THựC TRạNG TíN DụNG CủA NHNo và PTNT TỉNH HOà BìNH
TRONG VIệC THựC HIệN MụC TIêU CHươNG TRìNH XOá ĐóI GIảM
NGHèO CủA TỉNH
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HOÀ BÌNH. NHỮNG LỢI THẾ VÀ
KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hoà Bình:
1.1. Đặc điểm tự nhiên:
Hoà Bình là một tỉnh miền núi mới được tái lập từ tháng 10 năm 1991
(tách ra từ tỉnh Hà Sơn Bình cũ), là tỉnh cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc.
Hoà Bình nằm gần Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có đường
giao thông bộ, thuỷ thuận lợi. Ngoài ra còn có đường liên tỉnh, liên vùng nối
liền Hoà Bình với Phú Thọ và các tỉnh Bắc Trung bộ.
Hoà Bình có diện tích tự nhiên 4.749 Km
2
. Trong đó, đất sản
xuất nông nghiệp 72.437 ha (nhưng diện tích lúa nước chỉ có 42.249 ha), đất
lâm nghiệp 303.680 ha (nhưng đất trống đồi trọc có tới 3.245 ha). Dân số
gần75 vạn người, mật độ dân số 158 người/ km
2
(vùng cao 50 - 60 người/ km
2
,
vùng thấp 200 người/ km
2
).
Địa hình của tỉnh rộng, phức tạp, trải dài trên 200 km, nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới nhưng có nhiều núi cao nên trong tỉnh có nhiều tiểu vùng khí
hậu mang tính chất á nhiệt đới và có vùng ảnh hưởng của gió Lào từ tháng 3
đến tháng 5, có vùng sương muối, mưa đá, sương mù, gió lốc, lụt cục bộ...
Nhưng nhìn chung, khí hậu của tỉnh Hoà Bình là ôn hoà, phù hợp với sự phát
triển của cây công nghiệp, cây ăn quả, vật nuôi đại gia súc có giá trị kinh tế
cao. Thiệt hại lớn nhất của tỉnh Hoà Bình là rừng bị tàn phá nặng nề, gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Hạn hán, bão, lũ, úng...
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Hoà Bình có Sông đà chảy qua với chiều dài 15 l km, có Thuỷ điện 1.920
MW, ngoài việc cung cấp điện cho cả nước, hồ sông Đà còn là công trình trị
thuỷ, điều tiết nước giữa các mùa của vùng đồng bằng sông Hồng. Nhưng theo
sau đó là những khó khăn mà tỉnh phải giải quyết: Số dân di chuyển khỏi vùng
ngập lòng hồ sông Đà gần một vạn người, một lực lượng không nhỏ công nhân
và các con em họ sau khi xây dựng xong công trình hiện không có việc làm, diện
tích ruộng lúa nước bị ngập gần 300 ha, đồng bào dù đã di chuyển đến nơi ở
mới, cuộc sống vẫn chưa ổn định, một bộ phận ở lại ven hồ nên cuộc sống còn
hết sức khó khăn. Trong khi đó, tổng sản lượng lương thực của tỉnh chưa vượt
qua ngưỡng cửa 25 vạn tấn/ năm. Do ruộng nước ít lại bị thu hẹp, mặt khác
trình độ thâm canh còn thấp nên bình quân lương thực đầu người chỉ đạt 250
- 300 kg.
Tỉnh Hoà Bình có trên 750 ngàn nhân khẩu (điều tra cuối năm 1998),
trong đó thành thị hơn 100 ngàn nhân khẩu, nông thôn hơn 650 ngàn nhân
khẩu. Có 7 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 69%
(dân tộc Mường 60%,Thái 3,9%, Tày 2,5%, Giao l,6%, H’Mông và các dân tộc
khác l%), dân tộc Kinh chiếm 3 l%.
