Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chủ đề cấu trúc tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 19 trang )

1
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

CHỦ ĐỀ 3 – SINH HỌC 10 : CẤU TRÚC TẾ BÀO
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ:
Chủ đề này gồm các bài trong chương II phần II. Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT
Bài 7. Tế bào nhân sơ
Bài 8,9,10. Tế bào nhân thực
Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Bài 12. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
2. Mạch kiến thức của chủ đề:
1. Đặc điểm chung, cấu tạo của tế bào nhân sơ
2. Cấu tạo, chức năng của các bào quan tế bào nhân thực
2.1. Nhân tế bào
2.2. Lưới nội chất
2.3. Riboxom
2.4. Bộ máy Gongi
2.5. Ty thể
2.6. Lục lạp
2.7. Không bào, lyzoxom
2.8. Màng sinh chất
2.9. Thành tế bào và chất nền ngoại bào
3. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
4. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
3. Thời lượng
Số tiết học trên lớp: 5 tiết (225 phút)
Tiết 1: Đặc điểm chung, cấu tạo của tế bào nhân sơ
Tiết 2: Cấu tạo, chức năng của các bào quan tế bào nhân thực
2.1. Nhân tế bào
2.2. Lưới nội chất
2.3. Riboxom


2.4. Bộ máy Gongi
Tiết 3: Cấu tạo, chức năng của các bào quan tế bào nhân thực (tt)
2.5. Ty thể
2.6. Lục lạp
2.7. Không bào, lyzoxom
2.8. Màng sinh chất
2.9. Thành tế bào và chất nền ngoại bào
Tiết 4: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Tiết 5: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ:
a) Kiến thức:
- Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của tế bào vi khuẩn.
- Trình bày các đặc điểm chung của tế bào nhân thực..
- Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, hệ thống lưới nội chất, riboxom, bộ máy gongi, ti thể
lục lạp, không bào, lizoxom, màng sinh chất, thành tế bào.
- So sánh được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- So sánh được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vân
chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào.
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, dung dịch ưu trương- đẳng trương và nhược trương.
- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh và phản co nguyên sinh khác nhau
b) Kỹ năng:


2
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

+ Kĩ năng học tập:

- Quan sát hình ảnh (tranh),
- So sánh, phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tế
- Làm được thí nghiệm về co và phản co nguyên sinh
- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh và phản co nguyên sinh khác nhau
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng có liên quan.
+ Kĩ năng sống:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, trình bày ý kiến, suy nghĩ, quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm
c) Thái độ:
+Tích cực hoạt động nhóm, tự tin trình bày ý kiến, trực quan sinh học, tự lực xây dựng kiến thức mới, có ý thức
cao trong học tập.
+ Tập trung trong làm việc cá nhân.
+ Hứng thú trong quá trình học và nghiêm túc trong quá trình làm các thí nghiệm.
2) Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
* Năng lực chung:
- Năng lực nhận biết và phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực thu nhận và xử lý thông tin.
- Năng lực nghiên cứu khoa học.
- Năng lực vận dung kiến thức vào thực tiễn.
- Năng lực tư duy, diễn đạt…
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng kính hiển vi
- Năng lực làm tiêu bản phát hiện co và phản co nguyên sinh
- Mô tả và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh và phản co nguyên sinh khác nhau
- Năng lực phát hiện sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào nhân sơ và tế bào nhân
thực.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giaó viên :
- Giáo án, PHT, tranh vẽ, kính hiển vi, mẫu vật và dụng cụ thực hành co và phản co nguyên sinh
2 Học sinh :

- SGK, vở, bút,…
- Ôn lại kiến thức về tổng quan các giới sinh vật và dặc điểm về tế bào của chúng.
- Mẫu vật thực hành
- Nghiên cứu trước nội dung học tập Hoàn thành các PHT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( dự kiến 5 phút)
Dự kiến sản phẩm,
Mục tiêu, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học
Mục tiêu hoạt động
đánh giá kết quả hoạt
sinh
động
Kiểm tra kiến thức cũ + GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề cần nghiên cứu.
của học sinh, tạo tình + Học sinh lắng nghe, trả lời câu hỏi, tiếp thu vấn đề vào
huống có vấn đề để dẫn bài.
vào bài mới.
Dựa vào kiến thức bài 1, 2 sinh học 10:
- cơ thể SV cấu tạo từ 1
- Vì sao tế bào là cấp tổ chức cơ bản nhất của hệ sống?
hay nhiều tb, các hoạt
động sống đều diễn ra ở
tế bào
- Căn cứ vào cấu tạo, tế bào được chia thành mấy loại? Đó là - 2 loại tế bào : tb nhân
những loại nào?
sơ và tb nhân thực


3
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019


- Trong hệ thống 5 giới sinh vật, sinh vật thuộc giới nào được
cấu tạo bởi tế bào nhân sơ? Sinh vật thuộc giới nào được cấu
tạo bởi tế bào nhân thực?
Vây cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, cũng như tế
bào thực vật và tế bào động vật có gì giống nhau và khác
nhau? Tế bào thực hiện trao chất với môi trường như thế nào?
Chủ đề học tập này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ.

Mục tiêu hoạt
động

- Nêu được các
đặc điểm của tế
bào nhân sơ.
- Giải thích
được tế bào nhân
sơ có kích thước
nhỏ sẽ có được
lợi thế gì?

- Trình bày được
cấu trúc và chức
năng của các bộ
phận cấu tạo nên
tế bào vi khuẩn.

