Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.96 KB, 11 trang )

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO
I. NỀN KINH TẾ THI TRƯỜNG. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT TẬT CỦA NỀN KINH
TẾ THI TRƯỜNG:
Kinh tế thị trường nói chung là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá
giản đơn, do vậy, kinh tế thị trường không phải là hình thái đối lập của kinh tế
hàng hoá. Trái lại, chúng giống nhau về thực chất. Kinh tế thị trường là một hình
thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế
vốn có của nó hay chịu sự chi phối của cơ chế thị trường tự điều chỉnh.
1. Những ưu điểm của nền kinh tế thị trường:
Trái với mô hình kinh tế chỉ huy, mọi hoạt động kinh tế ở mô hình kinh tế thị
trường do thị trường tự điều tiết. Chủng loại, quy mô, chất lượng, hình thức của
sản phẩm hàng hoá được quyết định bởi quan hệ cung - cầu của xã hội và được
xác định thông qua sự vận động của các hình thái giá trị, lợi nhuận, lãi suất, giá
cả ...
Những ưu điểm của nền kinh tế thị trường bao gồm:
Thứ nhất: Là nền kinh tế vận hành, điều chỉnh bởi hệ thống thị trường tổng
hợp bao gồm thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường lao động ... và
những mối quan hệ phát sinh trên thị trường chứ không phải do Nhà nước chỉ huy
bằng mệnh lệnh.
Thứ hai: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tồn tại và phát
triển một cách bình đẳng. Nhà nước chỉ bao cấp cho một số ít đơn vị kinh tế tuy
hiệu quả kinh tế thấp nhưng buộc phải tồn tại do nhu cầu tồn tại và phát triển của
đất nước, các chế độ bao cấp không còn tồn tại.
Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, Nhà nước giao chỉ tiêu nộp Ngân sách,
các đơn vị kinh tế đều phải cố gắng để đạt mức lợi nhuận cao nhất .Do vậy , cạnh
tranh chính là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường.
Thứ ba: Khi nền kinh tế chỉ huy, Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế
bằng mệnh lệnh, quan hệ hiện vật là chủ yếu, dẫn đến các quyết định đều duy ý chí
thì nền kinh tể thị trường vận động trên cơ sở của các quy luật kinh tế khách quan


như quy luật giá trị, quy luật lợi nhuận, quy luật cạnh tranh... Chính điều đó đã
buộc các doanh nghiệp phải tôn trọng các mối quan hệ hàng hoá, thị trường, phải
năng động, sáng tạo mới có hy vọng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Chính vì vậy,
Kinh tế thị trường là một mô hình tổ chức kinh tế phát huy cao nhất mọi tiềm năng
của nền kinh tế, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất.
2. Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường:
Thứ nhất: Do chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp đều cố gắng tìm mọi thủ
đoạn để tăng thu nhập, giảm chi phí, bất chấp hậu quả đối với xã hội như: trốn lậu
thuế, kinh doanh các mặt hàng quốc cấm. Cũng do mù quáng chạy theo lợi nhuận,
họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội vi phạm các quy luật tự nhiên khi khai
thác làm cho xã hội phải chịu những khoản phụ phí thêm do khai thác khó khăn
hơn, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước mà xã hội phải gánh chịu.
Thứ hai: Cạnh tranh tuy là động lực của phát triển kinh tế, nhưng mặt trái của
nó là tạo nên những rối loạn trong nền kinh tế, gây ra sự bất bình đẳng trong xã
hội, dẫn đến phân hoá giàu nghèo, cản trở việc thực hiện mục tiêu xã hội nếu quá
trình kinh tế không kết hợp với quá trình xã hội và gắn với mục tiêu xã hội .
Rõ ràng , cơ chế thị trường là cơ chế vận hành tốt nhất điều tiết nền kinh tế
một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, cơ chế thị trường đó không tránh khỏi một loạt
các khuyết tật. Vì vậy, cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước trong nền kinh
tể thị trường mới có thể có một nền kinh tế phát triển mạnh trên mọi phương diện.
II. SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG; HỆ QUAN
ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA :
1. Sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường :
Bất kỳ một chế độ, xã hội nào khi có sự chiếm hữu khác nhau về tư liệu sản
xuất tất yếu sẽ xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo. Sự phân hoá giàu nghèo trong
nền kinh tế thị trường lại càng diễn ra nhanh chóng hơn, bởi kinh tế thị trường lấy
lợi nhuận làm mục tiêu và cạnh tranh là phương thức hoạt động chủ yếu. Cạnh
tranh trong cơ chế thị trường là phương tiện thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế -
xã hội. Mặt khác, cạnh tranh cũng làm tăng nhanh sự phân hoá xã hội; Trong quá
trình cạnh tranh, một số người có điều kiện thuận lợi, có kiến thức kinh doanh, biết