Nền kinh tế tự cấp, tự túc đến nay vẫn còn phổ biến ở nông thôn, việc sản
xuất hàng hoá với cơ chế thị trường mới bắt đầu ở vùng thuận lợi. Trình độ
dân trí thấp, 9% dân số mù chữ, dân cư thuộc các xã, bản vùng cao, sâu có nguy
cơ tái mù chữ. Thực tế này đã hạn chế rất nhiều đến việc tiếp thu cái mới, nâng
cao tay nghề, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Do cuộc sống kham khổ, do thiếu biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nên các
bệnh ở Hoà Bình vẫn còn rải rác tồn tại như sốt rét, bướu cổ... Từ thực trạng
trên đây làm cho gần 1/ 3 dân số Hoà Bình vẫn sống trong cảnh đói nghèo. Do
dân nghèo nên tỉnh nghèo, Ngân sách hàng năm vẫn do Trung ương trợ cấp
tới 60% - 70%. Đó là điều mà các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương ở Hoà
Bình luôn quan tâm, trăn trở để tìm lối thoát ra khỏi đói nghèo trong những
năm tới.
2. Những lợi thế và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh:
2.1. Những thuận lợi:
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam. Thời gian qua,
với sự giúp đỡ của Nhà nước, ủng hộ của đại bộ phận nhân dân trong tỉnh
đang tiến hành những đổi mới kinh tế - xã hội sâu sắc và toàn diện. Nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước bước đầu được hình thành, đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân từng bước được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy, an ninh
chính trị được giữ vững, lòng tin của nhân dân từng bước được cải thiện, trên
70% hộ gia đình có mức sống trung bình trở lên.
Có thể nói, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của Hoà Bình là rất lớn.
Hoà Bình gần Thủ đô Hà Nội, rất thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ giao lưu
kinh tế, là nơi cung cấp các sản phẩm nông, lâm nghiệp, đặc sản... cho Thủ đô.
Là nơi đầu mối giao thông thuỷ bộ duy nhất thuận lợi, Hoà Bình sẽ trở thành
một địa bàn, một cơ sở quan trọng trong công cuộc xây dựng, khai thác và
phát triển khu vực Tây bắc. Mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá với nước bạn
Lào, là cực tăng trưởng làm cầu nối cho sự tăng trưởng kinh tế vùng Tây bắc.
Hoà Bình có nguồn nước dồi dào, là nơi có công trình thuỷ điện với nguồn điện
năng lớn cung cấp cho cả nước, đó chính là điều kiện rất quan trọng cho việc
điện khí hoá nông thôn và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Hoà Bình có hệ động, thực vật phong phú với nhiều loại cây con quý hiếm, có
độ che phủ rừng là 30%, hiện tỉnh còn một số khu rừng nguyên sinh. Do đất
rừng tốt nên việc tái sinh rừng cũng nhanh, việc trồng cây công nghiệp và cây
nông nghiệp cũng rất thích hợp. Hoà Bình có nhiều khoáng sản quý như quặng
sắt, ăngtimon, bôxit, mỏ nước khoáng, đá vôi, đất sét với trữ lượng lớn và chất
lượng cao, thích hợp với sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Hoà Bình có
cảnh quan môi trường và nền văn hoá dân tộc đặc sắc có điều kiện để phát
triển các ngành dịch vụ, văn hoá, an dưỡng...
2.2. Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội:
Mặc dù có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, song
quá trình đi lên của tỉnh cũng không tránh khỏi một số khó khăn và hạn chế.
Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, GDP đầu người qua các năm thấp
hơn mức trung bình của cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm chỉ đạt từ
4-5%. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm, một số ngành có khả năng thu hút lao
động, giải quyết việc làm thì chưa được đầu tư phát triển. Tỷ trọng nông - lâm
nghiệp trong GDP còn chiếm 52%, tỷ lệ huy động GDP vào đầu tư thấp (chiếm
khoảng 3-4% ngân sách). Ngân sách thu không đủ chi, mới đảm bảo được từ
35 - 40% nhu cầu chi, còn lại nhờ vào ngân sách trung ương. Về xã hội, đời
sống của một số bộ phận dân cư các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, số diện
đói nghèo chiếm gần 20%, hàng năm trong tỉnh có gần một vạn lao động thất
nghiệp và nửa thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng có phần gia tăng... Đây
đang là vấn đề bức xúc về đời sống xã hội cần được giải quyết trong thời gian
tới của tỉnh. Một điều không kém đáng lo ngại là trong tỉnh vẫn còn một bộ
phận không nhỏ cán bộ, nhân dân nặng tư tưởng bảo thủ, quen tập quán canh
tác giản đơn, ngại làm những công việc phức tạp như ứng dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến. Sản xuất còn mang nặng tính tự cung, tự cấp nhất là ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa... vẫn còn dáng dấp kinh tế tự nhiên. Cơ sở vật chất, kỹ
thuật còn yếu kém, một số nơi còn tình trạng lười lao động, nghiện hút... Tình
hình đó cũng là trở ngại lớn cho sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA TỈNH HOÀ BÌNH - NGUYÊN NHÂN - HẬU QUẢ VÀ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CỦA TỈNH:
1. Thực trạng đói nghèo:
1.1. Sự phân hoá giàu nghèo ở tỉnh Hoà Bình:
Là một vùng đất rộng, có nhiều đồi rừng, sông, suối, nhiều tiểu vùng khí
hậu và nhiều dân tộc thiểu số. Nhưng Hoà Bình có nhiều điểm tương đồng về
điều kiện tự nhiên cũng như con người.
Sau những năm đổi mới, kinh tế Hoà Bình có nhiều khởi sắc. Song, nhìn
tổng thể đây vẫn là một vùng nghèo, điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng
chậm so với cả nước. Thu nhập của dân cư so với mức trung bình của cả nước
chỉ bằng khoảng 70-80%, mức chi tiêu bằng 80%, tỷ lệ dùng điện 55%, tỷ lệ
tích luỹ trong dân cư thấp. Tuy vậy, trong dân cư đã xuất hiện xu hướng phân
hoá giàu nghèo.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, mức thu nhập bình quân người/ tháng
của Hoà Bình là 150 - 200 ngàn đồng, mức chênh lệch về thu nhập giữa hộ giàu
và hộ nghèo từ 650 - 700 ngàn đồng. Như vậy, có thể nói mức độ phân hoá giàu
nghèo trong dân cư ở Hoà Bình còn thấp so với các vùng khác. Tuy vậy, mức
thu nhập ở thành thị của Hoà Bình cũng chỉ bằng 60% mức trung bình của các
thành thị khác trong cả nước. Điều này chứng tỏ dân cư thành thị và nông
thôn ở Hoà Bình có thu nhập thấp hơn mức trung bình của ca nước. Số hộ giàu
ở Hoà Bình tập trung nhiều và chiếm tỷ trọng lớn là ở trung tâm thị xã Hoà
Bình và ở một số thị trấn lớn. Đó là những hộ nghèo và trung bình trước đây
mới giàu lên sau những năm đổi mới, họ có vốn, có lao động, có kinh nghiệm
sản xuất kinh doanh lại được cơ chế và các chính sách kinh tế mới của Đảng và
Nhà nước khuyến khích làm giàu chính đáng, nên đã đầu tư phát triển ngành
nghề, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Những năm gần đây, Hoà Bình
cũng đã xuất hiện nhiều gương mặt làm ăn kinh tế giỏi, song, tập trung chủ
yếu ở các ngành nghề phi nông nghiệp, hộ giàu lên từ nông nghiệp rất ít cả về
số hộ và mức độ giàu.