- SVNS : Giới khởi sinh
- SVNT : Giới Nguyên
sinh, Nấm, Thực vật và
Động vật

*Đánh giá: HS lắng
nghe, trả lời được câu
hỏi và tiếp cận được
chủ đề học tập mới

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu, phương thức tổ chức hoạt động học tập của
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
học sinh
kết quả hoạt động
Nội dung 1- Bài 7. Tế bào nhân sơ (dự kiến 40 phút)
GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
HS nghe câu hỏi, độc lập nghiên cứu SGK trả lời.
- Hãy nêu đặc điểm của tế bào nhân sơ ?
- Kích thước nhỏ đem lại lợi ích gì cho tế bào nhân sơ ?
* Nội dung kiến thức :
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ :
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Chưa có hệ thống nội màng và các bào quan có màng
bao bọc.
- kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm.
Kích thước tế bào nhỏ (tốc độ trao đổi chất qua màng
nhanh, sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong
tế bào cũng diễn ra nhanh hơn. Do đó tế bào sinh trưởng
nhanh và phân chia nhanh).
GV Sử dụng H 7.2
+ GV chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm hoạt động độc lập
theo hình thức thi đua xây dựng bài.
Nhóm 1 : Tế bào nhân sơ gồm mấy thành phần chính, là
những thành phần nào?

Ngoài ra còn có thành phần gì khác nữa?
Nhóm 2: - Cấu tạo và chức năng của thành tế bào? Trả lời
lệnh 1 /sgk .
- Thành tế bào ở các loại vi khuẩn đều có cấu tạo
giống nhau. Đúng hay sai?
Nhóm 3: - Chức năng của lông , roi, vỏ nhây .Cấu tạo và
chức năng của màng sinh chất
Nhóm 4: - Cấu tạo và chức năng của tế bào chất , vùng nhân
- Thời lượng làm nhiệm vụ ở mỗi nhón là 3 phút
- Sau khi xong nhiệm vụ ở nhóm của mình thì tiếp tục tìm
hiểu câu hỏi ở nhóm tiếp theo theo thứ tự vòng tròn.
Nhóm 1  nhom 2  nhóm 3  nhóm 4  nhóm 1
+ GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả
mà nhóm thu được, các nhóm khác theo dõi, bổ sung, so
sánh các kết quả thu được ở các nhóm.

- Nhân chưa hoàn chỉnh
- Tế bào chất thiếu hệ thống nội
màng, các bào quan chưa có
màng bao bọc
- Chỉ quan sát được dưới kính
hiển vi

HS chưa trả lời được lợi ích
kích thước tb nhỏ

- Sản phẩm Nhóm 1: TBNS có
3 thành phần chính. Một số
TBNS còn có thêm một số thành
phần khác .

- SP Nhóm 2 :
- Cấu tạo : chủ yếu từ
peptiđôglican.
- Chức năng : Bảo vệ và quy
định hình dạng tế bào vi khuẩn.
- SP Nhóm 3 :
Roi : giúp vi khuẩn di chuyển.
* Lông : Giúp các vi khuẩn gây
bệnh dễ bám vào bề mặt tế bào
vật chủ.
* vỏ nhầy: để bảo vệ tế bào.
Màng sinh chất
- Được cấu tạo từ photpholipit
và protein.
- Chức năng : Bảo vệ khối sinh


4
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

+ GV yêu cầu các nhóm rút ra kết luận: Cấu tạo và chức
năng các bộ phận của tế bào nhân sơ.

chất bên trong tế bào, trao đổi
chất với môi trường
- SP Nhóm 4:
+Tế bào chất : gồm bào tương,
ribôxôm các hạt dự trữ, plasmit
+ Vùng nhân chưa có màng bao
bọc, chứa 1 phân tử ADN dạng

vòng
: Chứa thông tin di truyền của
tế bào, kiểm soát mọi hoạt động
của tế bào.

* Nội dung kiến thức :
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ :
Gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất. Tế vào
chất .Vùng nhân
- Nhiều loại tb nhân sơ còn có: thành tế bào, vỏ nhầy, roi,
lông.
1. Thành tế bào, lông , roi , vỏ nhầy:
* Thành tế bào :
- Cấu tạo : chủ yếu từ peptiđôglican.
- Chức năng : Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào vi
khuẩn.
Dựa vào cấu trúc thành, người ta chia vi khuẩn thành 2
nhóm: Vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm
* Roi : giúp vi khuẩn di chuyển.
* Lông : Giúp các vi khuẩn gây bệnh dễ bám vào bề mặt tế
bào vật chủ.
* vỏ nhầy: để bảo vệ tế bào.
2. Màng sinh chất
- Được cấu tạo từ photpholipit và protein.
- Chức năng : Bảo vệ khối sinh chất bên trong tế bào, trao
đổi chất với môi trường
3. Tế bào chất :
- Cấu tạo : gồm
+ bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp
chất hữu cơ và vô cơ khác nhau),

+ có các ribôxôm ( là nơi tổng hợp protein), các hạt dự trữ,
plasmit
4. Vùng nhân:
- Cấu tạo : Chưa có màng bao bọc, chứa 1 phân tử ADN
dạng vòng
- Chức năng: Chứa thông tin di truyền của tế bào, kiểm soát
mọi hoạt động của tế bào.
Kiểm tra kiến
GV nêu câu hỏi . HS vận dụng kiến thức TB nhân sơ trả lời
thức tb nhân sơ
Câu 1 (Nhận biết): Chú thích các bộ phận của tế bào vi
khuẩn

* Đánh giá: các nhóm trả lời
được câu hỏi, giải quyết được
lệnh sgk và rút ra nội dung kiến
thức


5
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

Câu 1:
1. Roi
2. Lông
3. Plassmit
4. Vùng nhân
5 .Tế bào chất
6. Thành tế bào
7. Màng sinh chất

