Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích pháp luật Hồi giáo và ứng dụng thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.14 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

A-

MỞ ĐẦU.....................................................................................................2

B-

NỘI DUNG...................................................................................................3

I- Tìm hiểu về Hồi giáo.................................................................................3
II-

Tìm hiểu về luật Hồi giáo.....................................................................3

1. Khái niệm Luật Hồi giáo:.........................................................................3
2. Bản chất của Luật Hồi giáo.....................................................................4
3. Đặc điểm của Luật Hồi giáo....................................................................5
4. Nguồn và phạm vi điều chỉnh của Luật Hồi giáo.............................6
a. Nguồn của Luật Hồi giáo............................................................................6
b. Phạm vi điều chỉnh của...............................................................................8
III- Sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại. ....................9
C-

KẾT LUẬN................................................................................................11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................12

1



A- MỞ ĐẦU
Pháp luật là công cụ quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ phát
sinh trong xã hội, là cơ sở để xây dựng các chế định, các chính sách phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Mỗi quốc gia sẽ có nh ững quy
phạm pháp luật, các bộ luật riêng phù hợp với đặc đi ểm kinh tế c ủa t ừng
đất nước. Tuy có sự khác biệt riêng về các chế định nh ưng pháp lu ật c ủa
các quốc gia trên thế giới đều xuất phát từ các dòng họ pháp luật l ớn trên
thế giới. Hiện tại, tồn tại 4 hệ thống pháp luật chi ph ối toàn bộ hệ th ống
pháp luật trên thế giới: hệ thống pháp luật Anh-Mỹ, hệ thống pháp luật
Châu Âu lục địa, Luật Hồi giáo, hệ thống pháp luật Xã h ội ch ủ nghĩa. Lu ật
Hồi giáo là một dòng họ pháp luật có sựu t ư duy pháp lý d ựa trên đ ức tin
của đạo Hồi, do vậy nó có nhiều điểm đặc biệt về cả quá trình hình thành,
phát triển, nguồn và đặc điểm . Trong quá trình tồn tại, tr ước s ự thay đ ổi
và phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng,…Luật Hồi giáo đã có sự
trở mình, chuyển biến thay đổi về nhận thức pháp lí, thay đổi nhi ều quy
định để phù hợp và thích ứng được với xã hội hiện nay.
Để tìm hiểu rõ hơn về những điểm đặc biệt và khác biệt về luật Hồi
giáo, trong phạm vi nghiên cứu, em xin lựa chọn đề tài “ phân tích và bình
luận về luật Hồi giáovà sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện
đại”. Do hạn chế về tài liệu và thời gian ngiên cứu nên bài viết còn nhiều
thiếu sót, rất mong thầy cô xem xét và góp ý.
B- NỘI DUNG
I-

Tìm hiểu về Hồi giáo

Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế gi ới, có h ơn m ột
tỷ tín đồ. Khoảng 30 quốc gia trên thế giới được coi là quốc gia H ồi giáo.
Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islam) có mối quan hệ mật thiết với đạo Hồi,
ở đâu không có đạo Hồi thì ở đó không có pháp luật Hồi giáo.


2


Thuật ngữ “Hồi giáo” (Islam, Musulman) có nghĩa là “sự khuất phục”,
sự “hiến dâng”. Người Hồi giáo phục tùng ý chí của đấng Allah, ng ười duy
nhất có quyền phán xử điều đúng, sai. Đạo Hồi chính là nh ững l ời răn d ạy
của đấng Allah mà Mohammed đã tìm ra và truyền lại cho người đ ời. Đó là
tập hợp những giáo lý về đạo đức cũng như những quy tắc c ủa cu ộc s ống
mà con người phải theo.
Đạo Hồi và hệ thống pháp luật Hồi giáo hình thành từ th ế k ỷ th ứ VII,
khi nhà tiên tri Mohammed, một thương gia thành phố Mécca, bắt đầu
truyền đi bức thông điệp từ đấng Allah. Các tín đ ồ hằng ngày v ẫn c ầu
nguyện “ không có chúa trời nào khác ngoài Allah và Mohammed là tiên tri
của ngài”. Các tín đồ Hồi giáo sống tuân theo giới luật đạo H ồi ( Shariah).
Shariah dựa tên tư tưởng về nghĩa vụ của con người nhưng nó v ẫn có ch ỗ
cho khái niệm pháp luật nhờ sự công nhận những ranh giới nhất định đ ối
với bổn phận (“ thượng đế trao cho mỗi người những gì anh ta có thể gánh
vác được”) và nhờ sự quy dịnh cụ thể của ácc quyền cá nhân. Sự không tôn
trọng các quyền cá nhân đó sẽ kéo theo những chế tầi do các th ẩm phán
tòa án Hồi giáo đưa ra.
II-

Tìm hiểu về luật Hồi giáo.