Ở Hoà Bình, số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao so với cả nước. Số hộ nghèo
tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc ít người. Điều này
cũng dễ hiểu vì những vùng này đất đai sấu, chủ yếu là đồi núi trọc, núi đá vôi,
đất sỏi đá... Mùa hè nắng nóng và thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa thì lũ
lớn vì sông suối nhiều, độ dốc cao, rừng đầu nguồn bị chặt phá nên tốc độ bạc
màu, xói đất rất lớn. Hơn nữa, Hoà Bình tập trung nhiều dân tộc ít người, quen
sống du canh, du cư và theo những phong tục, tập quán riêng của từng dân
tộc. Do vậy, muốn ổn định cuộc sống cho bộ phận này đòi hỏi phải có thời gian
và phương pháp hợp lý, không thể nóng vội được.
Mặt khác, hộ nghèo ở Hoà Bình không những nghèo về vật chất mà còn
nghèo cả về dân trí và đời sống tinh thần. Tỷ lệ hộ nông thôn có máy thu hình
là 35%, máy thu thanh là 70%, hộ dùng điện 55%, đều thấp hơn mức trung
bình của cả nước. Tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi còn cao, một số vùng có nguy cơ
tái mù chữ lớn, số lao động đã qua đào tạo rất ít, thấp xa so với các tỉnh khác.
Trình độ hiểu biết, tiếp thu khoa học công nghệ còn rất hạn chế...
Nguyên nhân khiến cho nền kinh tế ở Hoà Bình còn chậm phát triển là: Do
diều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp kém. Mặt khác, còn do
những hạn chế và yếu kém trong khâu tổ chức chỉ đạo và điều hành của các
ngành, các cấp. Việc đổi mới hợp tác xã nông nghiệp ở đây còn chậm và lúng
túng. Cán bộ còn thiếu và yếu nhất là ở cơ sở, còn nặng tư tưởng ỷ lại trông
chờ vào Nhà nước... Do trình độ, năng lực còn yếu kém nên việc tiếp thu và
triển khai nghị quyết Trung ương ở các cấp trên địa bàn tỉnh có nhiều khó
khăn. Việc giao đất và cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng ruộng đất còn chậm
so với cả nước.
1.2. Thực trạng đói nghèo:
Từ sau tái lập tỉnh (tháng 10 năm 1991) và từ khi thành lập Ban chỉ đạo
xoá đói giảm nghèo năm 1994, đặc biệt sau 5 năm (1996 -2000) thực hiện nghị
quyết số 02NQ/ TU của tỉnh uỷ Hoà Bình về phương hướng, mục tiêu, biện
pháp xoá đói giảm nghèo. Tinh hình kinh tế xã hội tỉnh Hoà Bình đã có nhiều
chuyển biến đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước
được cải thiện, nhiều xóm bản, nhiều hộ gia đình được Nhà nước và cộng đồng
giúp đỡ đã vươn lên xoá đói giảm nghèo, có kinh tế ổn định, thu nhập bình
quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Nhưng thực tế, so với mặt bằng
của toàn quốc, tỉnh Hoà Bình vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển,
sản xuất còn mang nặng tính tự cung, tự cấp. Hoà Bình có 60 xã đang còn
trong tình trạng đói nghèo trong đó có 24 xã đặc biệt khó khăn .Tỷ lệ đói nghèo
còn cao (gần 30%). Phần lớn hộ đói nghèo là những hộ ở nông thôn, sản xuất
thuần nông, trình độ dân trí thấp. Những hộ nghèo đói chủ yếu là những hộ
thiếu vốn và thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn. Vùng nghèo, hộ nghèo còn
lớn chủ yếu tập trung ở những xã vùng xa, vùng cao và vùng bị thiên tai, mất
mùa. Những nơi này cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, đường giao thông đi lại
khó khăn nhất là mùa mưa. Tỷ lệ đói nghèo bình quân ở những vùng này trên
30%, thậm chí có xã lên tới 40-50%. Vấn đề an toàn lương thực luôn là nỗi lo
của nhân dân vùng này. Đại bộ phận hộ nghèo chưa có chí làm ăn lớn, một số
cơ sở địa phương chưa có định hướng cụ thể về giúp đỡ những hộ đói nghèo
như: Xác định nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế chủ lực và lâu dài...