8. Riboxom
9. Vỏ nhây

Câu 2 (Thông hiểu): Cho các ý sau:
(1) Vùng nhân không có màng bao bọc
(2) Có ADN dạng vòng
(3) Có màng nhân
(4) Có hệ thống nội màng
Trong các ý trên có những ý nào là đặc điểm chỉ có ở tế bào
nhân sơ?
A. (1), (2) B. (2), (3) C. (3), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 3 (Nhận biết): Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
A. Giúp vi khuẩn di chuyển
B. Tham gia vào quá trình nhân bào
C. Duy trì hình dạng của tế bào
D. Trao đổi chất với môi trường

Câu 2: A

Câu 3: C
* Đánh giá : HS trả lời được câu
hỏi luyện tập phần TB nhân sơ

Nội dung 2- Bài 8,9,10 Tế bào nhân thực (dự kiến 90 phút)
- Trình bày được
đặc điềm chung
của tế bào nhân
thực.
- Phân biệt được
tế bào nhân sơ và

tế bào nhân thực,
tế bào động vật
và tế bào thực vật

GV sử dụng hình ảnh TBNS, TBNT (TBĐV và TB TV ), các
bào quan
Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
HS nghe câu hỏi, độc lập quan sát hình ảnh, nghiên cứu
SGK trả lời.
Câu 1: Vì sao gọi là tb nhân thực?
Câu 2: Phát hiện điểm khác nhau giữa TBNS và TBNT,
TBĐV và TBTV?
* Nội dung kiến thức :
* Đặc điểm chung của tế bào nhân thực :
- Nhân hoàn chỉnh (đã có màng nhân bao bọc nhân)
-Tế bào chất đã có hệ thống nội màng và các bào quan có
màng bao bọc.
- Kích thước lớn và cấu tạo phức tạp.
- Tế bào động vật khác tế bào thực vật đặc trưng nhất là
thành tế bào.
GV sử dung hình ảnh các bào quan của tế bào nhân
- Mô tả được cấu thực(theo thứ tự đi từ trong nhân ra ngoài tế bào), chia
trúc và chức năng nhóm học sinh, nêu câu hỏi và yêu cầu nhóm thực hiện.
của nhân tế bào, - Thời lượng làm nhiệm vụ ở mỗi nhón là 10 phút

- gọi là tb nhân thực bỡi cấu tạo
phức tạp hơn : có màng bao bọc
nhân, hầu hết các bào quan có
màng bọc.
- TBĐV không có thành tb và

không có bào quan lục lạp

* Đánh giá : HS nêu được kiến
thức


6
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

hệ thống lưới nội
chất, ribôxôm, bộ
máy gôngi, ti thể,
lục lạp.

- Sau khi xong nhiệm vụ ở nhóm của mình thì tiếp tục tìm
hiểu câu hỏi ở nhóm tiếp theo theo thứ tự vòng tròn.
Nhóm 1  nhom 2  nhóm 3  nhóm 4  nhóm 1
+ GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả
mà nhóm thu được, các nhóm khác theo dõi, bổ sung, so
- Mô tả được cấu sánh các kết quả thu được ở các nhóm.
trúc và nêu được + GV yêu cầu các nhóm rút ra kết luận: Cấu tạo và chức
chức năng của năng các bộ phận của tế bào nhân thực.
lizoxom, không
bào, màng sinh Nhóm 1
chất, cấu trúc bên 1/ Mô tả cấu trúc và chức năng sơ lược của nhân tế bào.
ngoài màng sinh 2/ Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào
chất.
trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh
.- Thấy được tính dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã
thống nhất của tế nhận được các con ếch con từ tế bào đã được chuyển nhân.

bào nhân chuẩn.
Em hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài
nào? Thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì?
3/ Hoàn thành PHT về lưới nội chất?
Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất trơn

Sản phẩm nhóm 1:
1/ Nhân có 2 lớp màng bao bọc,
trong có dịch nhân và nhân con
2/ TN chứng minh nhân mang
thông tin di truyền quyết định
đặc điểm di truyền của loài

3/ Đáp án PHT của nhóm đã
thống nhất

Cấu tạo

Chức
năng

Nhóm 2:
1/ Cấu tạo và chức năng của ribôxôm, và bộ máy gôngi ?
2/ Hoàn thành PHT so sánh cấu tạo và chức năng ti thể và
lục lạp?

Nhóm 3:
1/ Tại sao lá cây lại có màu xanh? Nhờ có lục lạp, cây có

thể thực hiện quang hợp. Nhờ đó cây có vai trò gì trong hệ
sinh thái?

Sản phẩm nhóm 2:
1/
+ Ribôxôm không có màng bao
bọclà nơi tổng hợp prôtêin cho
tế bào
+ Bộ máy Gôngi có màng đơn,
gồm hệ thống các túi màng dẹp
xếp chồng lên nhau, nhưng tách
biệt nhau  có chức năng thu
gom, đóng gói , biến đổi và phân
phối sản phẩm từ nơi sản xuất
đến nơi sử dụng.
2/ Đáp án PHT của nhóm đã
thống nhất
Sản phẩm nhóm 3:
1/ - diệp lục không hấp thụ ánh
sáng màu lục nên phản xạ lại
mắt ta làm cho ta thấy lá có màu
xanh
- Cây xanh đóng vai trò quan
trong trong hệ sinh thái như điều
hòa không khí, cung cấp nguồn
hữu cơ cho cây
 Cần trồng và bảo vệ cây


7

GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

xanh.
2/ Lizoxom là loại bào quan có cấu trúc và chức năng thế
nào?