1. Khái niệm Luật Hồi giáo:
Luật hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà n ước mà
chỉ là một phần của Shariah. Luật Hồi giáo là hệ th ống các quy đ ịnh mang
tính tôn giáo của những người theo đạo. Luật Hồi giáo không phải là hệ
thống pháp luật đầy đủ như những hệ thống pháp luật tôn giáo khác. Các

quy định của luật Hồi giáo không chịu sự chi phối của nhà n ước, mà hoàn
toàn độc lập, không có quyền lực nào có thể chi phôi và thay đ ổi đ ược lu ật
Hồi giáo. Thay vì coi pháp luật là hiện tượng được sinh ra và thay đ ổi đ ể
đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, luật Hồi giáo coi Th ượng đế là ng ười
đặt ra các luật lệ, và đó là thứ chỉ đặt ra một lần, không thể thay đổi đ ược.

3


Xã hội cần phải tuân theo những quy định của thượng đế ch ứ không ph ải
ngược lại.
Không chỉ thế, luật Hồi giáo không phải là ý chí của nhà n ước h ướng
tới những việc cần quan tâm mà là ý chí của th ượng đế. Do v ậy lu ật H ồi
giáo điều chỉnh hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã h ội. Lu ật H ồi
giáo không mnag tính cưỡng chế, ép buộc. Tuy nhiên trên th ực tế, v ề m ặt ý
chí, các tín đồ luôn tin tưởng và coi đây là “ con đường của thượng đế”
mang tính đức tin và tậpq uán do vậy những quy định c ủa luật H ồi giáo
vẫn được các tín đồ hồi giáo thực hiện đầy đủ.
Luật Hồi giáo bao gồm hai bộ phận: Thứ nhất là học thuyết tôn giáo
với các giáo điều mà các tín đồ phải tin. Thứ hai là luật thần thánh quy định
những gì mà tín đồ phải làm và không được làm.
Luật Hồi giáo quy định những nghĩa vụ và nội dung cụ thể các quy ền
cá nhân. Khi vi phạm những quy định này, thẩm phán H ồi giáo sẽ áp d ụng
biện pháp xử phạt. luật Hồi gióa chỉ áp dụng cho nh ững m ối quan h ệ v ới
người Hồi giáo. Những trường hợp còn lại, sống ở quốc gia Hồi giáo sẽ do
pháp luật Nhà nước điều chỉnh.
2. Bản chất của Luật Hồi giáo.
Đạo Hồi là một tín ngưỡng tôn giáo. Đạo Hồi khuyên các tín đồ sống,
làm việc thiện để sau này có một cuộc sống tươi đẹp, h ạnh phúc ở cõi vĩnh
hằng. Các tín đồ theo Đạo Hồi phải th ực hiện những nghĩa vụ nh ư: ăn chay,

cầu nguyện, bố thí, hành hương và sống theo những lời răn d ạy c ủa thánh
Alla trong Kinh Qu’ran (Koran). Nếu làm được như vậy, họ sẽ có một cuộc
sống vĩnh hằng hạnh phúc ở thiên đường.
Hai yếu tố cơ bản, tiên quyết để xác định một quốc gia thuộc hệ
thống Luật Hồi giáo bao gồm: Đạo Hồi là quốc đạo của quốc gia, qu ốc gia
lấy các quy định trong Kinh Thánh của Đạo Hồi làm luật. Đặc điểm mấu
chốt của sự khác biệt giữa hệ thống Luật Hồi giáo v ới các h ệ th ống pháp
luật thế giới khác là ở các quốc gia áp dụng Luật Hồi giáo không có s ự tách
4


