về việc làm

1.2.3.3. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật về việc làm và giải quyết
việc làm
1.2.3.4. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật
1.2.3.5. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý nhà
nước
1.3. Vị trí, vai trò và nguyên tắc quản lý nhà nước về giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn
1.3.1. Vị trí, vai trò
1.3.2. Nguyên tắc
1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước đối với
vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
1.4.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.4.2. Quan điểm của Nhà nước


9

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước
2.2.1. Đặc điểm lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn của tỉnh Thanh Hóa
2.2.2. Công tác quản lý nhà nước
2.2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3. Một số kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về giải quyết việc

làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa


10

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH THANH HÓA
3.1. Phương hướng
3.1.1. Phương hướng chung
3.1.2. Phương hướng của tỉnh Thanh Hóa
3.2. Một số giải pháp cơ bản
3.2.1. Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch
giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng chiến lược và kế hoạch mang tính
chủ quan, thiếu tính thực tế và tính khả thi
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về lao
động và việc làm
3.2.4. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả
hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về lao động và việc làm của tỉnh
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác dự báo về lao động và việc làm trên
địa bàn tỉnh
3.2.6. Huy động tối đa sự tham gia của các chủ thể khác trong xã hội
vào hoạt động giải quyết việt làm theo quy định của pháp luật
3.2.7. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong
quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn



11

KẾT LUẬN
Lao động là một bộ phận quan trọng của xã hội, lao động dư thừa và
tình trạng thiếu việc làm diễn ra khá phổ biến không chỉ ở các vùng nông thôn
mà còn diễn ra tại các vùng kinh tế trong cả. Nhà nước ta đã có nhiều biện
pháp để giải quyết việc làm cho lao động xã hội, thông qua các chương trình,
dự án phát triển kinh tế - xã hội, dự án giải quyết việc làm. Nhờ đó hằng năm
đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, cơ cấu lao động đã
dần chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số khá cao,
nhất là các vùng nông thôn nên hằng năm số người bước vào độ tuổi lao động
khá đông, số người cần được giải quyết việc làm ngày càng cao.
Tình trạng thiếu việc làm cho người lao động nói chung và lao động
nông thôn nói riêng đang diễn ra hết sức phức tạp và cản trở sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, việc giải quyết việc làm, định hướng
và tạo điều kiện cho người lao động nông thôn có việc làm, một mặt vừa phát
huy tiềm năng về nguồn lao động của tỉnh mặt khác vừa góp phần xóa đói
giảm nghèo. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là cơ sở để cải thiện
và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn trên địa
bàn tỉnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tạo động lực
mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Đề tài nghiêu cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của quản lý nhà nước
về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, qua đó đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng chất lượng quả quản lý nhà nước về giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Tuy nhiên,
những giải pháp tác giả đưa ra trong đề tài chưa phải là tất cả và tuyệt đối
trong điều kiện vận động và biến đổi không ngừng của hiện thực khách quan.
Do đó, trong quá trình quản lý cần vận dụng linh hoạt và tùy vào điều kiện cụ
thể của thực tế để vận dụng những giải pháp này hiệu quả nhất.



12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Tú Anh (2013), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc Sỹ kinh tế,
chuyên ngành kinh tế phát triển, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (1999), Hệ thống văn bản pháp
luật thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về việc làm, Nxb Lao động –
xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Dũng – Trần Hữu Trung (1997), Chính sách giải quyết
việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Dũng (2009), Giải quyết vấn đề lao động và việc làm
trong quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, HÀ Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011 – 2020”, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Quang Hiền (2005), Thị trường lao động, thực trạng và
giải pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
11. Chu Quỳnh Hoa (2009), Lao động việc làm ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

12. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Nhà nước và Pháp luật (2011),
Giáo trình Quản lý xã hội đối với nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


13

13. Lê Văn Kỳ (2004), Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc
làm ở Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
14. C.Mác (1984), Tư bản, Tập 1, Quyển 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. C.Mác (1984), Tư bản, Tập 2, Quyển 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
16. C.Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
17. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
18. Vũ Tiến Quang (2011), Thực trạng lao động nông thôn Việt Nam,
Nxb Lao động, Hà Nội.
19. Quốc hội (2012), Luật lao động sửa đổi bổ sung, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
20. Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa (2015), Báo
cáo kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2015.
21. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27 tháng 11 về phên duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020”.
22. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12
tháng 4 năm 2012, “Phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam gia
đoạn 2011-2020”.
23. Nguyễn Vũ Tiến (2009), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Vũ Tiến (2014), Giáo trình nguyên lý quản lý nhà nước,

Lưu hành nội bộ.
25. Tổng cục Thống kê (2015), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thủy sản năm 2015.
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2011), Chương trình lao động
việc làm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015.


14

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2011), Kế hoạch số 16/KHUBND ngày 08 tháng 5 về “Triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020”.
28. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định 2988/QĐUBND ngày 13 tháng 11 “Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.
29. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định 3358/QĐUBND ngày 17 tháng 12 “Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển ngành nghề
nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020”.
30. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2014), Quyết định 1043/QĐUBND ngày 07 tháng 5 thành lập Ban chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định 2357/QĐUBND ngày 12 tháng 10 “Quy dịnh mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao
động nông thôn theo Quyết định 1965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”.



×