3/ Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần
kinh, loại tế bào nào có nhiều lizoxom nhất?
4/ Không bào là loại bào quan có cấu trúc và chức năng thế
nào?

2/ Lizoxom có màng đơn, dạng
túi
chứa nhiều enzim thuỷ
phân phân huỷ các tế bào và
bào quan già, tế bào bị tổn
thương.
3/ tế bào bạch cầu nhiều lizoxom
nhất vì tế bào bạch cầu có chức
năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng
như các tế bào bệnh lí và tế
bào già
4/ Không bào có màng đơn, bên
trong chứa các chất hữu cơ và
các ion khoáng chức năng đa
dạng

Nhóm 4:
1/ Màng sinh chất có cấu trúc cơ bản gồm những thành
phần nào? Màng sinh chất có vai trò gì đối với hoạt động

sống của tế bào?

2/ Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc “khảm, động”?

3/ Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang
người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ
quan “ lạ” và đào thải các cơ quan lạ đó?

Sản phẩm nhóm 4:
1/ + Màng sinh chất được cấu tạo
từ lớp kép phôtpholipit, và các
phân tử prôtêin (khảm trên
màng), ngoài ra còn có các phân
tử côlestêrôn làm tăng độ ổn
định của màng sinh chất.
+Màng sinh chất có chức
năng: Trao đổi chất với môi
trường một cách có chọn lọc, thu
nhận các thông tin cho tế bào
(nhờ thụ thể), nhận biết nhau và
nhận biết các tế bào “lạ” (nhờ
“dấu chuẩn”).
2/
+ Màng sinh chất khảm thể hiện
ở chỗ: các phân tử prôtêin phân
bố ( khảm) rải rác trong khung
(lớp photpho lipit); hoặc xuyên
qua khung hoặc bám màng trong
và rìa màng ngoài.
+Tính động của màng thể hiện ở

chỗ: Các phân tử cấu trúc không
đứng yên mà có khả năng di
chuyển trong lớp photpho
lipit( P-L). Nhờ có tính động này
mà màng sinh chất có thể dễ
dàng thay đổi hình dạng để xuất
bào hay nhập bào...
3/ Màng sinh chất có các "dấu


8
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

4/ Ngoài màng sinh chất ở thực vật và nấm còn có những bộ
phận nào?

* Nội dung kiến thức :
I. Nhân tế bào :
- Nhân tế bào được bao bọc bởi 2 lớp màng (màng kép) ,
bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên
kết với prôtêin) và nhân con.
- Chức năng: Nơi chứa thông tin di truyền và là trung tâm
điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
II. Lưới nội chất :

Cấu tạo

Chức
năng


Lưới nội chất hạt
- Là hệ thống xoang
dẹp (một lớp màng)
nối với màng nhân ở
1 đầu và lưới nội chất
hạt ở đầukia.
- Bề mặt lưới nội chất
hạt có đính nhiều hạt
Riboxom
- Tổng hợp Protein
tại các Riboxom

Lưới nội chất trơn
- Là hệ thống xoang
hình ống (một lớp
màng) nối tiếp với
nội chất hạt.
- Bề mặt lưới nội
chất trơn có nhiều
enzim, không có đính
Riboxom.
- Tổng hợp Lipit,
chuyển hóa đường và
phân hủy chất độc
đối với cơ thể.

III. Ribôxôm :
+ Ribôxôm là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc,
được cấu tạo từ các phân tử rARN và prôtêin
Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.

IV. Bộ máy Gôngi :
+ Bộ máy Gôngi là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống
các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau, nhưng tách biệt nhau.
+Bộ máy gôngi có chức năng thu gom, đóng gói , biến
đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng.
V. Ti thể và lục lạp:
Ti thể (Có ở TBTV lục lạp (chỉ có ở tb
và TBĐV)
TV)
Cấu trúc
- Phía ngoài có 2 - Phía ngoài có 2 lớp

chuẩn" là glicôprôtêin đặc trưng
cho từng loại tế bào. Nhờ vậy,
các tế bào của cùng một cơ thể
có thể nhận biết ra nhau và nhận
biết được các tế bào "lạ" (tế bào
của cơ thể khác). Vì vậy, khi
ghép nối các mô và cơ quan từ
người này sang người kia, thì cơ
thể người nhận lại có thể nhận
biết cơ quan lạ và đào thải các cơ
quan lạ đó.
4/ Ở tế bào thực vật, bên ngoài
màng sinh chất còn có thành tế
bào bằng xenllulozơ. Còn ở tế
bào nấm là hemixelulozơ có tác
dụng bảo vệ tế bào, cũng như
xác định hình dạng, kích thước tế
bào.



9
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

lớp màng: lớp
màng ngoài không
gấp khúc, lớp màng
trong gấp khúc tạo
các mào (chứa
enzim hô hấp)
- Phía trong là chất
nền: chứa ADN và
ribôxôm

Chức
năng:

màng
- Phía trong gồm 2
thành phần:
+ Grana: gồm nhiều
túi dẹt tilacôit xếp
chồng lên nhau. Trên
tilacôit chứa sắc tố
quang hợp. Các
Grana nối nhau bằng
hệ thống màng
- Chất nền: chứa
ADN và ribôxôm

cung cấp năng Chứa diệp lục giúp
lượng ATP cho hoạt chuyển năng lượng
động tế bào
ánh sáng thành năng
lượng hóa học.
- Là nơi thực hiện
chức năng quang
hợp ở TBTV