rời giữa nhà thờ và nhà nước. Ở đây, chính trị thần quyền (chế độ cai trị
của các tăng lữ, trong đó các luật lệ của nhà n ước được tin tưởng là lu ật l ệ
của Chúa Trời) bao trùm và điều chỉnh các vấn đề mang tính ch ất công và
tư. Cũng chính từ học thuyết này, Shariah là luật Thánh Alla ban hành,
không biến đổi và được nhà nước áp dụng cho m ọi th ời đ ại; nói khác đi,
nhà nước, luật pháp và tôn giáo chỉ là một. Khái niệm này có th ể hiểu ở
mức độ khác nhau giữa các quốc gia, nhưng luật pháp, chính quy ền đều
dựa vào khái niệm đó và là một phần của tôn giáo Đạo Hồi.
3. Đặc điểm của Luật Hồi giáo.
Thứ nhất, luật Hồi giáo tính chất lỗi thời của nhiều chế định, thiếu
nhất thống hoá.
Thứ hai, khó có thể phân biệt giữa các quy định pháp luật và các quy
định tôn giáo, vì người Hồi giáo cho rằng pháp luật và tôn giáo ch ỉ là m ột.
Luật Hồi giáo can thiệp cả vào những vấn đề mà các hệ th ống pháp lu ật
khác xét thấy không cần điểu chỉnh bằng pháp luật. Ch ẳng h ạn, lu ật H ồi
giáo quy định tất cả phải trước khi cầu nguy ện…Luật Hồi giáo có vai trò
quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật truy ền th ống nh ư
hôn nhân gia đình, thừa kí hình sự. Còn trong các lĩnh v ực pháp lu ật nh ư
hợp đồng, sở hữu thì sự ảnh hưởng của luật Hồi giáo có phần yếu hơn.

Thứ ba, luật Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại và đây
là nguyên tắc cơ bản để đánh giá hành vi của con ng ười v ề ph ương di ện
pháp luật cũng như đạo đức:
- Hành vi bắt buộc phải làm (obligatoire) như nghĩa vụ chăm con cái, nghĩa
vụ đóng thuế;
- Hành vi nên làm (recommandes) ví dụ thăm người bạn bị ốm, giúp đ ỡ
người nghèo khó;
- Hành vi làm cũng được không làm cũng được ví dụ nh ư tham d ự các trò
tiêu khiến có tính lành mạnh;

5


- Hành vi bị khiến trách (blamables) ví dụ sai giờ hẹn, chậm trễ, nói lời
không tế nhị, thiếu lễ phép, đi đứng không đúng tác phong, phê phán
những ai giao kết hợp đồng thương mại vào ngày th ứ sáu tr ước bu ổi c ần
kinh buổi trưa. Mặc dù vậy, hợp tầng được kí kết vào sáng th ứ sáu không
bị mất hiệu lực và người giao kết hợp đồng cũng không ph ải ch ịu b ất c ứ
chế tài nào.
- Hành vi cấm (interdites) ví dụ như giết người, cướp của, l ừa đảo, tr ộm
cắp.
Thứ tư, trong lĩnh vực dân sự, chế định nghĩa vụ trong luật Hồi giáo
rất phát triển. Dựa trên cở sở có hay khống sự chuy ển giao tài s ản là đ ối
tượng của hợp đồng, nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng được chia làm hai
nhóm:
- Nhóm nghĩa vụ liên quan đến việc chuyển giao tài s ản là đ ối t ượng c ủa
giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng trao đổi, hợp đồng cho vay, h ợp đ ồng
mua bán
- Nhóm nghĩa vụ không liên quan đến chuyển giao tài sàn bao g ồm h ợp
đồng vận chuyển hàng hoá, hợp đồng uỷ thác.