Có thể khái quát tình trạng đói, nghèo ở tỉnh Hoà Bình qua bảng số liệu
sau (theo tiêu chí phân loại của Bộ lao động thương binh và xã hội):
BIỂU SỐ 01:
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO TẠI TỈNH HOÀ BÌNH
Số TT Chỉ tiêu
ĐV
tính
Năm
1999
Năm
2000
1 Số hộ nghèo đói hộ 28.608 23.226
Trong đó:
- Hộ nghèo đói khu vực thành thị hộ 392 243
- Hộ nghèo đói khu vực nông thôn hộ 28.126 22.983
+ Hộ đói kinh niên hộ 0 0
+ Hộ đồng bào dân tộc ĐBKK hộ 1.971 1.971
2 Số người nghèo
ngườ
i
145.900 145.900
3 Tỷ lệ hộ nghèo đói % 17,86 14,5
4 Số hộ thoát nghèo hộ 4.614 5.382
5 Số hộ tái nghèo hộ 0 3
6 Tổng số xã, phường của tỉnh
xã,
ph
215 214
Trong đó:
- Số xã ĐBKK xã 24 24
- Số xã nghèo xã 36 36
7 Tỷ lệ đói nghèo của các xã
- Số xã có từ 40% hộ nghèo trở lên xã 17 17
- Số xã có từ 30-40% hộ nghèo xã 53 51
- Số xã có từ 20-30% hộ nghèo xã 78 72
- Số xã có từ 10-20% hộ nghèo xã 41 79
- Số xã có dưới 10% hộ nghèo xã 25 26
Thực trạng cơ sở hạ tầng xã nghèo
8
Số xã chưa có đường dân sinh đến
TT xã
xã 6 5
- Xã ĐBKK xã 6 5
9 Số xã thiếu trường học, phòng học xã 0 0
10 Số xã chưa có trạm y tế xã 0 0
11 Số xã thiếu hệ thống thủy lợi nhỏ xã 128 120
- Xã ĐBKK xã 24 24
12
Số xã có tỷ lệ hộ dùng nước sạch <
50%
xã 154 149
- Xã ĐBKK xã 24 24
13 Số xã chưa có nguồn điện đến T.T xã xã 70 52
- Xã ĐBKK xã 7 7
14
Số xã chưa có chợ xã hoặc trung tâm
xã
xã 112 110
- Xã ĐBKK xã 24 18
Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện chương trình XĐGN của
Sở Lao động - TB & XH Tỉnh Hoà Bình.
1.3. Nguyên nhân và hậu quả của đói nghèo:
* Nguyên nhân đói nghèo :
Theo điều tra cho thấy, các nguyên nhân của đói nghèo có rất nhiều, song
có thể tổng hợp thành nhóm các nguyên nhân sau:
Nhóm 1: Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên: Khí hậu khắc
nghiệt, địa hình phức tạp, xa xôi, thiên tai, dịch bệnh, tai nạn...
Nhóm 2: Nhóm do bản thân người nghèo như: thiếu vốn, thiếu kiến thức,
đông con, neo đơn, không có việc làm, mắc tệ nạn xã hội...
Nhóm 3: Nhóm nguyên nhân do cơ chế chính sách: Thiếu các chính sách
của Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, đào tạo...
Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đói nghèo có liên quan với
nhau và hầu hết những người nghèo bị tác động bởi những nguyên nhân này,
trong đó nguyên nhân do chính bản thân người nghèo chiếm tỷ lệ lớn hơn cả.