VI. Một số bào quan khác:
1. Không bào:
- Cấu tạo: màng đơn, bên trong chứa các chất hữu cơ và các
ion khoáng.
- Chức năng: đa dạng, tùy loại tế bào và loài sinh vật.
2. Lizôxôm:
- Cấu tạo : màng đơn, dạng túi chứa nhiều enzim thuỷ phân
- Chức năng: phân huỷ các tế bào và bào quan già, tế bào
bị tổn thương.
Lizoxom ở động vật đơn bào còn góp phần tiêu hóa nội bào.
VII. Màng sinh chất:
1. Cấu tạo:
MSC có cấu trúc khảm động, gồm 2 thành phần chính :
- photpholipit: gồm 2 lớp, các lipit liên kết nhau bằng liên
kết yếu  lipit dễ dàng di chuyển trong phạm vi của 1 lớp
photpholipit  tính động của màng.
- protein: gồm protein xuyên màng và protein bám màng .
Các protein xen (cài) vào 2 lớp photpholipit  tính khảm
của màng.
* ngoài ra , MSC còn có:
+ các chất lipo-protein, glico- protein như “dấu chuẩn” nhận

biết đặc trưng từng tế bào.
+ tb ĐV và tb người còn có các phân tử côlestêrôn xen kẽ
trong lớp photpholipit, làm tăng độ ổn định của màng sinh
chất.
2. Chức năng:
- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc
(màng có tính bán thấm)


10
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

- Thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ Protein thụ thể)
- Nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (nhờ glico
protein dấu chuẩn )
VIII. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:
1. Thành tế bào:
- Có ở các tế bào thực vật cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ và
ở nấm là kitin.
- Thành tế bào giữ chức năng quy định hình dạng tế bào và
bảo vệ tế bào.
2. Chất nền ngoại bào:
- Cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicô- prôtêin kết hợp
với các chất vô cơ và hữu cơ khác.
- Chức năng giúp các tế bào liên kết với nhau và thu nhận
thông tin.

Kiểm tra kiến GV nêu câu hỏi . HS vận dụng kiến thức TB nhân thực trả
thức tế bào nhân lời
thực

Câu 1: Loại bào quan có 2 lớp màng (màng kép) là
A. lưới nội chất B. lizoxom
C. không bào D. ti thể và lục lạp
Câu 2: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là
A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan
B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt
C. Có thành tế bào bằng peptidoglican
D. Các bào quan có màng bao bọc
Câu 3: Hãy thực hiện ghép nội dung ở cột 1, 2 cho phù hợp
và ghi kết quả vào cột 3 ở bảng dưới đây:
(1)Các bào quan
1.Lưới nội chất
2.Bộ máy Gôngi
3.Không bào
4.Khung xương
tế bào.

(2) Chức năng

(3) Ghi kết quả

a)Có nhiều chức
năng tùy loại tế
bào.
b)Bao gói, tạo ra
các túi tiết.
c)Khung nâng đỡ
tế bào.
d)Tổng hợp
protein màng,

tổng hợp lipit,
chuyển hóa
đường, phân hủy
chất độc hại đối
với tế bào.

1……
2……
3……
4……

Câu 4: Heemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxi trong
máu gồm 2 chuỗi poolipeptit α và 2 chuỗi poolipeptit β. Bào
quan làm nhiệm vụ tổng hợp protein cung cấp cho quá trình
tổng hợp hemoglobin là

* Đánh giá: các nhóm trả lời
được câu hỏi, giải quyết được
lệnh sgk và rút ra nội dung kiến
thức

1D, 2C

Câu 3: 1d, 2b, 3a, 4d

Câu 4 : C
* Đánh giá : HS trả lời được câu
hỏi luyện tập phần TB nhân thực



11
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

A. ti thể B. bộ máy Gôngi
C. lưới nội chất hạt D. lưới nội chất trơn
Nội dung 3. Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (45 phút)
*Kiến thức:
- Nêu được các
kiểu vận chuyển
thụ động.

- GV nhỏ một giọt mực vào một cốc nước.Yêu càu HS
quan sát và gọi tên hiện tượng trên ?Nêu khái niệm hiện
tượng ?
GV nêu ví dụ : Măng khô ngâm nước trương to lên?
Yêu cầu HS gọi tên hiện tượng trên ?Nêu khái niệm hiện
tượng ?
- GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát H 11.1a, b, c hình
nào minh hoạ hiện tượng khuếch tán? Chất khuếch tán là
chất gì? Vì sao?
HS độc lập suy nghĩ và trả lời
- GV dẫn dắt: Các chất vận chuyển qua màng theo cách này
là con đường vận chuyển thụ động.
Hỏi: Trình bày khái niệm về vận chuyển thụ động?
+ Học sinh nêu được khái niệm, nguyên lí vận chuyển các
chất qua màng.
* Nội dung kiến thức :
I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG:
1. Khái niệm vận chuyển thụ động:
- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển của các

chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng (xuôi
dốc nồng độ).
- Nguyên lí vận chuyển thụ động là: sự khuếch tán các phân
tử chất tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp,
hoặc sự thẩm thấu các phân tử nước qua màng tử nơi có thế
nước cao (nồng độ chất tan thấp) đến nơi có thế nước thấp
(nồng độ chất tan cao).
GV hỏi , HS độc lập trả lời câu hỏi dựa vào kiến thức sgk
1/ Các phương thức vận chuyển qua màng ?

2/ Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khuếch tán?