Thứ năm, trong lĩnh vực hình sự. Xét từ góc độ hình ph ạt,Luật hồi
giáo chia khái niệm tội phạm thành hai loại: tội phạm có thể đền bù bằng
tiền và tội phạm có thể đền bù bằng thân thể, cuộc sống . Xét theo mức đội
nặng nhẹ của tội phạm, các nhà học giả chia tội phạm thành ba lo ại:
Hudud ( tội phạm nguy hiểm cho xã hội nhất, chống lại nh ững “quy ền của
Allah”), Quesas ( tội phạm chống lại các cá nhân, đòi hỏi sự trả thù c ủa
người bị hại hoặc gia đình người bị hại và Taazir ( tội phạm liên quan đến
“quyền của Allah” 9 không thực hiên các nghãi vụ tôn giáo) và tội ph ạm
liên quan đến cá nhân nhưng không bị trừng phạt nặng.
Thứ sáu, những tín đồ Hồi giáo cho rằng luật Hồi giáo là bất diệt,
vinhc hằng và không bao giờ thay đổi. Họ cho r ằng đây là lo ại hình pháp
luật hoàn thiện nhất mà trong tương lại nhân loại sẽ thừa nhận và tuân
6


thủ nó. Do vậy các quy định của pháp luật Nhà nước cũng không th ể có
hiệu lực cao hơn quy định của luật Hồi giáo, mà ch ỉ có th ể đi ều ch ỉnh
những quy định mà luật Hồi giáo đã xóa bỏ hoặc đang còn bỏ trống.
Thứ bảy là, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Luật Hồi giáo th ừa
nhân chế độ đa thê. Do vậy người phụ nữ phải chịu rất nhiều quy định
khắt khe, thân phận không được coi trọng. Luật Hồi giáo áp d ụng nhi ều
phong tục tập quán vào kết hôn. Hai bên lấy hau phải môn đăng h ộ đối và
người vợ phải có của hồi môn khi về nhà chồng.
Thứ tám, khi có tranh chấp xảy ra, những người Hồi giáo th ường t ự
mình bào chữa hoặc nhờ các học giả bào chữa thay vì thuê luật s ư nh ư ở
các quốc gia khác. Đào tạo luật đươc áp dụng dành cho các h ọc gi ả nhi ều
hơn so với những người hành nghề. Bân cạnh đó, các luật s ư ph ải đ ược
đào tạo qua khóa thần học trước khi ra hành nghề.
4. Nguồn và phạm vi điều chỉnh của Luật Hồi giáo.
a. Nguồn của Luật Hồi giáo.

Pháp luật Hồi giáo bao gồm bốn nguồn sau (bốn thành tố): Kinh
Qu’ran (hay còn gọi là Coran), kinh Sunna, Idjmá và Qiyas.
Nguồn tối cao và quan trọng nhất của đạo Hồi là kinh Coran_kinh
thánh của người theo đạo Hồi. Kinh Coran được coi là có nguồn g ốc thiêng
liêng bao gồm những điều bí mật, những lời dạy của chúa (thánh Allalh’s)
truyền cho Prophet Muhammed người sống trong những năm 570 – 632
sau Công Nguyên. Những lời dạy của thánh Allalh’s đ ược truy ền d ần d ần
trong khoảng 23 năm. Kinh Coran được chia thành 30 phần chính, bao g ồm
tất cả 114 chương và được chia nhỏ thành 6.200 câu, mỗi câu vài dòng. Ch ỉ
một phần nhỏ, chiếm khoảng 3% của cuốn sách là bao gồm nh ững v ấn đ ề
liên quan đến pháp luật theo quan điểm của người ph ương Tây. Có kho ảng
70 câu nói về quan hệ pháp luật gia đình và khoảng 30 câu có th ể coi là
vấn đề hình phạt; vấn đề hiến pháp và tài chính đ ược nói t ới trong kho ảng

7


20 câu và khoảng 20 câu nói về vấn đề được coi là liên quan đến pháp lu ật
quốc tế.
Nguồn luật thứ hai là kinh Sunna. Kinh Sunna được kể lại bởi những
tín đồ của Muhammed và được viết lại trên hadith bởi một số tác gi ả H ồi
giáo sống vào thế kỷ thứ IX dựa trên truyền thống và những lời kể còn lưu
truyền. Kinh Sunna đưa ra các quy định mà kinh Coran ch ưa có. Ví dụ: kinh
Coran quy định cấm uống rượu nhưng lại không có quy định nào v ề hình
phạt, thì vấn đề hình phạt này lại được quy định trong kinh Sunna. Nói tóm
lại, nếu kinh Coran để điều chỉnh đời sống thì kinh Sunna là đ ể gi ải thích,
bổ sung kinh Coran.
Nguồn luật thứ ba là Idjmá, nghĩa là những quan điểm nhìn chung
được chấp nhận của những người trung thành, chủ yếu là các h ọc gi ả lu ật,
về cách giải thích hai nguồn luật chính là kinh Coran và kinh Sunna. Ví d ụ:

Idjmá quy định phụ nữ không thể trở thành thẩm phán. Kinh Coran và kinh
Sunna không có quy định này mà quy định này đ ược gi ải thích theo quan
điểm thống nhất của các học giả pháp luật Hồi giáo. Điều này cho th ấy
khoa học luật Hồi giáo có quyền lực rất lớn nhưng chỉ có một số ít học giả
luật được kính trọng và những học giả này thường được nh ờ đ ể cho ý ki ến
về mặt pháp luật về một vấn đề pháp lý hóc búa. Trong th ực tiễn, các
thẩm phán có thể kiểm tra trong Idjmá để tìm kiếm nhiều giải pháp kh ả
thi để áp dụng trong xã hội hiện đại. Và h ọ hoàn toàn t ự do sáng t ạo
phương pháp mới để giải quyết các vấn đề tội phạm và vấn đề xã hội dựa
trên cơ sở những quan điểm được đề cập trong Idjimá. Do vậy th ẩm phán
có quyền quyết định rất lớn trong việc áp dụng quan điểm nào trong Idjmá
để giải quyết một vụ việc cụ thể bất kỳ.
Nguồn luật thứ tư của Luật Hồi giáo là Qiyas, là án lệ được tuyên bởi
thẩm phán cấp cao. Nói một cách khác, Qiyas có th ể gọi là “ph ương pháp
suy xét theo sự việc tương tự”. Các thẩm phán của các n ước theo Lu ật H ồi
giáo có thể sử dụng tiền lệ pháp đó để giải quyết một vụ việc m ới phát
8


sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó không đ ược đề cập trong
kinh Coran, kinh Sunna và Idjmá. Ví dụ: như đó là m ột tội phạm về máy vi
tính, trộm cắp phần mềm máy tính, trong kinh Coran và Sunna không đ ề
cập đến loại tội phạm này. Hành vi này là cần thiết bị cấm nên th ẩm phán
phải dựa trên lý lẽ và logic để sáng tạo ra án lệ, hay còn g ọi là Qiyas.
Các nguồn khác như tập quán, thực tiễn xét xử Tòa án… cho đến giờ
vẫn chưa có ý kiến thống nhất về các giá trị của chúng. Tuy nhiên trên
quan điểm chính thống thì chúng không được xem là nguồn của pháp lu ật.
Bởi

vì:


Thứ nhất, thực tiễn xét xử tòa án chỉ có tính chất luân lý, không có tính ràng
buộc các thẩm phán. Các phán quyết chỉ mang tính chất giải quy ết một vụ
việc cụ thể mà thôi.
Thứ hai, tập quán chỉ được dùng để bổ sung hoặc làm sáng tỏ một
nguyên tắc, một quy phạm pháp lý nào đó, ví dụ nó bổ sung cho pháp lu ật
đạo Hồi trong những vấn đề không được điều chỉnh nh ư của hồi môn, s ử
dụng nguồn nước giữa hai khoảng ruộng… Đó là các trường h ợp các bên
được phép giải quyết các mối quan hệ, những mâu thuẫn mà không cần
đến sự can thiệp của pháp luật.
b. Phạm vi điều chỉnh của
Mỗi ngành luật có phạm vi điều chỉnh khác nhau , theo đó lu ật H ồi
giáo có phạm vi điều chỉnh :
Thứ nhất, hệ thống pháp luật Hồi giáo là một hệ thống pháp luật
được nâng lên từ tôn giáo và đạo đức cho nên quy ph ạm của nó đ ược xem
là chế định duy nhất điều chỉnh toàn bộ xã hội. Điểm này khác biệt so v ới
các quốc gia thuộc truyền thống pháp luật khác, bên cạnh quy ph ạm c ủa
pháp luật còn tồn tại quy phạm đạo đức với mục đích là đ ảm b ảo cho s ự
hợp tình hợp lý và lẽ công bằng.
Thứ hai, nội dung quy phạm luật Hồi giáo là những lời răn đe,
khuyên bảo của Thánh, của Chúa Trời. Nó quy định nh ững hành vi nào
9