* Hậu quả của đói nghèo:
Thứ nhất - Về mặt kinh tế:
Chúng ta đều biết, gia đình là tế bào của Xã hội “Dân có giàu thì nước mới
mạnh”, một bộ phận nghèo đói trước hết bản thân họ phải cam chịu khổ cực,
thiếu ăn, thiếu mặc và không đóng góp được gì cho cộng đồng, cho xã hội để
xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi công cộng, nhà nước phải lo cứu tế, trợ giúp
trong khi đang phải chắt chiu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện dại hoá và
đầu tư cho Quốc phòng, an ninh. Vì lẽ đó phải bằng mọi giải pháp đồng bộ, đủ
mạnh để sớm giải quyết một bộ phận đang trong cảnh đói nghèo, để cùng đồng
tâm cộng lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiện: Dân giàu, nước
mạnh - Xã hội công bằng, vân minh.
Thứ hai - Về mặt xã hội:
Bản thân người nghèo, đói là một nguồn gốc trực tiếp dẫn đến sức khoẻ
kém, do thiếu các nguồn lực (thời gian và tiền) để được ăn uống đầy đủ, cũng
như những hậu quả của gánh nặng công việc, nhất là đối với phụ nữ. Cảnh
nghèo cũng có thể trì hoãn việc chẩn đoán bệnh tật và chữa trị sớm khiến cho
bệnh nặng thêm, biến chứng hoặc thành mãn tính. Thêm vào đó, trình độ học
vấn của người mẹ, người chăm sóc do nghèo đói mà thất học, dẫn đến thiếu
năng lực tiếp cận, hiểu biết sử dụng thông tin y tế và phòng ngừa những bệnh
thông thường.
Do nghèo đói, con em họ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, dẫn đến suy
dinh dưỡng, bệnh tật dễ thâm nhập, mất khả năng lao động dã khó khăn lại
càng khó khăn hơn.
Do nghèo đói, không có điều kiện cho con em ăn học, dẫn đến thiếu kiến
thức văn hoá, hạn chế việc tiếp cận khoa học, kỹ thuật. Vì vậy, không biết sản
xuất kinh doanh có hiệu quả.
Kể cả trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, đó là nạn cho vay nặng lãi, bán
lúa non, cây quả non ở nông thôn, nạn cờ bạc, số đề, hụi họ, trộm cắp,
nghiện hút và các tệ nạn xã hội khác, đó cũng là do đói nghèo mà ra.
Hiện nay, hàng loạt vấn đề xã hội đang được đặt ra, hoặc do hậu quả
nặng nề của nhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển hoặc mới
nảy sinh trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Bởi thế, không thể
cùng một lúc giải quyết mọi vấn đề, trong lúc lao động xã hội còn thấp, tỉnh
nghèo, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời lại còn phải tích lũy cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, cần phải đánh giá, phân tích kỹ lưỡng
từng giải pháp thích hợp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu chương trình
XĐGN.
2. Các chương trình hỗ trợ vốn phục vụ chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh:
BIỂU SỐ 02: TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VỐN PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH XĐGN TỈNH
HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 1999 - 2000
Đơn vị: Triệu đồng.
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm
1999
Năm
2000
A Nguồn vốn từ ngân sách TW 14.016 30.147
1 Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo 10.024 26.030
2 Định canh định cư, di dân kinh tế mới 3.450 2.880
3 Hỗ trợ đồng bào dân tộc ĐBKK 270 200
4 Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn & KN.KL 122 390
5 Nâng cao năng lực CB XĐGN và CB xã 73 420
6 Hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo 77 227
B Hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng
174.04
4
211.91
8
1 Tín dụng cho hộ sản xuất từ NHNo 99.241 116.251
2 Hỗ trợ từ tín dụng NHNg 60.918 79.249
3 Từ vốn các tổ chức đoàn thể 2.370 2.370
4 Từ QTD nhân dân 11.515 14.048
C Hỗ trợ từ các dự án nước ngoài 5.856 4.881
1 Dự án hợp tác XĐGN Việt - Đức 5.369 4.394
2 Dự án chăn nuôi bò sinh sản của tổ chức ADRA 487 487
Tổng cộng
193.91
6
246.94
6
Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện chương trình XĐGN của
Sở Lao động - TB & XH Tỉnh Hoà Bình.