3/ Phân biệt dung dịch ưu trương- đẳng trương và nhược
trương.
* Nội dung kiến thức :
2. Các kiểu vận chuyển qua màng:
a) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit :
Gồm các chất không phân cực, chất có kích thước nhỏ
(CO2, O2
b)Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng :
Gồm các chất phân cực, các ion, các chất kích thước phân

- Hiện tượng khuếch tán

- Hiện tượng thẩm thấu

- H11.1a, b: Khuyếch tán
- Chất không phân cực đi qua lớp
phôtpho lipit kép(11a)
- Chất phân cực đi qua kênh

prôtêin(11b)

1/
- Khuếch tán qua lớp
photpholipit
-Khuếch tán qua kênh protin
xuyên màng.
2/ + Nhiệt độ môi trường
+ Sự chênh lệch nồng độ các
chất.
3/ + Ưu trương: nồng độ chất tan
ngoài tế bào cao hơn trong tế
bào→chất tan có thể di chuyển
từ môi trường bên ngoài vào bên
trong tế bào hoặc nước có thể di
chuyển từ bên trong ra bên ngoài
tế
bào.
+ Nhược trương: nồng độ chất
tan ngoài tế bào thấp hơn trong
tế bào Chất tan không thể di


12
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

tử lớn (vd : glucozơ…)
c)Khuếch tán qua kên protein đặc biệt (gọi là sự thẩm thấu) :
dành cho phân tử nước
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khuếch tán:

- Nhiệt độ
- Sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng.
* Một số loại môi trường : ưu trương, nhược trương, đẳng
trương. (sgk)
- Giải thích được
thế nào là vận
chuyển chủ động.
-Giải thích được
sự khác biệt giữa
vận chuyển thụ
động và vận
chuyền chủ động.

GV cho ví dụ, yêu cầu HS giải thích các ví dụ
+ người đi xe đạp ngược lên dốc vừa phải đạp nhiều, tốn
nhiều sức và thời gian
+ tại ổng thận của người : gluco trong nước tiểu mặc dù
thấp thấp hơn gluco trong máu nhưng vẫn được thu hồi về
máu.
GV dẫn dắt và đặt câu hỏi Các ví dụ trên minh họa kiểu
vận chuyển chủ động
1/ Khái niệm về vận chuyển chủ động?
2/ Trình bày cơ chế vận chuyển chủ động?
3/ Vai trò của vận chuyển chủ động?
* Nội dung kiến thức :
II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG:
1. Khái niệm:
- Vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực) là phương
thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất
tan thấp tới nơi có nồng độ cao (Ngược dốc nồng độ) và cần

tiêu tốn năng lượng.
2. Cơ chế:
ATP + Protein đặc thù cho từng loại chất (chất mang)
- protein biến đổi để liên kết với các chất rồi đưa từ ngoài
vào tế bào hoặc đẩy ra khỏi tế bào.
3. Vai trò: giúp tế bào lấy được các chất cần thiết, kể cả
khi ngược dốc nồng độ
- Mô tả được các GV sử dụng hình 11.2 SGK, đặt câu hỏi
hiện tượng thực HS đọc lập nghiên cứu sgk, quan sát hình, trả lời câu hỏi
bào, xuất bào.
1/ Theo em hiểu nhập bào là hiện tượng như thế nào?
* Kĩ năng -Quan 2/ Nhập bào có mấy hình thức?
sát, phân tích , 3/ Quan sát vào hình vẽ và cho biết thực bào là gì?
nhận xét đánh
giá.
4/ Quá trình thực bào diễn ra như thế nào?
*Thái độ Nhận 5/Quan sát vào hình vẽ và cho biết ẩm bào là gì?
thức đúng quy 6/Quá t rình xuất bào xuất ra khỏi TB những gì? Ý nghĩa?
luật vận động của * Nội dung kiến thức :
vật chất sống 1.Nhập bào. Màng tế bào lõm  bao lấy chất lấy
cũng luôn tuân vàobóng nhập bào liên kết với lizôxôm t/ hóa:
theo các quy luật +Thực bào: là hiện tượng màng tế bào biến dạng để đưa vào
vật lý, hóa học.:.
trong những chất có khối lượng phân tử lớn ở dạng rắn,
không thể lọt qua lỗ màng được
+Ẩm bào: là nhập bào đối với chất lỏng

chuyển từ môi trường bên ngoài
vào bên trong tế bào được hoặc
nước có thể di chuyển từ bên

ngoài vào trong tế bào.
+ Đẳng trương: nồng độ chất tan
trong tb = ngoài tb.
* Đánh giá: HS trả lời được câu
hỏi và rút ra kiến thức mới.
- xuôi dốc dễ đạp xe hơn, ít tốn
sức hơn ngược dốc.
- Chất nào tb cần,
cách phải lấy được.

bằng mọi

1/ Khái niệm VC chủ động
2/ Cơ chế
3/ Vai trò

1/ Nhập bào: vật chất được đưa
vào tế bào qua MSC bị biến dạng
2/ 2 hình thức nhập bào : thực
bào và ẩm bào
3/ Thực bào: vật chất được đưa
vào tế bào
4/ MSC lõm vào và nhận lấy vật
chất
5/ Ẩm bào: giọt dịch được đưa
vào tế bào
6/ Xuất bào : đưa vât chất ra khỏi
tế bào



13
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

2.Xuất bào:tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử
bằng cách hình thành các bóng xuất bào, các bóng này liên
kết với màng, màng biến đổi bài xuất các chất hoặc các phân
tử ra ngoài.
=>Hiện tượng nhập bào,xuất bào đòi hỏi phải có sự biến đổi
của màng và tiêu thụ năng lượng
Kiểm tra kiến GV nêu câu hỏi . HS vận dụng kiến thức Vận chuyển vật
thức vận chuyển chát qua màng để trả lời
vật chất qua Câu 1. Phân biệt các khái niệm khuếch tán trực tiếp, khuếch
tán qua kênh và vận chuyển chủ động
màng

* Đánh giá: HS chỉ nêu đúng
hiện tượng, chưa nêu được đầy
đủ bản chất cơ chế nhập bào,
xuất bào.