được phép, những hành vi nào không được phép và hình ph ạt khi đi ng ược
lại những điều răn dạy ấy. Do là pháp luật của đức tin nên quy ph ạm H ồi
giáo được những người theo đạo nghiêm túc tuân theo vì h ọ tâm ni ệm
rằng khi thực hiện tốt, sẽ được gặp Thánh Allah trên thiên đàng. Còn
những việc làm sai trái, nghịch với quy định cũng là ngh ịch v ới nh ững l ời
răn thì hậu quả sẽ là không được siêu thoát. Kẻ nào không tuân theo pháp

luật đạo Hồi là có tội, nhất định phải trả giá. Kẻ nào tranh cãi các phán
quyết của pháp luật đạo Hồi là kẻ tà đạo, bị toàn thể xã hội Hồi giáo ruồng
bỏ. Tất cả những điều này đã là một sự trừng phạt nghiêm kh ắc r ồi. Đó là
lý do giải thích cho việc quy phạm pháp luật H ồi giáo tuy ệt đ ối không có
phần chế tài pháp luật thực tế nào được ghi nhận cả nhưng vẫn đảm bảo
được giá trị hiệu lực của nó.
III-

Sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại.

Do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng của các hệ
thống pháp luật khác từ thế kỷ XIX đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn hội
nhập quốc tế và toàn cầu hoá, ngày nay nhiều quốc gia Hồi giáo đã đ ổi m ới
hệ thống pháp luật của mình. Trong các nước Hồi giáo xuất hiện ba xu
hướng phát triển:
+ Một là, phương Tây hoá pháp luật, tiếp nhận các chế định pháp
luật tiên tiến của phương Tây như chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và
thiết lập chế độ bình đẳng giới; xây dựng bộ máy nhà n ước theo nguyên
tắc phân quyền, tổ chức hệ thống toà án phi tôn giáo, tư tưởng pháp luật
thoát khỏi tư tưởng tôn giáo.
+ Hai là, pháp điển hoá pháp luật, xây dựng nhiều bộ luật: hình s ự,
dân sự, thương mại, tố tụng hình sự và dân sự theo mô hình của các n ước
phương Tây kết hợp với việc phát huy các truyền thống văn hoá c ủa dân
tộc.
+ Ba là, áp dụng các văn bản pháp luật do cơ quan có th ẩm quy ền
ban hành: các quyết định hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật các
10


bộ. Theo đạo Hồi, nhà vua không phải là ông ch ủ của pháp lu ật mà là đây

tớ của pháp luật. Dó đó nhà vua không thể làm luật. tuy nhiên nhà vua ph ải
quản lí đất nước. Nên luật Hồi giáo thừa nhận tính h ợp pháp của các văn
bản pháp luật do nhà vua vf những người có thẩm quyền ban hành.
+ Bốn là, sử dụng các thủ thuật pháp lí để loại bỏ dần các quy định
cổ hủ, lạc hậu nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện quy ền bình đẳng
nam nữ, bảo vệ các quyền công dân và quyền con người, xây d ựng nhà
nước pháp quyền. Có thể thấy,luật Hồi giáo có rất ít điều khoản bắt bu ộc
mà luật dành quyền tự do cho con người ở phạm vi rất rộng. Do đó, để
thích nghi với cuộc sống hiện đại,các luật gia có th ể tăng c ường s ử d ụng
thỏa thuận giữa các tư nhân để lẩn tránh các quy định pháp lu ật không còn
phù hợp. Ví dụ: thay vì như trước đây, chỉ trao quyền li hôn cho chòng mà
không trao cho người vợ, thì hiện tại nó đã đ ược s ửa ch ữa thành: khi k ết
hôn vợ chồng có thể thỏa thuận người vợ được trao quyền li hôn thay m ặt
chồng.
+ Năm là, áp dụng tập quán vào giải quyết các vụ việc. Tập quán
cũng là một loại nguồn quan trọng của luật Hồi giáo. Đối v ới nh ững quy
định mà luật Hồi giáo để trông chưa có quy định, có th ể áp dụng t ập quán
để giải quyết. nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, vi ệc k ết hôn
thường áp dụng tập quán. Ví dụ trong cách th ức thanh toán c ủa h ồi môn.
Ngoài ra tập quán còn được áp dụng để tính giá trị, cách s ử d ụng ngu ồn
nước giữa hai chủ sơ hữu đất hoặc các tập quán thương mại. tuy nhiên
những tập quan này vẫn phải phù hợp với quy định của luật H ồi giáo.
Trên thực tế hiện nay, có thể chia các quốc gia theo luật H ồi giáo trên
thế giới thành các nhóm như sau:
+ Nhóm thứ nhất: nhóm chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của pháp luật
Hồi giáo như Arập Xê -út (Saudi Arabia), Iran, Syria, Jordan, Oman, Quatar,
Bahrein, Yemen, Koweit, Các tiểu vương quốc Arập, Pakistan, Afghanistan,
Bangladesh, Morocco, Mauritania, Libya, Sudan… Pháp luật của các n ước
11