đón nhận thời cơ thì trở thành ông chủ doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng, một số
người gặp hoàn cảnh khó khăn lâm vào cảnh đói nghèo và gia nhập đội quân đi
làm thuê.
Có thể nói , nghèo đói là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và
tồn tại khách quan. Ở nước ta , quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường với
xuất phát điểm thấp thì tình trạng đói nghèo càng không thể tránh khỏi, thậm chí
trầm trọng và gay gắt. Tình trạng đói nghèo không còn là cá biệt mà đã trở thành
hiện tượng phổ biến ở nông thôn và các vùng khó khăn, miền núi...
2. Chuẩn mực phân loại hộ nghèo ở nước ta hiện nay:
Tại quyết định số 1143/ 2000 - LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ Lao động -
Thương binh và xã hội điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 theo mức
thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng như sau :
- Vùng nông thôn miền núi hải đảo : 80.000đ/tháng (960.000đ/năm)
- Vùng nông thôn đồng bằng : 100.000đ/tháng (1.200.000đ/năm)
- Vùng thành thị : 150.000đ/tháng (1.800.000đ/năm).
3. Những quan điểm mục tiêu và giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói
giảm nghèo:
3.1. Quan điểm và phương châm xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
ta:
Để thúc đẩy mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nền kinh
tế thị trường, tất yếu phải có vai trò của Nhà nước. Cho đến nay, tất cả các quốc gia
đã phải coi việc giải quyết vấn đề nghèo đói như một chiến lược xây dựng kinh tế -
xã hội toàn cầu. Ở nước ta, vấn đề xoá đói giảm nghèo được Chính phủ và các cấp,
các ngành quan tâm đặc biệt và có sự nhất trí cao về mục tiêu. Giải quyết vấn đề
đói nghèo ở nước ta, không chỉ đòi hỏi về mặt xã hội mà còn đòi hỏi của vấn đề
kinh tế. Bởi vì, nền kinh tế không thể tăng trưởng một cách bền vững mỗi khi trong
xã hội vẫn tồn tại lớp người nghèo đói khá đông. Chúng ta hiện nay có trên 15% số
hộ nghèo đói, trong đó 90% là ở nông thôn, còn 1,700 xã nghèo đói và là một trong
18 nước nghèo đói nhất thế giới.
Trước tình hình hiện tại, bước vào cơ chế mới, sự phân hoá giàu nghèo ở

nước ta đang diễn ra rất nhanh, nếu không tích cực XĐGN và giải quyết các
vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống
ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy truyền thống văn hoá cao
đẹp của dân tộc vừa tiếp thu những yếu tố lành mạnh của thời đại. Chính vì
vậy, Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã xác định mục tiêu XĐGN là một
trong 11 chương trình phát triển kinh tế xã hội, Bộ Chính trị đã có chỉ thị
23/CT-TW về lãnh đạo công tác xoá đói giảm nghèo, đầu năm 1998 Chính phủ
quyết định XĐGN là một trong 7 chương trình quốc gia.
Các quan điểm và phương châm xoá đói giảm nghèo bao gồm:
Một là: Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với XĐGN.
Hai là: Phải hỗ trợ để làng, xã và người nghèo tự vươn lên là chính: Làng ,
bản , xã là cấp chủ yếu tổ chức xây dựng và triển khai chương trình trực tiếp đến
hộ, đến khu dân cư. Đây là vấn đề kinh tế - xã hội nên phải xã hội hoá công tác
này.
Ba là: Nâng cao vai trò của Nhà nước về cơ chế chính sách và phát huy các
nguồn lực cho XĐGN và cho xã nghèo, vệt nghèo ở vùng cao biên giới hải đảo.
Bốn là: XĐGN là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, các tổ chức đoàn thể,
ngành Lao động - Thương binh xã hội là cơ quan tham mưu quản lý Nhà nước
trong phạm vi trách nhiệm.
Năm là: Tập trung giúp hộ khó khăn trước, xã nghèo nhất trước, tập trung vào
khu vực 4 của miền núi rồi mở rộng tiếp.
- Làm chắc từng hộ, từng xã, phát hiện và hỗ trợ kịp thời số hộ “tái nghèo”
xây dựng và nhân mô hình thành đạt của hộ, xã về XĐGN.
- Có một chương trình độc lập về XĐGN, đồng thời lồng ghép các chương
trình, dự án kinh tế - kỹ thuật về hỗ trợ nguồn lực cho XĐGN.
Phát huy hợp tác quốc tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ trước hết là
hỗ trợ các tỉnh khó khăn.
3.2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 và những năm tiếp theo
- Các giải pháp:
a. Mục tiêu :

- Giảm tỷ lệ đói nghèo trong tổng số hộ của cả nước xuống còn dưới 10% vào
sau năm 2000; bình quân giảm 300 ngàn hộ/ năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã
đặc biệt khó khăn xuống còn 20 - 25% vào năm 2005.
- Bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ
em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh
nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội, chủ động vận dụng vào sản
xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có
đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm
xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn.
b. Các giải pháp:
Bao gồm 3 nhóm giải pháp chính:
* Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách: Cần nghiên cứu, hoàn thiện các cơ
chế, chính sách liên quan đến nghèo đói, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
người nghèo, xã nghèo, nhằm tạo môi trường thực hiện chương trình XĐGN đạt
hiệu quả.

×