1. Khuếch tán trực tiếp là quá
trình vận chuyển các chất từ nơi
có nông độ cao đến nơi có nồng
độ thấp thông qua màng
phospholipit
Khuếch tán qua kênh là quá
trình vận chuyển các chất từ nơi
có nồng độ cao đến nơi có nồng
độ thấp thông qua kênh protein
Vận chuyển chủ động là quá

trình vận chuyển các chất ngược
chiều gradien nồng độ ( vận
chuyển từ nơi có nồng độ cao
đến nơi có nồng độ thấp) và tiêu
tốn năng lượng.

Câu 2 : Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vẩy
nước vào rau ?
Câu 3. Tại sao khi xào rau, rau thường bị quắt lại? Làm thế
nào để rau xào không bị quắt lại mà vẫn xanh?
GV giải thích câu 3 nếu HS không nêu đúng

2. Nước sẽ thẩm thấu vào tế
bào tế bào không mất nước 
rau không bị héo mà tươi lâu
hơn.
Đánh giá. HS trả lời được câu
hỏi. Phần liên hệ thực tế chưa
hoàn chỉnh

Đáp án câu 3: Khi xào rau, do tính thẩm thấu, nước ra khỏi
tế bào làm rau quắt lại nên rau dai, ko ngon.
Để tránh hiện tưỡng này, ta nên chia ra xào từng ít một, ko
cho mắm muối ngay từ đầu, đun to lửa để nhiệt độ của mỡ
tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài cọng rau "cháy"
ngăn cản nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài, sau cùng
mới cho mắm muối vào => Rau xanh, ko bị quắt lại, vẫn
giòn ngon.
Nội dung 5. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh (Dự kiến 20 phút)
1.Kiến thức:

- Biết cách
điều khiển sự
đóng mở của các
TB khí khồng
thông qua điều
khiển mức độ

GV :
- Giới thiệu dụng cụ, hóa chất và mẫu vật.
- Hướng dẫn thao tác từng bước.
- Làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh thực hiện:
I. TN co nguyên sinh:
+ Tiến hành làm và quan sát vẽ được tế bào bình thường và


14
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

thẩm thấu ra và
vào TB.
- Sử dụng
được thành thạo
kính hiển vi, kĩ
năng làm tiêu bản
hiển vi.
- Quan sát và
vẽ được TB đang
ở các giai đoạn co
nguyên sinh khác

nhau.
- Tự mình
thực hiện được
thí nghiệm theo
quy trình đã cho
trong SGK.
2.Kỹ năng:
- Kĩ năng thể
hiện sự tự tin khi
trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ,
lớp.
- Kĩ năng trình
bày suy nghĩ / ý
tưởng; hợp tác
trong thực hành.
- Kĩ năng tìm
kiếm và xử lí
thông tin khi đọc
SGK để tìm hiểu
cách tiến hành thí
nghiệm, khi quan
sát trên tiêu bản
để tìm hiểu về sự
co và phản co
nguyên sinh của
tế bào.
- Kĩ năng quản
lí thời gian, đảm
nhận trách nhiệm

trong khi tiến
hành thực hành.
3.Thái độ:
- Phát triển tư
tưởng duy vật
biện chứng và
tình yêu thiên
nhiên, môn học.

tế bào khí khổng trước khi nhỏ dung dịch
+Quan sát vẽ các tế bào sau khi dùng dung dịch muối với
các nồng độ khác nhau
- Theo dõi từng nhóm và đặt câu hỏi khi HS làm xong :
1/ Nhìn vào KHV và cho biết khí khổng lúc này đóng hay
mở
2/ Tế bào có gì khác so với tế bào lúc bình thường ?
3/ Nếu thay đổi nồng độ dung dịch muối thì tốc độ co
nguyên sinh sẽ như thế nào ?
HS
- Vẽ lại hình quan sát được khi tế bào co và phản co nguyên
sinh
- Giải thích cho từng trường hợp (bài thu hoạch) và nộp lại
theo nhóm.
II. TN phản co nguyên sinh
GV hướng dẫn cách quan sát hiện tượng
+Sử dụng tiêu bản co nguyên sinh ở tế bào trong thí nghiệm
trước
+Nhỏ 1 giọt nước cất vào rìa của lá
-Yêu cầu quan sát dưới kính hiển vi
-GV đến từng nhóm và đăt câu hỏi


1/ Nếu tế bào nhìn rõ, khí khổng
lúc này đóng
2/ Lương hơn nên hút nước của
tế bào làm cho màng tế bào tách
khỏi thành tế bào và co dần lại
đó là hiện tượng co nguyên sinh.
3/ Nếu nồng độ dung dịch muối
đậm hơn thì tốc độ co nguyên
sinh rất nhanh và ngược lại

4/ Tế bào lúc này có gì khác so với tế bào khi co nguyên
sinh?
5/ Lỗ khí đóng hay mở ?
6/ Tại sao lỗ khí lại đóng mở được ?
7/ Nếu lấy tế bào của cành củi khô lâu ngày để làm thí
nghiệm thì có hiện tượng gì ?

4/ Màng tế bào giãn dẫn ra đến
khi tới thành tế bào trở về trạng
thái lúc đâù
5/ Lỗ khí mở
7/ -Tế bào cành củi khô chỉ có
hiện tượng trương nước chứ
không có hiện tượng co nguyên
sinh vì đây là đặc tính của tế bào
sống.