này thừa nhận tính tối cao của luật Hồi giáo. Luật pháp được xây d ựng trên
cơ sở kinh Coran và không được trái với kinh Coran.
+ Nhóm thứ hai : nhóm các nước chỉ dùng luật Hồi giáo để điều
chỉnh một số lĩnh vực nhất định của đời sống xã h ội (v ấn đề nhân thân,
hoạt động của các tổ chức tôn giáo, có thể cả vấn đề đất đai, th ừa k ế…).
Những nước thuộc nhóm này có thể chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp
luật lục địa châu Âu (Civil law) như Indonesia, Iraq ho ặc ch ịu ảnh h ưởng
của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common law) nh ư Malaisia, Brunei,
Myanmar.
+ Nhóm thứ ba là nhóm các nước đã từng là các nước xã h ội chủ
nghĩa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ như Azerbaijan, Kazakhstan,
Kyrgystan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan. Các nước này trước th ời
kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, pháp luật Hồi giáo cũng có ảnh h ưởng khá
sâu sắc. Tuy nhiên, sau khi gia nhập Liên bang cộng hoà xã h ội ch ủ nghĩa Xô
Viết, pháp luật Hồi giáo không được khuyến khích phát tri ển và nhà n ước
Xô viết không thừa nhận kinh Coran là một nguồn của pháp luật. Ng ười
phụ nữ Hồi giáo được giải phóng và có đầy đủ các quy ền bình đ ẳng nh ư
nam giới. Hệ thống toà án Hồi giáo không còn tồn tại. Sau khi Liên Xô sụp
đổ, các nước thuộc nhóm này đã tiếp nhận hệ th ống pháp lu ật l ục đ ịa châu
Âu và gia nhập dòng họ pháp luật lục địa châu Âu, do đó, tuy H ồi giáo v ẫn
tồn tại như một tôn giáo nhưng ảnh hưởng của nó với hệ th ống pháp lu ật
quốc gia không đáng kể.
C- KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, Luật Hồi giáo đang ngày
càng thích nghi, có những sự chuyển mình, thay đổi về nh ận th ức. Các tín
đồ Hồi giáo cũng dần có ý thức đúng đắn hơn về việc tuân th ủ luật h ồi
giáo và pháp luật Nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay vẫn có một số dân tộc có
đức tin và áp dụng luật Hồi giáo vào đời sống hằng ngày. Tìm hi ểu kĩ h ơn
12



về luật Hồi giáo cho chúng ta cái nhìn tổng quát, và hiểu rõ h ơn v ề luật tôn
giáo này.
Trên đây là phần tìm hiểu của em về luật Hồi giáo và s ự thích nghi
với xã hội hiện đại của luật Hồi giáo. Rất mong th ầy cô xem xét và góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật so sánh (2012), nhà
xuất bản Công an Nhân dân.
2. Bài viết đăng bởi Nguyễn Nam, Luật So Sánh, “Một số đặc diểm của
Luật Hồi giáo”, thứ 2 ngày 20/7/2015,
3. Th.s Đỗ Thị Mai Hạnh- trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh,
“Bản chất về nguồn của luật Hồi giáo”, tạp chí Khoa Học Pháp Luật sô 3
(34)/2006.

14



×