* Bài học kinh nghiệm:
So với thời kỳ trước đây, khi mà nông dân nghèo không thể vay vốn ở bất
kỳ tổ chức nào (ngoại trừ vay nặng lãi), thì hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có
nhiều kênh dẫn vốn đến với người nghèo, giúp người nghèo sản xuất kinh
doanh, tăng thu nhập. Đó là: Vốn Ngân sách, vốn Ngân hàng thương mại, vốn
NHNg, vốn các tổ chức tài chính không chính thức...
Thực tiễn cho thấy, các kênh tài trợ đều có kết quả nhất định trong việc
tác động gián tiếp và trực tiếp hỗ trợ người nghèo tổ chức sản xuất kinh
doanh, tăng thu nhập. Song, do cơ cấu thị trường tài chính trên, với mục đích
người thụ hưởng là hộ nghèo, nhưng có nhiều trường hợp vốn không đến trực
tiếp hộ nghèo, thống kê sản phẩm cuối cùng bị trùng lặp, không chính xác...
Hoặc trong cùng một địa bàn lại tồn tại nhiều hình thức tài trợ khác nhau với
nhiều mức lãi suất khác nhau: Có khi là cấp phát, có khi là cho vay, có khi là lãi
suất ưu đãi và có khi là không lãi suất... Trong khi lãi suất cho vay của Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là áp dụng theo lãi suất thị trường.
Điều đó làm nảy sinh nhầm lẫn chính sách khác nhau của Nhà nước trong
nhân dân, có khi làm nảy sinh tiêu cực, tỵ nạnh, ỉ lại hay người vay một lúc hai,
ba nguồn, người không được vay lần nào, vay đó trả đây... Kẻ ít người nhiều dễ
gây thắc mắc, khiếu nại, tham ô, lợi dụng vốn ưu dãi để làm ăn bất chính... Hơn
thế nữa, các dự án thường trùng lắp nhau về thời gian giải ngân, các hộ nghèo
không có kinh nghiệm làm ăn, không có định hướng để sản xuất, trình độ hiểu
biết có hạn ... trong khi tỉnh lại chưa có một chính sách hợp lý, đồng bộ để giải
quyết các hạn chế đó. Vì thế, cùng lúc có khi là quá nhiều nguồn, gây ứ đọng
vốn, nhưng có khi lại không có nguồn nào khiến cho hộ vay có nhu cầu mà
không có nguồn để vay hoặc có khi là có nguồn nhưng không biết vay để làm
gì. Điều đó làm nảy sinh yêu cầu cần phải thống nhất nguồn tài trợ cho chương
trình xoá đói giảm nghèo về thời gian, lãi suất, phương thức, tổ chức tài trợ và
tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân trước khi giải ngân.
III. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA NHNo& PTNT TỈNH HOÀ BÌNH VỚI CHƯƠNG
TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH:
1. Tình hình huy động để cho vay hộ sản xuất thiếu vốn sản xuất kinh doanh:
1.1. Nguồn vốn:
Cuối năm 1991, cùng với việc tái lập tỉnh, NHNo & PTNT tỉnh Hoà Bình
được thành lập trên cơ sở của Ngân hàng Công thương thị xã và 9 Ngân hàng
nông nghiệp huyện. Với nguồn vốn ban đầu còn nhỏ bé và hoạt động trong cơ
chế thị trường cùng phương châm “Đi vay để cho vay”, NHNo & PTNT tỉnh Hoà
Bình đã thực hiện việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong nước.
Các hình thức huy động không chỉ bó hẹp trong một vài hình thức huy động
truyền thống, mà chủ động đưa ra nhiều hình thức gửi tiền và đầu tư khác
nhau như tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu, với nhiều kỳ
hạn khác nhau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm..., các mức lãi suất khác nhau
và các hình thức trả lãi cũng khác nhau... Nhờ đó mà NHNo & PTNT tỉnh Hoà