GV giải thích cấu 6 nếu HS không trả lời được
Lỗ khí mở được là do thành tế bào ở 2 phía của tế bào lỗ khí

khác nhau: phía trong dày hơn phía ngoài nên khi trương
nước thành tế bào phía ngoài giãn nhiều hơn phía trong 
điều này thể hiện cấu tạo phù hợp với chức năng của tế bào
lỗ khí

* Đánh giá kết quả hoạt động:
HS chưa trả lời câu hỏi 6
HS làm được bài thu hoạch sau
tiết thực hành


15
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

- Nâng cao
tính tự giác, cố
gắng vươn lên
của học sinh.

IV. Câu hỏi, bài tập đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực: (25 phút)
IV. 1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì
A. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm
B. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng
C. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
D. Vi khuẩn chưa có màng nhân
Câu 2: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit

D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 3: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng
A. hòa tan trong dung môi
B. thể rắn
C. thể nguyên tư
D. thể khí
Câu 4: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ
A. Sự biến dạng của màng tế bào
B. Bơm protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
Câu 5: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế
A. vận chuyển chủ động
B. vận chuyển thụ động
C. thẩm tách D. thẩm thấu

IV. 2. Mức độ thông hiểu:
Câu 6: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ
A. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển
B. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào
C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động
D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động
Câu 7: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?
A. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài
B. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào
C. Tiếp nhận và di truyền thông tin vào trong tế bàoD. Thực hiện troa đổi chất giữa tế bào với môi trường
Câu 8: Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua
A. kênh protein đặc biệt
B. các lỗ trên màng
C. lớp kép photpholipit

D. kênh protein xuyên màng
Câu 9: Các chất thải, chất độc hại thường được đưa ra khỏi tế bào theo phương thức vận chuyển
(1) Thẩm thấu
(2) Khuếch tán
(3) Vận chuyển tích cực
Phương án trả lời đúng là
A. (1), (2)
B. (1), (3)
C. (2), (3)
D. (3)
Câu 10: Co nguyên sinh là hiện tượng
A. Cả tế bào co lại
B. Màng nguyên sinh bị dãn ra
C. Khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại
D. Nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại
Câu 11: Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận chuyển thụ động
B. Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất
C. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn năng lượng
D. Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ
thấp đến nơi có nồng độ cao.


16
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

IV. 3. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 12: Testosteron là hoocmon sinh dục nam có bản chất là lipit. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp lipit để phục vụ
quá trình tạo hoocmon này là
A. lưới nội chất hạt

B. riboxom
C. lưới nội chất trơn
D. bộ máy Gôngi
Câu 13: Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì
A. Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường
B. Chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào
C. Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào
D. Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường
Câu 14: Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định
(1) Tế bào đang sống hay đã chết
(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé
(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu
(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể
Phương án đúng trong các phương án trên là
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (3)
Câu 15: Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau: “Sau khi được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt, các phân tử
protein sẽ đi qua … rồi mới được xuất ra khỏi tế bào.”
A. trung thể
B. bộ máy Gôngi
C. ti thể
D. không bào
Câu 16: Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động có tính chọn lọc là:
A. Có ATP, kênh protein vận chuyển đặc hiệu
B. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính của lỗ màng, có sự chênh lệch nồng độ.
C. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có phân tử protein đặc hiệu
D. Có sự thẩm thấu hoặc khuếch tán
Câu 17: Rau đang bị héo, nếu chúng ta tưới nước vào rau thì sẽ có thể làm cho rau tươi trở lại. nguyên nhân là vì

A. Được tưới nước nên các tế bào rau đã sống trở lại
B. Nước thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên
C. Nước đã làm mát các tế bào rau nên các cọng rau đều xanh tươi trở lại
D. Có nước làm cho rau tiến hành quang hợp nên đã xạnh tươi trở lại

IV. 4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 18: Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan chứa enzim phân
giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế bào đuôi là
A. lưới nội chất
B. bộ máy Gôngi
C. lizoxom
D. riboxom
Câu 19: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là
A. Tế bào hồng cầu không thay đổi
B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi
C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ
D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại
Câu 20: Nếu màng của lizoxom bị vỡ thì hậu quả sẽ là
A. Tế bào mất khả năng phân giải các chất độc hại
B. Tế bào bị chết do tích lũy nhiều chất độc
C. Hệ enzim của lizoxom sẽ bị mất hoạt tính
D. Tế bào bị hệ enzim của lizoxom phân hủy
Câu 21: Khi xào rau, nếu cho muối lúc rau chưa chín thì thường làm cho các cọng rau bị teo tóp và rất dai. Nguyên
nhân là vì
A. Nước trong tế bào thoát ra ngoài do có sự chênh lệch nồng độ muối trong và ngoài tế bào
B. Đã làm tăng nhiệt độ sôi dẫn tới rau bị tao lại
C. Muối đã phá vỡ các tế bào rau nên mỗi cọng rau chỉ còn các sợi xenlulozo
D. Cho muối làm giảm nhiệt độ sôi nên rau không chín mà bị teo tóp lại
Câu 22: Khi bị viêm họng, bị đau răng sâu, nếu ngậm nước muối loãng thì sẽ làm hạn chế được bệnh. Nước muỗi
loãng đã làm cho

A. vi sinh vật gây bệnh bị chết
B. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do tế bào bị co nguyên sinh
C. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do nước muối có chất độc hại
D. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do chất nguyên sinh bị biến tính


17
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

Tiết
1

2,3

PHỤ LỤC : HỆ THỐNG TRANH HÌNH SỬ DỤNG TRONG CHỦ ĐỀ
Tranh


18
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

4


19
GV: HỒ THỊ THÚY PHƯỢNG 035 9917 513 – THPT SỐ 2 PHÙ CÁT - Tháng 08/2019

Xuất bào – Nhập bào




×